Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 13 - Phần 5
Hán Thương định lại các lệ thuế và tô ruộng.
Triều trước, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dây, triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có năm sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ sáu sào đến một mẫu thì thu 1 quan;
Một mẫu một sào đến hai mẫu thu 2 quan; từ hai mẫu một sào đến hai mẫu năm sào thu 2 quan 6 tiền; từ hai mẫu sáu sào trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu.
Sĩ nhân Nguyễn Bẩm dâng thư cho rằng Tiền Hồ1308 nên nhường ngôi, lui về ở Kim Âu1309, Hậu Hồ1310, thì nên tôn là thượng hoàng [42b], thái tử Nhuế lên ngôi Quan gia1311. Quý Ly giận lắm, cho là Bẩm chỉ trích nhà vua, sự tình nghiêm trọng, sai đem chém.
1308 Chỉ Hồ Quý Ly.
1309 Tức núi Đại Lại, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1310 Chỉ Hồ Hán Thương.
1311 Tức ngôi vua. Đời Trần, Hồ, vua gọi là quan gia.
Quý Mùi, (1403), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 1, Minh Thái Tông Vĩnh Lạc năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, Hán Thương đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa1312, biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ, châu, huyện chia đất cho họ ở. Người ở châu nào thì thích hai chữ tên châu ấy vào hai cánh tay để làm dấu hiệu. Đến năm sau đưa vợ con đi theo, giữa đường, bị bão chết đuối, dân phần nhiều ta oán.
1312 Tên lộ, gồm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.
Hán Thương mộ dân nộp trâu để cấp cho dân mới dời đến ở Thăng Hoa, người nộp được ban tước.
Hán Thương lấy phủ lộ Thanh Hóa làm đất Tam phụ1313 của kinh kỳ; đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương, gồm với Cửu Chân và Ái Châu gọi là Tam phụ. Lại đổi Diễn Châu thành phủ Linh Nguyên, cộng là Tứ [43a] phụ. Đổi phủ Kiến Xương thành phủ Kiến Ninh, đổi núi Đại Lại thành núi Kim Âu. Đặt chức thị giám1314; ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho mua bán với nhau. Bấy giờ, người buôn bán phần nhiều chê tiền giấy. Lại lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau.
1313 Đời xưa, đât gần kinh kỳ gọi là "phụ". "Tam phụ" là ba vùng đất gần kinh kỳ.
1314 Thị giám: người coi chợ.
Hán Thương cấm người tôn thất và cung nhân không được xưng quý hiệu, người vi phạm bị trị tội.
Hán Thương sai giết người phương thuật là Trần Đức Huy.
Đức Huy hồi trẻ mồm rộng đút vừa nắm tay, tay dài quá gối, có người bảo rằng ngày sau tất quý hiển. Đến khi lớn lên, học nghề phường thuật, thường ban đêm đánh mõ làm phép kỳ binh, như có nghìn muôn người reo hò đánh nhau; lại đi khắp các xã, lấy trộm tên những người đi tuần biên vào sổ quân. Việc bị phát giác, thu được một quyển sách phương thuật, một con dấu ngụy, một thanh gươm nhỏ, mộc chiếc mõ đồng. Xử tội lăng trì, [43b] sổ quân thì ném xuống nước hoặc đốt đi không hỏi đến.
Hán Thương dựng miếu ở các lăng tẩm tại Thiên Xương, để thờ cúng tổ khảo, sớm chiều cúng tế. Lại dựng miếu ở các lăng tẩm Bào Đột, Linh Nguyên để thờ cúng tiên tổ. Ở kinh thành thì dựng Đông thái miếu để thờ cúng tông phái họ mình, Tây thái miếu để thờ họ ngoại là Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông.
Nhà Minh sai Ổ Tu1315 sang báo việc Thái Tông lên ngôi và đổi niên hiệu.
1315 Minh sử, An Nam truyện chép năm này nhà Minh sai hành nhân là Dương Bột sang ta. CMCB 12 cũng chép theo như vậy.
Bấy giờ vua Minh đóng đô ở Kim Lăng, Yên Vương Lệ làm phản, giết các quan Tam ty, đem quân tiến đánh kinh sư, đi đến đâu thắng được đấy, vào trong thành chém giết bừa bãi. Kiến Văn1316 tự thiêu mà chết. Lệ tự lập làm vua, đổi niên hiệu là Vĩnh Lạc.
1316 Kiến Văn: là niên hiệu của vua Huệ Đế nhà Minh.
Bấy giờ có bài thơ rằng:
Giang thượng hoàng kỳ động,
Thiên biên tử chiếu hồi.
Kiến Văn niên dĩ một,
Hồng Vũ vận trùng khai.
Triều sĩ tao hình lục,
Cung nga đổ kiếp khôi.
Thùy tri thiên tải hậu,
Thanh sử hữu [44a] dư ai.
(Trên bến cờ vàng động,
Chân trời chiếu tía về1317.
Năm Kiến Văn đã mất,
Vận Hồng Vũ lại ra.
Triều quan bị chém giết,
Cung nga thẩy bụi tro.
Ai hay ngàn năm nữa,
Sử sách có thương ru!).
1317 Khi Yên Vương Lệ mang quân đi đánh về kinh đô, Kiến Văn sai đem chiếu thư xá tội cho Lệ, bảo rút quân trở về phiên trấn. Lệ không nhận tờ chiếu.
Có người bảo là Giải Tấn làm bài thơ đó cho nên bị tại họa1318.
1318 Giải Tấn bị nhà Minh bắt giam rồi giết chết. Việc này chép vào năm Trùng Quang Đế thứ 3 (1441) (Xem BK 9).
Hán Thương đóng thuyền đinh nhỏ để đánh Chiêm Thành, dự định phân chia các đất Bản Đạt lang, Hắc Bạch và Sa Li Nha1319 từ Tư Nghĩa trở về nam đến biên giới Xiêm La làm châu huyện.
1319 Bản Đại lang: là đất Panduranga của Cham - pa, nay là vùng Phan Rang ở Thuận Hải. Hắc Bạch và Sa Li Nha, chưa rõ chỉ vùng nào.
Gia phong Phạm Nguyên Khôi làm đại tướng quân hai vệ Thiên Ngưu và Phụng Thần, chỉ huy quân Long Tiệp, hành thủy quân đô tướng; Hồ Vấn làm phó. Đỗ Mã chỉ huy các quân Thiên Cương; Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy bộ cộng hai mươi vạn người đều theo tiết chế của Nguyên Khôi. Ai ra trận àm sợ giặc thì bị chém, vợ con, điền sản bị tịch thu sung công. Các quân vào đất Chiêm, làm nhiều chiến cụ; vây thành Chà Bản sắp lấy được, nhưng vì quân đi đã chín tháng, hết lương ăn, không thắng phải rút về. Đỗ Nguyên Thác vì trái lệnh của đô tướng, tha tội chết, bị đồ làm binh.
Chiêm Thành cầu cứu [44b] nhà Minh. Người Minh đi chín chiếc thuyền vượt biển sang cứu. Các quân ta trở về gặp quân Minh ở ngoài biển. Người Minh bảo Nguyên Khôi rằng phải mau rút quân về, không được ở lại lâu. Nguyên Khôi từ Chiêm Thành trở về bị Quý Ly quở trách vì không giết hết được quân Minh.
Phan Phu Tiên nói: Nguyên Khôi vốn không có tài làm tướng, chỉ giỏi về những việc khéo léo, vì có ơn riêng là họ ngoại, được đặc cách gia phong tước hầu, thế mà trận này thành công được, so với việc Hán Vũ Đế sai nhị sư Lý Quảng đi đánh Đại Uyển thì có khác gì.
Phương sĩ Nguyễn Đại Năng người Giáp Sơn dùng lửa cứu, kim châm để chữa bệnh cho người, Hán Thương bổ làm chức Quảng tế tự thừa. Đặt quan thuộc Quảng tế1320 bắt đầu từ đó.
1320 Quảng tế: cơ quan coi việc y tế bấy giờ.
Đại Năng xảo trá, có sức khỏe, có thể bắn được nỏ cứng. Sau làm Quảng tế lệnh kiêm chỉ huy dinh Binh qua, rồi được điều đi chỉ huy quân Sùng Uy.
[45a] Bấy giờ sứ nhà Minh qua lại nước ta liên tiếp như mắc cửi, kẻ thì yêu sách, người thì sách hỏi, Hán Thương sai người tùy phương cứu gỡ, vất vả về việc ứng tiếp.
Mùa đông, tháng 10, Hán Thương giết thân thuộc của bọn Nguyễn Toán làm nội quan ở Bắc.
