Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 13 - Phần 2
Mùa thu, tháng 8, sao Chổi hiện ở phương tây. Vua bàn mưu với Thái úy Ngạc rằng:
"Thượng hoàng tin yêu ngoại thích là Quý Ly, cho hắn mặc sức làm gì thì làm, nếu không lo trước đi thì sau sẽ rất khó chế ngự".
Con Vương Nhữ Chu là hữ Mai hầu vua học, nhân tiết lộ mưu đó. Quý Ly biết được. Đa Phương khuyên Quý Ly lánh ra núi Đại Lại1180 để đợi biến động. Phạm Cự Luận nói:
"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".
1180 Núi Đại Lại: Cũng gọi là núi Kim Âu. Thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Quý Ly nói:
"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".
Cự Luận nói:
"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan Phục Đại Vương, vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả [11a] mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói ‘Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con’,1181 may ra thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định Vương1182 là Thuận Tông. Nếu thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
1181 Đế Hiện là con Duệ Tông, cháu Nghệ Tông. Ý nói nên phế bỏ Đế Hiện mà lập con mình.
1182 Tên húy là Ngung, con út Nghệ Tông, sau được lập làm vua.
Quý Ly nghe theo, bí mật tâu với Thượng hoàng như lời Cự Luận. Thượng hoàng cho là phải.
Mùa đông, tháng 10, ngày rằm, nguyệt thực toàn phần.
Tháng 12, ngày mồng 6, sáng sớm, Thượng hoàng vờ ngự về Yên Sinh, sai điện hậu hộ vệ, rồi sai chi hậu nội nhân gọi vua tới bàn việc nước. Vua chưa kịp ăn, vội đi ngay, chỉ có hai người theo hầu thôi. Đến nơi, Thượng hoàng bảo vua: "Đại Vương lại đây!"1183, rồi lập tức sai người đem vua ra giam ở chùa Tư Phúc [11b] tuyên đọc nội chiếu rằng:
"Trước đây, Duệ Tông đi tuần phương Nam không trở về, lấy con đích để nối ngôi, đó là đạo từ xưa. Nhưng từ khi Quan gia lên ngôi đến nay, lòng dạ trẻ con, giữ đức không thường, gần gũi bọn tiểu nhân, nghe lời Lê Á Phu, Lê Dữ Nghị gièm pha vu hãm công thần, làm lung lay xã tắc, phải giáng làm Linh Đức Đại Vương. Song quốc gia không thể không có chủ, ngôi báu không thể bỏ trống lâu, nên hãy đón Chiêu Định vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết".
1183 Theo quy chế của nhà Trần, đáng lẽ Nghệ Tông phải gọi Đế Hiện là "quan gia". Ở đây gọi là "đại vương" là có ý gay gắt, không coi Hiện là "đế" nữa.
Bèn giáng con của vua làm Thuận Đức Vương. Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp1184 là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Vua viết hai chữ "Giải giáp"1185 đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý vua cha, các tướng mới thôi. Lát sau, (thượng hoàng sai) dìu vua xuống phủ Thái Dương thắt cổ cho chết.
1184 Nguyên văn thiếu hai chữ Thiết Giáp, chúng tôi theo các bản khác bổ sung vào.
1185 Giải tán quân lính.
Trước [12a] đó, theo lệ cũ của sảnh, đài, từ chức Đồng bình chương trở lên được ngồi ghế tựa sơn đen. Bấy giờ Trang Định Đại Vương Ngạc làm Thái úy, Lê Quý Ly làm Đồng bình chương sự. Tri thẩm hình viện Lê Á Phu đã bảo Ngạc bỏ ghế của Lê Quý Ly đi, không cho ngồi cùng, lại bí mật tâu vua giết Quý Ly. Mưu cơ tiết lộ, đến nỗi thất bại, bọn Á Phu, Khoái, Vân Nhi, Kha, Bát Sách, Lặc và người học sinh được tin yêu là Lưu Thường đều bị giết cả. Lưu Thường khi bị hành hình có làm thơ rằng:
Tàn niên tứ thập hựu dư tam,
Trung ái phùng chu tử chính cam.
Báo nghĩa sinh tiền ưng bất ngỗ,
Bộc thi nguyên thượng cách hà tàm.
(Tuổi tàn bốn chục lại thừa ba,
Bị giết vì trung, chết đáng mà!
Khi sống không sai điều giữ nghĩa,
Phơi thây đồng nội thẹn gì ta).
Duy có Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu, sau xét không có tội, lại được bổ làm Tuyên phủ sứ lộ Bắc Giang. Đến năm Kiến Tân thứ 21186, lại vì việc bè cánh bị giết. Dữ Nghị là anh họ của Á Phu. Bát Sách chạy trốn, sau bắt giam người mẹ, Sách mới chịu ra chết.
1186 Năm 1399, Kiến Tân là niên hiệu Trần Thiếu Đế.
[12b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi ấy khí thế của họ Hồ đang mạnh, mọi người đều biết là nó sẽ cướp ngôi, Trang Định Vương Ngạc là Thái úy, lại là con của Nghệ hoàng, thấy xã tắc sắp nghiêng đổ, nếu biết hướng vua làm điều phải, gây niềm tin ở vua cha, hiệu lệnh nghiêm ngặt, để nhiều người theo về mình, khiến cho Nghệ Tông già lẫn phải tỉnh lại. Giản hoàng nhút nhát phải tự lập, quyền bính về tay hết, mệnh lệnh ban từ trên, thì lòng gian của họ Hồ cũng phải tự ngừng lại. Trang Định không mưu tính đến việc đó, Á Phu không lường được vu mình chẳng có tài cương đoán, lại khuyên vua giết Quý Ly, mà cơ mưu không cẩn mật, để cho nó biết trước. Trang Định lại không sớm quyết đoán, bỏ lỡ cơ hội, đến nỗi công việc thất bại, thân mình bị giết, lại giết lây cả đến những quân tướng tài giỏi, thực đáng than thở biết bao! Có người hỏi: Họ Hồ trên được vua tin, [13a] dưới nắm binh quyền, dẫu đến Nguyên Đán là người có kiến thức, lại lão luyện sự đời còn không làm gì được, huống chi là Trang Định! Xin thưa: Cứ xem nói trong lòng lo sợ mà định tự tử, thì việc chế ngự Quý Ly cũng dễ thôi! Trước hết hãy trừ bọn Đa Phương, Cự Luận để chặt vây cánh của nó đi, thì thế nó phải cô ngay.
Trước đây, bà Lê thị, hoàng hậu của Duệ Tông là mẹ Linh Đức Vương, em họ của Quý Ly, Duệ Tông đi đánh phương Nam không trở về, bà cắt tóc làm ni cô. Khi Duệ Tông lập Linh Đức lên ngôi, hậu từ chốic không được, bèn khóc lóc nói với những người thân thích rằng:
"Con ta phúc bạc, khó lòng gánh vác nổi trách nhiệm lớn, nói phải tai họa vì việc đó thôi. Tiên hoàng xa lìa cõi thế, kẻ chưa chết này chỉ muốn chết theo, không muốn trông thấy việc đời nữa, huống chi lại phải nhìn thấy con mình sắp bị nguy hiểm nữa".
Bà mất được hai năm thì Linh Đức [13b] bị hại.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Linh Đức được lập lên là do Nghê Hoàng, bị phế bỏ cũng do Nghệ Hoàng. Trước không nghe lời bà hoàng hậu Lê thị là vì nghĩa, sau nghe lời gièm của Quý Ly là vì tư tình. Thế thì khi trước lập lên sao sáng suốt thế! Mà sau phế bỏ sao mà ngu tối thế! Lại còn thắt cổ chết Linh Đức thì thực quá lắm!
Phong Thái úy Ngạc làm Đại Vương.
