Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 13 - Phần 3
Mùa hạ, tháng 4, hạn hán, xuống chiếu cầu lời nói thẳng.
Bùi Mộng Hoa dâng thư, đại ý nói: "Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: ‘Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê1209’. Xem thế, Quý Ly nhất định có ý dòm ngó ngôi báu".
1209 Nguyên văn: "Thâm tai! Lê sư", có nhiều cách hiểu. Ở đây dịch theo các hiểu của Bùi Mộng Hoa.
Thượng hoàng xem tờ tâu rồi đưa cho Quý Ly. Sau Quý Ly chuyên chính, Mộng Hoa ẩn lánh không ra nữa.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Kinh Dịch nói: Vua không kín thì mất bề tôi1210. Sao cầu được lời nói thẳng rồi lại đưa cho kẻ bị lên án xem? Nghệ Hoàng đến đây đã già lẫn quá rồi. Mộng Hoa không gặp vua sáng là tự trời, mà cũng là điều bất hạnh cho nhà Trần đó.
1210 Nguyên văn: "Quân bất mật tắc thất thần", lời của Hệ từ trong Kinh Dịch, giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.
Tháng 6, lấy Phạm Cự Luận tri Khu mật viện sự.
Mùa thu, tháng 7, đổi tên cho Lê Nhân [22a] Thống thành (Lê) Cảnh Kỳ, lấy vào chính phủ làm Hành khiển.
Tháng 9, lấy Hà Đức Lân làm Hành khiển tả ty.
Mùa đông, tháng 10, đặt các quan cửa sông và tuần thú ở các xứ để xét bắt trộm cướp, mỗi xứ tùy vị trí xung yếu có thể đặt 3, 4 hay 5 đô1211.
1211 CMCB tr.10 chú rằng: Mỗi đô là ba mươi người.
Phan Phu Tiên nói: Nhà Trần từ sau khi Dụ Tông hoang dâm phóng túng, lại thêm Chiêm Thành xâm lược, quấy rối, thì giặc cướp rất nhiều. Chúng cướp của bắt người giữa ban ngày, pháp luật không thể ngăn cấm được. Quý Ly nắm quyền cai trị, tìm cách lùng bắt, mới hạn chế được một phần nào!
Tháng 12, xuống chiếu rằng quân lính và dân thường hễ ai trốn việc lao dịch (cho nhà nước) thì phải phạt bốn quan tiền, thích vào gáy bốn chữ, kẻ đầu mục thì xử tội chém, ruộng đất sung công.
Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm mười bốn thiên dâng lên.
Đại lược cho Chu công1208 là tiên thánh, Khổng Tử1209 là tiên sư. Văn Miếu đặt tượng Chu Công [22b] ở chính giữa, nhìn về phương nam1210, Khổng Tử ở phía bên, nhìn về phương tây. Cho sách Luận ngữ1211 có bốn chỗ đáng ngờ, như Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử1216, Khổng Tử bị hết lương ở nước Trần1217, Công Sơn, Phật Hất1218 cho gọi, mà Khổng Tử đều muốn tới giúp… cho Hàn Dũ là "đạo nho"1219; cho bọn Chu Mậu Thúc1220, Trình Di1221, Dương Thi1222, La Trọng Tố1223, Lý Diên Bình1224, Chu Tử1225, tuy học rộng nhưng ít tài, không sát với sự việc, chỉ thạo cóp nhặt (văn chương người xưa). Thượng hoàng ban chiếu dụ khen.
1209 Nguyên văn: "Thâm tai! Lê sư", có nhiều cách hiểu. Ở đây dịch theo các hiểu của Bùi Mộng Hoa.
1210 Nguyên văn: "Quân bất mật tắc thất thần", lời của Hệ từ trong Kinh Dịch, giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.
1211 CMCB tr.10 chú rằng: Mỗi đô là ba mươi người.
1212 Chu Công: tức Chu Công Đán, con Văn Vương, người định ra quan chế, lễ nhạc. Đời sau nói đến lễ, nhạc, phần nhiều nhắc đến Chu Công.
1213 Khổng Tử: tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu, đã san định Lục kinh, là sách kinh điển của Nho giáo, trở thành ông tổ của nho gia.
1214 Tượng trưng cho ngôi vị của thiên tử.
1215 Luận ngữ: là sách ghi những lời của Khổng Tử, do học trò của ông biên tập, được coi là sách kinh điển của nho gia.
1216 Xem Luận ngữ thiên Ung dã, Nam Tử là vợ Vệ Linh Công, đẹp nhưng rất dâm dật.
1217 Xem Luận ngữ thiên Vệ Linh Công, Khổng Tử từ nước Vệ sang nước Trần, dọc đường bị hết lương ăn, người đi theo đói đến nỗi không đứng dậy được.
1218 Xem Luận ngữ thiên Dương hoá, Công Sơn tức Công Sơn Phất Nhiễu, làm quan tể của họ Quý, giữ ấp Phi làm phản. Phật Hất là quan tể ấp Trung Mâu, gia thần của quan đại phu Triệu Giản Tử nước Tần.
1219 Hàn Dũ: tên tự là Thoái Chi, cũng gọi là Hàn Xương Lê, người Nam Dương, là một danh nho đời Đường.
1220 Chu Mậu Thúc là tên tự của Chu Đôn Di đời Tống, hiệu là Liêm Khê tiên sinh, soạn Thái cực đồ và sách Thông thư, là ông tổ của phái Lý học.
1221 Trình Hiệu, Trình Di: là hai anh em, học trò Chu Đôn Di. Trình Hiệu, hiệu là Minh Đạo tiên sinh, có san định lại sách Tính lý và thuyết Thái cực đồ. Trình Di, hiệu là Chính Thúc, hiệu là y Xuyên tiên sinh, là em Trình Hiệu, có làm truyện cho kinh Dịch và kinh Xuân thu.
1222 Dương Thi: tên tự là Trung Lập, hiệu là Quy Sơn tiên sinh, học trò của Trình Di.
1223 Trọng Tố: là tên của La Tùng Ngạn, hiệu là Dự Chương tiên sinh, học trò Dương Thi. Ông ở ẩn, đọc sách, không ra làm quan.
1224 Lý Diên Bình: tức Lý Đồng, tên hiệu là Diên Bình tiên sinh, là học trò La Tùng Ngạn và là thầy học Chu Hy, nổi tiếng về lý học.
1225 Chu Tử: tức Chu Hy, tên tự là Nguyên Hối (sau đổi là Trọng Hối), khi mất được tòng tự ở Văn Miếu nên gọi là Chu Tử, là người tập đại thành của phái Lý học đời Tống.
Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói bàn thế là không phải, bị đày đi châu gần.
(Xuân Lôi người xã Ba Lỗ, huyện Tân Phúc1226 là người thông minh, nhanh trí, hiểu biết, có kinh nghiệm, sau làm quan đến Trung thư hoàng môn thị lang kiêm tri Ái Châu thông phán, chết tại chức). (Xuân Lôi) khai là Đào Sư Tích có xem thư ấy, nên Sư Tích bị giáng làm Trung thị lang đồng tri thẩm hình viện sự.
1226 Huyện Tân Phúc: sau là huyện Đa Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo của tiên thánh nếu không có Khổng Tử thì không ai phát huy được; hậu [23a] thánh sinh ra, nếu không có Khổng Tử thì không còn ai làm khuôn phép nữa. Từ khi có sinh dân đến nay, chưa có ai nổi tiếng hơn Khổng Tử, thế mà Quý Ly lại dám khinh suất bàn về ngài thì thực là không biết lượng sức mình.
Quý Dậu, (Quang Thái) năm thứ 6 (1693), (Minh Hồng Vũ năm thứ 26). Mùa xuân, tháng giêng, lấy Hồ Cương coi quân Tả Thánh Dực (Cương người Diễn Châu). Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ, muốn đổi theo họ cũ, đưa Cương ra làm người tâm phúc.
Tháng 2, thi thái học sinh, cho đỗ ba mươi người, là bọn Hoàng Quán Chi, Lê Vị Tẩu, Mai Tú Phu, Đồng Thức…
Mùa hạ, tháng 4, thi lại viên.
Tháng 6, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, gió dữ, mưa lớn.
Tháng 8, động đất, nước to.
Tháng 9, có sâu lúa.
Mùa đông, tháng 10, đem công chúa Thái Dương1227gả cho Thái bảo Hãng. Thái Dương là hoàng hậu của Linh Đức. Từ khi Linh Đức bị hại, Thượng hoàng định chọn người chồng hiền gả cho. Thái Dương nhân đi chơi [23b] Hồ Tây, thông dâm với Phủ quân ty là Nguyên Uyên (con của Cung Tín Vương Thiên Trạch). Thượng hoàng giận, đem gả cho Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
1227 CMCM 11 chép là Thiên Huy công chúa, con gái thượng hoàng.
Giáp Tuất, (Quang Thái) năm thứ 7 (1394), (Minh Hồng Vũ năm thứ 27). Mùa xuân, tháng giêng, thuyền buôn nước Chà Bà1228 tới dâng ngựa lạ.
1228 Tức Ja - va (In - đô - nê - xi - a).
Tháng 2, Thượng hoàng sai thợ vẽ tranh Chu Công giúp Thàng Vương1229, Hoắc Quang giúp Chiếu Đế1230, Gia Cát giúp Thục Hậu chúa1231, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông1232, gọi là tranh "Tứ phụ"1233, ban cho Quý Ly, để giúp quan gia1234 cũng nên như thế.
1229 Chu Công Đán là quan chủng tề của nhà Chu. Chu Vũ Vương Phát chết, con là Thành Vương Tung lên ngôi lúc mười ba tuổi. Chu Công phải trông coi mọi việc, giúp Thành Vương đến lúc trưởng thành.
1230 Hoắc Quang giữ chức Đại tư mã tướng quân, phò Hán Chiêu Đế lúc lên ngôi mới chín tuổi.
1231 Gia Cát Lượng tức Khổng Minh, là thừa tướng của Chiêu Đế Lưu Bị nước Thục đời Tam Quốc. Lưu Bị chết, con là Lưu Thiện nối ngôi, tức Thục Hậu chúa, mọi việc nước, việc quân đều phải trông cậy vào Gia Cát Lượng.
1232 Tô Hiến Thành là Thái úy triều Lý Cao Tông, nhận di mệnh Cao Tông phò vua nhỏ là Long Cán lên nối ngôi mới ba tuổi.
1233 Tứ phụ: nghĩa là bốn viên đại thần giúp vua khi mới lên ngôi.
1234 Chỉ Thuận Tông.
Tháng 3, Thượng hoàng chiêm bao thấy Duệ Tông đem quân đến và đọc bài thơ như sau:
Trung gian duy hữu xích chủy hầu, Ân cần tiếm thượng bạch kê lâu. Khẩu vương dĩ định hưng vong sự, Bất tại tiền đầu tại hậu đầu. (Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ, Lăm le lấn lên lầu gà trắng. Khẩu vương đã định việc hưng vong, Không ở trước mà ở về sau). Thượng hoàng tự mình chiết tự đoán là: "xích chủy"1235 là Quý Ly "bạch kê" là Thượng [24a] hoàng, vì thượng hoàng tuổi tân dậu1236; "khẩu vương" là chữ "quốc"1237; việc nước còn hay mất sau sẽ thấy. Thượng hoàng suy nghĩ về giấc chiêm bao này lung lắm, nhưng thế không thể làm gì được nữa.
1235 Xích chủy: nghĩa là mõm đỏ, miệng đỏ, hay đỏ mỏ. Xích chủy hầu là loài đỏ mỏ ám chỉ Lê Quý Ly.
1236 Bạch kê: nghĩa là gà trắng. Nghệ Tông sinh năm Tân Dậu, tức năm gà. Tân thuộc hành kim, loài kim sắc trắng. Vì thế "bạch kê" ám chỉ Nghệ Tông.
1237 Chữ vương? ở trong lòng chữ khẩu? là chữ "quốc"?.
Mùa hạ, tháng 4, sau hội thề1238, thượng hoàng gọi Quý Ly vào cung, ung dung bảo rằng:
1238 Theo tục nhà Trần, hằng năm vào ngày mồng 4 tháng 4, vua hội họp bề tôi làm lễ tuyên thệ ở đền Đồng Cổ. (Xem bản kỷ, quyển 5, Kiến Trung năm thứ 3, 1277).
"Bình chương1239 là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua".
1239 Chỉ Quý Ly.
Quý Ly bỏ mũ, rập đầu khóc lóc từ tạ, chỉ trời vạch đất thề rằng:
"Nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp Quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần".
Quý Ly lại nói: "Lúc Linh Đức Vương làm điều thất đức, nếu không nhờ oai linh bệ hạ thì thần đã ngậm cười dưới đất rồi, còn đâu được tới ngày nay! Thần dù nát thịt tan xương cũng chưa hề báo đáp lấy một trong muôn phần ơn đức đó, dám đâu lại có lòng khác!".
Mùa thu, tháng 7, lấy Phùng [24b] Cụ làm Kinh sư doãn, đổi thành Trung đô doãn.
Tháng 8, lấy Hoàng Hối Khanh làm An phủ sứ lộ Tam Đái.
Mùa đông, tháng 11, bãi bỏ Đăng văn kiểm pháp viện, đặt Thượng lậm tự. Lấy Lê Nguyên Trừng con cả của Lê Quý Ly làm Phán tư sự.
Tháng 12, ngày 15, Thượng hoàng băng, táng vào Nguyên Lăng ở Yên Sinh, miếu hiệu là Nghệ Tông, tên thụy là Quang Nhiên Anh Triết Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nghệ Tông tính trời hòa nhã, giữ lòng kính cẩn, lo sợ. Nhưng uy vũ không đủ để đánh lui giặc ngoài1240, sáng suốt không đủ để phân biệt lời gièm, có một Nguyên Đán mà không biết dùng, lại giao việc nước cho người họ ngoại1241, khiến xã tắc nhà Trần đi đến sụp đổ, thực là "đằng trước có kẻ siểm nịnh mà không thấy, đàng sau có giặc cướp mà không [25a] hay"1242.
1240 Chỉ Chiêm Thành.
1241 Chỉ Lê Quý Ly.
1242 Lời Đồng Trọng Thư trong sách Hán thư. Nguyên văn: "Tiền hữu sàm nhi bất kiến, hậu hữu tặc nhi bất tri".
Ất Hợi, (Quang Thái) năm thứ 8 (1395), (Minh Hồng Vũ năm thứ 28). Mùa xuân, tháng 2, ngày 20, bỏ húy chữ "nguyệt" và chữ "nam" cho dùng chữ cũ.
Quý Ly giết người tôn thất là Phủ quân ty Nguyên Uyên và con thứ của Cung Chính Vương Sư Hiền là Nguyên Dận, vì hai người này trong khi để tang Nghệ Tông hay nói đến chuyện Nhật Chương1243. Lại giết cả sĩ nhân Nguyễn Phù. Sư Hiền giả điếc thoát chết. Tước bỏ họ Trần của Nguyên Uyên, đổi thành họ Mai. Theo lệ cũ: người tôn thất có tội nặng phải tước bỏ họ cũ, đổi gọi là họ Mai.
1243 Nhật Chương mưu giết Quý Ly, bị Nghệ Tông giết (việc chép vào năm Quang Thái thứ 5, 1392).
Lấy Quý Ly làm Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên Trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho Quý Ly được ở nhà bên hữu sảnh, đài gọi là "Hoa lư"1244. Quý Ly nhân biên chép thiên Vô dật1245, dịch [25b] ra quốc ngữ để dạy Quan gia, mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ Chính Cai Giáo Hoàng Đế1246.
1244 Sảnh, đài: là Trung thư sảnh và Ngự sử đài. Hoa lư: là nhà ở của đại thần thân cận vua.
1245 Một thiên trong sách Thượng thư được coi do Chu Công Đán soạn ra để răn dạy Thành Vương nhà Chu. "Vô dật" có nghĩa là chớ có lười biếng, an nhàn. Nội dung của thiên này là làm vua nên chăm lo chính sự, hiểu nỗi khó nhọc của dân, không nên đánh thuế nặng…
1246 Nghĩa là giúp vua trị nước kiêm việc dạy bảo vua.
Tháng 6, cấm các quan không được dùng áo thụng tay, chỉ cho phép dùng áo hẹp tay. Dân gian chỉ được dùng trong dịp ngày chay, ngày giỗ. Đồ dùng không được mạ vàng, sơn son.
