Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 9
Sau bữa sáng, tôi cố tình đi tới trước mặt chú Ba, lượn lờ một vòng lại vờ hỏi:
– Chú Ba, chú tỉnh rồi đó hả, tối hôm qua chú say quá.
Chú Ba cười nhàn nhạt, chú ấy nói với tôi:
– Lâu lâu uống say một bữa lại làm phiền tới chị Hai, tối qua em… em cũng không nhớ chuyện gì là chuyện gì nữa.
Tôi cười giả lả:
– Vậy hả? Giờ chú đi làm luôn hay nghỉ ngơi một bữa?
– Em đi làm luôn, thôi em đi truớc nha chị Hai.
– Ừ ừ chú đi đi, đi cẩn thận nha.
Nhìn chú Ba lên phòng, tôi lại suy nghĩ về chuyện đêm qua, chả nhẽ do say quá nên chú ấy đã quên hết những chuyện tối qua rồi hay sao? Vậy tôi phải tìm ai để hỏi về chuyện đó đây trời?
– Lại nhìn cái gì nữa vậy? Sao tôi cứ thấy em nhìn em trai tôi hoài vậy… hả?
Nghe giọng nói kề sát bên tai mình, tôi thoáng giật mình dịch sang một bên, quay qua đã thấy Chính Quân đang nhìn tôi kiểu dò xét, tôi vội giấu cảm xúc của mình vào trong, tôi nói:
– Tôi có nhìn gì đâu, hôm qua thấy chú ấy say quá nên sáng ra hỏi thăm thôi mà.
Chính Quân nâng tay xoa xoa má tôi, ý tứ cảnh cáo:
– Đừng để tôi phát hiện ra em có chuyện gì giấu tôi, em hiểu chưa?
Tôi nhìn anh ta chăm chăm, thật sự có chút không thoải mái, giọng cũng nhạt hẳn:
– Anh hơi đa nghi rồi đó.
Anh ta lại cười, tay vỗ nhè nhẹ vào má tôi:
– Chuyện sáng này tôi đề nghị với em, hy vọng là em nên sớm có câu trả lời, em rõ chưa?
Để lại ánh mắt đầy hàm ý, anh ta bỏ đi với phong thái ung dung nhẹ nhàng, chỉ để lại tôi với tâm trạng không mấy là vui vẻ gì đứng ở đây. Sao người đàn ông này lại đa nghi đến mức như thế được, chỉ vài ba câu nói cũng khiến anh ta nghi ngờ sao? Cái này là do không tin tưởng tôi và em trai anh ta hay là vốn dĩ anh ta có máu đa nghi từ bé vậy? Khó chịu thật sự!
Chính Quân vừa đi thì Châu Nhi với chú Ba Vũ cũng đi xuống, thấy bọn họ tôi cũng chẳng để ý mấy mà đi thẳng đến bàn uống trà. Ngồi nhâm nhi được một lát, Châu Nhi cũng đi tới, cô ấy rót một tách trà ấm, hớp vài hớp lại than phiền với tôi:
– Chị Hai với anh Hai thấy vậy mà hạnh phúc nhỉ?
Tôi dời ánh mắt nhìn sang cô ấy, thấp giọng hỏi:
– Sao em lại nói thế? Chị thấy cũng bình thường mà, hạnh phúc gì đâu. Ngược lại chị thấy vợ chồng em hạnh phúc hơn vợ chồng chị rất nhiều đó.
Châu Nhi khẽ cười nhạt, giọng nghe có vẻ bất thường:
– Cũng không đến mức hạnh phúc rất nhiều đâu…
Thấy cô ấy như vậy, tôi mới nhẹ nhàng khuyên bảo:
– Vợ chồng mới cưới có khi vui cười, có khi giận hờn vu vơ, đó là chuyện bình thường, em đừng nên để trong lòng…
Nghe tôi nói, cô ấy liền quay sang nhìn tôi, biểu cảm ban nãy đã được thay bằng nụ cười rạng rỡ:
– Em cũng chỉ nói vậy thôi chứ em đã có gì, chẳng qua… cái mức độ hạnh phúc của bọn em không đạt đến mức như những gì em nghĩ mà thôi. Làm người phải có mưu cầu riêng chứ chị Hai, cứ chấp nhận thực tại thì đến bao giờ mới tốt hơn được. Đúng không?
Ái chà, ra là thím Ba cảm thấy hạnh phúc như vậy chưa đủ với mức độ hạnh phúc mà thím ấy quy định. Chán thanh niên kiêu kỳ này quá, làm cho tôi nhọc công vận dụng hết kiến thức hạnh phúc hôn nhân gia đình để khuyên nhủ thím ấy… rõ khổ cái thân tôi. Mấy cái người yêu nhau hay bị sao ấy nhỉ? Họ có thể bình thường giống như tôi được không vậy?
Tôi với Châu Nhi ngồi nhâm nhi thêm tách trà nữa, bác Thuận ở chỗ Ông Nội đột nhiên đi tới, ông ấy cười tươi, giọng khuôn phép:
– Mợ Hai, mợ Ba… Ông có chuyện riêng cầm tìm hai mợ.
Tôi với Châu Nhi nhìn nhau, trong lòng cả hai đều cảm thấy có chút ngạc nhiên không hiểu được là có chuyện gì. Bình thường Ông Nội có bao giờ tìm bọn tôi đâu, có chuyện gì đều tìm đến Má Lớn hoặc là Má Nhỏ… giờ tìm bọn tôi để làm gì nhỉ?
Tôi đặt tách trà xuống bàn rồi mới quay sang hỏi bác Thuận:
– Bác Thuận… không biết là có chuyện gì vậy hả bác?
Bác Thuận trước sau vẫn nở nụ cười đúng chuẩn, ông ấy cúi thấp người trả lời tôi:
– Cũng không có gì đâu mợ, mợ yên tâm… trước cứ mời hai mợ tới gặp Ông một chuyến, còn chuyện sau đó, hai mợ gặp Ông sẽ rõ ạ.
– Vậy… phiền bác Thuận dẫn đường cho con.
– Dạ mợ Hai.
Tôi với Châu Nhi đứng dậy rời đi, bác Thuận dẫn bọn tôi đến gặp Ông Nội, Ông lúc này đang ngồi viết thư pháp trong nhà. Thấy bọn tôi đến, Ông nở nụ cười hiền hậu, tay chỉ đến bộ ghế gỗ trước mặt, ông dịu giọng:
– Hai đứa tới ghế ngồi chờ ông, ông vào lấy cái này một chút rồi ra.
– Dạ… dạ.