Trước đó, Linh Đức bị giáng, Quý Ly nói phao là lập Ngạc lên nối ngôi. Đến khi xong công việc, Ngạc từ chối không nhận, Quý Ly nhân dịp ấy tâu rằng:
"Thái úy biết từ chối ngôi báu, đó là đức lớn".
Thượng hoàng cho lời ấy là phải nên có lệnh này.
Ngày 27, Thượng hoàng lập con út là Chiêm Định Vương Ngung làm Hoàng đế. Ngung lên ngôi, đổi niên hiệu là [14a] Quang Thái năm thứ 1, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng.
Nhà Minh sai Đỗ Tử Hiền, Ổ Lân1187, Hình Văn Bác1188 mang sắc rồng sang phong, nhưng Linh Đức đã bị hại rồi. Trước đây sứ phương Bắc tới thì dẫn qua cửa Tường Phù, chỉ có bọn Lân thì qua cửa Cảnh Dương.
1187 Lịch triều hiến chương loại chí ghi là Sư Lân.
1188 Có sách chép là Đặng Văn Bác (Lịch triều hiến chương loại chí) hay Du Vân Vĩ (Minh sử, 1.321).
THUẬN TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Ngung, là con út của Nghệ Tông.
Ở ngôi hơn chín năm, xuất gia hơn một năm, bị Quý Ly giết, thọ hai mươi hai tuổi.
Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần, tai họa đến thân mà không biết, thương thay!
Kỷ Tỵ, (Quang Thái) năm thứ 2 (1389), (Minh Hồng Vũ năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, lập Thánh Ngâu, con gái lớn của Quý Ly làm hoàng hậu, gọi chỗ ở là điện Hoàng Nguyên.
Tháng 2, chôn Linh Đức Đại Vương ở núi An Bài, sai Quý Tỳ trông coi việc ấy.
Tháng 3, lấy Đỗ Tử Trừng làm Ngự sử đại phu.
Mùa hạ, tháng 4, lấy Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật [14b] viện sự.
Quý Ly hỏi thuộc viên Khu mật viện người nào có thể dùng được, Cự Luận tiến cử người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Thân, đều có danh tiếng, đức vọng, có thể dùng được, duy Đỗ Tử Mãn là hơn cả.
Tháng 5, lấy Vương Khả Tuân coi quân Thần Dực ở Ý Yên, Dương Chương coi quân Thần Dũng.
Mùa thu, tháng 8, Nguyễn Thanh, người Thanh Hóa tự xưng là Linh Đức trốn tránh tai nạn. Dân chúng vùng sông Lương Giang1189 đều hưởng ứng.
1189 Lương Giang: tức sông Lương, hay sông Chu ở Thanh Hóa. Nhưng Lương Giang còn là tên một khu vực có sông Lương chảy qua. Theo An Nam chí lược của Lê Trác thì Lương Giang là một huyện Lương Giang. Đầu thời Lê cũng còn gọi là huyện Lương Giang, mãi đến đầu thế kỷ XVI mới đổi tên là huyện Thụy Nguyên. Về sau là đất huyện Thiệu Hóa, nay là một phần đất huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 9, Nguyễn Kỵ, người Nông Cống, tụ họp bè lũ đi cướp bóc, tự xưng là Lỗ Vương Điền Kỵ1190.
1190 Điền Kỵ: nha tướng nước Tề đời Chiến Quốc. Điền Kỵ sau chiếm nước Tề.
Mùa đông, tháng 10, ngời Chiêm đến cướp Thanh Hóa, đánh vào Cổ Vô1191, (thượng hoàng) sai Quý Ly đem quân đi chống giữ. Giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân đóng cọc dày đặc để chống cự.
1191 Cổ Vô: CMCB 11 chú là tên hương.
Ngày 20, giặc phục sẵn quân và voi, rồi giả vờ bỏ doanh trại rút về. Quý Ly lựa lấy quân tinh nhuệ, dũng cảm, làm quân cảm tử, truy kích giặc. Thủy [15a] quân mở hàng cọc xông ra đánh. Giặc liền phá đập chắn nước, tung voi trận xông ra. Lúc ấy, quân tinh nhuệ dũng cảm đã đi xa rồi, quân thủy khó tiến ngược dòng, tiến lên rất khó khăn, vì thế bị thua. Tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí (có sách chép là Trần Đình Quý) bị giặc bắt sống, bảy mươi tướng còn lại đều bị chết trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Nguyễn Đa Phương tạm chỉ huy quân Thánh Dực. Đêm đó, Đa Phương bàn với Khả Vĩnh:
"Thế giặc như vậy, bọn ta cô quân, khó lòng cầm cự được lâu. Nếu rút quân về, giặc nhất định thừa cơ đuổi theo".
Bèn hạ lệnh các quân giăng nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, rồi lấy thuyền nhẹ đang đêm trốn chạy. Quý Ly về đến triều đình, xin phái thêm thuyền chiến Châu Kiều nhưng Thượng hoàng không cho, Quý Ly do vậy xin thôi nắm quyền cầm quân, không đi đánh nữa.
[15b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quý Ly thân làm đại tướng, có quan hệ tới mối an nguy của cả nước, thế mà để đến nỗi thất trận tan quân, tội ấy rất lớn. Đã không lo dốc sức trận sau để chuộc tội lần trước, lại bỏ quân chuồn về trước để tránh mưu kế của giặc, rồi lại không tự trói mình chịu tội như người xưa vẫn làm. Cái lòng vô quân ấy lớn lắm. Cứ theo quân pháp thì hắn đáng phải tội chết, như trận đánh Thành Bộc, Tử Ngọc để vỡ quân, bị vua Sở mỗi ngày một mạnh và uy lệnh được thi hành. Nghệ Hoàng không bắt tội Quý Ly, thế là chính hình đã lầm lỡ rồi. Còn như Đa Phương, Khả Vĩnh vì đem cô quân chống giặc mạnh mà phải ngầm rút chạy thì chưa hẳn phải trách cứ nặng nề. Là vì trong việc dùng binh, hễ đánh lui được giặc là có công, đánh không lợi mà rút là không có tội. Dùng kế lừa giặc để lui quân là thuật của nhà binh, có hại gì đâu? Nghệ Tông không biết [16a] dùng Đa Phương đó thôi.
Tháng 11, Thượng hoàng sai Trần Khát Chân 1192 chỉ huy quân Long Tiệp ra quân đánh giặc.
1192 Trần Khát Chân: là dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng.
Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Thượng hoàng cũng khóc, lấy mắt tiễn đưa. Quân xuất phát từ sông Lô1193, đến Hoàng Giang đã gặp giặc rồi, Khát Chân quan sát chỗ ấy không thể đánh được, mới lui giữ sông Hải Triều1194. Em trai Linh Đức là Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức, đem quân đầu hàng giặc.
1193 Sông Lô thời trần tức sông Hồng.
1194 Sông Hải Triều: tức sông Luộc hiện nay, khúc sông chảy qua huyện Phù Tiên, Hải Hưng và huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Lấy Nhân Tĩnh Vương Nguyên Đĩnh, con trai Thái tể Nguyên Trác, làm Tư đồ; cựu Hàn lâm học sĩ Trần Tôn làm Thiếu bảo cùng gia thần là Nguyễn Khang làm phụ tá.
Nguyễn Đa Phương từ sông Ngu về, cho rằng mình có công cao, có ý lên mặt, thường hay chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly liền gièm lại rằng vì nghe Đa Phương mà đến nỗi thất bại. Bèn thu lại số quân do Đa Phương chỉ huy, [16b] Đa Phương vẫn còn vẻ kiêu. Thượng hoàng nói:
"Nên trị tội nhẹ để cảnh cáo hắn".
Quý Ly tâu:
"Đa Phương rất gan góc, tráng kiện, thần sợ hắn sẽ trốn sang nước Minh phương Bắc hay Chiêm Thành phương Nam, thả cọp để lại mối họa về sau, chi bằng giết đi là hơn".
Rồi bắt Đa Phương phải tự tử.
Đa Phương than rằng: "Ta vì có tài nên được giàu sang, cũng vì có tài mà đến nỗi chết, chỉ hận là không được chết ở chiến trận mà thôi".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đa Phương vào bè với họ Hồ, có lẽ trời mượn cớ đó để giết hắn chăng? Khả Vĩnh sau vì họ Hồ mà giết Thuận Tông, rồi cũng vì việc bè đảng mà chết. Những kẻ a dua phụ họa với loạn thần hãy lấy đó làm gương!
Tháng 12, nhà sư Thiên Nhiên là Phạm Sư Ôn làm phản, hô hào dân chúng tụ họp ở lộ Quốc Oai Thượng, tiếm xưng hiệu lớn, lấy Nguyễn Tông Mại người cổ Sở, Lư Mộ; Nguyễn Khả Hành người La Xã1195 [17a] làm hành khiển; chiêu tập những bọn không quê quán, lập các quân hiệu Thần Kỳ, Dũng Đấu, Vô Hạn, đánh vào kinh sư.
1195 La Xã: nay là Xuân La, huyện Từ Liêm, phía tây Hồ Tây.
Hai vua sang châu Bắc Giang. Sư Ôn ở kinh sư ba ngày rồi ra đóng quân ở Nộn Châu1196. Thượng hoàng sai tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hoàng Phụng Thế đi đánh, dẹp được.
1196 Nộc Châu: thuộc lộ Quốc Oai.
Trước đó, Phụ Thế (người Hoằng Hóa) cùng thủ tướng Chiêm Thành La Ngai cầm cự nhau ở sông Hoàng Giang, đến đây được lệnh này. (Phụng Thế đưa quân) theo đường ra sông Miệt Giang1197. Bấy giờ mùa đông, nước cạn, phải đào khơi dòng chảy cho thuyền chiến đi qua. Đánh một trận, bắt sống được Sư Ôn, Tông Mại, Khả Hành, đều đem giết cả. Còn những kẻ bị cưỡng bức đi theo thì không hỏi đến người nào.
1197 Miệt Giang: tức sông Châu Cầu ngày nay, là phân lưu của sông Hát, nối với sông Hoàng Giang.
Canh Ngọ, (Quang Thái) năm thứ 3 (1390), (Minh Hồng Vũ năm thứ 23). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 23, đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều, giết được chúa nó là Chế Bồng Nga. Khi ấy, Bồng Nga cùng với [17b] Nguyên Diệu dẫn hơn một trăm thuyền chiến đến quan sát tình thế của quan quân. Các thuyền giặc chưa tập họp lại, thì có tên tiểu thần của Bồng Nga là Ba Lậu Kê nhân bị Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, chạy sang doanh trại quân ta, trỏ vào chiến thuyền sơn xanh bảo rằng đó là thuyền của quốc vương hắn.
Khát Chân liền ra lệnh các cây súng1198 nhất tề nhả đạn, bắn trúng thuyền Bồng Nga, xuyên suốt ván thuyền, Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu khóc. Nguyên Diệu cắt lấy đầu Bồng Nga chạy về với quan quân. Đại đội phó Thượng đô quân Long Tiệp là Phạm Nhũ Lặc và đầu ngũ là Dương Ngang liền giết luôn Nguyên Diệu, lấy cả đầu Bồng Nga. Quân giặc tan vỡ.
1198 Nguyên văn: "hỏa súng", chỉ loại súng có nòng kim loại và có nhồi thuốc cháy.
Khát Chân sai quân giám Lê Khát Khiêm bỏ đầu giặc vào hòm, đi thuyền về báo tin thắng trận ở hành tại Bình Than. Bấy giờ đồng hồ đã điểm canh ba, Thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh dậy, tưởng là giặc đánh vào ngự doanh. Đến khi nghe tin thắng trận, nói là đã lấy được đầu Bồng Nga thì mừng lắm, cho gọi các quan [18b] tới xem cho kỹ. Các quan mặc triều phục, hô "muôn năm". Thượng hoàng nói:
"Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!".
La Ngai dẫn số quân còn lại đến phía trên bờ sông Lô hỏa táng xác Bồng Nga rồi ngày đêm đi bộ men theo chân núi, gác đường san đạo1199, nấu cơm trên đó, rồi vừa đi vừa ăn, đem cả quân trở về. Gặp quan quân đuổi đánh thì dừng voi lại, tung tiền bạc của cải ra để quân ta ngừng lại.
1199 Đường men theo núi, phải lấy gỗ bắc sàn mà đi.
Bấy giờ, người Nghệ An vốn ở hai lòng, còn Tân Bình, Thuận Hóc thì phần nhiều làm phản theo Chiêm Thành, cho nên người địa phương phân tán đánh lén khắp nơi, không ai ngăn được. Triều đình tuy đã lấy Lê Khả Chú làm An phủ sứ lộ hai lộ ấy, nhưng chỉ ở kinh sư mà trấn trị từ xa, chứ chưa bao giờ tới quận. Chỉ có thổ hào Phan Mã và Phạm Căng đem dân chúng quy thuận. Mãnh là người can đảm mưu lược, dò biết được nhiều tình hình của giặc, lại có công đón [18b] đánh quân giặc bại trận chạy qua. Thượng hoàng thưởng cho rất hậu, cho làm tới Dực vệ quân, lại thăng làm Uy Minh tướng quân, chỉ huy quân Thánh Dực ở Tân Bình và Thuận Hóa, đeo vân phù vàng.
Tháng 2, vua ngự về Long Hưng, Kiến Xương, Yên Sinh, bái yết các lăng.
Xuống chiếu bắt bọn đảng giặc là Nguyên Đĩnh, Nguyễn Động, Nguyễn Doãn, Hoàng Khoa, Nguyễn Khang1200. Những người bị cưỡng bức theo chúng thì không bị tội, Nguyên Đĩnh và Trần Tôn nhảy xuống sông tự tử, Khang thì chạy trốn sang nước Minh, nói dối là con cháu họ Trần, đổi tên là Thiêm Bình.
1200 CMCB 11 chép là Trần Khang.
Lấy Trần Khát Chân làm Long Tiệp phụng thần nội vệ thượng tướng quân, phong tước Vũ Tiết Quan nội hầu. Phạm Khả Vĩnh (người Tây Châu)1201 làm Xa kỵ vệ thượng tướng quân, phong tước Quan phục hầu. Phạm Cự Lặc, Dương Ngang được thưởng tước năm tư, thăng Lặc làm Giám cấm vệ đô, ban cho Ngang ba mươi mẫu ruộng. Còn những người khác thì đều được thăng chức tước theo mức độ khác nhau.
1201 Tây Châu: tên huyện đời Trần và đầu thời Lê. Đến thế kỷ XVII, đổi là Nam Chân. Nay là đất huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.
Mùa hạ, tháng 4, tôn thêm huy hiệu cho các tiên đế [19a], tiên hậu và thụy hiệu cho thần kỳ các nơi.
Tháng 6, ngày 25, mưa bão lớn.
Lấy Chương Tĩnh vương Nguyên Hy, em trai Nguyên Diệu, làm Nhập nội kiểm hiệu tướng quốc bình chương sự. Bấy giờ Chương Tĩnh Vương Nguyên Hy trong lòng không yên1202, cho nên có lệnh này.
1202 Nguyên Hy: có hai người anh là Linh Đức (Đế Hiện) và Nguyên Diệu đều bị giết, nên lo ngại không yên.
La Ngai về đến Chiêm Thành, chiếm nước, tự lập làm vua. Con của Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và em là Chế Sơn Nô sợ bị giết, liền chạy sang ta. Phong Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu, Sơn Nô làm Á hầu.
Mùa đông, tháng 10, khơi sông Thiên Đức.
