Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 80 - Chương 80 ĐIỆU MÚA HƯƠNG TOÀN
Chương 80 ĐIỆU MÚA HƯƠNG TOÀN
Đối với Thịnh Đường mà nói, cô không nắm rõ tâm tư của mấy người ngồi ở đây, nhưng hiểu rõ suy nghĩ của ông chủ Vương là được rồi. Dỗ cho người ta vui rồi thì việc muốn ông ta kể toàn bộ câu chuyện là quá dễ dàng.
Thế nên mới nói lộ cái gì cũng được, lời xu nịnh là tuyệt đối không thể lộ tẩy. Không cần biết biểu hiện của Thịnh Đường khoa trương cỡ nào, khiến người ta nổi da gà cỡ nào, chí ít ông chủ Vương đã tin rồi, hơn nữa còn là hoàn toàn tin tưởng.
Ông ta cười tươi như một đóa hoa mẫu đơn vậy, tươi sáng rực rỡ, không ngớt lời ngợi khen Thịnh Đường có gu, có nội hàm, là một nhân tài hiếm gặp.
Giang Chấp ngồi bên cạnh nhìn hai con người này khen ngợi nhau kiểu “thương mại” qua lại mà màng nhĩ bị tiếng ồn làm cho đau nhức.
Cũng may ông chủ Vương là một người sống trọng tình cảm, được Thịnh Đường nịnh nọt một hồi như vậy lập tức tìm được giá trị và vị thế của bản thân, vì vậy “công tắc” miệng của ông ta cũng bắt đầu mở ra.
Đằng sau bức tranh “Dạ yến đồ”, quả thật ẩn giấu một câu chuyện tình yêu đẹp mà buồn thê lương.
Ông chủ Vương trong quá trình kể lại truyền thuyết này cho họ nghe cũng hạ thấp giọng xuống cho hợp tình hợp cảnh, cố tình tạo ra một bầu không khí cô quạnh khác hẳn vừa rồi.
Tương truyền, Hàn Hi Tái thời đó quả thực cực kỳ yêu thương và sủng ái một người con gái. Người con gái ấy xinh đẹp vô cùng, yểu điệu dịu dàng ai ai cũng mến. Có người nói nàng là hậu duệ của thiếu nữ Hồ Toàn, bởi vậy sinh ra đã khác biệt với mọi người xung quanh. Tóm lại, Hàn Hi Tái ngày ngày cưng chiều, nâng niu người con gái này.
Hàn Hi Tái yêu thích nhạc vũ, trong đó thích nhất một điệu múa tên là Hương Toàn.
Điệu múa Hương Toàn là sự kết hợp hài hòa giữa mạnh mẽ và mềm mại, nói trắng ra chính là sự kết hợp giữa điệu Lục Yêu và điệu Hồ Toàn. Đây là điệu múa được người con gái ấy tự sáng tạo ra để khiến Hàn Hi Tái được vui, kết hợp những tinh túy của hai điệu múa Lục Yêu và Hồ Toàn đang rất thịnh hành thời bấy giờ.
Nghe nói, mỗi khi người con gái ấy múa điệu Hương Toàn sẽ luôn khiến cho người ta sinh ra ảo giác, tựa như đang được đắm mình trong thế giới cực lạc, tâm trạng trở nên vui vẻ.
Về sau, các thê thiếp của Hàn Hi Tái vì ganh tỵ nên đồn đại người con gái ấy là yêu nghiệt hóa thân, mượn cớ này để hãm hại nàng. Từ đó Hàn Hi Tái đổ bệnh không thể dậy nổi, mấy lần nằm mộng hồi tưởng đều mơ thấy người con gái ấy, không còn ham muốn chuyện triều chính, không muốn đoái hoài tới quốc sự. Hậu Đường chủ Lý Dục thấy Hàn Hi Tái ngày đêm không lên triều thì vô cùng lo lắng, sau khi biết chuyện bèn sai người vượt ngàn dặm xa xôi tìm một thánh tăng, hy vọng có thể cứu chữa được tâm bệnh cho Hàn Hi Tái.
Theo tương truyền, vị thánh tăng đó sau khi tới Hàn phủ không biết đã dùng cách thức gì mà có thể khiến vị sủng cơ kia xác khô sống dậy, trở thành một người bình thường. Mà nội dung bức tranh “Dạ yến đồ” cũng muốn biểu đạt chính khung cảnh sau khi người con gái ấy sống dậy.
“Liên quan đến bản gốc của ‘Hàn Hi Tái dạ yến đồ’, có người nói thật ra chính là bức tranh do vị thánh tăng kia vẽ, quả thực có thêm hai đoạn nội dung so với bản sao chép đời Nam Tống, bởi vì đã phản ánh thật sự tình hình buổi dạ yến lúc đó. Một bức tranh được giữ lại để sau này thức tỉnh Hàn Hi Tái.”
Vì sao lại nói như vậy?
Việc cô gái kia sống lại dù gì cũng chỉ dùng thuật pháp, thuật pháp có cao siêu hơn nữa thì người và ma cũng vẫn có khoảng cách khác biệt, lâu dần cũng sẽ làm tổn hại tới gốc rễ của người sống. Cô gái ấy được thánh tăng làm cho sống lại, dĩ nhiên cũng sẽ chịu sự kiểm soát của thánh tăng.
Trong “Dạ yến đồ”, trong phần Ngắm múa, cô gái nhảy điệu Lục Yêu trông có vẻ bình thường, thực chất đang dịu dàng múa theo đúng thuật pháp của thánh tăng, còn phần chính tiệc bị mất đi chính là phần tiết lộ chân tướng.
“Trong phần chính tiệc, cô gái ấy đã nhảy điệu múa Hương Toàn mà Hàn Hi Tái thích nhất. Điệu múa ấy vừa xuất hiện, mọi người liền vui vẻ như chìm vào cảnh mộng. Thánh tăng khi khắc họa phần này đã cố tình vẽ cô gái ấy thành một bộ xương, nhất cử nhất động đều bị thuật pháp khống chế. Nói một cách khác, điệu múa đẹp như ‘Mỹ nhân bì’ trong mắt người ngoài thực chất lại là điệu múa mà một bộ xương trở thành con rối. Cả trong phần tiễn khách, thánh tăng cũng vẽ mỹ nhân ở bên cạnh Hàn Hi Tái thành một bộ xương.”
“Chuyện chết đi sống lại dù là cổ hay kim, nghe cũng đều khó mà tin được. Nhưng khi đó Hàn Hi Tái quả thực quá yêu cô gái ấy, cho dù cảm thấy chuyện này có nhiều điều kỳ lạ nhưng vẫn hoàn toàn không nhận ra, chấp nhận ngày ngày đêm đêm đắm chìm trong mộng ảo. Thánh tăng để lại bức tranh này cho ông ấy, chẳng qua là hy vọng có một ngày ông ấy nhìn rõ được sự thật mà tỉnh ngộ ra, nhìn thấu tình yêu chốn hồng trần, quay về chính đạo.”
Nói tới đây, ông chủ Vương lắc đầu thở dài: “Chỉ đáng tiếc, Hậu Đường vẫn bị chìm đắm trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng, Hàn Hi Tái cuối cùng cũng không thể bước ra khỏi nỗi tương tư ‘Mỹ nhân bì’. Về sau nó được lưu truyền tới đời Nam Tống, nội dung của bức tranh này đã được sửa chữa, bỏ đi hai phần chính tiệc và tiễn khách, không còn điệu múa chẳng rõ ràng của bộ xương nữa, chỉ còn lại bóng dáng người con gái ấy múa điệu Lục Yêu.”
Nghe xong, Thịnh Đường thổn thức trong lòng.
Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Một cuộn là bản gốc thời Nam Đường, một cuộn là bản sao chép thời Nam Tống, thiếu mất hai phần nội dung đã hoàn toàn thay đổi ý nghĩa của bức tranh. Danh họa chung quy vẫn là danh họa, nhưng bức danh họa thiếu đi dư vị tình người thì chỉ đơn thuần khiến người ta ngợi khen tài vẽ tranh mà thôi.
Có thể “Dạ yến đồ” lưu truyền được tới tận ngày hôm nay cũng nhờ sức hấp dẫn toát ra từ bí mật không thể phân tích, không thể nói rõ đó chăng.
Sau khi nói tới đây, ông chủ Vương lại giải thích thêm một câu: “Liên quan đến câu chuyện đằng sau bức “Dạ yến đồ” cũng chỉ được lưu truyền bằng miệng tới tận ngày hôm nay, phần thật phần giả đã không còn tư liệu để nghiên cứu lại nữa. Nhưng từ những phiên bản giải thích khác nhau của quần chúng, tôi cho rằng phiên bản mà tôi nói đây là phù hợp nhất với ý nghĩa của bức tranh.”
Trọng điểm mà Thẩm Dao quan tâm nằm ở điệu múa nên cô ấy hỏi ông chủ Vương: “Điệu múa Hương Toàn trông như thế nào? Có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại không?”
Ông chủ Vương lắc đầu: “Quá xa xôi rồi, bao nhiêu thời đại qua đi là bấy nhiêu tài liệu bị mất mát, nói chi tới một điệu múa nhỏ nhoi tự sáng tạo.”
Có vẻ như thu hoạch không nhiều.
Nhưng đối với những nhà khôi phục bích họa mà nói, mỗi một manh mối, cho dù chỉ là những chi tiết vụn vặt cũng đều có thể trở thành mấu chốt cho việc khôi phục. Khôi phục bích họa cần có tình cảm, cũng có nghĩa là việc nắm rõ câu chuyện đằng sau bức bích họa là rất quan trọng. Những bí mật bị đắm chìm trong dòng thời gian, biến mất trong dòng sông lịch sử cần được những nhà khôi phục đào ra bằng từng chút từng chút kiên nhẫn của mình.
Khéo léo từ chối thịnh tình tiếp đón của ông chủ Vương, khi bốn người họ đi ra khỏi Lưu Ly Xưởng cũng đã quá trưa.
Tiểu Du vẫn ở suốt trong xe đợi họ, được biết họ vẫn chưa ăn cơm, cô ấy bèn đưa họ đi tìm một quán ăn Bắc Kinh đã có thâm niên để ăn cho no bụng.
Vịt nướng truyền thống, tôm tẩm bột rán chua ngọt, thịt nướng Bối Lặc, đậu phụ hạnh nhân cung đình và từng những chiếc đĩa nhỏ xinh xắn… Thịnh Đường ăn uống không chút khách khí, cô thật sự đói lắm rồi, thịt vịt được cuốn vào lớp nem, thậm chí đến dưa chuột xắt nhỏ còn chưa thêm đã đút thẳng vào miệng.
Cả bàn ăn chỉ có mình cô không can dự vào cuộc thảo luận liên quan tới điệu múa Hương Toàn. Ngay cả Tiểu Du, một người quanh năm chỉ làm tình nguyện viên liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể nói ra được một hai quan điểm của riêng mình.
Tiêu Dã vẫn nghiêng về hướng có thể tham khảo tư thế của bộ xương nhỏ trên bức “Huyễn hí đồ”. Bởi vì anh ấy luôn cảm thấy dù bức “Dạ yến đồ” có che giấu động cơ giết người hay ẩn chứa một câu chuyện tình yêu lâm ly bi đát thì nói cho cùng mối quan hệ thao túng tồn tại giữa hòa thượng và sủng cơ nhảy múa là không hề sai.
Tư thế bị thao túng đương nhiên có thể dựa vào một số căn cứ để nhìn ra.
Giang Chấp nói không nhiều nhưng thái độ thì khẳng định, về sau để mặc cho họ thảo luận. Anh quay đầu nhìn tư thế ăn uống của Thịnh Đường, không tránh khỏi cảm thấy run sợ, bất giác muốn nhắc nhở cô ăn chậm một chút.
Thịnh Đường tranh thủ lúc anh đang nói chuyện với mình nhồm nhoàm thêm mấy miếng thức ăn rồi rút khăn giấy ra lau miệng, giơ tay giật giật vạt áo sơ mi ở phần hông của Giang Chấp.
Giang Chấp cảm thấy hông buồn buồn bèn quay đầu nhìn cô, rồi lại cúi xuống nhìn bàn tay của cô.
Thịnh Đường lập tức buông tay ra, cười: “Tay tôi không có dầu mỡ, đã lau sạch cả rồi.”
Nụ cười này chắc chắn không có chuyện gì tốt đẹp.
“Nói đi.”
Đối với Thịnh Đường mà nói, cô không nắm rõ tâm tư của mấy người ngồi ở đây, nhưng hiểu rõ suy nghĩ của ông chủ Vương là được rồi. Dỗ cho người ta vui rồi thì việc muốn ông ta kể toàn bộ câu chuyện là quá dễ dàng.
Thế nên mới nói lộ cái gì cũng được, lời xu nịnh là tuyệt đối không thể lộ tẩy. Không cần biết biểu hiện của Thịnh Đường khoa trương cỡ nào, khiến người ta nổi da gà cỡ nào, chí ít ông chủ Vương đã tin rồi, hơn nữa còn là hoàn toàn tin tưởng.
Ông ta cười tươi như một đóa hoa mẫu đơn vậy, tươi sáng rực rỡ, không ngớt lời ngợi khen Thịnh Đường có gu, có nội hàm, là một nhân tài hiếm gặp.
Giang Chấp ngồi bên cạnh nhìn hai con người này khen ngợi nhau kiểu “thương mại” qua lại mà màng nhĩ bị tiếng ồn làm cho đau nhức.
Cũng may ông chủ Vương là một người sống trọng tình cảm, được Thịnh Đường nịnh nọt một hồi như vậy lập tức tìm được giá trị và vị thế của bản thân, vì vậy “công tắc” miệng của ông ta cũng bắt đầu mở ra.
Đằng sau bức tranh “Dạ yến đồ”, quả thật ẩn giấu một câu chuyện tình yêu đẹp mà buồn thê lương.
Ông chủ Vương trong quá trình kể lại truyền thuyết này cho họ nghe cũng hạ thấp giọng xuống cho hợp tình hợp cảnh, cố tình tạo ra một bầu không khí cô quạnh khác hẳn vừa rồi.
Tương truyền, Hàn Hi Tái thời đó quả thực cực kỳ yêu thương và sủng ái một người con gái. Người con gái ấy xinh đẹp vô cùng, yểu điệu dịu dàng ai ai cũng mến. Có người nói nàng là hậu duệ của thiếu nữ Hồ Toàn, bởi vậy sinh ra đã khác biệt với mọi người xung quanh. Tóm lại, Hàn Hi Tái ngày ngày cưng chiều, nâng niu người con gái này.
Hàn Hi Tái yêu thích nhạc vũ, trong đó thích nhất một điệu múa tên là Hương Toàn.
Điệu múa Hương Toàn là sự kết hợp hài hòa giữa mạnh mẽ và mềm mại, nói trắng ra chính là sự kết hợp giữa điệu Lục Yêu và điệu Hồ Toàn. Đây là điệu múa được người con gái ấy tự sáng tạo ra để khiến Hàn Hi Tái được vui, kết hợp những tinh túy của hai điệu múa Lục Yêu và Hồ Toàn đang rất thịnh hành thời bấy giờ.
Nghe nói, mỗi khi người con gái ấy múa điệu Hương Toàn sẽ luôn khiến cho người ta sinh ra ảo giác, tựa như đang được đắm mình trong thế giới cực lạc, tâm trạng trở nên vui vẻ.
Về sau, các thê thiếp của Hàn Hi Tái vì ganh tỵ nên đồn đại người con gái ấy là yêu nghiệt hóa thân, mượn cớ này để hãm hại nàng. Từ đó Hàn Hi Tái đổ bệnh không thể dậy nổi, mấy lần nằm mộng hồi tưởng đều mơ thấy người con gái ấy, không còn ham muốn chuyện triều chính, không muốn đoái hoài tới quốc sự. Hậu Đường chủ Lý Dục thấy Hàn Hi Tái ngày đêm không lên triều thì vô cùng lo lắng, sau khi biết chuyện bèn sai người vượt ngàn dặm xa xôi tìm một thánh tăng, hy vọng có thể cứu chữa được tâm bệnh cho Hàn Hi Tái.
Theo tương truyền, vị thánh tăng đó sau khi tới Hàn phủ không biết đã dùng cách thức gì mà có thể khiến vị sủng cơ kia xác khô sống dậy, trở thành một người bình thường. Mà nội dung bức tranh “Dạ yến đồ” cũng muốn biểu đạt chính khung cảnh sau khi người con gái ấy sống dậy.
“Liên quan đến bản gốc của ‘Hàn Hi Tái dạ yến đồ’, có người nói thật ra chính là bức tranh do vị thánh tăng kia vẽ, quả thực có thêm hai đoạn nội dung so với bản sao chép đời Nam Tống, bởi vì đã phản ánh thật sự tình hình buổi dạ yến lúc đó. Một bức tranh được giữ lại để sau này thức tỉnh Hàn Hi Tái.”
Vì sao lại nói như vậy?
Việc cô gái kia sống lại dù gì cũng chỉ dùng thuật pháp, thuật pháp có cao siêu hơn nữa thì người và ma cũng vẫn có khoảng cách khác biệt, lâu dần cũng sẽ làm tổn hại tới gốc rễ của người sống. Cô gái ấy được thánh tăng làm cho sống lại, dĩ nhiên cũng sẽ chịu sự kiểm soát của thánh tăng.
Trong “Dạ yến đồ”, trong phần Ngắm múa, cô gái nhảy điệu Lục Yêu trông có vẻ bình thường, thực chất đang dịu dàng múa theo đúng thuật pháp của thánh tăng, còn phần chính tiệc bị mất đi chính là phần tiết lộ chân tướng.
“Trong phần chính tiệc, cô gái ấy đã nhảy điệu múa Hương Toàn mà Hàn Hi Tái thích nhất. Điệu múa ấy vừa xuất hiện, mọi người liền vui vẻ như chìm vào cảnh mộng. Thánh tăng khi khắc họa phần này đã cố tình vẽ cô gái ấy thành một bộ xương, nhất cử nhất động đều bị thuật pháp khống chế. Nói một cách khác, điệu múa đẹp như ‘Mỹ nhân bì’ trong mắt người ngoài thực chất lại là điệu múa mà một bộ xương trở thành con rối. Cả trong phần tiễn khách, thánh tăng cũng vẽ mỹ nhân ở bên cạnh Hàn Hi Tái thành một bộ xương.”
“Chuyện chết đi sống lại dù là cổ hay kim, nghe cũng đều khó mà tin được. Nhưng khi đó Hàn Hi Tái quả thực quá yêu cô gái ấy, cho dù cảm thấy chuyện này có nhiều điều kỳ lạ nhưng vẫn hoàn toàn không nhận ra, chấp nhận ngày ngày đêm đêm đắm chìm trong mộng ảo. Thánh tăng để lại bức tranh này cho ông ấy, chẳng qua là hy vọng có một ngày ông ấy nhìn rõ được sự thật mà tỉnh ngộ ra, nhìn thấu tình yêu chốn hồng trần, quay về chính đạo.”
Nói tới đây, ông chủ Vương lắc đầu thở dài: “Chỉ đáng tiếc, Hậu Đường vẫn bị chìm đắm trong dòng sông lịch sử dài đằng đẵng, Hàn Hi Tái cuối cùng cũng không thể bước ra khỏi nỗi tương tư ‘Mỹ nhân bì’. Về sau nó được lưu truyền tới đời Nam Tống, nội dung của bức tranh này đã được sửa chữa, bỏ đi hai phần chính tiệc và tiễn khách, không còn điệu múa chẳng rõ ràng của bộ xương nữa, chỉ còn lại bóng dáng người con gái ấy múa điệu Lục Yêu.”
Nghe xong, Thịnh Đường thổn thức trong lòng.
Vietwriter.vn để tham gia các event hấp dẫn.
Một cuộn là bản gốc thời Nam Đường, một cuộn là bản sao chép thời Nam Tống, thiếu mất hai phần nội dung đã hoàn toàn thay đổi ý nghĩa của bức tranh. Danh họa chung quy vẫn là danh họa, nhưng bức danh họa thiếu đi dư vị tình người thì chỉ đơn thuần khiến người ta ngợi khen tài vẽ tranh mà thôi.
Có thể “Dạ yến đồ” lưu truyền được tới tận ngày hôm nay cũng nhờ sức hấp dẫn toát ra từ bí mật không thể phân tích, không thể nói rõ đó chăng.