Trước đây Minh Thái Tổ từng đòi người bị thiến, tăng nhân, đàn bà xoa bóp, ta đều chiều ý đưa cho. Được vài năm, tha các tăng nhân và tú nữ về nước, chỉ giữ bọn bị thiến sung làm nội quan. Đến khi Thái Tông lên ngôi, có ý muốn xâm lược phương Nam, sai bọn Nguyễn Toán, Từ Cá, Nguyễn Tông Đạo, Ngô Tín sang sứ và thăm hỏi thân thuộc, dặn mật rằng, nếu có quân phương Bắc sang thì dựng cờ vàng, ghi là thân thuộc của viên nội quan họ tên là Mỗ tất sẽ không bị giết hại. Việc ấy bị phát giác, bắt hết thân thuộc của những tên ấy đem giết đi.
[45b] Giáp Thân, (1404), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 2, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, Hán Thương cho rằng An phủ sứ phủ lộ Tân Hưng kiêm Đông Đô phán là Trần Quốc Kiệt biết đắp đê ngăn nước mặn, tiện việc cày cấy của dân, thưởng tước một tư.
Hán Thương sai Phan Hòa Phủ đem biếu nhà Minh hai con voi đen và trắng và dâng đất để xin hoãn quân, rồi lại nói dối với nhà Minh là họ Hồ lấn đất và bắt cống voi. Đến đây, nhà Minh sai sứ sang trách hỏi, nên đưa biếu voi.
Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng Tám năm nay thi hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ1321; lại tháng Tám năm sau thi hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa thi lại bắt đàu thi hương như năm trước. Bấy giờ học trò chuyên nghiệp học hành, mong được bổ dụng, nhưng mới được thi ở bộ Lễ rồi gặp loạn phải thôi. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên1322 [46a] nhưng chia làm bốn kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra năm kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự bổ.
1321 CMCB 12 chữa là "sung tuyển bổ", nghĩa là "được lựa chọn bổ dụng".
1322 Theo Thông giám tập lãm thì năm Hoàng Khánh thứ 3 (1314) mới định phép thi ba kỳ là: kỳ thứ nhất thi hai bài minh kinh và kinh nghi; kỳ thứ hai thi các bài phú, chế, cáo, chương, biểu theo cổ thể; kỳ thứ ba thi một bài văn sách, hỏi về kinh sử và thời sự.
Trước đây, năm Nhâm Ngọ (1402), chọn tráng đinh, người nghèo sung làm quân trợ dịch, sau lại đổi thành quân bồi vệ, chia làm hàng tả, hàng hữu, dùng tên cầm thú để đặt quân hiệu (như kiểu phượng hoàng, kỳ lân…), lấy quan văn, võ người tôn thất cai quản.
Hán Thương khai Liên Cảng1323 từ Tân Bình đến địa giới Thuận Hóa, vì bùn cát đùn lên, không khai được.
1323 Liên Cảng: sau thuộc xã Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, nay thuộc Quảng Bình.
Cửa Eo1324 ở Hóa Châu bị vỡ. Hán Thương sai lấy quân lính ở kinh thành đi đắp lại.
1324 Cửa Eo: tức cửa Thuận An ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hán Thương đóng thuyền đinh sắt để phòng giặc phương Bắc, có hiệu là "Trung tàu tải lương", "Cổ lâu thuyền tải lương", chỉ mượn tiếng là chở lương thôi, nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu, bên dưới thì hai người chèo một mái chèo.
Quý Ly giết viên tướng quân cũ Hồ Tùng.
Trước đó, Tùng đã bị giải chức, xin bán [46b] các đồ khí giới của nhà mình, (Quý Ly) không cho, có ý muốn dùng lại. Sau Tùng lại lén thông dâm với vợ của cố hành khiển Lương Nguyên Bưu là con gái của Trần Quý. Quý Ly tức giận nói:
"Bọn tài giỏi đều từ cửa nhà Tùng mà ra!".
Tùng cùng với người Chiêm đầu hàng là Chế Sơn Nô âm mưu làm phản, ngầm liên kết với người Chiêm Thành để trao đổi tin tức cho nhau. Việc bị tiết lộ, Tùng và con gái Quý đều bị xử tử.
Nhà Minh sai hành nhân Lý Kỳ1325 sang.
1325 Toàn thư chép là ___, Minh sử (An Nam truyện) chép là ___, vậy phải đọc là Kỳ.
Kỳ tự quyền làm oai làm phúc, đánh đập các quan bạn tống và đốc biện, bắt phải đi nhanh, không kể độ đường. Trước đây sứ giả từ Đông Đô đến Tây Kinh phải mười hai ngày, Kỳ chỉ đi có tám ngày, đến nhà công quán thì quan sát khắp mọi hình thể. Khi Kỳ trở về, Quý Ly sợ tiết lộ sự tình, sai Phạm Lục Tài
đuổi giết đi. Nhưng đến Lạng Sơn, thì đã ra khỏi cửa ải rồi. Kỳ hặc tâu (với vua Minh) là họ Hồ xưng đế và làm thơ có những lời lăng mạ.
Hán Thương ra lệnh cho các quan viên không được [47a] đi hia, chỉ cho đi giày tơ gai sống. (Lệ cũ đời trước: quan từ lục phẩm trở lên mới được đi hia.)
Hán Thương lệnh cho các lộ đồ gạo chín cấp cho các châu ở Thăng Hoa theo lời của Hoàng Hối Khanh.
Hánh Thương lệnh cho các biên chế những người không có ruộng làm đội cùng nhân1326.
1326 Nghĩa là đội những người cùng khổ.
Hán Thương cấm mọi người trong nước không được dùng lụa phiếu kỹ may áo, chỉ cho nện qua thôi.
Ất Dậu, (1405), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 3, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2 Quý Ly giết kẻ sĩ là Nguyễn Oâng Kiều và Lê Địch.
Trước kia Quý Ly có làm bài thơ răn dạy Hán Thương và Nguyên Trừng đại khái nói:
Thiên dã phú, địa dã tái.
Huynh đệ nhị nhân, nhự hà bất tương ái?
Ô hô ai tai hề ca khảng khái!
(Trời thì che, đất thì chở,
Anh em hai người, sao nỡ chẳng thương nhau?
Hỡi ôi Tiếng ca khảng khái làm sao).
Vợ Ông Kiều thường ra vào trong cung, đem thơ ấy nói với Ông Kiều. Ông Kiều [47b] đem thơ ấy truyền tụng ở cầu Hoa Cái. Học sinh trong phủ của Trừng là Nguyễn Cẩm và Nguyễn Nhữ Minh đem chuyện ấy báo hết với Trừng. Trừng tâu với Quý Ly, Quý Ly mật sai Trung đô doãn là Đỗ Tử Triệt bắt Kiều.
Tử Triệt làm cỗ mời, dụ Ông Kiều bắt đem bỏ ngục. Ông Kiều thất thế cung xưng lây cả đến bọ Lê Địch, Đỗ Loát. Loát trốn thoát được. Ông Kiều và Lê Địch đều bị giết, còn bọn Hà Nhật Tuyên bị đày ra châu xa. Bọn Nguyễn Nhữ Minh có tội nghe đọc bài thơ ấy, phải đồ ra châu Cửu Chân. Vài tháng sau, Tử Triệt bỗng mắc bạo bệnh, đòi lấy bút viết rằng: "Ta kiện nhau với mày", lát sau chết. Sau Nhật Tuyên cũng bị chết vì tội bè đảng.
Nhà Minh sai sứ sang đòi cắt đất Lộc Châu ở Lạng Sơn.
(Bấy giờ thổ quan phủ Tư Minh, Quảng Tây là Hoàng Quảng Thành báo lên rằng Lộc Châu là đất cũ của phủ ấy).
Quý Ly sai hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ. Hối Khanh đem các thôn như Cổ Lâu, gồm cả thảy năm mươi chín thôn trả cho nhà Minh. [48a] Quý Ly trách mắng, lăng nhục Hối Khanh vì trả lại đất nhiều quá. Những thổ quan do bên kia đặt, (Quý Ly) đều bí mật sai thổ nhân ở đó đánh thuốc độc giết đi.
Hán Thương lệnh cho những nơi đầu nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc. Châu Vũ Ninh thì cho phép lấy gỗ ô mễ ở lăng Cổ Pháp đưa đến cho các quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái để phòng giặc phương Bắc.
Năm ấy đói.
Hán Thương lệnh cho các quan phủ, lộ, châu, huyện kiểm tra xem các nhà giàu có bao nhiêu thóc, bảo họ bán cho dân, số lượng nhiều ít khác nhau.
Mùa hạ, tháng 6, sét đánh và Đông cung (tên nô cùng vú nuôi của Đông cung bị chết). Hán Thương có lệnh cầu lời nói thẳng.
Đại xá.
Hán Thương nghị bàn việc dời các cung điện ở Đông Đô tới làm ở động Cổ Liệt1327.
1327 Động Cổ Liệt: theo chú thích của bản dịch cũ thì Cổ Liệt có thể là Kẻ Sét, tức xã Thịnh Liệt sau này, ở gần Hoàng Mai, Hà Nội.
Bấy giờ giặc phương Bắc sắp sang mà dân thì đã lâu ngại đi phục dịch nơi xa, cho nên đặt ra kế ấy để thu phục lòng người. Nhưng rốt cuộc không làm được.
Hán Thương đặt bốn kho quân khí. Không kể là quân hay dân, hễ ai khéo nghề [48b] đều sung vào làm việc.
Mùa thu, tháng 7, Quý Ly và Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửa biển, ở kinh lộ, vì muốn biết thế hiểm hay dễ của các nơi. Tháng 8 thì trở về.
Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê Củng Thần sung làm thái học sinh lý hành1328; bọn Cù Xương Triều sáu người sung làm Tư Thiện đường học sinh. (Tư Thiện đường vốn là tên nhà học của thái tử triều Trần).
1328 Thái học sinh lý hành: thái học sinh chưa chính thức.
Nhà Minh sai bọn nội quan Nguyễn Tông Đạo sang.
Tháng 9, Hán Thương sai thi lại viên.
Hán Thương định quân Nam ban và Bắc ban chia thành mười hai vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành tám vệ; mỗi vệ mười tám đội, mỗi đội mười tám người; đại quân thì ba mươi đội, trung quân thì hai mươi đội, mỗi doanh là mười lăm đội, mỗi đoàn là mười đội; cấm vệ đô thì năm đội. Đại tướng quân thống lĩnh cả.
Hán Thương sai tả Hình bộ lang trung [49a] Phạm Canh sang nhà Minh xin giảng hòa, Thông phán là Lưu Quang Đình làm phó sứ. Nhà Minh chỉ giữ một mình Canh ở lại mà cho Quang Đình trở về.
Quý Ly biếm Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; lấy Phong quốc giám quản cán Nguyễn Ngạn Quang làm Tuyên phủ sứ kiểm chức chế trí sứ trấn Tân Ninh. Quý Ly làm thơ ban cho Quang rằng:
Biên quận thừa tuyên tư tráng chí,
Hùng phiên tiết chế hữu huy du.
Thanh tùng bảo nhĩ tuế hàn tiết,
Bạch phát khoan dư tây cố ưu.
Huấn sức binh nông giai tựu tự,
Giản đình trấn thú thị hà thu.
Cần lao vật vị vô tri giả,
Tứ mục nguyên phi tế miện lưu.
(Trấn trị biên cương nuôi chí mạnh,
Hùng phiên tiết chế sẵn mưu hay.
Thông xanh ngươi hãy bền tiết lạnh,
Tóc bạc ta nguôi lo phía tây.
Rèn luyện binh nông đều giữ nghiệp,
Triệt hồi trấn thú hỏi bao ngày?
Cần lao chớ bảo không người biết,
Tua mũ đâu cho nổi mắt này).
Quý Ly thấy mình tuổi đã bảy mươi, ban cho phụ lão các lộ từ bảy mươi tuổi trở lên mỗi người hưởng tước một tư, đàn bà thì ban tiền. Ở kinh thành thì ban tước và ban tiệc rượu.
Hán Thương sai Thái thú Đông lộ Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu [49b] đắp thành Đa Bang1329 để chống giặc.
1329 Theo CMCB 12 thì thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong tỉnh Sơn Tây. Nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây.
Khi ấy có ngôi đền bị dân phu phá hủy, Hối Khanh ban đêm chiêm bao thấy thần nhân đến báo, cho làm lại đền đó.
Hối Khanh làm thơ có câu rằng:
Mao thiềm mệnh dã cung tiều thoán,
Lão mộc thì hồ ách phủ cân.
(Mái tranh đành phận nơi đun nấu,
Cây cối thường khi chịu búa rìu).
Người thức giả biết là sau ông sẽ không được trọn vẹn.
Hán Thương sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc để chống giặc từ Tuyên Quang đến.
Hán Thương chiếu truyền An phủ sứ lộ về triều, cùng với các quan ở kinh họp bàn nên đánh hay nên hòa.
Có người khuyên nên đánh, chớ để làm mối lo ngày sau. Trấn thủ Bắc Giang Nguyễn Quân cho là nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để hoãn binh thì hơn.
Tả tướng quốc Trừng nói:
"Thần không sơ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!".
Quy Ly ban cho cái hộp trầu bằng vàng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được [50a] điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ là họ Hồ mà bỏ câu nói của Trừng.
Hán Thương cấm nấu rượu, vì lãng phí thóc gạo.
Hán Thương bãi bỏ quan hương đình.
Bính Tuất, (1406), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 4, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nhà Minh sai Chinh Nam tướng quân Hữu quân đô đốc đồng tri là Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri là Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri là Hoàng Trung đem mười vạn quân ở Quảng Tây sang xâm lược, mượn cớ đưa tên Trần Vương ngụy là Thiêm Bình về nước. Quân dừng lại ở địa đầu biên giới không đi.
Ngày mồng, Hoàng Trung đánh vào cửa ải Lãnh Kinh1330. Quân họ Hồ thất bại.
1330 Ở khoảng Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.
Sáng hôm đó, các quân thủy bộ giao chiến, nhị vệ đại tướng Phạm Nguyên Khôi, tướng chỉ huy quân Chấn Cương là Chu Bỉnh Trung, tướng chỉ huy quân Tam Phụ là Trần Huyên Huyên, Tả Thần Dực quân Trần Thái Bộc đều thua chết. Tả tướng quốc Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị vây, có người vội dìu xuống thuyền thoát được. Đó là vì thấy bên kia quân [50b] ít, coi thường chúng. Duy có Tả Thánh Dực quân Hồ Vấn từ Vũ Cao dẫn quân tới đánh úp, giặc bị thua.
Trung liệu thế không địch nổi, đến trống canh hai nửa đêm trốn về. Tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực Hồ Xạ, tướng chỉ huy quân Thánh Dực Bắc Giang Trần Đĩnh đã được lệnh chặn đánh ở cửa ải Chi Lăng từ trước. Quân Minh bèn đưa giải Thiêm Bình cho ta và sai quân y Cao Cảnh Chiếu gửi thư hàng nói rằng:
"Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối Không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm".
Hồ Xạ cho phép. Vì thế, tuy bắt bắt được nhiều tù binh mà [51a] người Minh vẫn có kẻ trốn được.
Lễ dâng thắng trận xong, tra hỏi Thiêm Bình là tông phái nào, Thiêm Bình không chịu nói. Lệnh người nào nhận biết được Thiêm Bình thì thưởng tước một tư, nhưng không ai dám nhận. Xử tội lăng trì.
Thiêm Bình là gia nô của Trần Nguyên Huy, tức là Nguyễn Khang. Các tù binh bắt được đưa đi Nghệ An để làm ruộng, bọn quan lại thì giữ ở kinh giao cho các nhà quyền quý nhận nuôi.
Nội cẩm y vệ nhà Minh Phạm Chất nói với Hán Thương rằng Lưu Quang Đĩnh vâng mệnh đi sứ đến Bắc Kinh có lậy Thiêm Bình. Ngay hôm ấy bắt Quang Đĩnh đem chém.
Hán Thương thưởng chiến công, mỗi người tước ba tư. Hồ Xạ vì nghe kế người Minh bắt giải Thiêm Bình để đến nỗi bọn Hoàng Trung chạy thoát, không được vạn toàn, nên Xạ và những thuộc hạ của ông chỉ được thưởng hai tư. Các quan văn võ trong ngoài dâng biểu mừng, (Hán Thương) từ chối không nhận.
Khi quân Minh mới vào [51b] cõi, ra lệnh cho nhân dân đều phá bỏ hết lúa má; các xứ Lạng Châu, Vũ Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Tam Đái, đều nghiêm chỉnh làm vườn không nhà trống. Quân Minh rút đi, nhân dân lại phục nghiệp như cũ.
Hán Thương sai An phủ sứ Tam Giang là Trần Cung Túc sang nhà Minh cầu hòa và giải thích sự việc Thiêm Bình, Thông phán Ái Châu là Mai Tú Phu làm phó sứ, Thiêm phán Tưởng Tư làm tòng sự. Nhà Minh giữ họ lại, sau bắt được hai (cha con) họ Hồ mới thả về.