Sai thợ đá ở An Hoạch1203 đào mở cửa hang núi Thiên Kiện và hang núi Khuẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước. Nhưng bấy giờ cả hai núi đều bị lở, cửa hang bị lấp kín, đào mãi không được, phải bỏ.
1203 An Hoạch: Tức làng Nhồi, hay Nhuệ thôn, thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 11, ngày 14, Tư đồ Chương Tức Quốc thượng hầu [19b] Nguyên Đán mất.
Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa. Thượng hoàng thường ngự đến nhà riêng của ông để thăm bệnh và hỏi việc sau này. Nhưng Nguyên Đán đều không nói gì, chỉ thưa:
"Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu ChiêmThành như con, thì nước nhà vô sự. Tôi dầu chết cũng được bất hủ".
Thượng hoàng có làm bài thơ đề trên mộ ông. Nguyên Đán từng làm bài thơ Thập cầm1204 có câu rằng:
Nhân ngôn ký tử dữ lão nha,
Bất thức lão nha liên ái phủ.
(Đem con mà gửi cho loài quạ,
Chẳng biết quạ già có xót thương?).
1204 Thập cầm: Có nghĩa là "mười loài chim", thơ vịnh.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Làm rõ điều nghĩa mà không mưu lợi, làm sáng đạo lớn mà không kể công, đó là tấm lòng người quân tử. Nguyên Đán là bậc đại thần cùng họ với vua, biết họ Hồ sắp cướp ngôi, cơ nghiệp nhà trần sắp hết, thế mà không nghĩ đến việc vững vàng vượt qua gian nan, cùng vui lo với nước, lại đem con mình gửi gắm cho họ Hồ để làm kế về sau1205. [20a] (Thế là) mưu lợi mà không nghĩ đến nghĩa, bỏ đạo mà chỉ tính đến công, sao gọi là người hiền được? Hơn nữa, lúc ấy tai họa người Chiêm là việc cần kíp, mà lại bảo yêu Chiêm Thành như con, thờ nước Minh như cha, thì chỉ là câu nói tầm thường chung chung về đạo thờ nước lớn, yêu nước nhỏ, có bổ ích gì cho việc nước lúc đó? Tiếc rằng học vấn kiến thức của ông biết trước được mọi điều mà lòng nhân thì không giữ được.
1205 Bản Chính Hòa mất tờ 20a và b. Chúng tôi dịch theo bản VHv 179/1 - 9 kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, BK8, 20a - b.
Tháng 12, lấy Phạm Thán làm Tri phủ Nghệ An.
Tân Mùi, (Quang Thái) năm thứ 4 (1391), (Minh Hồng Vũ năm thứ 24). Mùa xuân, tháng 2, Lê Quý Ly đem quân đi tuần châu Hóa, xét duyệt quân ngũ, xây sửa thành trì.
Tháng 3, Quý Ly sai viên tướng coi quân Tả Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần đất Chiêm Thành. Người Chiêm Thành đặt mai phục. Quân Phụng Thế [20b] tan vỡ, (Phụng Thế) bị giặc bắt. Quý Ly sai chém ba mươi viên đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế. Phụng Thế dùng mưu kế thoát về, được phục chức như cũ.
Mùa hạ, tháng 4, Quý Ly đem quân về.
Tháng 6, Thái úy Trang Định Vương Ngạc trốn ra trang Nam Định. Người trong trang lấy thuyền đưa Ngạc ra trại Vạn Ninh1206. Người trại ấy là Dương Độ không nhận. Thượng hoàng sai viên tướng coi quân Ninh Vệ Nguyễn Nhân Liệt đuổi bắt về. Quý Ly ngầm sai Liệt giết đi. Nhân Liệt đánh chết Ngạc bị giáng làm Mẫn Vương. Sau Thượng hoàng tỉnh ngộ lại, hỏi người đuổi bắt Mẫn Vương là ai, Nhân Liệt sợ, thắt cổ tự tử.
1206 Nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, Thượng hoàng đã phế Linh Đức, định lập Ngạc. Quý Ly dùng mưu đánh lừa, mới lập làm vua mà gia phong Ngạc làm đại vương, vẫn giữ chức phụ thần. Ngạc có hiềm khích với Quý Ly, nhiều lần bị Quý [21a]1207 Ly gièm, thành ra sợ hãi nghi hoặc, nên đến nỗi thế. Sau Quý Ly cướp nước, giáng Ngạc làm Liệt hiệu phán hầu.
1207 Từ BK8, 21a, dịch theo bản Chính Hòa.
Mùa thu, tháng 8, các tướng Hóa Châu bàn về thế lợi hại. Phan Mãnh nói:
"Trời không thể có hai mặt trời, dân không thể có hai vua!".
Chu Bỉnh Khuê nói: "Dương liễu nhiều lời, mọi người ngậm miệng" (chưa rõ câu này nói ý thế nào)1208.
1208 CMCB 11 chú rằng Quý Ly nói nhiều để khóa miệng mọi người.
Bấy giờ bọn Đặng Tất và Hoàng Hối Khanh ngầm gửi thư cho Quy Ly, Quý Ly cho là họ âm mưu làm loạn. Bỉnh Khuê và Mãnh đều bị giết cả. Lấy Đặng Tất làm Hữu châu phán, Hoàng Hối Khanh làm Chính hình viện đại phu. Ngự sử đại phu Đỗ Tử Trừng không nói gì đến việc ấy, Quý Ly làm thơ gửi cho Trừng, có câu:
Tá vấn Tử Trừng nọa trung úy, Thư sinh hà nhẫn phụ bình sinh. (Thử hỏi Tử Trừng trung úy nhát, Học hành sao nỡ phụ bình sinh?). Mùa đông, tháng 12, lấy La Tu làm Tri phủ phủ Thanh Hóa.
Dựng điện Thụy Chương.
[21b] Nhâm Tuất, (Quang Thái) năm thứ 5 (1392), (Minh Hồng Vũ năm thứ 25). Mùa xuân, tháng 2, giết tôn thất Trần Nhật Chương. Nhật Chương mưu giết Quý Ly, Thượng hoàng cho là có lòng khác, giết đi.
"Thượng hoàng tin yêu ngoại thích là Quý Ly, cho hắn mặc sức làm gì thì làm, nếu không lo trước đi thì sau sẽ rất khó chế ngự".
Con Vương Nhữ Chu là hữ Mai hầu vua học, nhân tiết lộ mưu đó. Quý Ly biết được. Đa Phương khuyên Quý Ly lánh ra núi Đại Lại1180 để đợi biến động. Phạm Cự Luận nói:
"Không được, một khi đã ra ngoài thì khó lo chuyện sống còn".
1180 Núi Đại Lại: Cũng gọi là núi Kim Âu. Thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa ngày nay.
Quý Ly nói:
"Nếu không còn phương sách gì thì ta đành tự tử, không để tay kẻ khác giết mình".
Cự Luận nói:
"Thượng hoàng trong lòng vẫn căm vua về việc giết Quan Phục Đại Vương, vua rất không hài lòng. Nay quyền bính trong thiên hạ đều ở đại nhân cả [11a] mà vua lại mưu hại ngài thì Thượng hoàng lại càng ngờ lắm. Đại nhân hãy liều vào lạy Thượng hoàng, bày tỏ lợi hại, thì nhất định Thượng hoàng sẽ nghe theo ngài, chuyển họa thành phúc, dễ như trở bàn tay. Thượng hoàng có nhiều con chính đích, ngài cứ tâu rằng thần nghe ngạn ngữ nói ‘Chưa có ai bán con để nuôi cháu, chỉ thấy bán cháu để nuôi con’,1181 may ra thượng hoàng tỉnh ngộ mà đổi lập Chiêu Định Vương1182 là Thuận Tông. Nếu thượng hoàng không nghe thì chết cũng chưa muộn".