Tôi với Châu Nhi ngồi xuống ghế, bác Thuận rót cho bọn tôi hai ly trà xanh, ông ấy cười nói:
– Hai mợ uống nước trước đi, chờ Ông một chút. À quên, hai mợ tuyệt đối đừng đi lung tung, cứ ngồi ở đây đợi… Ông không thích người khác đi lại khắp nơi ở đây, hai Mợ thông cảm.
Nói xong, bác Thuận cũng rời đi vào trong, để lại hai đứa tôi ngồi nhìn nhau giữa nhà. Đây là khu nhà thờ riêng của Ông Nội, nhà được xây theo kiểu thời xưa ba gian, kiến trúc bằng gỗ siêu mát siêu sang. Ông Nội rất ít khi ở lại nhà chính, ông thường ngày đều ở và sinh hoạt ở nhà gỗ này. Cũng rất hiếm khi thấy người ở nhà chính đến đây để chơi, thường là có chuyện Ông kêu đến mới được đến vì Ông Nội muốn được yên tĩnh để nghỉ dưỡng, không muốn bị người ngoài làm phiền. Cũng không biết bữa nay là có chuyện gì nữa, nghĩ nghĩ lại thấy có hơi run run trong lòng.
Châu Nhi ngồi cạnh bên tôi, cô ấy nhìn dáo dác một vòng rồi thấp giọng hỏi nhỏ:
– Chị Hai… có chuyện gì hả chị? Sao em thấy… hơi run.
Tôi trấn an cô ấy:
– Chắc là không có gì đâu, Ông Nội tìm bọn mình đến nói chuyện thôi ấy mà… yên tâm đi.
Châu Nhi gật gật rồi lại nhìn quanh tò mò, tôi thật lòng cũng thấy hồi hộp nhưng nghĩ lại chắc là không có chuyện gì đâu. Ở đây là Dương gia, kia là Ông Nội của bọn tôi, làm sao có chuyện gì đó xảy ra được. Có chăng là bọn tôi ít tiếp xúc với Ông lại thường được nghe uy quyền của Ông nên giờ thấy có chút căng thẳng mà thôi.
Ngồi đợi hơn 10 phút vẫn chưa thấy Ông ra, cả bác Thuận cũng không thấy xuất hiện, cả tôi và Châu Nhi đều hoang mang không ít. Châu Nhi ngồi bên bắt đầu lo lắng, cô ấy nói:
– Chị Hai… sao Ông Nội chưa ra nữa… sao kỳ vậy?
Tôi lại làm công tác trấn an:
– Chắc là Ông đang dở tay chuyện gì đó ấy mà, không sao đâu.
Cô ấy có vẻ lo lắng thật sự, đến trà cũng không muốn uống. Tôi hớp được vài hơi trà, lại nhìn một vòng xung quanh, trong lòng cũng có chút cảm giác là lạ. Lại đợi thêm hơn chục phút nữa vẫn không thấy Ông đi ra, đến lúc này, Châu Nhi dường như không đợi được nữa, cô ấy nói với tôi:
– Chị Hai, để em vào kêu Ông Nội, Ông làm gì ở trong mà lâu quá vậy không biết.
Tôi bảo với cô ấy:
– Cứ đợi thêm chút nữa đi Nhi, nãy Ông có dặn ngồi đây đợi Ông mà.
Châu Nhi nhướn người, cô ấy nao núng trả lời:
– Nãy giờ gần nửa tiếng đồng hồ rồi đó chị Hai, chị không dám kêu thì để em vào kêu, ai rảnh đâu mà ngồi đây đợi mãi. Mà lỡ như Ông có chuyện gì trong đó thì sao, nãy giờ em nghe im re ấy, không có tiếng động gì luôn.
Tôi nghĩ nghĩ, cũng sợ là Ông Nội gặp chuyện gì, nhưng mà xác suất xảy ra chuyện ở đây là rất thấp, bên cạnh Ông lúc nào không có bác Thuận, chắc là không có gì đâu.
Thấy tôi vẫn do dự, Châu Nhi đợi không được liền đứng dậy bước đi, cô ấy vừa bước được vài bước đã thấy bác Thuận từ trong bước ra. Bác ấy nhìn Châu Nhi, nụ cười có vẻ không được tự nhiên cho lắm:
– Mợ Ba, nãy tôi có nói là mợ cứ ngồi im trên ghế mà, mợ định đi đâu vậy?
Châu Nhi lúng túng, cô ấy cười gượng gạo:
– À tôi… tôi định vào trong tìm Ông Nội, nãy giờ gần nửa tiếng rồi mà chưa thấy Ông ra… tôi sợ là có chuyện gì.
Bác Thuận bước ra ngoài, Châu Nhi cũng nhanh chân bước lại ghế ngồi xuống, cô ấy lúc này có vẻ yếu thế chứ không còn hùng hồn như mọi khi. Mà cũng phải thôi, ở trước mặt bọn tôi là bác Thuận, người mà có thể gọi là dưới một người mà trên vạn người ở nhà họ Dương này, làm sao dám nói năng lung tung.
Bác Thuận không ngồi, bác ấy đứng ở một bên, vẫn là thái độ nghiêm túc:
– Hai mợ cứ yên tâm, Ông không có chuyện gì hết, Ông kêu tôi ra đây nói với hai Mợ cứ chờ một chút nữa, Ông sẽ ra ngay.
Tôi gật gật, Châu Nhi ở bên cũng không dám nói gì, đợi thêm vài phút nữa, Ông Nội từ ở trong mới bước ra. Ông đi đến chỗ bọn tôi đang ngồi rồi ngồi xuống phía đối diện, môi nở nụ cười, giọng rất êm:
– Hai đứa đợi Ông có lâu không?
Châu Nhi ban nãy thái độ lắm, giờ lại cười nói tươi rói như hoa, lại ngoan ngoãn như một con mèo, tranh nói trước cả tôi:
– Dạ không có lâu đâu Nội.
Tôi nhìn sang cô ấy, nghe cô ấy nói vậy nên tôi cũng không định nói thêm gì. Chợt, Ông Nội lại nhìn sang tôi, Ông nhẹ giọng hỏi:
– Có lâu không Lâm?
Tôi lúc này nhìn Ông, vẫn là thẳng thắn mà trả lời:
– Dạ… cũng có hơi lâu một chút.
Nghe tôi trả lời như thế, Châu Nhi liền huých nhẹ vào eo tôi, thấy tôi quay sang nhìn, cô ấy liền ra vẻ cảnh báo. Oầy, có gì đâu phải nói dối nhỉ, lâu thì nói là lâu, Ông Nội cũng biết là lâu nên mới hỏi ấy chứ.
– Ừ, Ông dở tay chút chuyện, xin lỗi vì để hai đứa đợi lâu.