Nhà Minh sai bọn Nhâm Hanh Thái sang đòi năm vạn quân, 50 cỗ voi, 50 vạn thạch lương đưa đến biên giới để dùng vào việc quân.
Khi ấy, người Minh đánh các man làm phản ở Long Châu và châu Phụng Nghĩa1247, ngầm bày kế ấy, hòng lấy cớ số lương thực nộp không đủ, để bắt người nước ta. Hanh Thái mật báo cho ta biết. Ta thác cớ không cung cấp quân lính và voi chiến, chỉ cấp một ít lương thực sai quan đưa đến Đồng Đăng rồi trở về.
1247 Long Châu và Phụng Nghĩa: đều thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Nhà Minh lại sai sứ sang đòi nhà sư, phụ nữ xoa bóp, người bị thiến, ta đưa sang mỗi loại một ít.
Mùa đông, tháng 12, lấy Lương Nguyên Bưu làm Hành khiển tri [26a] Đại tông chính; Hà Đức Lân làm nhập nội hành khiển môn hạ tả ty; Hoàng Hối Khanh làm Phát vận ty; Phạm Cự Luận làm Tham mưu quân sự kiêm Khu mật viện sự.
Bính Tý, (Quang Thái) năm thứ 9 (1396), (Minh Hồng Vũ năm thứ 29). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ1248, tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.
1248 CMCB 11 chép là Tăng đường đầu mục, có lẽ là một chức đứng đầu một bộ phận nhà sư.
Tháng 3, xét duyệt quân ngũ.
Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát (tiền giấy). Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.
Thể thức (tiền giấy): tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Cấm [26b] tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả.
Xuống chiếu qui định cách thức thi chọn nhân tài, dùng thể văn bốn kỳ, bãi bỏ phép viết ám tả cổ văn.
Kỳ thứ nhất thi một bài kinh nghĩa có các phần phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, kết luận, từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ hai thi một bài thơ Đường luật, một bài thơ phú cổ thể, hay thể Ly tao, thể Văn tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ ba thi một bài chiếu theo thể Hán, một bài chế, một bài biểu theo thể tứ lục đời Đường. Kỳ thứ tư một bài văn sách, ra đề thì theo kinh, sử hay thời sự, mỗi bài phải 1000 chữ trở lên. Cứ năm trước thi hương thì năm sau thi hội, người đỗ thì vua thi một bài văn sách để xếp bậc.
Tháng 6, quy định [26a] kiểu mũ áo các quan văn võ: Quan nhất phẩm (áo) màu tía; nhị phẩm màu đỏ thẫm; tam phẩm màu hồng nhạt; tứ phẩm màu xanh lục; ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm màu xanh biếc; bát phẩm, cửu phẩm màu xanh. Duy nội thị thì dùng quần hai ống, không dùng xiêm. Người không có phần hàm và hạng hoàng nô thì dùng màu trắng. Các tụng quan chức tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ cao sơn1249, chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh. Người tôn thất thì đội mũ phương thắng màu đen. Võ quan tước lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao mà không có chức thì thắt đai, đội mũ giác đính, tứ thất phẩm trở xuống đội mũ thái cổ1250; tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viễn du1251; ngự sử đài đội mũ khước phi1252. Những quy chế về tiền giấy, về mũ áo trên đây đều làm theo lời của thiếu bảo Vương Nhữ Chu cả.
1249 Mũ cao sơn: cũng chế như kiểu mũ viễn du, nhưng không lõm xuống, đứng thẳng, không có ống suốt tháo ra lắp vào.
1250 Mũ thái cổ: theo Lễ ký, là mũ của người mới gia quan, mũ vải thảm.
1251 Mũ viễn du: theo Dư phục chí trong Hậu Hán thư thì kiểu mũ này cũng như mũ thông thiên, cao chín tấc, thân mũ thẳng, đính mũ hơi lõm, thẳng chỗ lõm xuống ấy làm một vòng sắt (cầu mũ), nằm ngang trước vòng sắt có cái ống suốt ngang để tháo hoặc lắp vòng sắt ấy.
1252 Mũ khước phi: chế như kiểu mũ trường quan, cao bảy tấc, rộng năm tấc, làm bằng cật tre, nhưng bên dưới co lại.
Mùa thu, tháng 8, sai tướng chỉ huy quân Long Tiệp là Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, bắt được tướng nước ấy là Bố Đông đem về, ban cho họ tên là Kim [27b] Trung Liệt, chỉ huy quân Hổ Bôn.
Sau này, vào năm Bính Tuất, khi phòng ngự thành Đa Bang, (Trung Liệt) dâng kế sách đưa quân lên biên giới đón đánh, không cho quân giặc tiến vào đất ta, không để chúng ỷ vào trường binh và thông đuợc đường tiến quân. Nhưng các tướng không theo kế ấy. Bố Đông bị bệnh rồi chết.
Mùa đông, tháng 10, lấy Hồ Cương làm Đại trị châu lộ Diễn Châu, Đặng Tư Thành làm Phán châu sự.
Tháng 11, Quý Ly làm sách Quốc ngữ Thi nghĩa1253 và bài tựa, sai nữ sư dạy hậu phi và cung nhân học tập. Bài tựa phần nhiều theo ý mình, không theo tập truyện của Chu Tử.
1253 Quốc ngữ Thi nghĩa: giải thích Kinh Thi bằng quốc ngữ hay dịch Kinh Thi ra quốc ngữ (chữ Nôm).
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ sau khi Mạnh Tử mất, người làm thầy đều chỉ chuyên dạy môn của mình, người đi học cũng chỉ học riêng theo một học thuyết. Nguồn chia, dòng tách, sai một ly đi một dặm! Có khi thì chảy tách thành một dòng khác, có khi lại quay giáo mà đánh lẫn nhau, không sao quay về một mối được! Những học giả đáng [28a] ca ngợi, tuy gọi bậc đại nho cũng không tránh khỏi còn có vết tỳ vết nhỏ, chưa có ai là được hoàn hảo cả.
Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh1254 của các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiền ngẫm, lý và tâm dung họp. Ông giải thích thì tường tận, chỉ dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ơ trước, và Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người sau mà có trước tác, thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốc cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cãi?
1254 Chỉ năm bộ sách kinh điển của nhà Nho là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lê, Kinh Xuân thu và Kinh Nhạc.
[28b] Đinh Sửu, (Quang Thái) nămthứ 10 (1397), (Minh Hồng Vũ năm thứ 30). Mùa xuân, tháng giêng, sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sư lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất.
Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, hành khiển Phạm Cự Luận khuyên nên thôi.
Quý Ly nói: "Ý ta đã định từ trước rồi, ngươi còn nói gì nữa!".
Đến đây thì thực hiện.
Lúc ấy, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ1255 có núi Tản Viên, có sông Lô nhị1256, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu… Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An [29a] Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: "Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm"1257.
1255 Long Đỗ: chỉ Thăng Long. Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên xưng là thần Long Đỗ. Đại La từ đời Lý đổi là Thăng Long. Do đó người ta thường gọi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là đất Long Đỗ.
1256 Sông Lô: hay sông Nhị, là sông Hồng ngày nay.
1257 Nguyên văn "Tại đức bất tại hiểm" là câu của Ngô Khởi, một danh tướng đời Chiến Quốc nói với Ngụy Vũ hầu.
Quý Ly không nghe. Sau đến kỳ xét công Quý Ly thấy có tên Nhữ Thuyết liền nói:
"Người ngày từng nói cốt ở đức không cốt ở hiểm".
Rồi phế bỏ không dùng.
Phan Phu Tiên nói: Tào Tháo dời kinh đô đến đất Hứa, nắm lấy thiên tử để sai khiến chư hầu, cơ nghiệp, nhà Hán chìm đắm thực là bắt đầu từ đó. Quý Ly dời kinh đô đến An Tôn, giết vua và diệt họ vua, cơ nghiệp nhà Trần bị sụp đổ, chả lẽ khôg phải bởi đó hay sao? Tuy nhiên, bọn loạn thần tặc tử đời nào mà chẳng có chúng? Cốt ở người làm vua phải cương quyết mà xử đoán, sáng suốt mà tra xét để không có mối lo về sau thôi.