Sau khi nói tới đây, ông chủ Vương lại giải thích thêm một câu: “Liên quan đến câu chuyện đằng sau bức “Dạ yến đồ” cũng chỉ được lưu truyền bằng miệng tới tận ngày hôm nay, phần thật phần giả đã không còn tư liệu để nghiên cứu lại nữa. Nhưng từ những phiên bản giải thích khác nhau của quần chúng, tôi cho rằng phiên bản mà tôi nói đây là phù hợp nhất với ý nghĩa của bức tranh.”
Trọng điểm mà Thẩm Dao quan tâm nằm ở điệu múa nên cô ấy hỏi ông chủ Vương: “Điệu múa Hương Toàn trông như thế nào? Có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại không?”
Ông chủ Vương lắc đầu: “Quá xa xôi rồi, bao nhiêu thời đại qua đi là bấy nhiêu tài liệu bị mất mát, nói chi tới một điệu múa nhỏ nhoi tự sáng tạo.”
Có vẻ như thu hoạch không nhiều.
Nhưng đối với những nhà khôi phục bích họa mà nói, mỗi một manh mối, cho dù chỉ là những chi tiết vụn vặt cũng đều có thể trở thành mấu chốt cho việc khôi phục. Khôi phục bích họa cần có tình cảm, cũng có nghĩa là việc nắm rõ câu chuyện đằng sau bức bích họa là rất quan trọng. Những bí mật bị đắm chìm trong dòng thời gian, biến mất trong dòng sông lịch sử cần được những nhà khôi phục đào ra bằng từng chút từng chút kiên nhẫn của mình.
Khéo léo từ chối thịnh tình tiếp đón của ông chủ Vương, khi bốn người họ đi ra khỏi Lưu Ly Xưởng cũng đã quá trưa.
Tiểu Du vẫn ở suốt trong xe đợi họ, được biết họ vẫn chưa ăn cơm, cô ấy bèn đưa họ đi tìm một quán ăn Bắc Kinh đã có thâm niên để ăn cho no bụng.
Vịt nướng truyền thống, tôm tẩm bột rán chua ngọt, thịt nướng Bối Lặc, đậu phụ hạnh nhân cung đình và từng những chiếc đĩa nhỏ xinh xắn… Thịnh Đường ăn uống không chút khách khí, cô thật sự đói lắm rồi, thịt vịt được cuốn vào lớp nem, thậm chí đến dưa chuột xắt nhỏ còn chưa thêm đã đút thẳng vào miệng.
Cả bàn ăn chỉ có mình cô không can dự vào cuộc thảo luận liên quan tới điệu múa Hương Toàn. Ngay cả Tiểu Du, một người quanh năm chỉ làm tình nguyện viên liên quan đến các di sản văn hóa phi vật thể cũng có thể nói ra được một hai quan điểm của riêng mình.
Tiêu Dã vẫn nghiêng về hướng có thể tham khảo tư thế của bộ xương nhỏ trên bức “Huyễn hí đồ”. Bởi vì anh ấy luôn cảm thấy dù bức “Dạ yến đồ” có che giấu động cơ giết người hay ẩn chứa một câu chuyện tình yêu lâm ly bi đát thì nói cho cùng mối quan hệ thao túng tồn tại giữa hòa thượng và sủng cơ nhảy múa là không hề sai.
Tư thế bị thao túng đương nhiên có thể dựa vào một số căn cứ để nhìn ra.
Giang Chấp nói không nhiều nhưng thái độ thì khẳng định, về sau để mặc cho họ thảo luận. Anh quay đầu nhìn tư thế ăn uống của Thịnh Đường, không tránh khỏi cảm thấy run sợ, bất giác muốn nhắc nhở cô ăn chậm một chút.
Thịnh Đường tranh thủ lúc anh đang nói chuyện với mình nhồm nhoàm thêm mấy miếng thức ăn rồi rút khăn giấy ra lau miệng, giơ tay giật giật vạt áo sơ mi ở phần hông của Giang Chấp.
Giang Chấp cảm thấy hông buồn buồn bèn quay đầu nhìn cô, rồi lại cúi xuống nhìn bàn tay của cô.
Thịnh Đường lập tức buông tay ra, cười: “Tay tôi không có dầu mỡ, đã lau sạch cả rồi.”
Nụ cười này chắc chắn không có chuyện gì tốt đẹp.
“Nói đi.”
Bình luận facebook