1181 Đế Hiện là con Duệ Tông, cháu Nghệ Tông. Ý nói nên phế bỏ Đế Hiện mà lập con mình.
1182 Tên húy là Ngung, con út Nghệ Tông, sau được lập làm vua.
Quý Ly nghe theo, bí mật tâu với Thượng hoàng như lời Cự Luận. Thượng hoàng cho là phải.
Mùa đông, tháng 10, ngày rằm, nguyệt thực toàn phần.
Tháng 12, ngày mồng 6, sáng sớm, Thượng hoàng vờ ngự về Yên Sinh, sai điện hậu hộ vệ, rồi sai chi hậu nội nhân gọi vua tới bàn việc nước. Vua chưa kịp ăn, vội đi ngay, chỉ có hai người theo hầu thôi. Đến nơi, Thượng hoàng bảo vua: "Đại Vương lại đây!"1183, rồi lập tức sai người đem vua ra giam ở chùa Tư Phúc [11b] tuyên đọc nội chiếu rằng:
"Trước đây, Duệ Tông đi tuần phương Nam không trở về, lấy con đích để nối ngôi, đó là đạo từ xưa. Nhưng từ khi Quan gia lên ngôi đến nay, lòng dạ trẻ con, giữ đức không thường, gần gũi bọn tiểu nhân, nghe lời Lê Á Phu, Lê Dữ Nghị gièm pha vu hãm công thần, làm lung lay xã tắc, phải giáng làm Linh Đức Đại Vương. Song quốc gia không thể không có chủ, ngôi báu không thể bỏ trống lâu, nên hãy đón Chiêu Định vào nối đại thống. Bá cáo trong ngoài để mọi người đều biết".
1183 Theo quy chế của nhà Trần, đáng lẽ Nghệ Tông phải gọi Đế Hiện là "quan gia". Ở đây gọi là "đại vương" là có ý gay gắt, không coi Hiện là "đế" nữa.
Bèn giáng con của vua làm Thuận Đức Vương. Các tướng chỉ huy các phủ quân cũ như tướng chỉ huy quân Thiết Liêm là Nguyễn Khoái, Nguyễn Vân Nhi, tướng chỉ huy quân Thiết Giáp1184 là Nguyễn Kha, Lê Lặc, tướng chỉ huy quân Thiết Sang là Nguyễn Bát Sách định đem quân vào cướp lấy vua đem ra. Vua viết hai chữ "Giải giáp"1185 đưa cho các tướng và răn bảo họ không được trái ý vua cha, các tướng mới thôi. Lát sau, (thượng hoàng sai) dìu vua xuống phủ Thái Dương thắt cổ cho chết.
1184 Nguyên văn thiếu hai chữ Thiết Giáp, chúng tôi theo các bản khác bổ sung vào.
1185 Giải tán quân lính.
Trước [12a] đó, theo lệ cũ của sảnh, đài, từ chức Đồng bình chương trở lên được ngồi ghế tựa sơn đen. Bấy giờ Trang Định Đại Vương Ngạc làm Thái úy, Lê Quý Ly làm Đồng bình chương sự. Tri thẩm hình viện Lê Á Phu đã bảo Ngạc bỏ ghế của Lê Quý Ly đi, không cho ngồi cùng, lại bí mật tâu vua giết Quý Ly. Mưu cơ tiết lộ, đến nỗi thất bại, bọn Á Phu, Khoái, Vân Nhi, Kha, Bát Sách, Lặc và người học sinh được tin yêu là Lưu Thường đều bị giết cả. Lưu Thường khi bị hành hình có làm thơ rằng:
Tàn niên tứ thập hựu dư tam,
Trung ái phùng chu tử chính cam.
Báo nghĩa sinh tiền ưng bất ngỗ,
Bộc thi nguyên thượng cách hà tàm.
(Tuổi tàn bốn chục lại thừa ba,
Bị giết vì trung, chết đáng mà!
Khi sống không sai điều giữ nghĩa,
Phơi thây đồng nội thẹn gì ta).
Duy có Dữ Nghị là bị đày ra Trại Đầu, sau xét không có tội, lại được bổ làm Tuyên phủ sứ lộ Bắc Giang. Đến năm Kiến Tân thứ 21186, lại vì việc bè cánh bị giết. Dữ Nghị là anh họ của Á Phu. Bát Sách chạy trốn, sau bắt giam người mẹ, Sách mới chịu ra chết.
1186 Năm 1399, Kiến Tân là niên hiệu Trần Thiếu Đế.
[12b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Khi ấy khí thế của họ Hồ đang mạnh, mọi người đều biết là nó sẽ cướp ngôi, Trang Định Vương Ngạc là Thái úy, lại là con của Nghệ hoàng, thấy xã tắc sắp nghiêng đổ, nếu biết hướng vua làm điều phải, gây niềm tin ở vua cha, hiệu lệnh nghiêm ngặt, để nhiều người theo về mình, khiến cho Nghệ Tông già lẫn phải tỉnh lại. Giản hoàng nhút nhát phải tự lập, quyền bính về tay hết, mệnh lệnh ban từ trên, thì lòng gian của họ Hồ cũng phải tự ngừng lại. Trang Định không mưu tính đến việc đó, Á Phu không lường được vu mình chẳng có tài cương đoán, lại khuyên vua giết Quý Ly, mà cơ mưu không cẩn mật, để cho nó biết trước. Trang Định lại không sớm quyết đoán, bỏ lỡ cơ hội, đến nỗi công việc thất bại, thân mình bị giết, lại giết lây cả đến những quân tướng tài giỏi, thực đáng than thở biết bao! Có người hỏi: Họ Hồ trên được vua tin, [13a] dưới nắm binh quyền, dẫu đến Nguyên Đán là người có kiến thức, lại lão luyện sự đời còn không làm gì được, huống chi là Trang Định! Xin thưa: Cứ xem nói trong lòng lo sợ mà định tự tử, thì việc chế ngự Quý Ly cũng dễ thôi! Trước hết hãy trừ bọn Đa Phương, Cự Luận để chặt vây cánh của nó đi, thì thế nó phải cô ngay.
Trước đây, bà Lê thị, hoàng hậu của Duệ Tông là mẹ Linh Đức Vương, em họ của Quý Ly, Duệ Tông đi đánh phương Nam không trở về, bà cắt tóc làm ni cô. Khi Duệ Tông lập Linh Đức lên ngôi, hậu từ chốic không được, bèn khóc lóc nói với những người thân thích rằng:
"Con ta phúc bạc, khó lòng gánh vác nổi trách nhiệm lớn, nói phải tai họa vì việc đó thôi. Tiên hoàng xa lìa cõi thế, kẻ chưa chết này chỉ muốn chết theo, không muốn trông thấy việc đời nữa, huống chi lại phải nhìn thấy con mình sắp bị nguy hiểm nữa".
Bà mất được hai năm thì Linh Đức [13b] bị hại.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Linh Đức được lập lên là do Nghê Hoàng, bị phế bỏ cũng do Nghệ Hoàng. Trước không nghe lời bà hoàng hậu Lê thị là vì nghĩa, sau nghe lời gièm của Quý Ly là vì tư tình. Thế thì khi trước lập lên sao sáng suốt thế! Mà sau phế bỏ sao mà ngu tối thế! Lại còn thắt cổ chết Linh Đức thì thực quá lắm!
Phong Thái úy Ngạc làm Đại Vương.
Trước đó, Linh Đức bị giáng, Quý Ly nói phao là lập Ngạc lên nối ngôi. Đến khi xong công việc, Ngạc từ chối không nhận, Quý Ly nhân dịp ấy tâu rằng:
"Thái úy biết từ chối ngôi báu, đó là đức lớn".
Thượng hoàng cho lời ấy là phải nên có lệnh này.