Mùa hạ, tháng 4, đổi trấn Thanh Hóa thành trấn Thanh Đô; trấn Quốc Oai thành trấn Quảng Oai; trấn [29b] Đà Giang thành trấn Thiên Hưng; trấn Nghệ An thành trấn Lâm An; trấn Trườn Yên thành trấn Thiên Quan; trấn Lạng Giang thành trấn Lạng Sơn; trấn Diễn Châu thành trấn Vọng Giang; trấn Tân Bình thành trấn Tây Bình. Bãi các chức đại, tiểu tư xã, đại toát, còn chức quản giáp vẫn theo quy chế cũ.
Định quy chế quan lại trấn nhậm bên ngoài.
Lộ đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ để cai trị. Lộ thống nhiếp phủ, phủ thống nhiếp châu, châu thống nhiếp huyện. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét. Lại đặt các phủ đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản và ty thái thú để trông coi.
Lấy Phó tướng Lê Hán Thương coi phủ đô hộ lộ Đông Đô; Thái bảo Trần Hàng coi phủ đô thống lộ Bắc Giang; Trần Nguyên Trữ1258 [30a] coi phủ đô thống lộ Tam Giang; thiếu bảo Vương Nhữ Chu làm tri Thiên Trường phủ lộ quân dân sự; Hành khiển Hà Đức Lân làm hành Tân Yên phủ lộ thái thú. Lại đặt chức giáo thụ và giám thư khố ở các châu trấn.
1258 Bản dịch cũ (t.II, tr.201) chép là Trần Nguyên Hãn và chú là CMCB 11 chép là Trần Nguyên Hãn. Nhưng thực ra Cương mục ở chổ này vẫn ghi là Trần Nguyên Trữ coi phủ đô thống Tam Giang.
Tháng 5, xuống chiếu rằng:
"Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tư, toại có nhà tường1259 là để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý trẫm rất chuộng như vậy. Nay quy chế ở kinh đô đã đủ, mà ở châu, huyện thì có thiếu, làm thế nào rộng đường giáo hóa cho dân? Nên lệnh cho các phủ lộ Sơn Nam, Kinh Bắc1260, Hải Đông, đều đặt một học quan, ban cho quan điền1261theo thứ bậc khác nhau: phủ châu lớn thì mười lăm mẫu, phủ châu vừa thì mười hai mẫu1262, phủ châu nhỏ mười mẫu để chi dùng cho việc học trong phủ châu mình (một phần để cúng ngày mồng một, một phần cho nhà học, một phần cho đèn sách). Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ đến cuối năm thì chọn [30b] người ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc".
1259 Đảng: là một đơn vị hành chính đời xưa gồm 50 nhà: toại tương tự như làng, xã; tự và tường đều là tên trường học.
1260 Đây là tên đất thời Lê chứ không phải tên đất đời Trần. Có thể lời chiếu được chép lại không đúng nguyên văn.
1261 Quan điền: tức ruộng công.
1262 Bản dịch cũ chép là 11 mẫu và chú là CMCB 11 ghi 12 mẫu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Bấy giờ có chiếu lệnh này, còn gì tốt đẹp bằng thế nữa? Nhưng lệnh này không thấy thi hành, vì không phải là bản ý của vua, mà vì Quý Ly muốn làm việc cướp ngôi, mượn việc ấy để thu phục lòng người mà thôi.
Tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền1263.
1263 Danh điền: là ruộng có người đứng tên, tức ruộng tư.
Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là mười mẫu. Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước.
Trước kia, các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm, khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang, cho nên có lệnh này.
Hữu thiêm tri chính sự [31a] hành Khu mật viện sự Phạm Cự Luận chỉ huy quân Thần Sách đánh bọn giặc cỏ áo đỏ ở trấn Tuyên Quang, thua trận bị chết, được tặng Tả bộc xạ (Cự Luận người huyện Đườn An1264. Lấy Hành khiển Đỗ Thế Mãn thay làm Kinh luợc sứ Tuyên Quang.
1264 Đường An: tức huyện Bình Giang về sau, nay là một phần đất huyện Cẩm Bình, Hải Hưng.
Mùa đông, tháng 11, Quý Ly bức vua dời kinh đô đến phủ Thanh Hóa.
Vua đi Yên Sinh bái yết các lăng trước, rồi tới hành tại ở hương Đại Lại gọi là cung Bảo Thanh. Cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua là dời kinh đô thế nào cũng có việc cướp ngôi. Quý Ly nghe được, cho rằng viên miếu lệnh Lê Hợp, viên phụ đạo Hữu Lũng1265 là Lương Ông cũng đồng mưu, đem giết cả.
1265 Nguyên văn là chữ "hữu", nhưng chắc là chữ "cổ", Cương Mục cũng chép là Cổ Lũng. Cổ Lũng là tên đời Trần, đến đời Lê mới đổi là Hữu Lũng, nay là huyện Hữu Lũng, thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Bùi Mộng Hoa dâng thư, đại ý nói: "Thần nghe trẻ con có câu hát rằng: ‘Thâm hiểm thay Thái sư họ Lê1209’. Xem thế, Quý Ly nhất định có ý dòm ngó ngôi báu".
1209 Nguyên văn: "Thâm tai! Lê sư", có nhiều cách hiểu. Ở đây dịch theo các hiểu của Bùi Mộng Hoa.
Thượng hoàng xem tờ tâu rồi đưa cho Quý Ly. Sau Quý Ly chuyên chính, Mộng Hoa ẩn lánh không ra nữa.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Kinh Dịch nói: Vua không kín thì mất bề tôi1210. Sao cầu được lời nói thẳng rồi lại đưa cho kẻ bị lên án xem? Nghệ Hoàng đến đây đã già lẫn quá rồi. Mộng Hoa không gặp vua sáng là tự trời, mà cũng là điều bất hạnh cho nhà Trần đó.
1210 Nguyên văn: "Quân bất mật tắc thất thần", lời của Hệ từ trong Kinh Dịch, giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.
Tháng 6, lấy Phạm Cự Luận tri Khu mật viện sự.
Mùa thu, tháng 7, đổi tên cho Lê Nhân [22a] Thống thành (Lê) Cảnh Kỳ, lấy vào chính phủ làm Hành khiển.
Tháng 9, lấy Hà Đức Lân làm Hành khiển tả ty.
Mùa đông, tháng 10, đặt các quan cửa sông và tuần thú ở các xứ để xét bắt trộm cướp, mỗi xứ tùy vị trí xung yếu có thể đặt 3, 4 hay 5 đô1211.
1211 CMCB tr.10 chú rằng: Mỗi đô là ba mươi người.
Phan Phu Tiên nói: Nhà Trần từ sau khi Dụ Tông hoang dâm phóng túng, lại thêm Chiêm Thành xâm lược, quấy rối, thì giặc cướp rất nhiều. Chúng cướp của bắt người giữa ban ngày, pháp luật không thể ngăn cấm được. Quý Ly nắm quyền cai trị, tìm cách lùng bắt, mới hạn chế được một phần nào!
Tháng 12, xuống chiếu rằng quân lính và dân thường hễ ai trốn việc lao dịch (cho nhà nước) thì phải phạt bốn quan tiền, thích vào gáy bốn chữ, kẻ đầu mục thì xử tội chém, ruộng đất sung công.
Quý Ly soạn sách Minh đạo gồm mười bốn thiên dâng lên.
Đại lược cho Chu công1208 là tiên thánh, Khổng Tử1209 là tiên sư. Văn Miếu đặt tượng Chu Công [22b] ở chính giữa, nhìn về phương nam1210, Khổng Tử ở phía bên, nhìn về phương tây. Cho sách Luận ngữ1211 có bốn chỗ đáng ngờ, như Khổng Tử ra mắt nàng Nam Tử1216, Khổng Tử bị hết lương ở nước Trần1217, Công Sơn, Phật Hất1218 cho gọi, mà Khổng Tử đều muốn tới giúp… cho Hàn Dũ là "đạo nho"1219; cho bọn Chu Mậu Thúc1220, Trình Di1221, Dương Thi1222, La Trọng Tố1223, Lý Diên Bình1224, Chu Tử1225, tuy học rộng nhưng ít tài, không sát với sự việc, chỉ thạo cóp nhặt (văn chương người xưa). Thượng hoàng ban chiếu dụ khen.