Rõ ràng, tôi trả lời như thế cũng đâu có sai, ai ở đây chẳng biết là lâu, người trong nhà không mà, cần gì phải khách sáo.
Ngồi hỏi thăm vài chuyện linh tinh một lát, Ông mới đi vào vấn đề chính, Ông kêu bác Thuận đưa tới hai bì thư loại lớn, đưa cho tôi với Châu Nhi mỗi đứa một bì, Ông nhàn nhã nói:
– Cái này… cái này là bảng chi tiêu của tháng 11 và tháng 12. Mấy cái chuyện này đáng lý là của bác Thuận nhưng dạo gần đây ông ấy bận công chuyện quá không có kịp thời gian để xem lại. Thấy hai đứa cũng không có việc gì, Ông nhờ hai đứa xem giúp Ông, nếu chi tiêu tính toán đúng hết thì thôi, mà có chỗ nào sai xót thì ghi lại. Hai đứa hiểu chưa?
Tôi cầm bì thư trong tay, vừa thấy lạ vừa thấy lo. Sao chuyện này Ông Nội lại nhờ bọn tôi nhỉ, cứ trực tiếp giao cho Má Lớn hoặc là Má Nhỏ thì có phải dễ hơn không. Hay là Ông đang muốn… thử thách bọn tôi chuyện gì?
Châu Nhi mở bì thư ra xem, cô ấy nhìn từ trên xuống, cuối cùng là nở nụ cười rạng rỡ, nói:
– Cái gì chứ cái này con làm được, tính toán là nghề của con mà Ông Nội.
Ông Nội cười lớn nhìn cô ấy, Ông nói:
– Thì cứ xem giúp cho Ông, thời gian sau cũng giao hết lại cho mấy đứa cả mà. Bây giờ tập xem qua cũng tốt, mà có chỗ nào không hợp lý thì cứ ghi lại cho Ông. Lắm khi bác Thuận làm gấp quá nên sợ là sai xót vài chỗ.
Tôi không nói gì, chỉ lẳng lặng nhìn vào bảng kê khai trong tay. Chà, phen này căng à nha, không biết kết quả trong đây đã đúng hết hay là chưa nữa?
Ngồi thêm một lát nữa, Ông Nội nói hơi mệt nên để cho bác Thuận tiễn bọn tôi ra ngoài. Cầm bì thư đi ra, bác Thuận có chặn trước:
– Hai mợ xem giúp giùm cho tôi, dạo gần đây tôi có hơi lẫn một chút, nếu mà có chỗ nào không đúng, hai Mợ giơ cao đánh khẽ… Ông khó tính lắm, nếu biết có sai… ông trách xuống tôi thì tội cho tôi.
Nghe bác ấy nói như thế, tôi với Châu Nhi hai đứa lại nhìn nhau, không biết Châu Nhi thấy thế nào nhưng tôi… tôi có hơi khó xử một chút. Nghĩ nghĩ, tôi lại nói với bác ấy:
– Chi tiêu hai tháng này… là bác làm hết ạ?
Bác Thuận gật đầu:
– Là công việc của tôi mà, mà tôi nghĩ tôi tính toán đúng hết rồi, nhưng mà…
Dừng một chút, bác ấy mới nói tiếp, biểu cảm giống như là cánh cáo:
– Quan trọng là hai Mợ tính thế nào thôi.
Tôi nhìn bác ấy, lại thấy khó chịu nhiều hơn một chút nữa. Xem ra, hai bảng kê khai tính toán này là có vấn đề, bác Thuận chặn đầu bọn tôi trước kiểu này… e là sợ Ông Nội trách xuống đây mà.
Thấy hai bọn tôi im lặng, bác Thuận lại nói, nụ cười có chút gian gian không giống như thường khi tôi nghe kể:
– Hai mợ làm tốt chuyện Ông Nội giao lần này, sau này tôi nhất định sẽ nói tốt với Ông về hai mợ. Hai mợ cũng biết rồi đó, trước sau gì thì cũng có người thay tôi làm công việc này, mà người đó là ai… thì phải xem biểu hiện của hai mợ. Tôi… tôi không phải là người có chức có quyền gì nhưng giúp cho hai Mợ yên vị quản lý chi tiêu, tôi làm được.
………………………..
Tôi và Châu Nhi mỗi người ôm một tâm tư khác nhau rồi rẽ về phòng riêng của mình. Tôi nhìn bì thư trên tay mình, trong đầu nhảy ra vô vàn vấn đề nhức nhối. Thứ nhất, tôi không hiểu lắm về dụng ý của Ông Nội, mục đích Ông để cho tôi và Châu Nhi kiểm tra lại bảng kê khai chi tiêu là để làm gì? Tôi không tin là Ông không xem qua được hoặc là Ông không nhờ ai xem qua được. Cái thứ hai là về bác Thuận, tự dưng tôi lại thấy mất thiện cảm với bác ấy sau vụ lần này. Nếu theo như những gì bác ấy nói thì bảng kê khai chi tiêu này là có vấn đề thực sự. Và chắc bác ấy không nghĩ là Ông Nội sẽ để cho bọn tôi xem lại nên mới chặn trước chặn sau bọn tôi như vậy. Mục đích là sợ lộ chuyện ở hai bảng kê khai này, sợ Ông Nội biết được sự thật. Nhưng nếu chỉ chặn đầu trước như vậy thôi thì không nói, còn đằng này… bác ấy lại nhử thêm một câu, mà cái câu ấy lại có giá trị mới đau chứ.
Chính Quân đang trong giai đoạn tạo dựng sự nghiệp, gia tài thuộc vào tay ai thì chưa biết nhưng tôi dám chắc một điều, chỉ cần tôi ngồi được vào vị trí quản lý chi tiêu thì con đường phía trước của Chính Quân sẽ đỡ gian nan hơn một chút. Vì sau lưng anh ta không có chỗ dựa, không giống như là anh Cả hay là chú Ba đều có mẹ chống lưng. Xuất giá tòng phu, dù tôi không muốn tranh thì cũng bắt buộc phải tranh, bởi vì không phải cứ hiền lành thì sẽ đuợc bọn họ bỏ qua cho. Gia tài nhà họ Dương này là quá lớn, những người kia đầy tham vọng trong lòng, tôi không giúp chồng tôi thì cuộc đời của tôi về sau cũng chẳng thể an yên được.
Ái chà, vụ này căng thẳng thực sự rồi đây!