Ngày 27, Thượng hoàng lập con út là Chiêm Định Vương Ngung làm Hoàng đế. Ngung lên ngôi, đổi niên hiệu là [14a] Quang Thái năm thứ 1, đại xá, tự xưng là Nguyên Hoàng.
Nhà Minh sai Đỗ Tử Hiền, Ổ Lân1187, Hình Văn Bác1188 mang sắc rồng sang phong, nhưng Linh Đức đã bị hại rồi. Trước đây sứ phương Bắc tới thì dẫn qua cửa Tường Phù, chỉ có bọn Lân thì qua cửa Cảnh Dương.
1187 Lịch triều hiến chương loại chí ghi là Sư Lân.
1188 Có sách chép là Đặng Văn Bác (Lịch triều hiến chương loại chí) hay Du Vân Vĩ (Minh sử, 1.321).
THUẬN TÔNG HOÀNG ĐẾ
Tên húy là Ngung, là con út của Nghệ Tông.
Ở ngôi hơn chín năm, xuất gia hơn một năm, bị Quý Ly giết, thọ hai mươi hai tuổi.
Vua chỉ ngồi giữ ngôi không, việc nước trong tay quyền thần, tai họa đến thân mà không biết, thương thay!
Kỷ Tỵ, (Quang Thái) năm thứ 2 (1389), (Minh Hồng Vũ năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, lập Thánh Ngâu, con gái lớn của Quý Ly làm hoàng hậu, gọi chỗ ở là điện Hoàng Nguyên.
Tháng 2, chôn Linh Đức Đại Vương ở núi An Bài, sai Quý Tỳ trông coi việc ấy.
Tháng 3, lấy Đỗ Tử Trừng làm Ngự sử đại phu.
Mùa hạ, tháng 4, lấy Phạm Cự Luận làm Thiêm thư Khu mật [14b] viện sự.
Quý Ly hỏi thuộc viên Khu mật viện người nào có thể dùng được, Cự Luận tiến cử người em là Phạm Phiếm cùng Vương Khả Tuân, Dương Chương, Hàn Tử Tây, Nguyễn Sùng, Nguyễn Thư, Nguyễn Cảnh Thân, đều có danh tiếng, đức vọng, có thể dùng được, duy Đỗ Tử Mãn là hơn cả.
Tháng 5, lấy Vương Khả Tuân coi quân Thần Dực ở Ý Yên, Dương Chương coi quân Thần Dũng.
Mùa thu, tháng 8, Nguyễn Thanh, người Thanh Hóa tự xưng là Linh Đức trốn tránh tai nạn. Dân chúng vùng sông Lương Giang1189 đều hưởng ứng.
1189 Lương Giang: tức sông Lương, hay sông Chu ở Thanh Hóa. Nhưng Lương Giang còn là tên một khu vực có sông Lương chảy qua. Theo An Nam chí lược của Lê Trác thì Lương Giang là một huyện Lương Giang. Đầu thời Lê cũng còn gọi là huyện Lương Giang, mãi đến đầu thế kỷ XVI mới đổi tên là huyện Thụy Nguyên. Về sau là đất huyện Thiệu Hóa, nay là một phần đất huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 9, Nguyễn Kỵ, người Nông Cống, tụ họp bè lũ đi cướp bóc, tự xưng là Lỗ Vương Điền Kỵ1190.
1190 Điền Kỵ: nha tướng nước Tề đời Chiến Quốc. Điền Kỵ sau chiếm nước Tề.
Mùa đông, tháng 10, ngời Chiêm đến cướp Thanh Hóa, đánh vào Cổ Vô1191, (thượng hoàng) sai Quý Ly đem quân đi chống giữ. Giặc đắp ngăn thượng lưu sông, quan quân đóng cọc dày đặc để chống cự.
1191 Cổ Vô: CMCB 11 chú là tên hương.
Ngày 20, giặc phục sẵn quân và voi, rồi giả vờ bỏ doanh trại rút về. Quý Ly lựa lấy quân tinh nhuệ, dũng cảm, làm quân cảm tử, truy kích giặc. Thủy [15a] quân mở hàng cọc xông ra đánh. Giặc liền phá đập chắn nước, tung voi trận xông ra. Lúc ấy, quân tinh nhuệ dũng cảm đã đi xa rồi, quân thủy khó tiến ngược dòng, tiến lên rất khó khăn, vì thế bị thua. Tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực là Nguyễn Chí (có sách chép là Trần Đình Quý) bị giặc bắt sống, bảy mươi tướng còn lại đều bị chết trận. Quý Ly để tỳ tướng Phạm Khả Vĩnh ở lại cầm cự với giặc, còn mình thì trốn về. Nguyễn Đa Phương tạm chỉ huy quân Thánh Dực. Đêm đó, Đa Phương bàn với Khả Vĩnh:
"Thế giặc như vậy, bọn ta cô quân, khó lòng cầm cự được lâu. Nếu rút quân về, giặc nhất định thừa cơ đuổi theo".
Bèn hạ lệnh các quân giăng nhiều cờ xí, buộc thuyền lớn vào cọc, sai người canh giữ, rồi lấy thuyền nhẹ đang đêm trốn chạy. Quý Ly về đến triều đình, xin phái thêm thuyền chiến Châu Kiều nhưng Thượng hoàng không cho, Quý Ly do vậy xin thôi nắm quyền cầm quân, không đi đánh nữa.
[15b] Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Quý Ly thân làm đại tướng, có quan hệ tới mối an nguy của cả nước, thế mà để đến nỗi thất trận tan quân, tội ấy rất lớn. Đã không lo dốc sức trận sau để chuộc tội lần trước, lại bỏ quân chuồn về trước để tránh mưu kế của giặc, rồi lại không tự trói mình chịu tội như người xưa vẫn làm. Cái lòng vô quân ấy lớn lắm. Cứ theo quân pháp thì hắn đáng phải tội chết, như trận đánh Thành Bộc, Tử Ngọc để vỡ quân, bị vua Sở mỗi ngày một mạnh và uy lệnh được thi hành. Nghệ Hoàng không bắt tội Quý Ly, thế là chính hình đã lầm lỡ rồi. Còn như Đa Phương, Khả Vĩnh vì đem cô quân chống giặc mạnh mà phải ngầm rút chạy thì chưa hẳn phải trách cứ nặng nề. Là vì trong việc dùng binh, hễ đánh lui được giặc là có công, đánh không lợi mà rút là không có tội. Dùng kế lừa giặc để lui quân là thuật của nhà binh, có hại gì đâu? Nghệ Tông không biết [16a] dùng Đa Phương đó thôi.
Tháng 11, Thượng hoàng sai Trần Khát Chân 1192 chỉ huy quân Long Tiệp ra quân đánh giặc.
1192 Trần Khát Chân: là dòng dõi Bảo Nghĩa Vương Trần Bình Trọng.
Khát Chân vâng mệnh, khảng khái nhỏ nước mắt lạy tạ ra đi. Thượng hoàng cũng khóc, lấy mắt tiễn đưa. Quân xuất phát từ sông Lô1193, đến Hoàng Giang đã gặp giặc rồi, Khát Chân quan sát chỗ ấy không thể đánh được, mới lui giữ sông Hải Triều1194. Em trai Linh Đức là Nguyên Diệu muốn báo thù cho Linh Đức, đem quân đầu hàng giặc.
1193 Sông Lô thời trần tức sông Hồng.
1194 Sông Hải Triều: tức sông Luộc hiện nay, khúc sông chảy qua huyện Phù Tiên, Hải Hưng và huyện Hưng Hà, Thái Bình.
Lấy Nhân Tĩnh Vương Nguyên Đĩnh, con trai Thái tể Nguyên Trác, làm Tư đồ; cựu Hàn lâm học sĩ Trần Tôn làm Thiếu bảo cùng gia thần là Nguyễn Khang làm phụ tá.