1209 Nguyên văn: "Thâm tai! Lê sư", có nhiều cách hiểu. Ở đây dịch theo các hiểu của Bùi Mộng Hoa.
1210 Nguyên văn: "Quân bất mật tắc thất thần", lời của Hệ từ trong Kinh Dịch, giải nghĩa hào "sơ cửu" quẻ Tiết.
1211 CMCB tr.10 chú rằng: Mỗi đô là ba mươi người.
1212 Chu Công: tức Chu Công Đán, con Văn Vương, người định ra quan chế, lễ nhạc. Đời sau nói đến lễ, nhạc, phần nhiều nhắc đến Chu Công.
1213 Khổng Tử: tên là Khâu, tên tự là Trọng Ni, người nước Lỗ thời Xuân Thu, đã san định Lục kinh, là sách kinh điển của Nho giáo, trở thành ông tổ của nho gia.
1214 Tượng trưng cho ngôi vị của thiên tử.
1215 Luận ngữ: là sách ghi những lời của Khổng Tử, do học trò của ông biên tập, được coi là sách kinh điển của nho gia.
1216 Xem Luận ngữ thiên Ung dã, Nam Tử là vợ Vệ Linh Công, đẹp nhưng rất dâm dật.
1217 Xem Luận ngữ thiên Vệ Linh Công, Khổng Tử từ nước Vệ sang nước Trần, dọc đường bị hết lương ăn, người đi theo đói đến nỗi không đứng dậy được.
1218 Xem Luận ngữ thiên Dương hoá, Công Sơn tức Công Sơn Phất Nhiễu, làm quan tể của họ Quý, giữ ấp Phi làm phản. Phật Hất là quan tể ấp Trung Mâu, gia thần của quan đại phu Triệu Giản Tử nước Tần.
1219 Hàn Dũ: tên tự là Thoái Chi, cũng gọi là Hàn Xương Lê, người Nam Dương, là một danh nho đời Đường.
1220 Chu Mậu Thúc là tên tự của Chu Đôn Di đời Tống, hiệu là Liêm Khê tiên sinh, soạn Thái cực đồ và sách Thông thư, là ông tổ của phái Lý học.
1221 Trình Hiệu, Trình Di: là hai anh em, học trò Chu Đôn Di. Trình Hiệu, hiệu là Minh Đạo tiên sinh, có san định lại sách Tính lý và thuyết Thái cực đồ. Trình Di, hiệu là Chính Thúc, hiệu là y Xuyên tiên sinh, là em Trình Hiệu, có làm truyện cho kinh Dịch và kinh Xuân thu.
1222 Dương Thi: tên tự là Trung Lập, hiệu là Quy Sơn tiên sinh, học trò của Trình Di.
1223 Trọng Tố: là tên của La Tùng Ngạn, hiệu là Dự Chương tiên sinh, học trò Dương Thi. Ông ở ẩn, đọc sách, không ra làm quan.
1224 Lý Diên Bình: tức Lý Đồng, tên hiệu là Diên Bình tiên sinh, là học trò La Tùng Ngạn và là thầy học Chu Hy, nổi tiếng về lý học.
1225 Chu Tử: tức Chu Hy, tên tự là Nguyên Hối (sau đổi là Trọng Hối), khi mất được tòng tự ở Văn Miếu nên gọi là Chu Tử, là người tập đại thành của phái Lý học đời Tống.
Quốc tử trợ giáo Đoàn Xuân Lôi dâng thư nói bàn thế là không phải, bị đày đi châu gần.
(Xuân Lôi người xã Ba Lỗ, huyện Tân Phúc1226 là người thông minh, nhanh trí, hiểu biết, có kinh nghiệm, sau làm quan đến Trung thư hoàng môn thị lang kiêm tri Ái Châu thông phán, chết tại chức). (Xuân Lôi) khai là Đào Sư Tích có xem thư ấy, nên Sư Tích bị giáng làm Trung thị lang đồng tri thẩm hình viện sự.
1226 Huyện Tân Phúc: sau là huyện Đa Phúc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Đạo của tiên thánh nếu không có Khổng Tử thì không ai phát huy được; hậu [23a] thánh sinh ra, nếu không có Khổng Tử thì không còn ai làm khuôn phép nữa. Từ khi có sinh dân đến nay, chưa có ai nổi tiếng hơn Khổng Tử, thế mà Quý Ly lại dám khinh suất bàn về ngài thì thực là không biết lượng sức mình.
Quý Dậu, (Quang Thái) năm thứ 6 (1693), (Minh Hồng Vũ năm thứ 26). Mùa xuân, tháng giêng, lấy Hồ Cương coi quân Tả Thánh Dực (Cương người Diễn Châu). Quý Ly ngầm tìm được dòng dõi họ Hồ, muốn đổi theo họ cũ, đưa Cương ra làm người tâm phúc.
Tháng 2, thi thái học sinh, cho đỗ ba mươi người, là bọn Hoàng Quán Chi, Lê Vị Tẩu, Mai Tú Phu, Đồng Thức…
Mùa hạ, tháng 4, thi lại viên.
Tháng 6, hạn hán.
Mùa thu, tháng 7, gió dữ, mưa lớn.
Tháng 8, động đất, nước to.
Tháng 9, có sâu lúa.
Mùa đông, tháng 10, đem công chúa Thái Dương1227gả cho Thái bảo Hãng. Thái Dương là hoàng hậu của Linh Đức. Từ khi Linh Đức bị hại, Thượng hoàng định chọn người chồng hiền gả cho. Thái Dương nhân đi chơi [23b] Hồ Tây, thông dâm với Phủ quân ty là Nguyên Uyên (con của Cung Tín Vương Thiên Trạch). Thượng hoàng giận, đem gả cho Hãng là em Nguyên Uyên để làm nhục.
1227 CMCM 11 chép là Thiên Huy công chúa, con gái thượng hoàng.
Giáp Tuất, (Quang Thái) năm thứ 7 (1394), (Minh Hồng Vũ năm thứ 27). Mùa xuân, tháng giêng, thuyền buôn nước Chà Bà1228 tới dâng ngựa lạ.
1228 Tức Ja - va (In - đô - nê - xi - a).
Tháng 2, Thượng hoàng sai thợ vẽ tranh Chu Công giúp Thàng Vương1229, Hoắc Quang giúp Chiếu Đế1230, Gia Cát giúp Thục Hậu chúa1231, Tô Hiến Thành giúp Lý Cao Tông1232, gọi là tranh "Tứ phụ"1233, ban cho Quý Ly, để giúp quan gia1234 cũng nên như thế.
1229 Chu Công Đán là quan chủng tề của nhà Chu. Chu Vũ Vương Phát chết, con là Thành Vương Tung lên ngôi lúc mười ba tuổi. Chu Công phải trông coi mọi việc, giúp Thành Vương đến lúc trưởng thành.
1230 Hoắc Quang giữ chức Đại tư mã tướng quân, phò Hán Chiêu Đế lúc lên ngôi mới chín tuổi.
1231 Gia Cát Lượng tức Khổng Minh, là thừa tướng của Chiêu Đế Lưu Bị nước Thục đời Tam Quốc. Lưu Bị chết, con là Lưu Thiện nối ngôi, tức Thục Hậu chúa, mọi việc nước, việc quân đều phải trông cậy vào Gia Cát Lượng.
1232 Tô Hiến Thành là Thái úy triều Lý Cao Tông, nhận di mệnh Cao Tông phò vua nhỏ là Long Cán lên nối ngôi mới ba tuổi.
1233 Tứ phụ: nghĩa là bốn viên đại thần giúp vua khi mới lên ngôi.
1234 Chỉ Thuận Tông.
Tháng 3, Thượng hoàng chiêm bao thấy Duệ Tông đem quân đến và đọc bài thơ như sau:
Trung gian duy hữu xích chủy hầu, Ân cần tiếm thượng bạch kê lâu. Khẩu vương dĩ định hưng vong sự, Bất tại tiền đầu tại hậu đầu. (Ở giữa chỉ có loài mỏ đỏ, Lăm le lấn lên lầu gà trắng. Khẩu vương đã định việc hưng vong, Không ở trước mà ở về sau). Thượng hoàng tự mình chiết tự đoán là: "xích chủy"1235 là Quý Ly "bạch kê" là Thượng [24a] hoàng, vì thượng hoàng tuổi tân dậu1236; "khẩu vương" là chữ "quốc"1237; việc nước còn hay mất sau sẽ thấy. Thượng hoàng suy nghĩ về giấc chiêm bao này lung lắm, nhưng thế không thể làm gì được nữa.