Cả chiều hôm đó, tôi ngồi xem lại bảng kê khai chi tiêu của mình, xem tới xem lui, phát hiện ra có vài chỗ không hợp lý. Tôi dùng bút chì đánh dấu vào một vài danh mục rồi sửa lại kết quả của danh mục đó, sau khi tính tổng lại hết, con số chi tiêu cuối cùng lại không khớp với con số mà bác Thuận đã tính. Cụ thể là bác Thuận tính cao hơn so với thực tế, con số chênh lệnh không quá lớn nhưng kết quả cuối cùng vẫn là sai. Sau khi nghĩ cẩn thận, tôi lại đánh ra một bảng khác, bảng này có ghi thêm vài lưu ý cho dễ nhìn. Tôi cũng in đậm chỗ danh mục mà bác Thuận đã tính sai cho dễ so sánh. Xong xuôi, tôi lại cất bảng tôi vừa làm xong vào một bì thư khác, còn bì thư của bác Thuận, tôi vẫn để nguyên như cũ, trên sấp giấy tờ cũng xóa hết dấu tích bút chì, trả lại mặt giấy sạch đẹp.
Bác Thuận, bác ấy ở đây khá là lâu, vị trí và quyền hành của bác ấy ở nhà họ Dương này không ai là không biết. Ngay cả ba chồng tôi cũng phải nể bác ấy vài phần chứ đừng nói là tôi. Chuyện bác ấy làm sai sổ sách, tôi không có ý vạch trần nhưng cũng không muốn giấu giếm Ông Nội. Tạm thời cứ để tôi nghĩ cách trước đã, cũng không vội phải báo lại cho Ông Nội ngay mà.
Tối đó Chính Quân về, anh ta hỏi tôi về chuyện sổ sách mà Ông Nội giao. Tôi cũng không có nói gì nhiều, chỉ nói sơ qua ý của Ông Nội nói lại. Cũng không biết là anh ta nghĩ gì, lát sau, sau khi sang phòng của cu Gin về, anh ta lại nói với tôi:
– Ông Nội kêu em làm thế nào thì em cứ làm thế ấy, không phải nghĩ đến những chuyện khác.
Tôi nhìn anh ta, lại hỏi:
– Nhưng kê khai chi tiêu này… trước kia luôn do bác Thuận làm à?
Chính Quân gật đầu:
– Ừ, chỉ có bác Thuận là người mà Ông Nội có thể tin tưởng được.
Chỉ có bác Thuận là người khiến cho Ông Nội tin tưởng à… cái này…
Thấy tôi im lặng, anh ta lại nhàn nhã cất giọng:
– Bác Thuận sống ở đây còn lâu hơn cả tôi, có thể nói bác ấy là tay trái tay mặt với Ông Nội. Chuyện sổ sách này, Ông kêu sao thì em cứ làm như vậy, không nên nghĩ nhiều. Vì em có nghĩ nhiều thì cũng chẳng nghĩ ra được mục đích của Ông Nội đâu. Tin tôi đi.
Tôi thở ra một hơi, lại bắt đầu có những suy nghĩ khác. Chính Quân đã nói với tôi như thế, tôi lại không nghĩ là Ông Nội chỉ đơn giản muốn tôi và Châu Nhi kiểm tra lại sổ sách một cách đơn thuần như vậy. Biết là bác Thuận có vấn đề nhưng tôi lại có một chút cảm giác… bác ấy không hẳn là người như thế. Ông Nội chồng tôi là người như thế nào… là người có thể tùy tiện tin tưởng một người chỉ có tài mà không có đức hay sao?
………………………..
Ngày hôm sau, Châu Nhi có đến gặp tôi, cô ấy cũng có nói với tôi là bảng kê khai của cô ấy cũng có vấn đề. Tôi cũng có nói là bảng kê khai của tôi cũng giống như vậy, sai số không lớn nhưng kết quả vẫn là sai.
Châu Nhi nghị nghĩ một lát, cô ấy lại nói:
– Bữa đó chắc chị Hai cũng có nghe bác Thuận nói… em nghĩ là… em với chị nên im luôn đi… đừng đắc tội với bác Thuận.
Tôi lại nhìn cô ấy, tôi hỏi lại:
– Vậy nếu Ông Nội phát hiện thì sao, lúc đó mình giải thích thế nào?
Châu Nhi do dự một hồi:
– Thì… mình cứ nói là không để ý đến, mình chỉ tính tổng lại thôi. Với lại, em nghĩ là Ông Nội không để ý đến những chi tiết nhỏ đó đâu, cái đó cũng là do em tính lại mới thấy mà. Ông Nội hơi đâu mà bấm máy tính tính từng mục… không có chuyện đó đâu.
– Chuyện này….
Trong lúc tôi còn đang do dự thì cô ấy lại nói:
– Đắc tội với bác Thuận là không được đâu chị Hai, chị nghĩ kỹ đi.
Tôi nhìn nhìn cô ấy, vẫn là nói lời thực lòng:
– Chị chưa biết sẽ giải quyết chuyện này như thế nào, em muốn làm thế nào thì cứ làm thế ấy, suy nghĩ cẩn thận một chút là được, hiểu chưa?
Châu Nhi im lặng nhìn tôi, cô ấy dường như suy nghĩ được gì đó rồi mới bảo là sẽ về suy nghĩ lại. Nhưng đến chiều hôm ấy, cô ấy lại nói với tôi là sẽ bỏ qua chuyện lần cho bác Thuận. Cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm như vậy, rồi cũng khuyên tôi nên giơ cao đánh khẽ, đừng làm lớn chuyện. Biết là Châu Nhi cũng có ý tốt dành cho tôi nhưng tôi vẫn không định sẽ làm như những gì cô ấy nói. So với chuyện sợ đắc tội với bác Thuận, tôi vẫn là sợ đắc tội với Ông Nội nhiều hơn. Nghĩ đi nghĩ lại, bác Thuận cũng không hơn được Ông Nội đâu.
Đêm đó, đợi bé Thà lên gõ cửa báo cáo tình hình xong, tôi mới yên tâm mà đi ngủ. Chuyện lần này, không biết tôi giải quyết như vậy có đúng không nữa đây. Nhưng kệ đi, dù gì thì bì thư cũng đã gửi đi, không còn cơ hội để hối hận nữa. Hy vọng, Châu Nhi cũng có cách giải quyết đúng đắn.
Nhưng mà ngày hôm sau, khác xa với những gì mà Châu Nhi đã nói với tôi, cô ấy vậy mà vạch trần chuyện bác Thuận làm sai sổ sách, một chi tiết cũng không bỏ xót. Chỉ có tôi, chỉ có tôi là không nói gì về bác Thuận, thật sự là không có nói gì. Đúng là chị chị em em, lại muốn bem nhau đây mà!
___________________
TƯƠNG TÁC CHO EM NHA CẢ NHÀ ƠI, LIKE + SHARE CHO EM NHAAA.
– Chú Ba, chú tỉnh rồi đó hả, tối hôm qua chú say quá.
Chú Ba cười nhàn nhạt, chú ấy nói với tôi:
– Lâu lâu uống say một bữa lại làm phiền tới chị Hai, tối qua em… em cũng không nhớ chuyện gì là chuyện gì nữa.
Tôi cười giả lả:
– Vậy hả? Giờ chú đi làm luôn hay nghỉ ngơi một bữa?
– Em đi làm luôn, thôi em đi truớc nha chị Hai.
– Ừ ừ chú đi đi, đi cẩn thận nha.
Nhìn chú Ba lên phòng, tôi lại suy nghĩ về chuyện đêm qua, chả nhẽ do say quá nên chú ấy đã quên hết những chuyện tối qua rồi hay sao? Vậy tôi phải tìm ai để hỏi về chuyện đó đây trời?
– Lại nhìn cái gì nữa vậy? Sao tôi cứ thấy em nhìn em trai tôi hoài vậy… hả?
Nghe giọng nói kề sát bên tai mình, tôi thoáng giật mình dịch sang một bên, quay qua đã thấy Chính Quân đang nhìn tôi kiểu dò xét, tôi vội giấu cảm xúc của mình vào trong, tôi nói:
– Tôi có nhìn gì đâu, hôm qua thấy chú ấy say quá nên sáng ra hỏi thăm thôi mà.
Chính Quân nâng tay xoa xoa má tôi, ý tứ cảnh cáo:
– Đừng để tôi phát hiện ra em có chuyện gì giấu tôi, em hiểu chưa?
Tôi nhìn anh ta chăm chăm, thật sự có chút không thoải mái, giọng cũng nhạt hẳn:
– Anh hơi đa nghi rồi đó.
Anh ta lại cười, tay vỗ nhè nhẹ vào má tôi:
– Chuyện sáng này tôi đề nghị với em, hy vọng là em nên sớm có câu trả lời, em rõ chưa?
Để lại ánh mắt đầy hàm ý, anh ta bỏ đi với phong thái ung dung nhẹ nhàng, chỉ để lại tôi với tâm trạng không mấy là vui vẻ gì đứng ở đây. Sao người đàn ông này lại đa nghi đến mức như thế được, chỉ vài ba câu nói cũng khiến anh ta nghi ngờ sao? Cái này là do không tin tưởng tôi và em trai anh ta hay là vốn dĩ anh ta có máu đa nghi từ bé vậy? Khó chịu thật sự!
Chính Quân vừa đi thì Châu Nhi với chú Ba Vũ cũng đi xuống, thấy bọn họ tôi cũng chẳng để ý mấy mà đi thẳng đến bàn uống trà. Ngồi nhâm nhi được một lát, Châu Nhi cũng đi tới, cô ấy rót một tách trà ấm, hớp vài hớp lại than phiền với tôi:
– Chị Hai với anh Hai thấy vậy mà hạnh phúc nhỉ?
Tôi dời ánh mắt nhìn sang cô ấy, thấp giọng hỏi:
– Sao em lại nói thế? Chị thấy cũng bình thường mà, hạnh phúc gì đâu. Ngược lại chị thấy vợ chồng em hạnh phúc hơn vợ chồng chị rất nhiều đó.
Châu Nhi khẽ cười nhạt, giọng nghe có vẻ bất thường:
– Cũng không đến mức hạnh phúc rất nhiều đâu…
Thấy cô ấy như vậy, tôi mới nhẹ nhàng khuyên bảo:
– Vợ chồng mới cưới có khi vui cười, có khi giận hờn vu vơ, đó là chuyện bình thường, em đừng nên để trong lòng…
Nghe tôi nói, cô ấy liền quay sang nhìn tôi, biểu cảm ban nãy đã được thay bằng nụ cười rạng rỡ:
– Em cũng chỉ nói vậy thôi chứ em đã có gì, chẳng qua… cái mức độ hạnh phúc của bọn em không đạt đến mức như những gì em nghĩ mà thôi. Làm người phải có mưu cầu riêng chứ chị Hai, cứ chấp nhận thực tại thì đến bao giờ mới tốt hơn được. Đúng không?
Ái chà, ra là thím Ba cảm thấy hạnh phúc như vậy chưa đủ với mức độ hạnh phúc mà thím ấy quy định. Chán thanh niên kiêu kỳ này quá, làm cho tôi nhọc công vận dụng hết kiến thức hạnh phúc hôn nhân gia đình để khuyên nhủ thím ấy… rõ khổ cái thân tôi. Mấy cái người yêu nhau hay bị sao ấy nhỉ? Họ có thể bình thường giống như tôi được không vậy?
Tôi với Châu Nhi ngồi nhâm nhi thêm tách trà nữa, bác Thuận ở chỗ Ông Nội đột nhiên đi tới, ông ấy cười tươi, giọng khuôn phép:
– Mợ Hai, mợ Ba… Ông có chuyện riêng cầm tìm hai mợ.
Tôi với Châu Nhi nhìn nhau, trong lòng cả hai đều cảm thấy có chút ngạc nhiên không hiểu được là có chuyện gì. Bình thường Ông Nội có bao giờ tìm bọn tôi đâu, có chuyện gì đều tìm đến Má Lớn hoặc là Má Nhỏ… giờ tìm bọn tôi để làm gì nhỉ?
Tôi đặt tách trà xuống bàn rồi mới quay sang hỏi bác Thuận:
– Bác Thuận… không biết là có chuyện gì vậy hả bác?
Bác Thuận trước sau vẫn nở nụ cười đúng chuẩn, ông ấy cúi thấp người trả lời tôi:
– Cũng không có gì đâu mợ, mợ yên tâm… trước cứ mời hai mợ tới gặp Ông một chuyến, còn chuyện sau đó, hai mợ gặp Ông sẽ rõ ạ.
– Vậy… phiền bác Thuận dẫn đường cho con.
– Dạ mợ Hai.
Tôi với Châu Nhi đứng dậy rời đi, bác Thuận dẫn bọn tôi đến gặp Ông Nội, Ông lúc này đang ngồi viết thư pháp trong nhà. Thấy bọn tôi đến, Ông nở nụ cười hiền hậu, tay chỉ đến bộ ghế gỗ trước mặt, ông dịu giọng:
– Hai đứa tới ghế ngồi chờ ông, ông vào lấy cái này một chút rồi ra.
– Dạ… dạ.