Nguyễn Đa Phương từ sông Ngu về, cho rằng mình có công cao, có ý lên mặt, thường hay chê Quý Ly là bất tài. Quý Ly liền gièm lại rằng vì nghe Đa Phương mà đến nỗi thất bại. Bèn thu lại số quân do Đa Phương chỉ huy, [16b] Đa Phương vẫn còn vẻ kiêu. Thượng hoàng nói:
"Nên trị tội nhẹ để cảnh cáo hắn".
Quý Ly tâu:
"Đa Phương rất gan góc, tráng kiện, thần sợ hắn sẽ trốn sang nước Minh phương Bắc hay Chiêm Thành phương Nam, thả cọp để lại mối họa về sau, chi bằng giết đi là hơn".
Rồi bắt Đa Phương phải tự tử.
Đa Phương than rằng: "Ta vì có tài nên được giàu sang, cũng vì có tài mà đến nỗi chết, chỉ hận là không được chết ở chiến trận mà thôi".
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đa Phương vào bè với họ Hồ, có lẽ trời mượn cớ đó để giết hắn chăng? Khả Vĩnh sau vì họ Hồ mà giết Thuận Tông, rồi cũng vì việc bè đảng mà chết. Những kẻ a dua phụ họa với loạn thần hãy lấy đó làm gương!
Tháng 12, nhà sư Thiên Nhiên là Phạm Sư Ôn làm phản, hô hào dân chúng tụ họp ở lộ Quốc Oai Thượng, tiếm xưng hiệu lớn, lấy Nguyễn Tông Mại người cổ Sở, Lư Mộ; Nguyễn Khả Hành người La Xã1195 [17a] làm hành khiển; chiêu tập những bọn không quê quán, lập các quân hiệu Thần Kỳ, Dũng Đấu, Vô Hạn, đánh vào kinh sư.
1195 La Xã: nay là Xuân La, huyện Từ Liêm, phía tây Hồ Tây.
Hai vua sang châu Bắc Giang. Sư Ôn ở kinh sư ba ngày rồi ra đóng quân ở Nộn Châu1196. Thượng hoàng sai tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực là Hoàng Phụng Thế đi đánh, dẹp được.
1196 Nộc Châu: thuộc lộ Quốc Oai.
Trước đó, Phụ Thế (người Hoằng Hóa) cùng thủ tướng Chiêm Thành La Ngai cầm cự nhau ở sông Hoàng Giang, đến đây được lệnh này. (Phụng Thế đưa quân) theo đường ra sông Miệt Giang1197. Bấy giờ mùa đông, nước cạn, phải đào khơi dòng chảy cho thuyền chiến đi qua. Đánh một trận, bắt sống được Sư Ôn, Tông Mại, Khả Hành, đều đem giết cả. Còn những kẻ bị cưỡng bức đi theo thì không hỏi đến người nào.
1197 Miệt Giang: tức sông Châu Cầu ngày nay, là phân lưu của sông Hát, nối với sông Hoàng Giang.
Canh Ngọ, (Quang Thái) năm thứ 3 (1390), (Minh Hồng Vũ năm thứ 23). Mùa xuân, tháng giêng, ngày 23, đô tướng Trần Khát Chân đại thắng quân Chiêm Thành ở Hải Triều, giết được chúa nó là Chế Bồng Nga. Khi ấy, Bồng Nga cùng với [17b] Nguyên Diệu dẫn hơn một trăm thuyền chiến đến quan sát tình thế của quan quân. Các thuyền giặc chưa tập họp lại, thì có tên tiểu thần của Bồng Nga là Ba Lậu Kê nhân bị Bồng Nga trách phạt, sợ bị giết, chạy sang doanh trại quân ta, trỏ vào chiến thuyền sơn xanh bảo rằng đó là thuyền của quốc vương hắn.
Khát Chân liền ra lệnh các cây súng1198 nhất tề nhả đạn, bắn trúng thuyền Bồng Nga, xuyên suốt ván thuyền, Bồng Nga chết, người trong thuyền ồn ào kêu khóc. Nguyên Diệu cắt lấy đầu Bồng Nga chạy về với quan quân. Đại đội phó Thượng đô quân Long Tiệp là Phạm Nhũ Lặc và đầu ngũ là Dương Ngang liền giết luôn Nguyên Diệu, lấy cả đầu Bồng Nga. Quân giặc tan vỡ.
1198 Nguyên văn: "hỏa súng", chỉ loại súng có nòng kim loại và có nhồi thuốc cháy.
Khát Chân sai quân giám Lê Khát Khiêm bỏ đầu giặc vào hòm, đi thuyền về báo tin thắng trận ở hành tại Bình Than. Bấy giờ đồng hồ đã điểm canh ba, Thượng hoàng đang ngủ say, giật mình tỉnh dậy, tưởng là giặc đánh vào ngự doanh. Đến khi nghe tin thắng trận, nói là đã lấy được đầu Bồng Nga thì mừng lắm, cho gọi các quan [18b] tới xem cho kỹ. Các quan mặc triều phục, hô "muôn năm". Thượng hoàng nói:
"Ta với Bồng Nga cầm cự nhau đã lâu, ngày nay mới được gặp nhau, có khác gì Hán Cao Tổ thấy đầu Hạng Vũ, thiên hạ yên rồi!".
La Ngai dẫn số quân còn lại đến phía trên bờ sông Lô hỏa táng xác Bồng Nga rồi ngày đêm đi bộ men theo chân núi, gác đường san đạo1199, nấu cơm trên đó, rồi vừa đi vừa ăn, đem cả quân trở về. Gặp quan quân đuổi đánh thì dừng voi lại, tung tiền bạc của cải ra để quân ta ngừng lại.
1199 Đường men theo núi, phải lấy gỗ bắc sàn mà đi.
Bấy giờ, người Nghệ An vốn ở hai lòng, còn Tân Bình, Thuận Hóc thì phần nhiều làm phản theo Chiêm Thành, cho nên người địa phương phân tán đánh lén khắp nơi, không ai ngăn được. Triều đình tuy đã lấy Lê Khả Chú làm An phủ sứ lộ hai lộ ấy, nhưng chỉ ở kinh sư mà trấn trị từ xa, chứ chưa bao giờ tới quận. Chỉ có thổ hào Phan Mã và Phạm Căng đem dân chúng quy thuận. Mãnh là người can đảm mưu lược, dò biết được nhiều tình hình của giặc, lại có công đón [18b] đánh quân giặc bại trận chạy qua. Thượng hoàng thưởng cho rất hậu, cho làm tới Dực vệ quân, lại thăng làm Uy Minh tướng quân, chỉ huy quân Thánh Dực ở Tân Bình và Thuận Hóa, đeo vân phù vàng.
Tháng 2, vua ngự về Long Hưng, Kiến Xương, Yên Sinh, bái yết các lăng.
Xuống chiếu bắt bọn đảng giặc là Nguyên Đĩnh, Nguyễn Động, Nguyễn Doãn, Hoàng Khoa, Nguyễn Khang1200. Những người bị cưỡng bức theo chúng thì không bị tội, Nguyên Đĩnh và Trần Tôn nhảy xuống sông tự tử, Khang thì chạy trốn sang nước Minh, nói dối là con cháu họ Trần, đổi tên là Thiêm Bình.
1200 CMCB 11 chép là Trần Khang.
Lấy Trần Khát Chân làm Long Tiệp phụng thần nội vệ thượng tướng quân, phong tước Vũ Tiết Quan nội hầu. Phạm Khả Vĩnh (người Tây Châu)1201 làm Xa kỵ vệ thượng tướng quân, phong tước Quan phục hầu. Phạm Cự Lặc, Dương Ngang được thưởng tước năm tư, thăng Lặc làm Giám cấm vệ đô, ban cho Ngang ba mươi mẫu ruộng. Còn những người khác thì đều được thăng chức tước theo mức độ khác nhau.
1201 Tây Châu: tên huyện đời Trần và đầu thời Lê. Đến thế kỷ XVII, đổi là Nam Chân. Nay là đất huyện Nam Ninh, tỉnh Nam Hà.
Mùa hạ, tháng 4, tôn thêm huy hiệu cho các tiên đế [19a], tiên hậu và thụy hiệu cho thần kỳ các nơi.
Tháng 6, ngày 25, mưa bão lớn.
Lấy Chương Tĩnh vương Nguyên Hy, em trai Nguyên Diệu, làm Nhập nội kiểm hiệu tướng quốc bình chương sự. Bấy giờ Chương Tĩnh Vương Nguyên Hy trong lòng không yên1202, cho nên có lệnh này.
1202 Nguyên Hy: có hai người anh là Linh Đức (Đế Hiện) và Nguyên Diệu đều bị giết, nên lo ngại không yên.
La Ngai về đến Chiêm Thành, chiếm nước, tự lập làm vua. Con của Bồng Nga là Chế Ma Nô Đà Nan và em là Chế Sơn Nô sợ bị giết, liền chạy sang ta. Phong Ma Nô Đà Nan làm Hiệu chính hầu, Sơn Nô làm Á hầu.
Mùa đông, tháng 10, khơi sông Thiên Đức.
Sai thợ đá ở An Hoạch1203 đào mở cửa hang núi Thiên Kiện và hang núi Khuẩn Mai để lấy tiền của chôn ở đó khi trước. Nhưng bấy giờ cả hai núi đều bị lở, cửa hang bị lấp kín, đào mãi không được, phải bỏ.
1203 An Hoạch: Tức làng Nhồi, hay Nhuệ thôn, thuộc huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Tháng 11, ngày 14, Tư đồ Chương Tức Quốc thượng hầu [19b] Nguyên Đán mất.
Nguyên Đán là người hiền từ, nho nhã, có phong cách của bậc quân tử thời xưa. Thượng hoàng thường ngự đến nhà riêng của ông để thăm bệnh và hỏi việc sau này. Nhưng Nguyên Đán đều không nói gì, chỉ thưa:
"Xin bệ hạ kính nước Minh như cha, yêu ChiêmThành như con, thì nước nhà vô sự. Tôi dầu chết cũng được bất hủ".
Thượng hoàng có làm bài thơ đề trên mộ ông. Nguyên Đán từng làm bài thơ Thập cầm1204 có câu rằng:
Nhân ngôn ký tử dữ lão nha,
Bất thức lão nha liên ái phủ.
(Đem con mà gửi cho loài quạ,
Chẳng biết quạ già có xót thương?).
1204 Thập cầm: Có nghĩa là "mười loài chim", thơ vịnh.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Làm rõ điều nghĩa mà không mưu lợi, làm sáng đạo lớn mà không kể công, đó là tấm lòng người quân tử. Nguyên Đán là bậc đại thần cùng họ với vua, biết họ Hồ sắp cướp ngôi, cơ nghiệp nhà trần sắp hết, thế mà không nghĩ đến việc vững vàng vượt qua gian nan, cùng vui lo với nước, lại đem con mình gửi gắm cho họ Hồ để làm kế về sau1205. [20a] (Thế là) mưu lợi mà không nghĩ đến nghĩa, bỏ đạo mà chỉ tính đến công, sao gọi là người hiền được? Hơn nữa, lúc ấy tai họa người Chiêm là việc cần kíp, mà lại bảo yêu Chiêm Thành như con, thờ nước Minh như cha, thì chỉ là câu nói tầm thường chung chung về đạo thờ nước lớn, yêu nước nhỏ, có bổ ích gì cho việc nước lúc đó? Tiếc rằng học vấn kiến thức của ông biết trước được mọi điều mà lòng nhân thì không giữ được.
1205 Bản Chính Hòa mất tờ 20a và b. Chúng tôi dịch theo bản VHv 179/1 - 9 kho sách Hán Nôm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm, BK8, 20a - b.
Tháng 12, lấy Phạm Thán làm Tri phủ Nghệ An.
Tân Mùi, (Quang Thái) năm thứ 4 (1391), (Minh Hồng Vũ năm thứ 24). Mùa xuân, tháng 2, Lê Quý Ly đem quân đi tuần châu Hóa, xét duyệt quân ngũ, xây sửa thành trì.
Tháng 3, Quý Ly sai viên tướng coi quân Tả Thánh Dực Hoàng Phụng Thế đem quân đi tuần đất Chiêm Thành. Người Chiêm Thành đặt mai phục. Quân Phụng Thế [20b] tan vỡ, (Phụng Thế) bị giặc bắt. Quý Ly sai chém ba mươi viên đại đội phó dưới quyền của Phụng Thế. Phụng Thế dùng mưu kế thoát về, được phục chức như cũ.
Mùa hạ, tháng 4, Quý Ly đem quân về.
Tháng 6, Thái úy Trang Định Vương Ngạc trốn ra trang Nam Định. Người trong trang lấy thuyền đưa Ngạc ra trại Vạn Ninh1206. Người trại ấy là Dương Độ không nhận. Thượng hoàng sai viên tướng coi quân Ninh Vệ Nguyễn Nhân Liệt đuổi bắt về. Quý Ly ngầm sai Liệt giết đi. Nhân Liệt đánh chết Ngạc bị giáng làm Mẫn Vương. Sau Thượng hoàng tỉnh ngộ lại, hỏi người đuổi bắt Mẫn Vương là ai, Nhân Liệt sợ, thắt cổ tự tử.
1206 Nay là đất huyện Hải Ninh, tỉnh Quảng Ninh.
Trước đó, Thượng hoàng đã phế Linh Đức, định lập Ngạc. Quý Ly dùng mưu đánh lừa, mới lập làm vua mà gia phong Ngạc làm đại vương, vẫn giữ chức phụ thần. Ngạc có hiềm khích với Quý Ly, nhiều lần bị Quý [21a]1207 Ly gièm, thành ra sợ hãi nghi hoặc, nên đến nỗi thế. Sau Quý Ly cướp nước, giáng Ngạc làm Liệt hiệu phán hầu.
1207 Từ BK8, 21a, dịch theo bản Chính Hòa.
Mùa thu, tháng 8, các tướng Hóa Châu bàn về thế lợi hại. Phan Mãnh nói:
"Trời không thể có hai mặt trời, dân không thể có hai vua!".
Chu Bỉnh Khuê nói: "Dương liễu nhiều lời, mọi người ngậm miệng" (chưa rõ câu này nói ý thế nào)1208.
1208 CMCB 11 chú rằng Quý Ly nói nhiều để khóa miệng mọi người.
Bấy giờ bọn Đặng Tất và Hoàng Hối Khanh ngầm gửi thư cho Quy Ly, Quý Ly cho là họ âm mưu làm loạn. Bỉnh Khuê và Mãnh đều bị giết cả. Lấy Đặng Tất làm Hữu châu phán, Hoàng Hối Khanh làm Chính hình viện đại phu. Ngự sử đại phu Đỗ Tử Trừng không nói gì đến việc ấy, Quý Ly làm thơ gửi cho Trừng, có câu:
Tá vấn Tử Trừng nọa trung úy, Thư sinh hà nhẫn phụ bình sinh. (Thử hỏi Tử Trừng trung úy nhát, Học hành sao nỡ phụ bình sinh?). Mùa đông, tháng 12, lấy La Tu làm Tri phủ phủ Thanh Hóa.
Dựng điện Thụy Chương.
[21b] Nhâm Tuất, (Quang Thái) năm thứ 5 (1392), (Minh Hồng Vũ năm thứ 25). Mùa xuân, tháng 2, giết tôn thất Trần Nhật Chương. Nhật Chương mưu giết Quý Ly, Thượng hoàng cho là có lòng khác, giết đi.
Bình luận facebook