1235 Xích chủy: nghĩa là mõm đỏ, miệng đỏ, hay đỏ mỏ. Xích chủy hầu là loài đỏ mỏ ám chỉ Lê Quý Ly.
1236 Bạch kê: nghĩa là gà trắng. Nghệ Tông sinh năm Tân Dậu, tức năm gà. Tân thuộc hành kim, loài kim sắc trắng. Vì thế "bạch kê" ám chỉ Nghệ Tông.
1237 Chữ vương? ở trong lòng chữ khẩu? là chữ "quốc"?.
Mùa hạ, tháng 4, sau hội thề1238, thượng hoàng gọi Quý Ly vào cung, ung dung bảo rằng:
1238 Theo tục nhà Trần, hằng năm vào ngày mồng 4 tháng 4, vua hội họp bề tôi làm lễ tuyên thệ ở đền Đồng Cổ. (Xem bản kỷ, quyển 5, Kiến Trung năm thứ 3, 1277).
"Bình chương1239 là họ thân thích nhà vua, mọi việc nước nhà đều trao cho khanh cả. Nay thế nước suy yếu, trẫm thì già nua. Sau khi trẫm chết, quan gia nếu giúp được thì giúp, nếu hèn kém ngu muội thì khanh cứ tự nhận lấy ngôi vua".
1239 Chỉ Quý Ly.
Quý Ly bỏ mũ, rập đầu khóc lóc từ tạ, chỉ trời vạch đất thề rằng:
"Nếu thần không biết dốc lòng trung, hết sức giúp Quan gia để truyền đến con cháu về sau thì trời sẽ ghét bỏ thần".
Quý Ly lại nói: "Lúc Linh Đức Vương làm điều thất đức, nếu không nhờ oai linh bệ hạ thì thần đã ngậm cười dưới đất rồi, còn đâu được tới ngày nay! Thần dù nát thịt tan xương cũng chưa hề báo đáp lấy một trong muôn phần ơn đức đó, dám đâu lại có lòng khác!".
Mùa thu, tháng 7, lấy Phùng [24b] Cụ làm Kinh sư doãn, đổi thành Trung đô doãn.
Tháng 8, lấy Hoàng Hối Khanh làm An phủ sứ lộ Tam Đái.
Mùa đông, tháng 11, bãi bỏ Đăng văn kiểm pháp viện, đặt Thượng lậm tự. Lấy Lê Nguyên Trừng con cả của Lê Quý Ly làm Phán tư sự.
Tháng 12, ngày 15, Thượng hoàng băng, táng vào Nguyên Lăng ở Yên Sinh, miếu hiệu là Nghệ Tông, tên thụy là Quang Nhiên Anh Triết Hoàng Đế.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Nghệ Tông tính trời hòa nhã, giữ lòng kính cẩn, lo sợ. Nhưng uy vũ không đủ để đánh lui giặc ngoài1240, sáng suốt không đủ để phân biệt lời gièm, có một Nguyên Đán mà không biết dùng, lại giao việc nước cho người họ ngoại1241, khiến xã tắc nhà Trần đi đến sụp đổ, thực là "đằng trước có kẻ siểm nịnh mà không thấy, đàng sau có giặc cướp mà không [25a] hay"1242.
1240 Chỉ Chiêm Thành.
1241 Chỉ Lê Quý Ly.
1242 Lời Đồng Trọng Thư trong sách Hán thư. Nguyên văn: "Tiền hữu sàm nhi bất kiến, hậu hữu tặc nhi bất tri".
Ất Hợi, (Quang Thái) năm thứ 8 (1395), (Minh Hồng Vũ năm thứ 28). Mùa xuân, tháng 2, ngày 20, bỏ húy chữ "nguyệt" và chữ "nam" cho dùng chữ cũ.
Quý Ly giết người tôn thất là Phủ quân ty Nguyên Uyên và con thứ của Cung Chính Vương Sư Hiền là Nguyên Dận, vì hai người này trong khi để tang Nghệ Tông hay nói đến chuyện Nhật Chương1243. Lại giết cả sĩ nhân Nguyễn Phù. Sư Hiền giả điếc thoát chết. Tước bỏ họ Trần của Nguyên Uyên, đổi thành họ Mai. Theo lệ cũ: người tôn thất có tội nặng phải tước bỏ họ cũ, đổi gọi là họ Mai.
1243 Nhật Chương mưu giết Quý Ly, bị Nghệ Tông giết (việc chép vào năm Quang Thái thứ 5, 1392).
Lấy Quý Ly làm Nhập nội phụ chính thái sư bình chương quân quốc trọng sự, Tuyên Trung vệ quốc đại vương, đeo lân phù vàng.
Mùa hạ, tháng 4, xuống chiếu cho Quý Ly được ở nhà bên hữu sảnh, đài gọi là "Hoa lư"1244. Quý Ly nhân biên chép thiên Vô dật1245, dịch [25b] ra quốc ngữ để dạy Quan gia, mệnh lệnh ban ra thì xưng là Phụ Chính Cai Giáo Hoàng Đế1246.
1244 Sảnh, đài: là Trung thư sảnh và Ngự sử đài. Hoa lư: là nhà ở của đại thần thân cận vua.
1245 Một thiên trong sách Thượng thư được coi do Chu Công Đán soạn ra để răn dạy Thành Vương nhà Chu. "Vô dật" có nghĩa là chớ có lười biếng, an nhàn. Nội dung của thiên này là làm vua nên chăm lo chính sự, hiểu nỗi khó nhọc của dân, không nên đánh thuế nặng…
1246 Nghĩa là giúp vua trị nước kiêm việc dạy bảo vua.
Tháng 6, cấm các quan không được dùng áo thụng tay, chỉ cho phép dùng áo hẹp tay. Dân gian chỉ được dùng trong dịp ngày chay, ngày giỗ. Đồ dùng không được mạ vàng, sơn son.
Nhà Minh sai bọn Nhâm Hanh Thái sang đòi năm vạn quân, 50 cỗ voi, 50 vạn thạch lương đưa đến biên giới để dùng vào việc quân.
Khi ấy, người Minh đánh các man làm phản ở Long Châu và châu Phụng Nghĩa1247, ngầm bày kế ấy, hòng lấy cớ số lương thực nộp không đủ, để bắt người nước ta. Hanh Thái mật báo cho ta biết. Ta thác cớ không cung cấp quân lính và voi chiến, chỉ cấp một ít lương thực sai quan đưa đến Đồng Đăng rồi trở về.
1247 Long Châu và Phụng Nghĩa: đều thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc.
Nhà Minh lại sai sứ sang đòi nhà sư, phụ nữ xoa bóp, người bị thiến, ta đưa sang mỗi loại một ít.
Mùa đông, tháng 12, lấy Lương Nguyên Bưu làm Hành khiển tri [26a] Đại tông chính; Hà Đức Lân làm nhập nội hành khiển môn hạ tả ty; Hoàng Hối Khanh làm Phát vận ty; Phạm Cự Luận làm Tham mưu quân sự kiêm Khu mật viện sự.
Bính Tý, (Quang Thái) năm thứ 9 (1396), (Minh Hồng Vũ năm thứ 29). Mùa xuân, tháng giêng, xuống chiếu sa thải các tăng đạo chưa đến 50 tuổi trở xuống, bắt phải hoàn tục. Lại thi những người thông hiểu kinh giáo, ai đỗ thì cho làm Đường đầu thủ1248, tri cung, tri quán, tri tự, còn thì cho làm kẻ hầu của người tu hành.
1248 CMCB 11 chép là Tăng đường đầu mục, có lẽ là một chức đứng đầu một bộ phận nhà sư.
Tháng 3, xét duyệt quân ngũ.
