• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Hot Tên Anh Là Thời Gian Full (5 Viewers)

  • Chương 225 - Chương 225

Chương 225

LẠY BA LẠY

Gió thổi qua, cát vàng bay lên.

Không nhỏ.

Thổi tới mức gò má người ta đau nhức.

Khí hậu của Đôn Hoàng, đa phần đều giống như một đứa trẻ bướng bỉnh, vừa nhiệt tình phóng khoáng lại vừa tùy tiện, mặc sức làm bừa. Gió cát cuốn theo những cơn nóng hầm hập, có lúc nhiệt độ lại như rớt từ trên đỉnh vực xuống, lạnh tưởng chết.

Nhưng ngay lúc này đây, cho dù là cát vàng ngập trời thì trong lòng Tiêu Dã cũng chỉ toàn là lưu luyến.

Đã từng có nhiều lúc anh chỉ biết ai oán cái thời tiết quái đản này của Đôn Hoàng, cũng lẩm bẩm chửi cái khí hậu cát vàng mù mịt chết tiệt này giữ lại được bao nhiêu con người mới lạ đó. Nhưng nói thì nói vậy, từ đầu tới cuối anh vẫn cảm thấy, đối với những người làm nghề khôi phục bích họa như họ thì công việc và cuộc sống từ lâu đã không thể tách rời hình ảnh cát vàng này rồi.

Người ta hay nói “Trên đời không có bữa tiệc nào là không tàn”, cũng nói rằng “Chẳng có thứ tình cảm nào đọ được sự chia tách của thời gian”.

Giống như ba người họ bây giờ vậy.

Đám ba người Kỳ Dư đứng giữa sa mạc vàng ruộm một lúc rất lâu, sau đó quỳ xuống, hướng mặt về phía của hang số 0.

Trên sa mạc Gobi, giữa đất trời rộng lớn.

Bái biệt.

Họ dập đầu lạy ba lạy.

Đứng lên, ba người họ lại quỳ xuống lạy về nơi có Viện Nghiên cứu Đôn Hoàng và quần thể hang Mogao, vẫn lạy ba lạy.

Lần lạy cuối cùng, cũng là phút từ biệt cuối cùng.

Sau khi Thẩm Dao và La Chiếm đứng dậy, vầng trán của Kỳ Dư vẫn còn dán chặt lên lớp cát nóng rẫy của sa mạc Gobi, rất lâu anh ấy vẫn không ngẩng đầu lên.

Gió thổi qua tai, những hạt cát bay là là trên mặt sa mạc.

Đây là việc mà bất kỳ ai cũng sẽ làm khi rời khỏi Đôn Hoàng, không phải là quy tắc, mà giống một lời hẹn ước bất thành văn hơn. Cũng giống như năm xưa khi anh và Kỳ Dư bái lạy trước cửa nhà Giáo sư Hồ, Giáo sư Hồ đã nói: Làm nghề khôi phục bích họa này, không có tín ngưỡng là không được, bởi vì đây là một nghề nghiệp gần như có thể so sánh với việc khổ sở tu luyện, một khi em ở lại thì tức là đã ký giao kèo với trời đất. Em sẽ chính là người bảo vệ cho Đôn Hoàng và bích họa ở nơi đây.

Còn rời xa, cũng đồng nghĩa với việc xé bỏ lời hứa hẹn tín ngưỡng cùng trời đất, từ nay về sau trở về với những việc phàm trần vặt vãnh, mọi thứ của Đôn Hoàng sẽ không còn liên quan gì tới người đã rời xa nó nữa.

Tiêu Dã bỗng nhiên cảm thấy hốc mắt hơi căng ra đau nhức. Anh quay mặt đi, để cảm xúc bình tĩnh lại.

Rất lâu sau, Kỳ Dư mới ngẩng đầu lên, La Chiếm dìu anh ấy dậy.

Ba người ngồi xe của Tiêu Dã tới đây nhưng không định ngồi xe của anh để trở về.

Họ men theo sa mạc Gobi mênh mông không có điểm dừng, đi từng bước từng bước quay trở về đường chính.

Tiêu Dã cũng không cưỡng ép. Anh không đi cùng đường với họ mà ở lại trên sa mạc Gobi, nhìn theo bóng họ dần dần xa khuất, cho đến tận khi họ trở thành một chấm đen nhỏ xíu, xa xôi giữa bầu trời cát vàng…

Một nỗi bi thương không tên trào dâng lên trong lồng ngực.

