Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hồi ký Phạm Duy (Quyển 1 - 2) - Quyển 1 - Chương 25
Chương Hai Mươi Lăm
Bãi biển Phan Thiết
Chỉ còn ghé lại vài ba chỗ nữa là gánh hát sẽ tới miền Nam, sẽ tới thành phố Saigon, mục đích của chuyến đi xuyên Việt này đây.
Trước mắt chúng tôi là Phan Rí, Phan Thiết... Rồi là Biên Hòa, cửa ngõ vào Saigon. Từ nay trở đi gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU sẽ phải so tài với những gánh hát nổi danh khác ở đây rồi nghe! Phải tranh thương rồi đó! Anh Chúc phải đem hết kinh nghiệm của nghề nghiệp vào việc lấy rạp ở miền Nam. Không giỏi giang và nhanh chân nhanh tay là bị gánh hát khác lấy tranh rạp ngay. Kẹt rạp là một khốn khổ cho bất cứ gánh hát nào.
Giã từ Đà Lạt, gánh hát xuống Tour. bằng xe lửa có móc sắt. Rồi đổi Tàu đi vào phía Nam. Thị trấn Phan Rí quá nhỏ bé, chúng tôi chỉ hát có một đêm rồi leo lên chuyến xe đi Mường Mán. Đường xe lửa không qua thành phố, chúng tôi xuống ga này để đi Phan Thiết bằng xe camion.
Thành phố miền biển còn đang ngái ngủ, chúng tôi vượt qua một cái cầu lớn để thấy thuyền đậu như lá tre tại bến Tàu bè trông ngay ra biển. Rồi tới ngay phố Chợ. Nhân viên gánh hát đổ va li, hòm đồ, phông cảnh xuống trước nhà hát nằm ngay mặt chợ. Thoáng một cái, nắng bình minh đã vụt tới, chợ đã đông đầy người, trong các quán đã có khách ngồi nhấm nháp cà phê. Tôi chưa thấy thành phố nào sáng sủa như Phan Thiết. À, có một nơi cũng rất sáng sủa ở không xa Phan Thiết, đó là Mũi Né, thị trấn của dân chài, nơi gánh hát sẽ ghé lại trên đường vào Saigon.
Dân Phan Thiết là người có tiền và có cuộc sống phong lưu như dân Saigon rồi. Vùng này là nơi sản xuất nước mắm, nếu so với những tổ chức làm nước mắm ở Bắc Kì (nước mắm Vạn Vân) hay ở Nghệ An (nước mắm Nghệ) thì các “vại” nước mắm ở đây thật là khổng lồ. Tôi đã tới thăm những nơi có hàng chục vựa ngâm cá, cái nào cũng to như cái nhà vậy. Được thấy hàng ngàn cái hũ trắng xóa (gọi là “tỉn”) nằm phơi nắng trên những sân rộng rãi, trông như bức tranh lập thể của Picasso. Công việc sản xuất nước mắm cũng không có gì là vất vả, chỉ cần cho cá và muối vào vựa rồi chờ ngày có nước mắm, mở vòi ra cho nước mắm chẩy vào thùng đem bán khắp nơi trong nước, người dân vùng này sống một cuộc đời an nhàn, ban ngày ngồi quán uống cà phê, ban đêm tới rạp coi hát cải lương.
Trường đào tạo thanh niên thể thao thể dục E.S.E.P.I.C. được thành lập ở cách tỉnh lị Phan Thiết khoảng 20 cây số. Tôi gặp lại nhiều bạn đang học hay đang dạy học ở trong trường, ví dụ anh Lư, chồng tương lai của Đỗ Thị Yến, hằng ngày ra thành phố chơi.