Mùa hạ, tháng 4, bắt đầu phát (tiền giấy). Thông bảo hội sao. In xong, ra lệnh cho người đến đổi, cứ 1 quan tiền đồng đổi lấy 1 quan 2 tiền giấy.
Thể thức (tiền giấy): tờ 10 đồng vẽ rồng, tờ 30 đồng vẽ sóng, tờ 1 tiền vẽ mây, tờ 2 tiền vẽ rùa, tờ 3 tiền vẽ lân, tờ 5 tiền vẽ phượng, tờ 1 quan vẽ rồng. Kẻ làm tiền giả bị tội chết, ruộng đất, tài sản tịch thu.
Cấm [26b] tuyệt tiền đồng, không được chứa lén, tiêu vụng, tất cả thu hết về kho Ngao Trì ở kinh thành và trị sở các xứ. Kẻ nào vi phạm cũng bị trị tội như làm tiền giả.
Xuống chiếu qui định cách thức thi chọn nhân tài, dùng thể văn bốn kỳ, bãi bỏ phép viết ám tả cổ văn.
Kỳ thứ nhất thi một bài kinh nghĩa có các phần phá đề, tiếp ngữ, tiểu giảng, nguyên đề, đại giảng, kết luận, từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ hai thi một bài thơ Đường luật, một bài thơ phú cổ thể, hay thể Ly tao, thể Văn tuyển, cũng từ 500 chữ trở lên. Kỳ thứ ba thi một bài chiếu theo thể Hán, một bài chế, một bài biểu theo thể tứ lục đời Đường. Kỳ thứ tư một bài văn sách, ra đề thì theo kinh, sử hay thời sự, mỗi bài phải 1000 chữ trở lên. Cứ năm trước thi hương thì năm sau thi hội, người đỗ thì vua thi một bài văn sách để xếp bậc.
Tháng 6, quy định [26a] kiểu mũ áo các quan văn võ: Quan nhất phẩm (áo) màu tía; nhị phẩm màu đỏ thẫm; tam phẩm màu hồng nhạt; tứ phẩm màu xanh lục; ngũ phẩm, lục phẩm, thất phẩm màu xanh biếc; bát phẩm, cửu phẩm màu xanh. Duy nội thị thì dùng quần hai ống, không dùng xiêm. Người không có phần hàm và hạng hoàng nô thì dùng màu trắng. Các tụng quan chức tước từ lục phẩm trở lên dùng mũ cao sơn1249, chánh lục phẩm được thắt đai, đi hia. Về sắc mũ, chánh thì sắc đen, tòng thì sắc xanh. Người tôn thất thì đội mũ phương thắng màu đen. Võ quan tước lục phẩm đội mũ chiết xung, tước cao mà không có chức thì thắt đai, đội mũ giác đính, tứ thất phẩm trở xuống đội mũ thái cổ1250; tòng thất phẩm đội mũ toàn hoa. Vương hầu đội mũ viễn du1251; ngự sử đài đội mũ khước phi1252. Những quy chế về tiền giấy, về mũ áo trên đây đều làm theo lời của thiếu bảo Vương Nhữ Chu cả.
1249 Mũ cao sơn: cũng chế như kiểu mũ viễn du, nhưng không lõm xuống, đứng thẳng, không có ống suốt tháo ra lắp vào.
1250 Mũ thái cổ: theo Lễ ký, là mũ của người mới gia quan, mũ vải thảm.
1251 Mũ viễn du: theo Dư phục chí trong Hậu Hán thư thì kiểu mũ này cũng như mũ thông thiên, cao chín tấc, thân mũ thẳng, đính mũ hơi lõm, thẳng chỗ lõm xuống ấy làm một vòng sắt (cầu mũ), nằm ngang trước vòng sắt có cái ống suốt ngang để tháo hoặc lắp vòng sắt ấy.
1252 Mũ khước phi: chế như kiểu mũ trường quan, cao bảy tấc, rộng năm tấc, làm bằng cật tre, nhưng bên dưới co lại.
Mùa thu, tháng 8, sai tướng chỉ huy quân Long Tiệp là Trần Tùng đi đánh Chiêm Thành, bắt được tướng nước ấy là Bố Đông đem về, ban cho họ tên là Kim [27b] Trung Liệt, chỉ huy quân Hổ Bôn.
Sau này, vào năm Bính Tuất, khi phòng ngự thành Đa Bang, (Trung Liệt) dâng kế sách đưa quân lên biên giới đón đánh, không cho quân giặc tiến vào đất ta, không để chúng ỷ vào trường binh và thông đuợc đường tiến quân. Nhưng các tướng không theo kế ấy. Bố Đông bị bệnh rồi chết.
Mùa đông, tháng 10, lấy Hồ Cương làm Đại trị châu lộ Diễn Châu, Đặng Tư Thành làm Phán châu sự.
Tháng 11, Quý Ly làm sách Quốc ngữ Thi nghĩa1253 và bài tựa, sai nữ sư dạy hậu phi và cung nhân học tập. Bài tựa phần nhiều theo ý mình, không theo tập truyện của Chu Tử.
1253 Quốc ngữ Thi nghĩa: giải thích Kinh Thi bằng quốc ngữ hay dịch Kinh Thi ra quốc ngữ (chữ Nôm).
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Từ sau khi Mạnh Tử mất, người làm thầy đều chỉ chuyên dạy môn của mình, người đi học cũng chỉ học riêng theo một học thuyết. Nguồn chia, dòng tách, sai một ly đi một dặm! Có khi thì chảy tách thành một dòng khác, có khi lại quay giáo mà đánh lẫn nhau, không sao quay về một mối được! Những học giả đáng [28a] ca ngợi, tuy gọi bậc đại nho cũng không tránh khỏi còn có vết tỳ vết nhỏ, chưa có ai là được hoàn hảo cả.
Chu Tử sinh vào cuối đời Tống, kế tiếp công việc chú giải lục kinh1254 của các nhà nho Hán, Đường, ngược dòng tìm nguồn, hiểu được ý của thánh nhân ở các bộ kinh để lại, rõ được đạo thánh nhân ở những lời huấn giải, vắt óc nghiền ngẫm, lý và tâm dung họp. Ông giải thích thì tường tận, chỉ dẫn thì xa rộng, thực là tập đại thành của các tiên nho và cũng là khuôn mẫu cho những kẻ hậu học. Huống chi lại có Trình Tử xướng ơ trước, và Chu Tử bổ sung chỗ chưa hoàn hảo ở sau, thì nghĩa đã tinh lắm rồi. Người sau mà có trước tác, thì cũng chỉ là mở mang cho rộng thêm, tô chuốc cho bóng thêm, có thế mà thôi, sao lại được chê bai bàn cãi?
1254 Chỉ năm bộ sách kinh điển của nhà Nho là Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Dịch, Kinh Lê, Kinh Xuân thu và Kinh Nhạc.
[28b] Đinh Sửu, (Quang Thái) nămthứ 10 (1397), (Minh Hồng Vũ năm thứ 30). Mùa xuân, tháng giêng, sai Lại bộ thượng thư kiêm Thái sư lệnh Đỗ Tỉnh (có sách chép là Mẫn) đi xem đất và đo đạc động An Tôn phủ Thanh Hóa, đắp thành đào hào, lập nhà tông miếu, dựng đàn xã tắc, mở đường phố, có ý muốn dời kinh đô đến đó, tháng 3 thì công việc hoàn tất.
Trước đó, triều đình bàn bạc chưa xong, hành khiển Phạm Cự Luận khuyên nên thôi.
Quý Ly nói: "Ý ta đã định từ trước rồi, ngươi còn nói gì nữa!".
Đến đây thì thực hiện.
Lúc ấy, Khu mật chủ sự Nguyễn Nhữ Thuyết dâng thư can, đại ý nói: "Ngày xưa, nhà Chu, nhà Ngụy dời kinh đô đều gặp điều chẳng lành. Nay đất Long Đỗ1255 có núi Tản Viên, có sông Lô nhị1256, núi cao sông sâu, đất bằng phẳng rộng rãi. Từ xưa, các bậc đế vương mở nền dựng nước, không đời nào không lấy đất làm nơi sâu gốc bền rễ. Hãy nên noi theo việc trước: khi ấy quân Nguyên bị giết, giặc Chiêm phải nộp đầu… Xin nghĩ lại điều đó, để làm thế vững vàng cho nước nhà. An [29a] Tôn đất đai chật hẹp, hẻo lánh, ở nơi đầu non cuối nước, hợp với loạn mà không hợp với trị. Cho dù dựa vào thế hiểm trở thì đời xưa đã có câu: "Cốt ở đức chứ không cốt ở hiểm"1257.
1255 Long Đỗ: chỉ Thăng Long. Truyền thuyết kể rằng lúc Cao Biền nhà Đường mới đắp thành Đại La, thấy thần nhân hiện lên xưng là thần Long Đỗ. Đại La từ đời Lý đổi là Thăng Long. Do đó người ta thường gọi là Thăng Long (Hà Nội ngày nay) là đất Long Đỗ.
1256 Sông Lô: hay sông Nhị, là sông Hồng ngày nay.
1257 Nguyên văn "Tại đức bất tại hiểm" là câu của Ngô Khởi, một danh tướng đời Chiến Quốc nói với Ngụy Vũ hầu.
Quý Ly không nghe. Sau đến kỳ xét công Quý Ly thấy có tên Nhữ Thuyết liền nói:
"Người ngày từng nói cốt ở đức không cốt ở hiểm".
Rồi phế bỏ không dùng.
Phan Phu Tiên nói: Tào Tháo dời kinh đô đến đất Hứa, nắm lấy thiên tử để sai khiến chư hầu, cơ nghiệp, nhà Hán chìm đắm thực là bắt đầu từ đó. Quý Ly dời kinh đô đến An Tôn, giết vua và diệt họ vua, cơ nghiệp nhà Trần bị sụp đổ, chả lẽ khôg phải bởi đó hay sao? Tuy nhiên, bọn loạn thần tặc tử đời nào mà chẳng có chúng? Cốt ở người làm vua phải cương quyết mà xử đoán, sáng suốt mà tra xét để không có mối lo về sau thôi.
Mùa hạ, tháng 4, đổi trấn Thanh Hóa thành trấn Thanh Đô; trấn Quốc Oai thành trấn Quảng Oai; trấn [29b] Đà Giang thành trấn Thiên Hưng; trấn Nghệ An thành trấn Lâm An; trấn Trườn Yên thành trấn Thiên Quan; trấn Lạng Giang thành trấn Lạng Sơn; trấn Diễn Châu thành trấn Vọng Giang; trấn Tân Bình thành trấn Tây Bình. Bãi các chức đại, tiểu tư xã, đại toát, còn chức quản giáp vẫn theo quy chế cũ.
Định quy chế quan lại trấn nhậm bên ngoài.
Lộ đặt chức An phủ sứ và An phủ phó sứ. Phủ đặt chức Trấn phủ sứ và Trấn phủ phó sứ. Châu đặt chức Thông phán và Thiêm phán. Huyện đặt chức Lệnh úy và Chủ bạ để cai trị. Lộ thống nhiếp phủ, phủ thống nhiếp châu, châu thống nhiếp huyện. Các việc hộ tịch, tiền thóc, ngục tụng đều làm chung thành sổ sách của một lộ, đến cuối năm báo lên sảnh để làm bằng cứ mà khảo xét. Lại đặt các phủ đô đốc, đô hộ, đô thống, tổng quản và ty thái thú để trông coi.
Lấy Phó tướng Lê Hán Thương coi phủ đô hộ lộ Đông Đô; Thái bảo Trần Hàng coi phủ đô thống lộ Bắc Giang; Trần Nguyên Trữ1258 [30a] coi phủ đô thống lộ Tam Giang; thiếu bảo Vương Nhữ Chu làm tri Thiên Trường phủ lộ quân dân sự; Hành khiển Hà Đức Lân làm hành Tân Yên phủ lộ thái thú. Lại đặt chức giáo thụ và giám thư khố ở các châu trấn.
1258 Bản dịch cũ (t.II, tr.201) chép là Trần Nguyên Hãn và chú là CMCB 11 chép là Trần Nguyên Hãn. Nhưng thực ra Cương mục ở chổ này vẫn ghi là Trần Nguyên Trữ coi phủ đô thống Tam Giang.
Tháng 5, xuống chiếu rằng:
"Đời xưa, nước có nhà học, đảng có nhà tư, toại có nhà tường1259 là để tỏ rõ giáo hóa, giữ gìn phong tục, ý trẫm rất chuộng như vậy. Nay quy chế ở kinh đô đã đủ, mà ở châu, huyện thì có thiếu, làm thế nào rộng đường giáo hóa cho dân? Nên lệnh cho các phủ lộ Sơn Nam, Kinh Bắc1260, Hải Đông, đều đặt một học quan, ban cho quan điền1261theo thứ bậc khác nhau: phủ châu lớn thì mười lăm mẫu, phủ châu vừa thì mười hai mẫu1262, phủ châu nhỏ mười mẫu để chi dùng cho việc học trong phủ châu mình (một phần để cúng ngày mồng một, một phần cho nhà học, một phần cho đèn sách). Lộ quan và quan đốc học hãy dạy bảo học trò cho thành tài nghệ, cứ đến cuối năm thì chọn [30b] người ưu tú tiến cử lên triều đình, trẫm sẽ thân hành thi chọn và cất nhắc".
1259 Đảng: là một đơn vị hành chính đời xưa gồm 50 nhà: toại tương tự như làng, xã; tự và tường đều là tên trường học.
1260 Đây là tên đất thời Lê chứ không phải tên đất đời Trần. Có thể lời chiếu được chép lại không đúng nguyên văn.
1261 Quan điền: tức ruộng công.
1262 Bản dịch cũ chép là 11 mẫu và chú là CMCB 11 ghi 12 mẫu.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Bấy giờ có chiếu lệnh này, còn gì tốt đẹp bằng thế nữa? Nhưng lệnh này không thấy thi hành, vì không phải là bản ý của vua, mà vì Quý Ly muốn làm việc cướp ngôi, mượn việc ấy để thu phục lòng người mà thôi.
Tháng 6, xuống chiếu hạn chế danh điền1263.
1263 Danh điền: là ruộng có người đứng tên, tức ruộng tư.
Đại vương và trưởng công chúa thì số ruộng không hạn chế; đến thứ dân thì số ruộng là mười mẫu. Người nào có nhiều nếu có tội, thì cho tùy ý được lấy ruộng để chuộc tội, bị biếm chức hay mất chức cũng được làm như vậy. Số ruộng thừa phải hiến cho nhà nước.
Trước kia, các nhà tôn thất thường sai nô tỳ của mình đắp đê bồi ở bờ biển để ngăn nước mặn, sau hai ba năm, khai khẩn thành ruộng, cho họ lấy lẫn nhau và ở ngay đấy, lập ra nhiều ruộng đất tư trang, cho nên có lệnh này.
Hữu thiêm tri chính sự [31a] hành Khu mật viện sự Phạm Cự Luận chỉ huy quân Thần Sách đánh bọn giặc cỏ áo đỏ ở trấn Tuyên Quang, thua trận bị chết, được tặng Tả bộc xạ (Cự Luận người huyện Đườn An1264. Lấy Hành khiển Đỗ Thế Mãn thay làm Kinh luợc sứ Tuyên Quang.
1264 Đường An: tức huyện Bình Giang về sau, nay là một phần đất huyện Cẩm Bình, Hải Hưng.
Mùa đông, tháng 11, Quý Ly bức vua dời kinh đô đến phủ Thanh Hóa.
Vua đi Yên Sinh bái yết các lăng trước, rồi tới hành tại ở hương Đại Lại gọi là cung Bảo Thanh. Cung nhân Trần Ngọc Cơ và Trần Ngọc Kiểm nói mật với vua là dời kinh đô thế nào cũng có việc cướp ngôi. Quý Ly nghe được, cho rằng viên miếu lệnh Lê Hợp, viên phụ đạo Hữu Lũng1265 là Lương Ông cũng đồng mưu, đem giết cả.
1265 Nguyên văn là chữ "hữu", nhưng chắc là chữ "cổ", Cương Mục cũng chép là Cổ Lũng. Cổ Lũng là tên đời Trần, đến đời Lê mới đổi là Hữu Lũng, nay là huyện Hữu Lũng, thuộc tỉnh Lạng Sơn.
Bình luận facebook