Tôi với Châu Nhi ngồi xuống ghế, bác Thuận rót cho bọn tôi hai ly trà xanh, ông ấy cười nói:
– Hai mợ uống nước trước đi, chờ Ông một chút. À quên, hai mợ tuyệt đối đừng đi lung tung, cứ ngồi ở đây đợi… Ông không thích người khác đi lại khắp nơi ở đây, hai Mợ thông cảm.
Nói xong, bác Thuận cũng rời đi vào trong, để lại hai đứa tôi ngồi nhìn nhau giữa nhà. Đây là khu nhà thờ riêng của Ông Nội, nhà được xây theo kiểu thời xưa ba gian, kiến trúc bằng gỗ siêu mát siêu sang. Ông Nội rất ít khi ở lại nhà chính, ông thường ngày đều ở và sinh hoạt ở nhà gỗ này. Cũng rất hiếm khi thấy người ở nhà chính đến đây để chơi, thường là có chuyện Ông kêu đến mới được đến vì Ông Nội muốn được yên tĩnh để nghỉ dưỡng, không muốn bị người ngoài làm phiền. Cũng không biết bữa nay là có chuyện gì nữa, nghĩ nghĩ lại thấy có hơi run run trong lòng.
Châu Nhi ngồi cạnh bên tôi, cô ấy nhìn dáo dác một vòng rồi thấp giọng hỏi nhỏ:
– Chị Hai… có chuyện gì hả chị? Sao em thấy… hơi run.
Tôi trấn an cô ấy:
– Chắc là không có gì đâu, Ông Nội tìm bọn mình đến nói chuyện thôi ấy mà… yên tâm đi.
Châu Nhi gật gật rồi lại nhìn quanh tò mò, tôi thật lòng cũng thấy hồi hộp nhưng nghĩ lại chắc là không có chuyện gì đâu. Ở đây là Dương gia, kia là Ông Nội của bọn tôi, làm sao có chuyện gì đó xảy ra được. Có chăng là bọn tôi ít tiếp xúc với Ông lại thường được nghe uy quyền của Ông nên giờ thấy có chút căng thẳng mà thôi.
Ngồi đợi hơn 10 phút vẫn chưa thấy Ông ra, cả bác Thuận cũng không thấy xuất hiện, cả tôi và Châu Nhi đều hoang mang không ít. Châu Nhi ngồi bên bắt đầu lo lắng, cô ấy nói:
– Chị Hai… sao Ông Nội chưa ra nữa… sao kỳ vậy?
Tôi lại làm công tác trấn an:
– Chắc là Ông đang dở tay chuyện gì đó ấy mà, không sao đâu.
Cô ấy có vẻ lo lắng thật sự, đến trà cũng không muốn uống. Tôi hớp được vài hơi trà, lại nhìn một vòng xung quanh, trong lòng cũng có chút cảm giác là lạ. Lại đợi thêm hơn chục phút nữa vẫn không thấy Ông đi ra, đến lúc này, Châu Nhi dường như không đợi được nữa, cô ấy nói với tôi:
– Chị Hai, để em vào kêu Ông Nội, Ông làm gì ở trong mà lâu quá vậy không biết.
Tôi bảo với cô ấy:
– Cứ đợi thêm chút nữa đi Nhi, nãy Ông có dặn ngồi đây đợi Ông mà.
Châu Nhi nhướn người, cô ấy nao núng trả lời:
– Nãy giờ gần nửa tiếng đồng hồ rồi đó chị Hai, chị không dám kêu thì để em vào kêu, ai rảnh đâu mà ngồi đây đợi mãi. Mà lỡ như Ông có chuyện gì trong đó thì sao, nãy giờ em nghe im re ấy, không có tiếng động gì luôn.
Tôi nghĩ nghĩ, cũng sợ là Ông Nội gặp chuyện gì, nhưng mà xác suất xảy ra chuyện ở đây là rất thấp, bên cạnh Ông lúc nào không có bác Thuận, chắc là không có gì đâu.
Thấy tôi vẫn do dự, Châu Nhi đợi không được liền đứng dậy bước đi, cô ấy vừa bước được vài bước đã thấy bác Thuận từ trong bước ra. Bác ấy nhìn Châu Nhi, nụ cười có vẻ không được tự nhiên cho lắm:
– Mợ Ba, nãy tôi có nói là mợ cứ ngồi im trên ghế mà, mợ định đi đâu vậy?
Châu Nhi lúng túng, cô ấy cười gượng gạo:
– À tôi… tôi định vào trong tìm Ông Nội, nãy giờ gần nửa tiếng rồi mà chưa thấy Ông ra… tôi sợ là có chuyện gì.
Bác Thuận bước ra ngoài, Châu Nhi cũng nhanh chân bước lại ghế ngồi xuống, cô ấy lúc này có vẻ yếu thế chứ không còn hùng hồn như mọi khi. Mà cũng phải thôi, ở trước mặt bọn tôi là bác Thuận, người mà có thể gọi là dưới một người mà trên vạn người ở nhà họ Dương này, làm sao dám nói năng lung tung.
Bác Thuận không ngồi, bác ấy đứng ở một bên, vẫn là thái độ nghiêm túc:
– Hai mợ cứ yên tâm, Ông không có chuyện gì hết, Ông kêu tôi ra đây nói với hai Mợ cứ chờ một chút nữa, Ông sẽ ra ngay.
Tôi gật gật, Châu Nhi ở bên cũng không dám nói gì, đợi thêm vài phút nữa, Ông Nội từ ở trong mới bước ra. Ông đi đến chỗ bọn tôi đang ngồi rồi ngồi xuống phía đối diện, môi nở nụ cười, giọng rất êm:
– Hai đứa đợi Ông có lâu không?
Châu Nhi ban nãy thái độ lắm, giờ lại cười nói tươi rói như hoa, lại ngoan ngoãn như một con mèo, tranh nói trước cả tôi:
– Dạ không có lâu đâu Nội.
Tôi nhìn sang cô ấy, nghe cô ấy nói vậy nên tôi cũng không định nói thêm gì. Chợt, Ông Nội lại nhìn sang tôi, Ông nhẹ giọng hỏi:
– Có lâu không Lâm?
Tôi lúc này nhìn Ông, vẫn là thẳng thắn mà trả lời:
– Dạ… cũng có hơi lâu một chút.
Nghe tôi trả lời như thế, Châu Nhi liền huých nhẹ vào eo tôi, thấy tôi quay sang nhìn, cô ấy liền ra vẻ cảnh báo. Oầy, có gì đâu phải nói dối nhỉ, lâu thì nói là lâu, Ông Nội cũng biết là lâu nên mới hỏi ấy chứ.
– Ừ, Ông dở tay chút chuyện, xin lỗi vì để hai đứa đợi lâu.
Rõ ràng, tôi trả lời như thế cũng đâu có sai, ai ở đây chẳng biết là lâu, người trong nhà không mà, cần gì phải khách sáo.
Ngồi hỏi thăm vài chuyện linh tinh một lát, Ông mới đi vào vấn đề chính, Ông kêu bác Thuận đưa tới hai bì thư loại lớn, đưa cho tôi với Châu Nhi mỗi đứa một bì, Ông nhàn nhã nói:
– Cái này… cái này là bảng chi tiêu của tháng 11 và tháng 12. Mấy cái chuyện này đáng lý là của bác Thuận nhưng dạo gần đây ông ấy bận công chuyện quá không có kịp thời gian để xem lại. Thấy hai đứa cũng không có việc gì, Ông nhờ hai đứa xem giúp Ông, nếu chi tiêu tính toán đúng hết thì thôi, mà có chỗ nào sai xót thì ghi lại. Hai đứa hiểu chưa?
Tôi cầm bì thư trong tay, vừa thấy lạ vừa thấy lo. Sao chuyện này Ông Nội lại nhờ bọn tôi nhỉ, cứ trực tiếp giao cho Má Lớn hoặc là Má Nhỏ thì có phải dễ hơn không. Hay là Ông đang muốn… thử thách bọn tôi chuyện gì?
Châu Nhi mở bì thư ra xem, cô ấy nhìn từ trên xuống, cuối cùng là nở nụ cười rạng rỡ, nói:
– Cái gì chứ cái này con làm được, tính toán là nghề của con mà Ông Nội.
Ông Nội cười lớn nhìn cô ấy, Ông nói:
– Thì cứ xem giúp cho Ông, thời gian sau cũng giao hết lại cho mấy đứa cả mà. Bây giờ tập xem qua cũng tốt, mà có chỗ nào không hợp lý thì cứ ghi lại cho Ông. Lắm khi bác Thuận làm gấp quá nên sợ là sai xót vài chỗ.
Tôi không nói gì, chỉ lẳng lặng nhìn vào bảng kê khai trong tay. Chà, phen này căng à nha, không biết kết quả trong đây đã đúng hết hay là chưa nữa?
Ngồi thêm một lát nữa, Ông Nội nói hơi mệt nên để cho bác Thuận tiễn bọn tôi ra ngoài. Cầm bì thư đi ra, bác Thuận có chặn trước:
– Hai mợ xem giúp giùm cho tôi, dạo gần đây tôi có hơi lẫn một chút, nếu mà có chỗ nào không đúng, hai Mợ giơ cao đánh khẽ… Ông khó tính lắm, nếu biết có sai… ông trách xuống tôi thì tội cho tôi.
Nghe bác ấy nói như thế, tôi với Châu Nhi hai đứa lại nhìn nhau, không biết Châu Nhi thấy thế nào nhưng tôi… tôi có hơi khó xử một chút. Nghĩ nghĩ, tôi lại nói với bác ấy:
– Chi tiêu hai tháng này… là bác làm hết ạ?
Bác Thuận gật đầu:
– Là công việc của tôi mà, mà tôi nghĩ tôi tính toán đúng hết rồi, nhưng mà…
Dừng một chút, bác ấy mới nói tiếp, biểu cảm giống như là cánh cáo:
– Quan trọng là hai Mợ tính thế nào thôi.
Tôi nhìn bác ấy, lại thấy khó chịu nhiều hơn một chút nữa. Xem ra, hai bảng kê khai tính toán này là có vấn đề, bác Thuận chặn đầu bọn tôi trước kiểu này… e là sợ Ông Nội trách xuống đây mà.
Thấy hai bọn tôi im lặng, bác Thuận lại nói, nụ cười có chút gian gian không giống như thường khi tôi nghe kể:
– Hai mợ làm tốt chuyện Ông Nội giao lần này, sau này tôi nhất định sẽ nói tốt với Ông về hai mợ. Hai mợ cũng biết rồi đó, trước sau gì thì cũng có người thay tôi làm công việc này, mà người đó là ai… thì phải xem biểu hiện của hai mợ. Tôi… tôi không phải là người có chức có quyền gì nhưng giúp cho hai Mợ yên vị quản lý chi tiêu, tôi làm được.
………………………..
Tôi và Châu Nhi mỗi người ôm một tâm tư khác nhau rồi rẽ về phòng riêng của mình. Tôi nhìn bì thư trên tay mình, trong đầu nhảy ra vô vàn vấn đề nhức nhối. Thứ nhất, tôi không hiểu lắm về dụng ý của Ông Nội, mục đích Ông để cho tôi và Châu Nhi kiểm tra lại bảng kê khai chi tiêu là để làm gì? Tôi không tin là Ông không xem qua được hoặc là Ông không nhờ ai xem qua được. Cái thứ hai là về bác Thuận, tự dưng tôi lại thấy mất thiện cảm với bác ấy sau vụ lần này. Nếu theo như những gì bác ấy nói thì bảng kê khai chi tiêu này là có vấn đề thực sự. Và chắc bác ấy không nghĩ là Ông Nội sẽ để cho bọn tôi xem lại nên mới chặn trước chặn sau bọn tôi như vậy. Mục đích là sợ lộ chuyện ở hai bảng kê khai này, sợ Ông Nội biết được sự thật. Nhưng nếu chỉ chặn đầu trước như vậy thôi thì không nói, còn đằng này… bác ấy lại nhử thêm một câu, mà cái câu ấy lại có giá trị mới đau chứ.
Chính Quân đang trong giai đoạn tạo dựng sự nghiệp, gia tài thuộc vào tay ai thì chưa biết nhưng tôi dám chắc một điều, chỉ cần tôi ngồi được vào vị trí quản lý chi tiêu thì con đường phía trước của Chính Quân sẽ đỡ gian nan hơn một chút. Vì sau lưng anh ta không có chỗ dựa, không giống như là anh Cả hay là chú Ba đều có mẹ chống lưng. Xuất giá tòng phu, dù tôi không muốn tranh thì cũng bắt buộc phải tranh, bởi vì không phải cứ hiền lành thì sẽ đuợc bọn họ bỏ qua cho. Gia tài nhà họ Dương này là quá lớn, những người kia đầy tham vọng trong lòng, tôi không giúp chồng tôi thì cuộc đời của tôi về sau cũng chẳng thể an yên được.
Ái chà, vụ này căng thẳng thực sự rồi đây!
Cả chiều hôm đó, tôi ngồi xem lại bảng kê khai chi tiêu của mình, xem tới xem lui, phát hiện ra có vài chỗ không hợp lý. Tôi dùng bút chì đánh dấu vào một vài danh mục rồi sửa lại kết quả của danh mục đó, sau khi tính tổng lại hết, con số chi tiêu cuối cùng lại không khớp với con số mà bác Thuận đã tính. Cụ thể là bác Thuận tính cao hơn so với thực tế, con số chênh lệnh không quá lớn nhưng kết quả cuối cùng vẫn là sai. Sau khi nghĩ cẩn thận, tôi lại đánh ra một bảng khác, bảng này có ghi thêm vài lưu ý cho dễ nhìn. Tôi cũng in đậm chỗ danh mục mà bác Thuận đã tính sai cho dễ so sánh. Xong xuôi, tôi lại cất bảng tôi vừa làm xong vào một bì thư khác, còn bì thư của bác Thuận, tôi vẫn để nguyên như cũ, trên sấp giấy tờ cũng xóa hết dấu tích bút chì, trả lại mặt giấy sạch đẹp.
Bác Thuận, bác ấy ở đây khá là lâu, vị trí và quyền hành của bác ấy ở nhà họ Dương này không ai là không biết. Ngay cả ba chồng tôi cũng phải nể bác ấy vài phần chứ đừng nói là tôi. Chuyện bác ấy làm sai sổ sách, tôi không có ý vạch trần nhưng cũng không muốn giấu giếm Ông Nội. Tạm thời cứ để tôi nghĩ cách trước đã, cũng không vội phải báo lại cho Ông Nội ngay mà.
Tối đó Chính Quân về, anh ta hỏi tôi về chuyện sổ sách mà Ông Nội giao. Tôi cũng không có nói gì nhiều, chỉ nói sơ qua ý của Ông Nội nói lại. Cũng không biết là anh ta nghĩ gì, lát sau, sau khi sang phòng của cu Gin về, anh ta lại nói với tôi:
– Ông Nội kêu em làm thế nào thì em cứ làm thế ấy, không phải nghĩ đến những chuyện khác.
Tôi nhìn anh ta, lại hỏi:
– Nhưng kê khai chi tiêu này… trước kia luôn do bác Thuận làm à?
Chính Quân gật đầu:
– Ừ, chỉ có bác Thuận là người mà Ông Nội có thể tin tưởng được.
Chỉ có bác Thuận là người khiến cho Ông Nội tin tưởng à… cái này…
Thấy tôi im lặng, anh ta lại nhàn nhã cất giọng:
– Bác Thuận sống ở đây còn lâu hơn cả tôi, có thể nói bác ấy là tay trái tay mặt với Ông Nội. Chuyện sổ sách này, Ông kêu sao thì em cứ làm như vậy, không nên nghĩ nhiều. Vì em có nghĩ nhiều thì cũng chẳng nghĩ ra được mục đích của Ông Nội đâu. Tin tôi đi.
Tôi thở ra một hơi, lại bắt đầu có những suy nghĩ khác. Chính Quân đã nói với tôi như thế, tôi lại không nghĩ là Ông Nội chỉ đơn giản muốn tôi và Châu Nhi kiểm tra lại sổ sách một cách đơn thuần như vậy. Biết là bác Thuận có vấn đề nhưng tôi lại có một chút cảm giác… bác ấy không hẳn là người như thế. Ông Nội chồng tôi là người như thế nào… là người có thể tùy tiện tin tưởng một người chỉ có tài mà không có đức hay sao?
………………………..
Ngày hôm sau, Châu Nhi có đến gặp tôi, cô ấy cũng có nói với tôi là bảng kê khai của cô ấy cũng có vấn đề. Tôi cũng có nói là bảng kê khai của tôi cũng giống như vậy, sai số không lớn nhưng kết quả vẫn là sai.
Châu Nhi nghị nghĩ một lát, cô ấy lại nói:
– Bữa đó chắc chị Hai cũng có nghe bác Thuận nói… em nghĩ là… em với chị nên im luôn đi… đừng đắc tội với bác Thuận.
Tôi lại nhìn cô ấy, tôi hỏi lại:
– Vậy nếu Ông Nội phát hiện thì sao, lúc đó mình giải thích thế nào?
Châu Nhi do dự một hồi:
– Thì… mình cứ nói là không để ý đến, mình chỉ tính tổng lại thôi. Với lại, em nghĩ là Ông Nội không để ý đến những chi tiết nhỏ đó đâu, cái đó cũng là do em tính lại mới thấy mà. Ông Nội hơi đâu mà bấm máy tính tính từng mục… không có chuyện đó đâu.
– Chuyện này….
Trong lúc tôi còn đang do dự thì cô ấy lại nói:
– Đắc tội với bác Thuận là không được đâu chị Hai, chị nghĩ kỹ đi.
Tôi nhìn nhìn cô ấy, vẫn là nói lời thực lòng:
– Chị chưa biết sẽ giải quyết chuyện này như thế nào, em muốn làm thế nào thì cứ làm thế ấy, suy nghĩ cẩn thận một chút là được, hiểu chưa?
Châu Nhi im lặng nhìn tôi, cô ấy dường như suy nghĩ được gì đó rồi mới bảo là sẽ về suy nghĩ lại. Nhưng đến chiều hôm ấy, cô ấy lại nói với tôi là sẽ bỏ qua chuyện lần cho bác Thuận. Cô ấy vẫn giữ nguyên quan điểm như vậy, rồi cũng khuyên tôi nên giơ cao đánh khẽ, đừng làm lớn chuyện. Biết là Châu Nhi cũng có ý tốt dành cho tôi nhưng tôi vẫn không định sẽ làm như những gì cô ấy nói. So với chuyện sợ đắc tội với bác Thuận, tôi vẫn là sợ đắc tội với Ông Nội nhiều hơn. Nghĩ đi nghĩ lại, bác Thuận cũng không hơn được Ông Nội đâu.
Đêm đó, đợi bé Thà lên gõ cửa báo cáo tình hình xong, tôi mới yên tâm mà đi ngủ. Chuyện lần này, không biết tôi giải quyết như vậy có đúng không nữa đây. Nhưng kệ đi, dù gì thì bì thư cũng đã gửi đi, không còn cơ hội để hối hận nữa. Hy vọng, Châu Nhi cũng có cách giải quyết đúng đắn.
Nhưng mà ngày hôm sau, khác xa với những gì mà Châu Nhi đã nói với tôi, cô ấy vậy mà vạch trần chuyện bác Thuận làm sai sổ sách, một chi tiết cũng không bỏ xót. Chỉ có tôi, chỉ có tôi là không nói gì về bác Thuận, thật sự là không có nói gì. Đúng là chị chị em em, lại muốn bem nhau đây mà!
___________________
TƯƠNG TÁC CHO EM NHA CẢ NHÀ ƠI, LIKE + SHARE CHO EM NHAAA.
Bình luận facebook