Tỉnh lị Phan Thiết là nơi dừng chân khá lâu của nhân viên gánh hát ĐỨC HUY và của những người bạn đường khác. Trong suốt dọc đường từ Bắc vào Nam, tôi thường gặp những anh thanh niên người Bắc cũng có chí giang hồ (sic) như tôi, cũng bỏ nhà đi vào Nam, đem tài vặt của mình ra để lấy tiền độ đường. Đi tỉnh nào cũng thấy lù lù anh chàng chuyên cắt hình bằng bìa đen tên là Văn Thịnh, vóc dáng nặng nề, răng hô ra, tóc dựng lên, chuyên đứng ở đầu đường các thành phố, tay cầm chiếc kéo nho nhỏ, thoăn thoắt cắt hình nghiêng của dăm ba khách hàng ngây thơ và nhút nhát. Rồi tới chàng phóng viên nhiếp ảnh gầy gò Lê Vinh, vai đeo những máy ảnh nặng hơn mình, luôn luôn trúng mối chụp hình các hoa khôi địa phương...
Họa sĩ Văn Giáo, cao lớn, khỏe mạnh, người phố Hàng Tre nối liền với phố Hàng Dầu của tôi ngày xưa, với cái bút lông và nét vẽ tươi khỏe như người cầm bút, đã đi chu du từ Bắc qua Lào vào Nam, qua cả Cao Mên để có những bức tranh vẽ nụ cười Champa siêu thoát. Tỉnh lị Phan Thiết là nơi chúng tôi gặp lại nhau. Vui đáo để.
Nếu những đêm hát tại Phan Rang, Phan Rí vắng khách đến rợn người thì tại Phan Thiết, gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU rất đông khách nên ai cũng thấy vui. Hằng ngày tôi thường đi tắm biển với Ân hay Chúc, những người không hút thuốc phiện nên không sợ lạnh và không sợ tắm. Trong chuyến đi suốt dọc miền Trung, tôi luôn luôn bị xúc động bởi những sự thay đổi quá nhanh, quá nhiều của đời sống lãng tử (bohémien) nên tôi bận bịu như một con ong, con bướm. Bây giờ tôi thảnh thơi hơn vì tôi ít tò mò hơn...
... Và bây giờ tôi thấy rất sảng khoái trong tâm hồn. Sự sảng khoái này đến với tôi cũng còn do một người đàn bà nữa. Phan Thiết là nơi tôi có một mối tình tôi cho là rất đặc biệt. Lúc đầu tiên, giữa chúng tôi chỉ là một gặp gỡ bình thường.
Một nữ khán giả, vừa chịu tang chồng, tay dắt hai con nhỏ, từ một đồn điền nào đó ở không xa Phan Thiết lắm, thường ra vào tỉnh lị này hằng ngày, hằng tuần hay hằng tháng. Tất nhiên vào thành phố cũng là để đi coi hát cải lương, môn giải trí hấp dẫn hơn là coi cinéma hay đọc tiểu thuyết.
Người góa phụ trẻ măng, với vẻ đẹp vừa mặn mà vừa chói lọi của một thiếu nữ Việt có pha dòng máu Anh Cát Lợi, tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu... Nghe những câu như Em ngồi đan áo, lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng... thì bị thôi miên ngay. Nghe câu... Thôi tình em đó, như mùa Thu chết rơi theo lá vàng... thì thôi không chết nữa, mở lòng ra ngay với anh ca sĩ Bắc Kì này.
Tôi biết tên nàng là Hélène Defrosse, con gái yêu của một mục sư ngoại quốc từ đảo Anh Quốc xa xôi tới Việt Nam hồi đầu thế kỉ để truyền giáo... Rồi ngài cởi áo nhà tu, lấy vợ người Phan Thiết và tới lập đồn điền ở Suối Kiết, cách tỉnh lị này khoảng 20 cây số. Hélène lấy chồng rất sớm và cũng trở thành quả phụ quá sớm. Chồng họ Lâm là người Tàu lai, con nhà giầu ở vùng này, đã qua đời sau hơn hai năm sống chung hạnh phúc, để lại cho người vợ trẻ hai đứa con thơ. Khi tôi gặp Hélène thì bé gái có tới ba dòng máu Anh-Hoa-Việt này mới lên hai tuổi, mang tên Alice, giống mẹ như đúc. Bé trai, Roger, có thể giống cha, trông rất kháu khỉnh.
Người góa phụ trẻ tuổi có hai dòng máu Việt Anh này không bao giờ tỏ ra là mình yêu thích văn chương Âu Tây kim cổ mà chỉ cho tôi thấy nàng yêu văn thơ Việt Nam vô cùng. Nàng theo dõi kĩ càng sinh hoạt của nền văn chương thi ca Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ. Nàng thuộc thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... còn hơn tôi nữa. Đối đãi với tôi như một người bạn hơn tuổi. Thấy trên đầu tôi đã có vài mảng tóc trắng - trong gia đình tôi, ai cũng bạc tóc sớm - nàng tặng cho tôi câu thơ của Jean Leiba:
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...
Chẳng cần là thi nhân, tôi cũng đã yêu ngay Hélène rồi. Nhưng khác hẳn những mối tình dọc đường thiên lí vừa qua, giữa tôi với nàng là một mối tình cao thượng - tôi muốn nói: amour platonique. Nghĩa là không có đụng chạm xác thịt, không có ôm hôn, không có cả cái nắm tay đi trên những con đường Phan Thiết có nắng vàng tung tóe.
Xưa nay, tôi là người biết xử thế trong vấn đề tình yêu. Khi tôi tới Phan Thiết - cũng như từ đó trở đi - tôi có khá nhiều người tình và tôi luôn luôn biết đối xử với các cô hay các bà. Người tình nào cho mình hạnh phúc nổ tung của xác thịt? Người tình nào đem tới cho mình sự sảng khoái trong tâm hồn? Người nào giúp cho mình tìm thấy thi vị của cuộc đời, tìm thấy hứng khởi trong hoạt động nghệ thuật? Người nào mình kết bạn trăm năm?
Lúc ở Phan Thiết, tôi đã thấy thỏa mãn trong tâm hồn khi gặp một người như Hélène. Thế là quá đủ rồi! Tôi không cần đi sâu vào những hành động mà tôi biết là cả hai người sẽ cho tầm thường. Hoàn cảnh góa bụa của nàng còn khiến tôi kính trọng nàng hơn lên. Và khi đã thấy có sự đẹp đẽ giữa đôi bên rồi thì ôi tránh không làm điều gì khiến cho cái đẹp tan vỡ. Ngoài ra, tôi cũng có tí ti mặc cảm về đời sống “bô hê miêng” và nghề xướng ca của mình. Là ca sĩ của một gánh Cải Lương nghèo nàn, lương lậu của tôi có là bao nhiêu mà dám nghĩ tới những chuyện gì khác hơn là chuyện gần gũi và an ủi một góa phụ trẻ đẹp? Hơn thế nữa, chắc chắn vào lúc đó, giữa hai tình yêu đàn bà và tình yêu lên đường, tôi chọn tình yêu thứ hai.
Tôi không dám nói rằng vào lúc đó nếu tôi ngỏ lời kết tình với Hélène thì chắc chắn sẽ không bị cự tuyệt nhưng sau khoảng một tháng gần nhau và chúng tôi hoàn toàn chỉ coi nhau như hai người bạn tâm tình, khi giã biệt nhau ở sân ga Mường Mán, nàng tặng tôi bức ảnh của nàng đang ngồi trên một tảng đá lớn, vẻ mặt tươi cười, tay chống trên đá, chân buông xuống suối, sau lưng là cảnh rừng xanh sáng sủa. Đằng sau bức ảnh có mấy câu thơ:
Nghệ sĩ chót sinh giầu cảm lụy
Dẫu tàn thân thế há quên đâu...
Khi tôi vào tới Saigon, đi hát lang thang trong cả hai miền Tiền Giang, Hậu Giang, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những bức thư rất thân mật của Hélène. Cho tới khi Cách Mạng nổi lên vào mùa Thu năm 1945, kháng chiến miền Nam bùng nổ ngay sau đó, tôi trở ra miền Bắc để đi theo cuộc kháng chiến toàn quốc, lấy vợ vào năm 1949 rồi trở về Hà Nội và đi thẳng vào miền Nam vào năm 1951... tôi đã quên phứt Hélène Defrosse ngay từ khi rời khỏi Saigon vào ngày 12 tháng 10 năm 1945.
Saigon đẹp lắm!
Saigon ơi! Saigon ơi!
Y Vân
Bãi biển Phan Thiết
Chỉ còn ghé lại vài ba chỗ nữa là gánh hát sẽ tới miền Nam, sẽ tới thành phố Saigon, mục đích của chuyến đi xuyên Việt này đây.
Trước mắt chúng tôi là Phan Rí, Phan Thiết... Rồi là Biên Hòa, cửa ngõ vào Saigon. Từ nay trở đi gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU sẽ phải so tài với những gánh hát nổi danh khác ở đây rồi nghe! Phải tranh thương rồi đó! Anh Chúc phải đem hết kinh nghiệm của nghề nghiệp vào việc lấy rạp ở miền Nam. Không giỏi giang và nhanh chân nhanh tay là bị gánh hát khác lấy tranh rạp ngay. Kẹt rạp là một khốn khổ cho bất cứ gánh hát nào.
Giã từ Đà Lạt, gánh hát xuống Tour. bằng xe lửa có móc sắt. Rồi đổi Tàu đi vào phía Nam. Thị trấn Phan Rí quá nhỏ bé, chúng tôi chỉ hát có một đêm rồi leo lên chuyến xe đi Mường Mán. Đường xe lửa không qua thành phố, chúng tôi xuống ga này để đi Phan Thiết bằng xe camion.
Thành phố miền biển còn đang ngái ngủ, chúng tôi vượt qua một cái cầu lớn để thấy thuyền đậu như lá tre tại bến Tàu bè trông ngay ra biển. Rồi tới ngay phố Chợ. Nhân viên gánh hát đổ va li, hòm đồ, phông cảnh xuống trước nhà hát nằm ngay mặt chợ. Thoáng một cái, nắng bình minh đã vụt tới, chợ đã đông đầy người, trong các quán đã có khách ngồi nhấm nháp cà phê. Tôi chưa thấy thành phố nào sáng sủa như Phan Thiết. À, có một nơi cũng rất sáng sủa ở không xa Phan Thiết, đó là Mũi Né, thị trấn của dân chài, nơi gánh hát sẽ ghé lại trên đường vào Saigon.
Dân Phan Thiết là người có tiền và có cuộc sống phong lưu như dân Saigon rồi. Vùng này là nơi sản xuất nước mắm, nếu so với những tổ chức làm nước mắm ở Bắc Kì (nước mắm Vạn Vân) hay ở Nghệ An (nước mắm Nghệ) thì các “vại” nước mắm ở đây thật là khổng lồ. Tôi đã tới thăm những nơi có hàng chục vựa ngâm cá, cái nào cũng to như cái nhà vậy. Được thấy hàng ngàn cái hũ trắng xóa (gọi là “tỉn”) nằm phơi nắng trên những sân rộng rãi, trông như bức tranh lập thể của Picasso. Công việc sản xuất nước mắm cũng không có gì là vất vả, chỉ cần cho cá và muối vào vựa rồi chờ ngày có nước mắm, mở vòi ra cho nước mắm chẩy vào thùng đem bán khắp nơi trong nước, người dân vùng này sống một cuộc đời an nhàn, ban ngày ngồi quán uống cà phê, ban đêm tới rạp coi hát cải lương.
Trường đào tạo thanh niên thể thao thể dục E.S.E.P.I.C. được thành lập ở cách tỉnh lị Phan Thiết khoảng 20 cây số. Tôi gặp lại nhiều bạn đang học hay đang dạy học ở trong trường, ví dụ anh Lư, chồng tương lai của Đỗ Thị Yến, hằng ngày ra thành phố chơi.
Tỉnh lị Phan Thiết là nơi dừng chân khá lâu của nhân viên gánh hát ĐỨC HUY và của những người bạn đường khác. Trong suốt dọc đường từ Bắc vào Nam, tôi thường gặp những anh thanh niên người Bắc cũng có chí giang hồ (sic) như tôi, cũng bỏ nhà đi vào Nam, đem tài vặt của mình ra để lấy tiền độ đường. Đi tỉnh nào cũng thấy lù lù anh chàng chuyên cắt hình bằng bìa đen tên là Văn Thịnh, vóc dáng nặng nề, răng hô ra, tóc dựng lên, chuyên đứng ở đầu đường các thành phố, tay cầm chiếc kéo nho nhỏ, thoăn thoắt cắt hình nghiêng của dăm ba khách hàng ngây thơ và nhút nhát. Rồi tới chàng phóng viên nhiếp ảnh gầy gò Lê Vinh, vai đeo những máy ảnh nặng hơn mình, luôn luôn trúng mối chụp hình các hoa khôi địa phương...
Họa sĩ Văn Giáo, cao lớn, khỏe mạnh, người phố Hàng Tre nối liền với phố Hàng Dầu của tôi ngày xưa, với cái bút lông và nét vẽ tươi khỏe như người cầm bút, đã đi chu du từ Bắc qua Lào vào Nam, qua cả Cao Mên để có những bức tranh vẽ nụ cười Champa siêu thoát. Tỉnh lị Phan Thiết là nơi chúng tôi gặp lại nhau. Vui đáo để.
Nếu những đêm hát tại Phan Rang, Phan Rí vắng khách đến rợn người thì tại Phan Thiết, gánh ĐỨC HUY CHARLOT MIỀU rất đông khách nên ai cũng thấy vui. Hằng ngày tôi thường đi tắm biển với Ân hay Chúc, những người không hút thuốc phiện nên không sợ lạnh và không sợ tắm. Trong chuyến đi suốt dọc miền Trung, tôi luôn luôn bị xúc động bởi những sự thay đổi quá nhanh, quá nhiều của đời sống lãng tử (bohémien) nên tôi bận bịu như một con ong, con bướm. Bây giờ tôi thảnh thơi hơn vì tôi ít tò mò hơn...
... Và bây giờ tôi thấy rất sảng khoái trong tâm hồn. Sự sảng khoái này đến với tôi cũng còn do một người đàn bà nữa. Phan Thiết là nơi tôi có một mối tình tôi cho là rất đặc biệt. Lúc đầu tiên, giữa chúng tôi chỉ là một gặp gỡ bình thường.
Một nữ khán giả, vừa chịu tang chồng, tay dắt hai con nhỏ, từ một đồn điền nào đó ở không xa Phan Thiết lắm, thường ra vào tỉnh lị này hằng ngày, hằng tuần hay hằng tháng. Tất nhiên vào thành phố cũng là để đi coi hát cải lương, môn giải trí hấp dẫn hơn là coi cinéma hay đọc tiểu thuyết.
Người góa phụ trẻ măng, với vẻ đẹp vừa mặn mà vừa chói lọi của một thiếu nữ Việt có pha dòng máu Anh Cát Lợi, tới nghe tôi hát Buồn Tàn Thu... Nghe những câu như Em ngồi đan áo, lòng buồn vương vấn, em thương nhớ chàng... thì bị thôi miên ngay. Nghe câu... Thôi tình em đó, như mùa Thu chết rơi theo lá vàng... thì thôi không chết nữa, mở lòng ra ngay với anh ca sĩ Bắc Kì này.
Tôi biết tên nàng là Hélène Defrosse, con gái yêu của một mục sư ngoại quốc từ đảo Anh Quốc xa xôi tới Việt Nam hồi đầu thế kỉ để truyền giáo... Rồi ngài cởi áo nhà tu, lấy vợ người Phan Thiết và tới lập đồn điền ở Suối Kiết, cách tỉnh lị này khoảng 20 cây số. Hélène lấy chồng rất sớm và cũng trở thành quả phụ quá sớm. Chồng họ Lâm là người Tàu lai, con nhà giầu ở vùng này, đã qua đời sau hơn hai năm sống chung hạnh phúc, để lại cho người vợ trẻ hai đứa con thơ. Khi tôi gặp Hélène thì bé gái có tới ba dòng máu Anh-Hoa-Việt này mới lên hai tuổi, mang tên Alice, giống mẹ như đúc. Bé trai, Roger, có thể giống cha, trông rất kháu khỉnh.
Người góa phụ trẻ tuổi có hai dòng máu Việt Anh này không bao giờ tỏ ra là mình yêu thích văn chương Âu Tây kim cổ mà chỉ cho tôi thấy nàng yêu văn thơ Việt Nam vô cùng. Nàng theo dõi kĩ càng sinh hoạt của nền văn chương thi ca Việt Nam đang trong thời kì phát triển mạnh mẽ. Nàng thuộc thơ Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Bính... còn hơn tôi nữa. Đối đãi với tôi như một người bạn hơn tuổi. Thấy trên đầu tôi đã có vài mảng tóc trắng - trong gia đình tôi, ai cũng bạc tóc sớm - nàng tặng cho tôi câu thơ của Jean Leiba:
Người đẹp vẫn thường hay chết yểu
Thi nhân đầu bạc sớm hơn ai...
Chẳng cần là thi nhân, tôi cũng đã yêu ngay Hélène rồi. Nhưng khác hẳn những mối tình dọc đường thiên lí vừa qua, giữa tôi với nàng là một mối tình cao thượng - tôi muốn nói: amour platonique. Nghĩa là không có đụng chạm xác thịt, không có ôm hôn, không có cả cái nắm tay đi trên những con đường Phan Thiết có nắng vàng tung tóe.
Xưa nay, tôi là người biết xử thế trong vấn đề tình yêu. Khi tôi tới Phan Thiết - cũng như từ đó trở đi - tôi có khá nhiều người tình và tôi luôn luôn biết đối xử với các cô hay các bà. Người tình nào cho mình hạnh phúc nổ tung của xác thịt? Người tình nào đem tới cho mình sự sảng khoái trong tâm hồn? Người nào giúp cho mình tìm thấy thi vị của cuộc đời, tìm thấy hứng khởi trong hoạt động nghệ thuật? Người nào mình kết bạn trăm năm?
Lúc ở Phan Thiết, tôi đã thấy thỏa mãn trong tâm hồn khi gặp một người như Hélène. Thế là quá đủ rồi! Tôi không cần đi sâu vào những hành động mà tôi biết là cả hai người sẽ cho tầm thường. Hoàn cảnh góa bụa của nàng còn khiến tôi kính trọng nàng hơn lên. Và khi đã thấy có sự đẹp đẽ giữa đôi bên rồi thì ôi tránh không làm điều gì khiến cho cái đẹp tan vỡ. Ngoài ra, tôi cũng có tí ti mặc cảm về đời sống “bô hê miêng” và nghề xướng ca của mình. Là ca sĩ của một gánh Cải Lương nghèo nàn, lương lậu của tôi có là bao nhiêu mà dám nghĩ tới những chuyện gì khác hơn là chuyện gần gũi và an ủi một góa phụ trẻ đẹp? Hơn thế nữa, chắc chắn vào lúc đó, giữa hai tình yêu đàn bà và tình yêu lên đường, tôi chọn tình yêu thứ hai.
Tôi không dám nói rằng vào lúc đó nếu tôi ngỏ lời kết tình với Hélène thì chắc chắn sẽ không bị cự tuyệt nhưng sau khoảng một tháng gần nhau và chúng tôi hoàn toàn chỉ coi nhau như hai người bạn tâm tình, khi giã biệt nhau ở sân ga Mường Mán, nàng tặng tôi bức ảnh của nàng đang ngồi trên một tảng đá lớn, vẻ mặt tươi cười, tay chống trên đá, chân buông xuống suối, sau lưng là cảnh rừng xanh sáng sủa. Đằng sau bức ảnh có mấy câu thơ:
Nghệ sĩ chót sinh giầu cảm lụy
Dẫu tàn thân thế há quên đâu...
Khi tôi vào tới Saigon, đi hát lang thang trong cả hai miền Tiền Giang, Hậu Giang, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được những bức thư rất thân mật của Hélène. Cho tới khi Cách Mạng nổi lên vào mùa Thu năm 1945, kháng chiến miền Nam bùng nổ ngay sau đó, tôi trở ra miền Bắc để đi theo cuộc kháng chiến toàn quốc, lấy vợ vào năm 1949 rồi trở về Hà Nội và đi thẳng vào miền Nam vào năm 1951... tôi đã quên phứt Hélène Defrosse ngay từ khi rời khỏi Saigon vào ngày 12 tháng 10 năm 1945.
Saigon đẹp lắm!
Saigon ơi! Saigon ơi!
Y Vân
Bình luận facebook