Anh không quay trở về xe mà đi thẳng tới bậc thang đi lên sống núi.

Đứng trước bức tường đã được xây cẩn thận, Tiêu Dã đưa tay chạm vào, sắc mặt đau thương. Khoảnh khắc này anh bỗng dưng hiểu được sự điên cuồng và rồ dại năm xưa của Giáo sư Tiết Phạn.

Bây giờ đây, bất kỳ một người nào trong ekip của họ đều không có được dũng khí và sự kiên quyết để giữ lấy hang số 0 như Giáo sư Tiết Phạn.

Tiêu Dã ngồi dựa vào bức tường.

Rất lâu sau anh rút một bao thuốc từ trong túi ra, châm lên một điếu thuốc.

Một đám khói to tướng bay ra ngoài, rồi lại bị cơn gió xé ra thành ngàn vạn mảnh nhỏ.

Tiêu Dã nhìn về phía sa mạc Gobi mông lung, thầm nghĩ: Giấc mơ liên quan đến tín ngưỡng này phải chăng cũng đã tới lúc cần tỉnh lại?

***

Hai người Giang Chấp và Thịnh Đường được sắp xếp vào ở trong một nhà khách trong huyện, là nhà khách gần với công trường lăng mộ nhà Hán của chùa Long Phúc nhất. Các thành viên trong đoàn khảo cổ của Khương Tấn cũng thuê mấy phòng ở đây, tiện để đồ đạc và điều chuyển nhân sự cho các thành viên thay nhau nghỉ ngơi.

“Khoảng thời gian tháng Bảy, tháng Tám, chúng tôi đều ngủ thẳng tại công trường, mùa hè ở Đông Bắc mát mẻ, nhất là buổi tối cũng thoải mái, thế nên mọi người cũng lười quay về cho thêm mệt. Bây giờ thì không được như vậy nữa rồi, công trường từ sáng tới tối rất lạnh lẽo, lại còn có thêm cả những đợt không khí lạnh, có mấy cậu thanh niên còn ngã bệnh rồi.” Khương Tấn nói với họ: “Tôi đã bảo Liễu Dương đặt hai phòng, hai bạn cũng đừng chê, dù sao thì điều kiện ở huyện cũng có hạn, chúng tôi đều quen cả rồi. Hai bạn cứ nghỉ ngơi đi, ngày mai tôi dẫn hai bạn xuống mộ.”

Thịnh Đường xuống xe, ngước mắt nhìn lên tấm biển treo lơ lửng trên cao trước cửa nhà khách, làm bằng gỗ thuần, trông có vẻ đã rất lâu đời rồi, lớp sơn bên trên đã tróc đi quá nửa, viết bốn chữ to “Nhà khách Nghênh Tân”.

Cái tên này thật sự tạo cảm giác lâu đời đấy.

Thịnh Đường nhẹ nhàng kéo kéo vạt áo của Giang Chấp, ra hiệu cho anh nhìn lên tấm biển, hạ thấp giọng xuống nói: “Bây giờ em ở trong hang thành thói quen rồi, cứ nhìn thấy kiểu tróc sơn kia là muốn dính lại cho đẹp.”

Giang Chấp chỉ hơi gượng nhếch khóe môi lên một chút, không nói gì nhiều.

Bà chủ nhà khách đích thân ra ngoài đón họ, cười ha ha. Bà không mập mạp, vóc người khá mỏng manh, da thô, tóc để dài, chỉ dùng kẹp kẹp đại lên cho xong. Bà tiếp đón mọi người khá sảng khoái, mang nét đặc trưng của phụ nữ Đông Bắc.

Người của đội khảo cổ ở lại đây một thời gian khá dài, bà chủ cũng đã thân thiết với họ rồi, bèn ra sức nói: “Ai ya mẹ ơi, cuối cùng cũng đón được rồi.” Sau đó bà lại nói với Giang Chấp: “Mấy ngày trước thầy Khương đã lải nhải suốt với tôi là sắp có cao nhân tới. Lúc trưa tôi còn tưởng là đến rồi chứ, mau vào đi.”

Thấy họ kéo theo va ly hành lý, bà lại gọi to một tiếng vào trong: “Làm gì vậy? Mau ra ngoài cầm hành lý cho khách!”

Giọng bà thật sự rất to.