Hán Thương gọi Tuyên phủ sứ Thăng Hoa Nguyễn Ngạn Quang về làm Đại lý chính; lấy Trấn phủ sứ Nghĩa Châu là Lê Quang Tổ làm Tuyên phủ sứ Thăng Hoa. Hối Khanh giữ chức Hành khiển tả ty thị lang kiêm lĩnh thái thú Thăng Hoa, tiết chế Tân Ninh, chuyên quyền cai trị một phương. Đỗ Mãn thôi chức Thượng thư lệnh hữu tham tri chính sự, lấy Hành khiển Binh bộ thượng thư kiêm Thiên Ngưu vệ đại tướng quân Đỗ Nhân Giám thay. [52a] Nội nhân coi quân Thiên Chương là Ngô Miễn làm Hành khiển thượng thư lệnh hữu tham tri chính sự kiêm coi các lăng phủ Thiên Xương.
Tháng 6, đỉnh tháp Báo Thiên đổ, An phủ sứ Đông Đô Lê Khải không báo tin, bị biếm 1 tư.
Hành khiển môn hạ hữu ty lang trung Trần Ngạn Chiêu bị bãi làm Hộ bộ thượng thư, lấy Thiêm tri nội mật kiêm tri Thẩm hình viện sự Nguyễn Cẩn làm Hành khiển môn hạ hữu ty lang trung.
Hán Thương bổ thêm hương quân, lấy người có phẩm tước tạm trông coi. Chiêu mộ những người vong mệnh làm quân dũng hãn, đặt các chức thiên hộ, bách hộ để cai quản.
Quý Ly chiêm bao thấy thần nhân ngâm bài thơ rằng:
Nhị nguyệt tại gia,
Tứ nguyện loạn hoa,
Ngũ nguyệt phong ba,
Bát nguyệt sơn hà,
Thập nguyệt long xa.
(Tháng hai ở nhà,
Tháng tư loạn hoa,
Tháng năm sóng gió,
Tháng tám núi sông,
Tháng mười xe rồng). Mùa thu, tháng 7, Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía nam sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ [52b] Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang Giang1331 để làm kế phòng thủ.
1331 Có lẽ là khoảng hạ lưu sông Thương.
Hán Thương hạ lệnh cho dân Tam Đái và Bắc Giang tích trữ lương thực, vượt sông sang làm nhà cửa ở chỗ đất hoang, chuẩn bị di cư đến đó.
Hán Thương gọi các quan cũ chờ lệnh bổ dụng.
Tháng 9, nhà Minh sai ChinhDi hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương Bá1332 Trần Húc, đem bốn mươi vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy1333 cứ một toán mai phục, một toán hành quân, thay nhau phiên nhau cứu ứng lẫn nhau.
1332 CMCB 12 chép là Vân Dương Bá.
1333 Tức cửa ải Nam Quan ngày nay.
Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân cũng đem bốn mươi vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh1334, xẻ núi, chặt cây, mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là tám mươi vạn.
1334 Một cửa ải gần thị xã Hà Giang ngày nay.
Tháng 11 [quân Minh) hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Trú Giang.
Hán [53a] Thương hạ lệnh cho quân ở sông Cái theo sự tiết chế của Tả tướng quốc Trừng, quân ở Trú Giang theo sự tiết chế của Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ. Phía ngoài liên kết chiến hạm của thủy quân, trên bờ thì binh tướng của ta đóng đối diện với doanh trại giặc, nhưng chưa từng giao chiến trận nào.
Trước đó, nhà Minh sai Thái tử thái phó Thành quốc công Chu Năng làm tổng binh đeo ấn Chinh Di tướng quân đem quân xâm lược phương Nam. Năng đến phủ Thái Bình ở Quảng Tây thì chết. Trước đó Năng đã làm bảng văn kể tội họ Hồ, rêu rao là tìm người họ Trần cho khôi phục lại vương tước. Đến đây, bọn Phụ, Thạnh viết lời bảng văn ấy vào nhiều mảnh gỗ thả theo dòng. Các quân người nào trông thấy thì cho là đúng như lời trong bảng, hơn nữa lại chán ghét chính sự hà khắc của họ Hồ, không còn bụng dạ chiến đấu nữa.
Bọn Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn và Nguyễn Huân mạo nhận là họ Mạc đều là những kẻ bất đắc chí, đón hàng quân Minh, người Minh đều trao cho quan chức. Sau Thúy làm đến tham chính; Địch làm đến chỉ huy [53b] sứ; Viễn làm đến diêm vận sứ; Huân làm đến bố chính; (Thúy, Địch, Viễn là cháu Mạc Đĩnh Chi).
Mùa đông, tháng 10, người Minh lại đến. Từ sông Lô trở lên bắc lại thực hiện đồng không nhà trống như lần trước.
Tháng 12, ngày mồng 2, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực Hồ Xạ không giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái.
Đêm mồng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc. Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh. Tướng Minh đem những tên thoát lui thi hành quân lệnh, binh lính chúng liều chết cố đánh, tự nguyện lập công.
Đêm ngày mồng 9, quân Minh đánh úp quân họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Tả Thần Dực Nguyễn Công Khôi đang vui chơi nữ sắc, không phòng bị, thuyền bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt, lặng im không có tiếng động của chiến trận. Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đến cứu, chỉ từ xa xin tả tướng quốc Trừng xem ai [54a] có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông làm cầu phao để sang.
Sáng ngày 12, người Minh là Trương Phụ dẫn đô đốc Hoàng Trung, đô chỉ huy Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh dẫn bọn đề đốc Trần Tuấn, tiến công phí đông nam thành. Xác chết chất cao ngang với thành mà giặc vẫn tiến đánh, không tên nào dám dừng lại.
Bọn Nguyễn Tông Đỗ, tướng chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành liền bị hạ. Các quân ở dọc sông đều tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang.
Người Minh vào Đông Đô bắt cướp con gái, ngọc lụa, thống kê lương chứa, chia quan làm việc, chiêu tập dân xiêu tán, làm kế ở lâu dài. Chúng thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi và thu lấy tiền đồng ở các xứ, cho chạy trạm đưa về Kim Lăng.
Triều trước, mỗi mẫu thu 3 thăng thóc, nay thu 5 thăng. Bãi dây, triều trước thu mỗi mẫu 9 quan hoặc 7 quan tiền, nay thu hạng thượng đẳng mỗi mẫu 5 quan tiền giấy, hạng trung đẳng mỗi mẫu 4 quan tiền giấy, hạng hạ đẳng 3 quan tiền giấy. Tiền nộp hằng năm của đinh nam trước thu 3 quan, nay chiếu theo số ruộng, người nào chỉ có năm sào ruộng thì thu 5 tiền giấy; từ sáu sào đến một mẫu thì thu 1 quan;
Một mẫu một sào đến hai mẫu thu 2 quan; từ hai mẫu một sào đến hai mẫu năm sào thu 2 quan 6 tiền; từ hai mẫu sáu sào trở lên thu 3 quan. Đinh nam không có ruộng và trẻ mồ côi, đàn bà góa, thì dẫu có ruộng cũng thôi không thu.
Sĩ nhân Nguyễn Bẩm dâng thư cho rằng Tiền Hồ1308 nên nhường ngôi, lui về ở Kim Âu1309, Hậu Hồ1310, thì nên tôn là thượng hoàng [42b], thái tử Nhuế lên ngôi Quan gia1311. Quý Ly giận lắm, cho là Bẩm chỉ trích nhà vua, sự tình nghiêm trọng, sai đem chém.
1308 Chỉ Hồ Quý Ly.
1309 Tức núi Đại Lại, thuộc huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1310 Chỉ Hồ Hán Thương.
1311 Tức ngôi vua. Đời Trần, Hồ, vua gọi là quan gia.
Quý Mùi, (1403), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 1, Minh Thái Tông Vĩnh Lạc năm thứ 1). Mùa xuân, tháng 2, Hán Thương đem những người không có ruộng mà có của dời đến Thăng Hoa1312, biên chế thành quân ngũ. Quan lại ở các lộ, phủ, châu, huyện chia đất cho họ ở. Người ở châu nào thì thích hai chữ tên châu ấy vào hai cánh tay để làm dấu hiệu. Đến năm sau đưa vợ con đi theo, giữa đường, bị bão chết đuối, dân phần nhiều ta oán.
1312 Tên lộ, gồm bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa.
Hán Thương mộ dân nộp trâu để cấp cho dân mới dời đến ở Thăng Hoa, người nộp được ban tước.
Hán Thương lấy phủ lộ Thanh Hóa làm đất Tam phụ1313 của kinh kỳ; đổi phủ Thanh Hóa thành phủ Thiên Xương, gồm với Cửu Chân và Ái Châu gọi là Tam phụ. Lại đổi Diễn Châu thành phủ Linh Nguyên, cộng là Tứ [43a] phụ. Đổi phủ Kiến Xương thành phủ Kiến Ninh, đổi núi Đại Lại thành núi Kim Âu. Đặt chức thị giám1314; ban hành cân, thước, thưng, đấu, định giá tiền giấy, cho mua bán với nhau. Bấy giờ, người buôn bán phần nhiều chê tiền giấy. Lại lập điều luật để xử tội không tiêu tiền giấy, bán giá cao, đóng cửa hàng, bao che giúp nhau.
1313 Đời xưa, đât gần kinh kỳ gọi là "phụ". "Tam phụ" là ba vùng đất gần kinh kỳ.
1314 Thị giám: người coi chợ.
Hán Thương cấm người tôn thất và cung nhân không được xưng quý hiệu, người vi phạm bị trị tội.
Hán Thương sai giết người phương thuật là Trần Đức Huy.
Đức Huy hồi trẻ mồm rộng đút vừa nắm tay, tay dài quá gối, có người bảo rằng ngày sau tất quý hiển. Đến khi lớn lên, học nghề phường thuật, thường ban đêm đánh mõ làm phép kỳ binh, như có nghìn muôn người reo hò đánh nhau; lại đi khắp các xã, lấy trộm tên những người đi tuần biên vào sổ quân. Việc bị phát giác, thu được một quyển sách phương thuật, một con dấu ngụy, một thanh gươm nhỏ, mộc chiếc mõ đồng. Xử tội lăng trì, [43b] sổ quân thì ném xuống nước hoặc đốt đi không hỏi đến.
Hán Thương dựng miếu ở các lăng tẩm tại Thiên Xương, để thờ cúng tổ khảo, sớm chiều cúng tế. Lại dựng miếu ở các lăng tẩm Bào Đột, Linh Nguyên để thờ cúng tiên tổ. Ở kinh thành thì dựng Đông thái miếu để thờ cúng tông phái họ mình, Tây thái miếu để thờ họ ngoại là Trần Minh Tông và Trần Nghệ Tông.
Nhà Minh sai Ổ Tu1315 sang báo việc Thái Tông lên ngôi và đổi niên hiệu.
1315 Minh sử, An Nam truyện chép năm này nhà Minh sai hành nhân là Dương Bột sang ta. CMCB 12 cũng chép theo như vậy.
Bấy giờ vua Minh đóng đô ở Kim Lăng, Yên Vương Lệ làm phản, giết các quan Tam ty, đem quân tiến đánh kinh sư, đi đến đâu thắng được đấy, vào trong thành chém giết bừa bãi. Kiến Văn1316 tự thiêu mà chết. Lệ tự lập làm vua, đổi niên hiệu là Vĩnh Lạc.
1316 Kiến Văn: là niên hiệu của vua Huệ Đế nhà Minh.
Bấy giờ có bài thơ rằng:
Giang thượng hoàng kỳ động,
Thiên biên tử chiếu hồi.
Kiến Văn niên dĩ một,
Hồng Vũ vận trùng khai.
Triều sĩ tao hình lục,
Cung nga đổ kiếp khôi.
Thùy tri thiên tải hậu,
Thanh sử hữu [44a] dư ai.
(Trên bến cờ vàng động,
Chân trời chiếu tía về1317.
Năm Kiến Văn đã mất,
Vận Hồng Vũ lại ra.
Triều quan bị chém giết,
Cung nga thẩy bụi tro.
Ai hay ngàn năm nữa,
Sử sách có thương ru!).
1317 Khi Yên Vương Lệ mang quân đi đánh về kinh đô, Kiến Văn sai đem chiếu thư xá tội cho Lệ, bảo rút quân trở về phiên trấn. Lệ không nhận tờ chiếu.
Có người bảo là Giải Tấn làm bài thơ đó cho nên bị tại họa1318.
1318 Giải Tấn bị nhà Minh bắt giam rồi giết chết. Việc này chép vào năm Trùng Quang Đế thứ 3 (1441) (Xem BK 9).
Hán Thương đóng thuyền đinh nhỏ để đánh Chiêm Thành, dự định phân chia các đất Bản Đạt lang, Hắc Bạch và Sa Li Nha1319 từ Tư Nghĩa trở về nam đến biên giới Xiêm La làm châu huyện.
1319 Bản Đại lang: là đất Panduranga của Cham - pa, nay là vùng Phan Rang ở Thuận Hải. Hắc Bạch và Sa Li Nha, chưa rõ chỉ vùng nào.
Gia phong Phạm Nguyên Khôi làm đại tướng quân hai vệ Thiên Ngưu và Phụng Thần, chỉ huy quân Long Tiệp, hành thủy quân đô tướng; Hồ Vấn làm phó. Đỗ Mã chỉ huy các quân Thiên Cương; Đỗ Nguyên Thác làm phó. Quân thủy bộ cộng hai mươi vạn người đều theo tiết chế của Nguyên Khôi. Ai ra trận àm sợ giặc thì bị chém, vợ con, điền sản bị tịch thu sung công. Các quân vào đất Chiêm, làm nhiều chiến cụ; vây thành Chà Bản sắp lấy được, nhưng vì quân đi đã chín tháng, hết lương ăn, không thắng phải rút về. Đỗ Nguyên Thác vì trái lệnh của đô tướng, tha tội chết, bị đồ làm binh.
Chiêm Thành cầu cứu [44b] nhà Minh. Người Minh đi chín chiếc thuyền vượt biển sang cứu. Các quân ta trở về gặp quân Minh ở ngoài biển. Người Minh bảo Nguyên Khôi rằng phải mau rút quân về, không được ở lại lâu. Nguyên Khôi từ Chiêm Thành trở về bị Quý Ly quở trách vì không giết hết được quân Minh.
Phan Phu Tiên nói: Nguyên Khôi vốn không có tài làm tướng, chỉ giỏi về những việc khéo léo, vì có ơn riêng là họ ngoại, được đặc cách gia phong tước hầu, thế mà trận này thành công được, so với việc Hán Vũ Đế sai nhị sư Lý Quảng đi đánh Đại Uyển thì có khác gì.
Phương sĩ Nguyễn Đại Năng người Giáp Sơn dùng lửa cứu, kim châm để chữa bệnh cho người, Hán Thương bổ làm chức Quảng tế tự thừa. Đặt quan thuộc Quảng tế1320 bắt đầu từ đó.
1320 Quảng tế: cơ quan coi việc y tế bấy giờ.
Đại Năng xảo trá, có sức khỏe, có thể bắn được nỏ cứng. Sau làm Quảng tế lệnh kiêm chỉ huy dinh Binh qua, rồi được điều đi chỉ huy quân Sùng Uy.
[45a] Bấy giờ sứ nhà Minh qua lại nước ta liên tiếp như mắc cửi, kẻ thì yêu sách, người thì sách hỏi, Hán Thương sai người tùy phương cứu gỡ, vất vả về việc ứng tiếp.
Mùa đông, tháng 10, Hán Thương giết thân thuộc của bọn Nguyễn Toán làm nội quan ở Bắc.
Trước đây Minh Thái Tổ từng đòi người bị thiến, tăng nhân, đàn bà xoa bóp, ta đều chiều ý đưa cho. Được vài năm, tha các tăng nhân và tú nữ về nước, chỉ giữ bọn bị thiến sung làm nội quan. Đến khi Thái Tông lên ngôi, có ý muốn xâm lược phương Nam, sai bọn Nguyễn Toán, Từ Cá, Nguyễn Tông Đạo, Ngô Tín sang sứ và thăm hỏi thân thuộc, dặn mật rằng, nếu có quân phương Bắc sang thì dựng cờ vàng, ghi là thân thuộc của viên nội quan họ tên là Mỗ tất sẽ không bị giết hại. Việc ấy bị phát giác, bắt hết thân thuộc của những tên ấy đem giết đi.
[45b] Giáp Thân, (1404), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 2, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 2). Mùa xuân, tháng 2, Hán Thương cho rằng An phủ sứ phủ lộ Tân Hưng kiêm Đông Đô phán là Trần Quốc Kiệt biết đắp đê ngăn nước mặn, tiện việc cày cấy của dân, thưởng tước một tư.
Hán Thương sai Phan Hòa Phủ đem biếu nhà Minh hai con voi đen và trắng và dâng đất để xin hoãn quân, rồi lại nói dối với nhà Minh là họ Hồ lấn đất và bắt cống voi. Đến đây, nhà Minh sai sứ sang trách hỏi, nên đưa biếu voi.
Hán Thương định thể thức thi chọn nhân tài: Cứ tháng Tám năm nay thi hương, ai đỗ thì được miễn tuyển bổ1321; lại tháng Tám năm sau thi hội, ai đỗ thì thi bổ thái học sinh. Rồi năm sau nữa thi lại bắt đàu thi hương như năm trước. Bấy giờ học trò chuyên nghiệp học hành, mong được bổ dụng, nhưng mới được thi ở bộ Lễ rồi gặp loạn phải thôi. Phép thi phỏng theo lối văn tự ba trường của nhà Nguyên1322 [46a] nhưng chia làm bốn kỳ, lại có kỳ thi viết chữ và thi toán, thành ra năm kỳ. Quan nhân, người làm trò, kẻ phạm tội đều không được dự bổ.
1321 CMCB 12 chữa là "sung tuyển bổ", nghĩa là "được lựa chọn bổ dụng".
1322 Theo Thông giám tập lãm thì năm Hoàng Khánh thứ 3 (1314) mới định phép thi ba kỳ là: kỳ thứ nhất thi hai bài minh kinh và kinh nghi; kỳ thứ hai thi các bài phú, chế, cáo, chương, biểu theo cổ thể; kỳ thứ ba thi một bài văn sách, hỏi về kinh sử và thời sự.
Trước đây, năm Nhâm Ngọ (1402), chọn tráng đinh, người nghèo sung làm quân trợ dịch, sau lại đổi thành quân bồi vệ, chia làm hàng tả, hàng hữu, dùng tên cầm thú để đặt quân hiệu (như kiểu phượng hoàng, kỳ lân…), lấy quan văn, võ người tôn thất cai quản.
Hán Thương khai Liên Cảng1323 từ Tân Bình đến địa giới Thuận Hóa, vì bùn cát đùn lên, không khai được.
1323 Liên Cảng: sau thuộc xã Thủy Liên, huyện Lệ Thủy, nay thuộc Quảng Bình.
Cửa Eo1324 ở Hóa Châu bị vỡ. Hán Thương sai lấy quân lính ở kinh thành đi đắp lại.
1324 Cửa Eo: tức cửa Thuận An ở tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Hán Thương đóng thuyền đinh sắt để phòng giặc phương Bắc, có hiệu là "Trung tàu tải lương", "Cổ lâu thuyền tải lương", chỉ mượn tiếng là chở lương thôi, nhưng bên trên có đường sàn đi lại để tiện việc chiến đấu, bên dưới thì hai người chèo một mái chèo.
Quý Ly giết viên tướng quân cũ Hồ Tùng.
Trước đó, Tùng đã bị giải chức, xin bán [46b] các đồ khí giới của nhà mình, (Quý Ly) không cho, có ý muốn dùng lại. Sau Tùng lại lén thông dâm với vợ của cố hành khiển Lương Nguyên Bưu là con gái của Trần Quý. Quý Ly tức giận nói:
"Bọn tài giỏi đều từ cửa nhà Tùng mà ra!".
Tùng cùng với người Chiêm đầu hàng là Chế Sơn Nô âm mưu làm phản, ngầm liên kết với người Chiêm Thành để trao đổi tin tức cho nhau. Việc bị tiết lộ, Tùng và con gái Quý đều bị xử tử.
Nhà Minh sai hành nhân Lý Kỳ1325 sang.
1325 Toàn thư chép là ___, Minh sử (An Nam truyện) chép là ___, vậy phải đọc là Kỳ.
Kỳ tự quyền làm oai làm phúc, đánh đập các quan bạn tống và đốc biện, bắt phải đi nhanh, không kể độ đường. Trước đây sứ giả từ Đông Đô đến Tây Kinh phải mười hai ngày, Kỳ chỉ đi có tám ngày, đến nhà công quán thì quan sát khắp mọi hình thể. Khi Kỳ trở về, Quý Ly sợ tiết lộ sự tình, sai Phạm Lục Tài
đuổi giết đi. Nhưng đến Lạng Sơn, thì đã ra khỏi cửa ải rồi. Kỳ hặc tâu (với vua Minh) là họ Hồ xưng đế và làm thơ có những lời lăng mạ.
Hán Thương ra lệnh cho các quan viên không được [47a] đi hia, chỉ cho đi giày tơ gai sống. (Lệ cũ đời trước: quan từ lục phẩm trở lên mới được đi hia.)
Hán Thương lệnh cho các lộ đồ gạo chín cấp cho các châu ở Thăng Hoa theo lời của Hoàng Hối Khanh.
Hánh Thương lệnh cho các biên chế những người không có ruộng làm đội cùng nhân1326.
1326 Nghĩa là đội những người cùng khổ.
Hán Thương cấm mọi người trong nước không được dùng lụa phiếu kỹ may áo, chỉ cho nện qua thôi.
Ất Dậu, (1405), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 3, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 3). Mùa xuân, tháng 2 Quý Ly giết kẻ sĩ là Nguyễn Oâng Kiều và Lê Địch.
Trước kia Quý Ly có làm bài thơ răn dạy Hán Thương và Nguyên Trừng đại khái nói:
Thiên dã phú, địa dã tái.
Huynh đệ nhị nhân, nhự hà bất tương ái?
Ô hô ai tai hề ca khảng khái!
(Trời thì che, đất thì chở,
Anh em hai người, sao nỡ chẳng thương nhau?
Hỡi ôi Tiếng ca khảng khái làm sao).
Vợ Ông Kiều thường ra vào trong cung, đem thơ ấy nói với Ông Kiều. Ông Kiều [47b] đem thơ ấy truyền tụng ở cầu Hoa Cái. Học sinh trong phủ của Trừng là Nguyễn Cẩm và Nguyễn Nhữ Minh đem chuyện ấy báo hết với Trừng. Trừng tâu với Quý Ly, Quý Ly mật sai Trung đô doãn là Đỗ Tử Triệt bắt Kiều.
Tử Triệt làm cỗ mời, dụ Ông Kiều bắt đem bỏ ngục. Ông Kiều thất thế cung xưng lây cả đến bọ Lê Địch, Đỗ Loát. Loát trốn thoát được. Ông Kiều và Lê Địch đều bị giết, còn bọn Hà Nhật Tuyên bị đày ra châu xa. Bọn Nguyễn Nhữ Minh có tội nghe đọc bài thơ ấy, phải đồ ra châu Cửu Chân. Vài tháng sau, Tử Triệt bỗng mắc bạo bệnh, đòi lấy bút viết rằng: "Ta kiện nhau với mày", lát sau chết. Sau Nhật Tuyên cũng bị chết vì tội bè đảng.
Nhà Minh sai sứ sang đòi cắt đất Lộc Châu ở Lạng Sơn.
(Bấy giờ thổ quan phủ Tư Minh, Quảng Tây là Hoàng Quảng Thành báo lên rằng Lộc Châu là đất cũ của phủ ấy).
Quý Ly sai hành khiển Hoàng Hối Khanh làm cát địa sứ. Hối Khanh đem các thôn như Cổ Lâu, gồm cả thảy năm mươi chín thôn trả cho nhà Minh. [48a] Quý Ly trách mắng, lăng nhục Hối Khanh vì trả lại đất nhiều quá. Những thổ quan do bên kia đặt, (Quý Ly) đều bí mật sai thổ nhân ở đó đánh thuốc độc giết đi.
Hán Thương lệnh cho những nơi đầu nguồn ở các trấn nộp gỗ làm cọc. Châu Vũ Ninh thì cho phép lấy gỗ ô mễ ở lăng Cổ Pháp đưa đến cho các quân đóng cọc ở các cửa biển và những nơi xung yếu trên sông Cái để phòng giặc phương Bắc.
Năm ấy đói.
Hán Thương lệnh cho các quan phủ, lộ, châu, huyện kiểm tra xem các nhà giàu có bao nhiêu thóc, bảo họ bán cho dân, số lượng nhiều ít khác nhau.
Mùa hạ, tháng 6, sét đánh và Đông cung (tên nô cùng vú nuôi của Đông cung bị chết). Hán Thương có lệnh cầu lời nói thẳng.
Đại xá.
Hán Thương nghị bàn việc dời các cung điện ở Đông Đô tới làm ở động Cổ Liệt1327.
1327 Động Cổ Liệt: theo chú thích của bản dịch cũ thì Cổ Liệt có thể là Kẻ Sét, tức xã Thịnh Liệt sau này, ở gần Hoàng Mai, Hà Nội.
Bấy giờ giặc phương Bắc sắp sang mà dân thì đã lâu ngại đi phục dịch nơi xa, cho nên đặt ra kế ấy để thu phục lòng người. Nhưng rốt cuộc không làm được.
Hán Thương đặt bốn kho quân khí. Không kể là quân hay dân, hễ ai khéo nghề [48b] đều sung vào làm việc.
Mùa thu, tháng 7, Quý Ly và Hán Thương đi tuần tra xem xét núi sông và các cửa biển, ở kinh lộ, vì muốn biết thế hiểm hay dễ của các nơi. Tháng 8 thì trở về.
Hán Thương sai bộ Lễ thi chọn nhân tài, đỗ được 170 người. Lấy Hồ Ngạn, Lê Củng Thần sung làm thái học sinh lý hành1328; bọn Cù Xương Triều sáu người sung làm Tư Thiện đường học sinh. (Tư Thiện đường vốn là tên nhà học của thái tử triều Trần).
1328 Thái học sinh lý hành: thái học sinh chưa chính thức.
Nhà Minh sai bọn nội quan Nguyễn Tông Đạo sang.
Tháng 9, Hán Thương sai thi lại viên.
Hán Thương định quân Nam ban và Bắc ban chia thành mười hai vệ; quân Điện hậu đông và tây chia thành tám vệ; mỗi vệ mười tám đội, mỗi đội mười tám người; đại quân thì ba mươi đội, trung quân thì hai mươi đội, mỗi doanh là mười lăm đội, mỗi đoàn là mười đội; cấm vệ đô thì năm đội. Đại tướng quân thống lĩnh cả.
Hán Thương sai tả Hình bộ lang trung [49a] Phạm Canh sang nhà Minh xin giảng hòa, Thông phán là Lưu Quang Đình làm phó sứ. Nhà Minh chỉ giữ một mình Canh ở lại mà cho Quang Đình trở về.
Quý Ly biếm Nguyễn Cảnh Chân làm An phủ sứ lộ Thăng Hoa; lấy Phong quốc giám quản cán Nguyễn Ngạn Quang làm Tuyên phủ sứ kiểm chức chế trí sứ trấn Tân Ninh. Quý Ly làm thơ ban cho Quang rằng:
Biên quận thừa tuyên tư tráng chí,
Hùng phiên tiết chế hữu huy du.
Thanh tùng bảo nhĩ tuế hàn tiết,
Bạch phát khoan dư tây cố ưu.
Huấn sức binh nông giai tựu tự,
Giản đình trấn thú thị hà thu.
Cần lao vật vị vô tri giả,
Tứ mục nguyên phi tế miện lưu.
(Trấn trị biên cương nuôi chí mạnh,
Hùng phiên tiết chế sẵn mưu hay.
Thông xanh ngươi hãy bền tiết lạnh,
Tóc bạc ta nguôi lo phía tây.
Rèn luyện binh nông đều giữ nghiệp,
Triệt hồi trấn thú hỏi bao ngày?
Cần lao chớ bảo không người biết,
Tua mũ đâu cho nổi mắt này).
Quý Ly thấy mình tuổi đã bảy mươi, ban cho phụ lão các lộ từ bảy mươi tuổi trở lên mỗi người hưởng tước một tư, đàn bà thì ban tiền. Ở kinh thành thì ban tước và ban tiệc rượu.
Hán Thương sai Thái thú Đông lộ Hoàng Hối Khanh đốc suất dân phu [49b] đắp thành Đa Bang1329 để chống giặc.
1329 Theo CMCB 12 thì thành Đa Bang ở xã Cổ Pháp, huyện Tiên Phong tỉnh Sơn Tây. Nay thuộc huyện Ba Vì, Hà Tây.
Khi ấy có ngôi đền bị dân phu phá hủy, Hối Khanh ban đêm chiêm bao thấy thần nhân đến báo, cho làm lại đền đó.
Hối Khanh làm thơ có câu rằng:
Mao thiềm mệnh dã cung tiều thoán,
Lão mộc thì hồ ách phủ cân.
(Mái tranh đành phận nơi đun nấu,
Cây cối thường khi chịu búa rìu).
Người thức giả biết là sau ông sẽ không được trọn vẹn.
Hán Thương sai quân vệ Đông Đô đóng cọc chặn cửa sông Bạch Hạc để chống giặc từ Tuyên Quang đến.
Hán Thương chiếu truyền An phủ sứ lộ về triều, cùng với các quan ở kinh họp bàn nên đánh hay nên hòa.
Có người khuyên nên đánh, chớ để làm mối lo ngày sau. Trấn thủ Bắc Giang Nguyễn Quân cho là nên tạm hòa, chiều theo những điều chúng muốn để hoãn binh thì hơn.
Tả tướng quốc Trừng nói:
"Thần không sơ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo thôi!".
Quy Ly ban cho cái hộp trầu bằng vàng.
Sử thần Ngô Sĩ Liên nói: Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được [50a] điều cốt yếu đó. Không thể vì cớ là họ Hồ mà bỏ câu nói của Trừng.
Hán Thương cấm nấu rượu, vì lãng phí thóc gạo.
Hán Thương bãi bỏ quan hương đình.
Bính Tuất, (1406), (Hán Thương Khai Đại năm thứ 4, Minh Vĩnh Lạc năm thứ 4). Mùa hạ, tháng 4, nhà Minh sai Chinh Nam tướng quân Hữu quân đô đốc đồng tri là Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri là Hàn Quan và Tham tướng đô đốc đồng tri là Hoàng Trung đem mười vạn quân ở Quảng Tây sang xâm lược, mượn cớ đưa tên Trần Vương ngụy là Thiêm Bình về nước. Quân dừng lại ở địa đầu biên giới không đi.
Ngày mồng, Hoàng Trung đánh vào cửa ải Lãnh Kinh1330. Quân họ Hồ thất bại.
1330 Ở khoảng Đáp Cầu, tỉnh Hà Bắc.
Sáng hôm đó, các quân thủy bộ giao chiến, nhị vệ đại tướng Phạm Nguyên Khôi, tướng chỉ huy quân Chấn Cương là Chu Bỉnh Trung, tướng chỉ huy quân Tam Phụ là Trần Huyên Huyên, Tả Thần Dực quân Trần Thái Bộc đều thua chết. Tả tướng quốc Trừng bỏ thuyền lên bờ, suýt bị vây, có người vội dìu xuống thuyền thoát được. Đó là vì thấy bên kia quân [50b] ít, coi thường chúng. Duy có Tả Thánh Dực quân Hồ Vấn từ Vũ Cao dẫn quân tới đánh úp, giặc bị thua.
Trung liệu thế không địch nổi, đến trống canh hai nửa đêm trốn về. Tướng chỉ huy quân Hữu Thánh Dực Hồ Xạ, tướng chỉ huy quân Thánh Dực Bắc Giang Trần Đĩnh đã được lệnh chặn đánh ở cửa ải Chi Lăng từ trước. Quân Minh bèn đưa giải Thiêm Bình cho ta và sai quân y Cao Cảnh Chiếu gửi thư hàng nói rằng:
"Quan tổng binh Hoàng sai tiểu nhân tới đây trình bày ngài biết việc này: Trước vì Thiêm Bình chạy sang triều đình tâu rằng hắn chính là con của quốc vương An Nam, vì thế mới sai đại binh sang chiêu dụ. Không ngờ trăm họ xứ này đều không phục, rõ ràng là hắn nói bậy. Nay lui quan quân về tâu với triều đình thì bị quan ải dọc đường ngăn giữ, nghẽn lối Không qua được. Nay đem Thiêm Bình tới nộp, xin thả cho đi thì may lắm".
Hồ Xạ cho phép. Vì thế, tuy bắt bắt được nhiều tù binh mà [51a] người Minh vẫn có kẻ trốn được.
Lễ dâng thắng trận xong, tra hỏi Thiêm Bình là tông phái nào, Thiêm Bình không chịu nói. Lệnh người nào nhận biết được Thiêm Bình thì thưởng tước một tư, nhưng không ai dám nhận. Xử tội lăng trì.
Thiêm Bình là gia nô của Trần Nguyên Huy, tức là Nguyễn Khang. Các tù binh bắt được đưa đi Nghệ An để làm ruộng, bọn quan lại thì giữ ở kinh giao cho các nhà quyền quý nhận nuôi.
Nội cẩm y vệ nhà Minh Phạm Chất nói với Hán Thương rằng Lưu Quang Đĩnh vâng mệnh đi sứ đến Bắc Kinh có lậy Thiêm Bình. Ngay hôm ấy bắt Quang Đĩnh đem chém.
Hán Thương thưởng chiến công, mỗi người tước ba tư. Hồ Xạ vì nghe kế người Minh bắt giải Thiêm Bình để đến nỗi bọn Hoàng Trung chạy thoát, không được vạn toàn, nên Xạ và những thuộc hạ của ông chỉ được thưởng hai tư. Các quan văn võ trong ngoài dâng biểu mừng, (Hán Thương) từ chối không nhận.
Khi quân Minh mới vào [51b] cõi, ra lệnh cho nhân dân đều phá bỏ hết lúa má; các xứ Lạng Châu, Vũ Ninh, Bắc Giang, Gia Lâm, Tam Đái, đều nghiêm chỉnh làm vườn không nhà trống. Quân Minh rút đi, nhân dân lại phục nghiệp như cũ.
Hán Thương sai An phủ sứ Tam Giang là Trần Cung Túc sang nhà Minh cầu hòa và giải thích sự việc Thiêm Bình, Thông phán Ái Châu là Mai Tú Phu làm phó sứ, Thiêm phán Tưởng Tư làm tòng sự. Nhà Minh giữ họ lại, sau bắt được hai (cha con) họ Hồ mới thả về.
Hán Thương gọi Tuyên phủ sứ Thăng Hoa Nguyễn Ngạn Quang về làm Đại lý chính; lấy Trấn phủ sứ Nghĩa Châu là Lê Quang Tổ làm Tuyên phủ sứ Thăng Hoa. Hối Khanh giữ chức Hành khiển tả ty thị lang kiêm lĩnh thái thú Thăng Hoa, tiết chế Tân Ninh, chuyên quyền cai trị một phương. Đỗ Mãn thôi chức Thượng thư lệnh hữu tham tri chính sự, lấy Hành khiển Binh bộ thượng thư kiêm Thiên Ngưu vệ đại tướng quân Đỗ Nhân Giám thay. [52a] Nội nhân coi quân Thiên Chương là Ngô Miễn làm Hành khiển thượng thư lệnh hữu tham tri chính sự kiêm coi các lăng phủ Thiên Xương.
Tháng 6, đỉnh tháp Báo Thiên đổ, An phủ sứ Đông Đô Lê Khải không báo tin, bị biếm 1 tư.
Hành khiển môn hạ hữu ty lang trung Trần Ngạn Chiêu bị bãi làm Hộ bộ thượng thư, lấy Thiêm tri nội mật kiêm tri Thẩm hình viện sự Nguyễn Cẩn làm Hành khiển môn hạ hữu ty lang trung.
Hán Thương bổ thêm hương quân, lấy người có phẩm tước tạm trông coi. Chiêu mộ những người vong mệnh làm quân dũng hãn, đặt các chức thiên hộ, bách hộ để cai quản.
Quý Ly chiêm bao thấy thần nhân ngâm bài thơ rằng:
Nhị nguyệt tại gia,
Tứ nguyện loạn hoa,
Ngũ nguyệt phong ba,
Bát nguyệt sơn hà,
Thập nguyệt long xa.
(Tháng hai ở nhà,
Tháng tư loạn hoa,
Tháng năm sóng gió,
Tháng tám núi sông,
Tháng mười xe rồng). Mùa thu, tháng 7, Hán Thương ra lệnh cho các lộ đóng cọc gỗ ở bờ phía nam sông Cái, từ thành Đa Bang đến Lỗ [52b] Giang và từ Lạng Châu đến Trú Giang Giang1331 để làm kế phòng thủ.
1331 Có lẽ là khoảng hạ lưu sông Thương.
Hán Thương hạ lệnh cho dân Tam Đái và Bắc Giang tích trữ lương thực, vượt sông sang làm nhà cửa ở chỗ đất hoang, chuẩn bị di cư đến đó.
Hán Thương gọi các quan cũ chờ lệnh bổ dụng.
Tháng 9, nhà Minh sai ChinhDi hữu phó tướng quân đeo ấn Chinh di phó tướng quân Tân Thành hầu Trương Phụ, Tham tướng Huỳnh Dương Bá1332 Trần Húc, đem bốn mươi vạn quân đánh vào cửa ải Pha Lũy1333 cứ một toán mai phục, một toán hành quân, thay nhau phiên nhau cứu ứng lẫn nhau.
1332 CMCB 12 chép là Vân Dương Bá.
1333 Tức cửa ải Nam Quan ngày nay.
Chinh Di tả phó tướng quân Tây Bình hầu Mộc Thạnh, Tham tướng hữu quân đô đốc đồng tri Phong Thành hầu Lý Bân cũng đem bốn mươi vạn quân đánh vào cửa ải Phú Lệnh1334, xẻ núi, chặt cây, mở đường tiến quân. Hai đạo quân tổng cộng là tám mươi vạn.
1334 Một cửa ải gần thị xã Hà Giang ngày nay.
Tháng 11 [quân Minh) hội ở sông Bạch Hạc, bày doanh trại bờ bắc sông Cái, đến tận Trú Giang.
Hán [53a] Thương hạ lệnh cho quân ở sông Cái theo sự tiết chế của Tả tướng quốc Trừng, quân ở Trú Giang theo sự tiết chế của Thiêm văn triều chính Hồ Đỗ. Phía ngoài liên kết chiến hạm của thủy quân, trên bờ thì binh tướng của ta đóng đối diện với doanh trại giặc, nhưng chưa từng giao chiến trận nào.
Trước đó, nhà Minh sai Thái tử thái phó Thành quốc công Chu Năng làm tổng binh đeo ấn Chinh Di tướng quân đem quân xâm lược phương Nam. Năng đến phủ Thái Bình ở Quảng Tây thì chết. Trước đó Năng đã làm bảng văn kể tội họ Hồ, rêu rao là tìm người họ Trần cho khôi phục lại vương tước. Đến đây, bọn Phụ, Thạnh viết lời bảng văn ấy vào nhiều mảnh gỗ thả theo dòng. Các quân người nào trông thấy thì cho là đúng như lời trong bảng, hơn nữa lại chán ghét chính sự hà khắc của họ Hồ, không còn bụng dạ chiến đấu nữa.
Bọn Mạc Địch, Mạc Thúy, Mạc Viễn và Nguyễn Huân mạo nhận là họ Mạc đều là những kẻ bất đắc chí, đón hàng quân Minh, người Minh đều trao cho quan chức. Sau Thúy làm đến tham chính; Địch làm đến chỉ huy [53b] sứ; Viễn làm đến diêm vận sứ; Huân làm đến bố chính; (Thúy, Địch, Viễn là cháu Mạc Đĩnh Chi).
Mùa đông, tháng 10, người Minh lại đến. Từ sông Lô trở lên bắc lại thực hiện đồng không nhà trống như lần trước.
Tháng 12, ngày mồng 2, người Minh chiếm được Việt Trì, bờ sông Mộc Hoan và chỗ đóng cọc ở sông Bạch Hạc. Tướng chỉ huy quân Tả Thánh Dực Hồ Xạ không giữ nổi, phải dời hàng trận sang phía nam sông Cái.
Đêm mồng 7, người Minh cho khiêng thuyền ra bờ phía bắc bãi sông Thiên Mạc. Tướng quân Trần Đĩnh đánh bại quân Minh. Tướng Minh đem những tên thoát lui thi hành quân lệnh, binh lính chúng liều chết cố đánh, tự nguyện lập công.
Đêm ngày mồng 9, quân Minh đánh úp quân họ Hồ ở bãi Mộc Hoàn. Tướng chỉ huy quân Tả Thần Dực Nguyễn Công Khôi đang vui chơi nữ sắc, không phòng bị, thuyền bị cháy gần hết, toàn quân bị tiêu diệt, lặng im không có tiếng động của chiến trận. Thủy quân ở phía trên và phía dưới không ai đến cứu, chỉ từ xa xin tả tướng quốc Trừng xem ai [54a] có thể thay giữ chỗ đó. Quân Minh liền vượt sông làm cầu phao để sang.
Sáng ngày 12, người Minh là Trương Phụ dẫn đô đốc Hoàng Trung, đô chỉ huy Thái Phúc tiến công phía tây bắc thành Đa Bang. Mộc Thạnh dẫn bọn đề đốc Trần Tuấn, tiến công phí đông nam thành. Xác chết chất cao ngang với thành mà giặc vẫn tiến đánh, không tên nào dám dừng lại.
Bọn Nguyễn Tông Đỗ, tướng chỉ huy quân Thiên Trường đào thành cho voi ra. Người Minh dùng hỏa tiễn bắn voi. Voi lui lại, người Minh theo voi đánh vào. Thành liền bị hạ. Các quân ở dọc sông đều tan vỡ, lui giữ Hoàng Giang.
Người Minh vào Đông Đô bắt cướp con gái, ngọc lụa, thống kê lương chứa, chia quan làm việc, chiêu tập dân xiêu tán, làm kế ở lâu dài. Chúng thiến hoạn nhiều con trai nhỏ tuổi và thu lấy tiền đồng ở các xứ, cho chạy trạm đưa về Kim Lăng.
Bình luận facebook