Thịnh Đường cảm thấy cực kỳ kích thích. Cô vẫn luôn cảm thấy chất giọng người Tây Bắc rất lớn, nay cuối cùng cũng được lĩnh giáo sức mạnh của phụ nữ Đông Bắc rồi.

Sau đó cô chợt nhớ tới Trình Tần.

Trong đám các chị em cây khế, Trình Tần được coi là người dũng mãnh nhất, thi thoảng lại nói vài câu tiếng phổ thông xen lẫn giọng Đông Bắc. Bây giờ nhìn lại, cho dù chỉ số dũng mãnh của Trình Tần được tăng lên tối đa thì có khi trở về Đông Bắc vẫn có thể bị chụp cái mũ dịu dàng đấy.

Giang Chấp vội nói là không cần, giơ tay với lấy va ly hành lý. Bà chủ rất nhiệt tình, lập tức có thể đẩy Giang Chấp qua một bên, quát to với người đàn ông vừa từ bên trong đi ra: “Sao lề mề quá thế hả? Lại ngồi đó nghịch di động rồi đúng không?” Sau đó không quên giới thiệu với Giang Chấp và Thịnh Đường: “Ông xã nhà tôi đấy.”

Đó là một người đàn ông rất cao, nhìn bằng mắt ước chừng phải trên một mét tám nhăm, đồng thời cân nặng có vẻ như còn vượt qua cả chiều cao, nói ít cũng phải hơn trăm cân gì đó, đi lại cực kỳ chắc nịch, cảm giác một bước chân giẫm xuống là có thể làm mặt đất rung lên.

Ông chủ mặc một chiếc áo jacket màu xanh đậm, bên trong là một chiếc sơ mi hoa, trên cổ đeo sợi dây chuyền vàng rất to, mẫu hình tượng đại ca điển hình. Bị vợ mắng, ông chủ cũng chẳng giận dữ, vẫn cười ha ha, không nói không rằng lập tức mỗi tay một chiếc va ly xách vào trong.

Lúc đi vào trong, Giang Chấp nói với Thịnh Đường: “Trong thời gian ở lại nhà khách, cố gắng tránh tiếp xúc cơ thể với bà chủ nhé.”

Thịnh Đường không hiểu.

Giang Chấp chân thành khuyên nhủ: “Tay khỏe quá.”

Thịnh Đường không nhịn được cười. Đọc truyện tại Vietwriter.vn

…Bên ngoài nhiệt độ thấp, vào trong nhà khách ngược lại ấm áp hơn rất nhiều. Bà chủ rất hay nói, từ lúc ở ngoài cửa đến khi vào làm thủ tục nhận phòng, cái miệng chưa ngơi nghỉ phút nào. Thấy Thịnh Đường đứng đó xoa tay suốt, bà chủ bèn cười nói, sắp có khí nóng rồi đấy, đến lúc đó bên trong nhà khách sẽ rất nóng, rồi lại nói vùng Đông Bắc là như vậy, bên ngoài tuyết lớn bay ngập trời, bên trong phòng vẫn có thể gặm kem.

Khương Tấn sợ Giang Chấp và Thịnh Đường không quen với nhiệt độ ở đây nên dặn dò bà chủ bữa tối nấu thêm chút nước đường với gừng. Giang Chấp thì không có gì phải suy nghĩ, chủ yếu anh sợ Thịnh Đường cảm lạnh, bèn cảm ơn bà chủ.

Bà chủ khoát tay: “Khách sáo gì! Nên mà!”

Lúc làm thủ tục vào ở, bà chủ nói Liễu Dương đã giữ lại hai phòng có giường to, hỏi họ có cần đổi sang tatami không. “Đến khi bên ngoài lạnh thêm một chút, ngủ tatami sẽ thích cực kỳ, ấm áp lắm.”

* Tatami là một loại sản phẩm (tạm gọi là tấm nệm) được dùng để lát mặt sàn nhà truyền thống của Nhật Bản. Phòng được lát sàn bằng tatami được gọi là phòng tatami. Phòng tatami có mặt sàn được tạo ra bằng cách xếp chặt các tấm nệm hình chữ nhật có kích cỡ thống nhất lại với nhau. Mỗi tấm nệm (waratoko) này thường có chiều dài bằng hai lần chiều rộng. Kích cỡ chuẩn truyền thống là 910mm×1820mm, dày 55mm.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom