Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 84 - Chương 84
Chương 84 CON KHỈ ĐEN ĐÁNG THƯƠNG CỦA BỐ
Cái tên ba chữ Mạc Tuyết Hoa nếu ném ra trước mặt đám đông sẽ chẳng thu hút được sự chú ý của mọi người, là một cái tên không thể bình thường hơn. Nhưng một khi nhắc đến Mạc Họa sẽ trở thành một người không ai không biết, không ai không tường. Lên mạng tra đại một chút thôi thì những “chiến tích” hiển hách vang danh vẫn còn sáng bừng trước mắt.
Người đời có câu: Sau Mạc Họa, không còn ai là Thiên Nữ nữa.
Mạc Họa chuyên về múa cổ trang, mười sáu tuổi được bước lên sân khấu quốc tế, dùng một tư thế mỹ miều đạt được giải cao, đến nay vẫn là một bản nhạc vàng trong sự nghiệp vũ đạo gần hai mươi năm của bà. Trong đó các bài múa như: “Phủ hoa”, “Trường thịnh ca”, “Thanh khâm”, “Phi Thiên cảnh” đều là những tác phẩm mà ai ai cũng tán thưởng, có tiếng tăm khắp trong và ngoài nước. Nhất là bài múa “Phi Thiên cảnh” của bà lại càng nhiều lần gây chấn động. Một khúc nhạc Đôn Hoàng, một điệu múa dịu dàng như Thiên Nữ. Quốc tế vinh danh: Trước biết đến Phi Thiên, sau ngưỡng mộ Đôn Hoàng.
Ngoài những điệu múa tuyệt đẹp ra thì nét đẹp của Mạc Họa cũng khiến người ta say sưa bàn tán, thậm chí còn mệnh danh là “thiên tư quốc sắc”. Câu chuyện tình yêu khăng khít gắn bó của bà và họa sỹ lừng danh Thịnh Tử Viêm thời bấy giờ càng dấy lên không ít chú ý. Một người là tuyệt sắc giai nhân, một người tài tử phong nhã, dĩ nhiên sẽ kết nên một giai thoại.
Chỉ tiếc rằng trời ghen tỵ với hồng nhan, Mạc Họa đã xảy ra tai nạn bất ngờ trong một buổi công diễn tại nước ngoài. Lúc đó, điệu múa mà bà thể hiện chính là “Phi Thiên cảnh”. Điệu múa giúp bà có được danh hiệu Thiên Nữ thì cuối cùng cũng là thứ hủy hoại toàn bộ sự nghiệp của bà. Kể từ ngày đó, Mạc Họa lui về ở ẩn, không còn xuất hiện trước mắt công chúng nữa.
Những người yêu quý bà không khỏi sụt sùi thổn thức, lại càng có người suy đoán rằng từ nay bà sẽ xem nhẹ cuộc đời của mình, hoặc cũng có thể sẽ bị Thịnh Tử Viêm bỏ rơi. Dẫu sao Thịnh Tử Viêm cũng là một người phong độ ngời ngời, tài hoa xuất chúng. Một người đàn ông như vậy liệu có chấp nhận ở bên cạnh một người phụ nữ đã què chân cả cuộc đời hay không?
Nhưng rất nhiều năm sau, một buổi triển lãm tranh của Thịnh Tử Viêm đã gây xôn xao dư luận, trong đó có một bức tranh sơn dầu mang tên “Cảnh Họa” càng được mọi người chú ý hơn cả. Trong tranh có một người phụ nữ ngồi trên xe lăn, bà quay lưng về phía mọi người, chăm chú ngắm nhìn hình ảnh của mình ở trong gương. Nhưng ở trong gương kia lại là một khung cảnh hoàn toàn khác. Có một Phi Thiên thướt tha, bờ vai khoác một lớp lụa mỏng, vóc người thanh tú tao nhã, bờ môi mỉm cười nhẹ nhàng. Phi Thiên bay ngược làn gió, chiếc váy dài vừa khít ở eo, người nhẹ như chim bay, bốn phía xung quanh hoa rơi rụng lả tả, mây lành xoay chuyển.
Góc váy của Phi Thiên trượt ra ngoài chiếc gương, nhẹ nhàng che lên đôi chân của người phụ nữ ngồi trên xe lăn bên ngoài gương. Đôi chân ấy được vạt váy của Phi Thiên tôn lên, lại càng mềm mại, thanh mảnh, tựa như bà chính là Phi Thiên ở trong gương kia vậy.
Thoạt nhìn tưởng rằng bức tranh mang sắc màu Đôn Hoàng, lấy hình tượng Phi Thiên trên các bức bích họa của Đôn Hoàng làm đề tài sáng tạo. Ngay cả thủ pháp hội họa cũng dựa theo thủ pháp nổi tiếng “Dị thời đồng họa”(*) của bích họa, có điều trong bức tranh này, thủ pháp ấy đã được sửa đổi thành “Dị giới đồng họa”(**).
(*) Dị thời đồng họa: Vẽ chung hai thời gian trong cùng một bức tranh;
(**) Dị giới đồng họa: Vẽ chung hai thế giới trong cùng một bức tranh.
Nhưng có người nhìn ra được nội dung ẩn đằng sau của bức tranh bèn chỉ ra người phụ nữ trong bức tranh chính là Mạc Họa, Thịnh Tử Viêm đã dùng ngòi bút khắc họa chính người vợ của mình. Đến đây mọi người mới vỡ lẽ, thì ra một Thịnh Tử Viêm xưa nay phong lưu phóng khoáng, không những không vì Mạc Họa bị mất đi đôi chân mà bỏ rơi bà, ngược lại đã cùng người vợ hiền của mình nắm tay bước ra khỏi sương mù u ám.
Mọi người lại bắt đầu tin vào tình yêu.
Bức tranh đó lại càng được không ít người ghi nhớ và để ý, thậm chí có một dạo nó được nâng lên một mức giá trên trời, nhưng Thịnh Tử Viêm tỏ rõ thái độ bức tranh này chỉ mang ra triển lãm chứ không mua bán, rất nhiều người chen chúc đòi hỏi cũng vô ích. Lúc ấy, hành động của ông khiến hàng loạt người phải thở dài nuối tiếc. Phải biết rằng trên thị trường, những bức tranh có thể thật sự vẽ ra được nét tinh túy của Phi Thiên đã ít lại càng thêm ít. Bức “Cảnh Họa” của Thịnh Tử Viêm không những vẽ được hồn của Phi Thiên lại càng thể hiện được chất của Đôn Hoàng. Một tuyệt tác như vậy nhưng lại không lưu truyền trên thị trường, quả thật đáng tiếc.
Mạc Họa là mẹ của Thịnh Đường, còn họa sỹ tài năng mà phong lưu yêu đời, Thịnh Tử Viêm kia chính là bố của Thịnh Đường.
Vào lúc này đây, hai người họ đang ôm nhau ngồi trên ghế xô pha, trò chuyện với Thịnh Đường qua video call. Nước mắt của Mạc Họa vòng quanh trong hốc mắt, bà đã nhìn vào màn hình càm ràm hơn nửa tiếng đồng hồ rồi.
“Chẳng biết Giáo sư Hồ nghĩ sao nữa. Con nói xem, con vẫn còn là một đứa nhỏ, sao đành lòng bắt con ra ngoài dạn dày sương gió? Nhìn bằng mắt thường cũng thấy con đã đen đi mấy tông, mặt gầy đến không còn tí thịt nào. Bây giờ con đâu còn là con gái cưng của mẹ nữa, không khác nào một con khỉ đen chui ra từ khe nứt của tảng đá… Thảm quá con ơi. Bình thường cả thời gian đắp mặt nạ con cũng không có phải không? Con khỉ đen đáng thương của mẹ…”
Thịnh Đường nằm bò trên giường, trong lòng đè một chiếc gối, tay chống cằm, ngắm nhìn Mạc Họa trong điện thoại. Ban đầu cô còn có lòng giải thích dăm ba câu, về sau mẹ nói gì cô cũng chỉ yên lặng lắng nghe.
Cô di chuyển ánh mắt, dừng lại trên bức tường sau lưng bố mẹ. Thứ treo trên đó chính là bức “Cảnh Họa”, bức tranh mà ở bên ngoài người ta theo đuổi không ít, thậm chí ra giá cao ngất trời cũng không bán. Để biết được thông tin về bức tranh đó cũng như bối cảnh lung linh của nó cô còn phải đi tra cứu, từ xưa tới nay nó vẫn bị cô coi là một vật trang trí…
Về sau cô từng hỏi bố mình: Đã có người ra giá rất cao rồi, vì sao bố vẫn không bán?
Kết quả, ông bố của cô đưa ra một câu trả lời hoàn toàn trái ngược với suy luận về người đàn ông thâm tình, khăng khít với vợ của mọi người ngoài kia: Mẹ con chê bố vẽ bà ấy xấu quá, nói bán tranh đi sẽ hạ thấp hình tượng của bà ấy.
Thịnh Đường buông một tiếng thở dài. Có một kiểu mẹ gọi là “mẹ nhà người ta”. Lại có một kiểu mẹ gọi là “mẹ trong mắt người ta”. “Mẹ nhà người ta” ra sao cô chẳng quan tâm được, cô chỉ hy vọng biết bao mẹ của cô chính là hình mẫu mà người ngoài vẫn xây dựng cho bà…
Duyên dáng cởi mở, dịu dàng thắm thiết, thông minh cao quý… Thịnh Đường âm thầm im lặng khóc trong tâm, đây chắc chắn không phải là mẹ ruột của cô.
Nhớ năm xưa hồi cô còn đi học, lúc đó hay thích ngủ nướng, lười dậy. Mẹ ruột của cô chính là kiểu người có thể cầm đá đút vào trong cổ cô, hoặc không cũng là ngồi xuống bên giường, ăn chocolate chips của cô, vừa ăn còn vừa khiêu khích chọc tức cô: Chocolate của Đường Đường quả thật ngon quá cơ…
Đến khi cô bò được dậy khỏi giường thì chỉ có thể nhìn thấy túi chocolate rỗng không đặt ở đầu giường.
Đã từng có lúc, chuyện bị mẹ gọi dậy trở thành cơn ác mộng của Thịnh Đường. Mỗi lần dậy muộn một giây, cô hoàn toàn không biết mẹ có thể nghĩ ra cách thức gì để đối phó với cô. Chỉ riêng đồ ăn vặt bố mua cho cô thôi, mười túi thì tám, chín túi đều chui vào bụng mẹ.
Vì chuyện này, cô không ít lần gào khóc than vãn với bố: Mẹ con không sợ béo sao!
Nói đi nói lại thì bố vẫn thương con gái nhất. Ông không nói năng gì, lập tức mua thêm cho cô cả đống đồ ăn… Cứ thế, lặp đi lặp lại đã trở thành một vòng tuần hoàn ác tính.
Cuối cùng Thịnh Đường sụp đổ, nước mắt lưng tròng hỏi bố mình: Lẽ nào không thể mua phần cho hai người ạ?
Bố dịu dàng, chu đáo xoa đầu cô, ánh mắt thương xót: Đường Đường, bố mua phần cho ba người đấy…
Đấy là còn chưa nói tới những giày vò từ hồi cô con bé tí.
Khi cô không thích tết tóc thì ép cô phải tết tóc, khi cô muốn tết tóc thì xách cổ cô đi cắt tóc, lừa cô uống nước mướp đắng, mỗi tối trước khi ngủ hay kể chuyện ma hù dọa cô… Tội lỗi chồng chất!
Còn người bố mà trong mắt người ngoài là phóng khoáng bất kham, cuối cùng chỉ còn biết an ủi cô bằng những lời: Nhịn đi là được, nhịn đi là được.
Cô đã từng hỏi Thịnh Tử Viêm một câu rất nghiêm túc rằng: Bố, bố có phải là kiểu bị vợ quản chặt trong truyền thuyết không?
Thịnh Tử Viêm nghiêm mặt lại nói với cô: Sao có thể dùng từ này để hình dung về bố và hạ thấp mẹ con chứ? Sau này tuyệt đối không được gọi bố là người bị vợ quản chặt. Bố là kẻ hèn, hèn một cách cam tâm tình nguyện.
Hèn hay không hèn Thịnh Đường không đánh giá thêm, nhưng sự “cam tâm tình nguyện” của bố thì cô đã được chứng kiến tận mắt.
Năm mẹ ngã gãy chân cô vẫn còn nhớ rõ mồn một. Một tối cô xuống bếp rót nước để uống, khi ngang qua phòng của bố mẹ, đã nghe thấy mẹ nói: “Nếu lúc này anh chọn ly hôn với em, em thật sự không trách anh. Em chắc chắn là không thể đứng lên được nữa. Anh không cần hy sinh cả cuộc đời mình để ở bên một người như em.”
Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Lúc đó trái tim Thịnh Đường như thắt lại nơi cổ họng. Cô đã nghe thấy đồng chí Thịnh Tử Viêm phát ra một tiếng quát chưa bao giờ lớn đến thế: “Em nói linh tinh cái gì vậy? Để theo đuổi em, khiến em chấp nhận về làm vợ anh, anh đã phải tốn biết bao nhiêu công sức? Anh cảm thấy em bây giờ rất tốt, không đứng lên được thì sao nào? Anh vẫn có thể đẩy em đi ngắm nhìn cả thế giới này. Em muốn đi đâu, muốn chơi cái gì, muốn ăn gì vẫn phải đợi anh đúng không? Ở trong mắt anh tai nạn này xuất hiện cũng có cái tốt, tránh để anh lúc nào cũng lo lắng em bị người ta giật mất.”
Ngay sau đó mẹ cô liền phát hỏa: “Thịnh Tử Viêm, anh nói vậy là có ý gì? Bây giờ thì anh hết lo rồi chứ gì? Bây giờ em không xinh đẹp nữa chứ gì?”
Ông bố khó khăn lắm mới “cứng” được một lần của cô lại hèn ngay trong khoảnh khắc: “Nhan sắc của phu nhân thế gian nào ai sánh được? Thế nên sao anh không lo lắng được? Ai nhìn em hơi lâu một chút thôi anh cũng muốn móc mắt hắn ra…”
Thịnh Đường cảm thán… Cô rốt cuộc đã sinh ra trong một gia đình tam quan biến dị đến mức nào chứ?
Cái tên ba chữ Mạc Tuyết Hoa nếu ném ra trước mặt đám đông sẽ chẳng thu hút được sự chú ý của mọi người, là một cái tên không thể bình thường hơn. Nhưng một khi nhắc đến Mạc Họa sẽ trở thành một người không ai không biết, không ai không tường. Lên mạng tra đại một chút thôi thì những “chiến tích” hiển hách vang danh vẫn còn sáng bừng trước mắt.
Người đời có câu: Sau Mạc Họa, không còn ai là Thiên Nữ nữa.
Mạc Họa chuyên về múa cổ trang, mười sáu tuổi được bước lên sân khấu quốc tế, dùng một tư thế mỹ miều đạt được giải cao, đến nay vẫn là một bản nhạc vàng trong sự nghiệp vũ đạo gần hai mươi năm của bà. Trong đó các bài múa như: “Phủ hoa”, “Trường thịnh ca”, “Thanh khâm”, “Phi Thiên cảnh” đều là những tác phẩm mà ai ai cũng tán thưởng, có tiếng tăm khắp trong và ngoài nước. Nhất là bài múa “Phi Thiên cảnh” của bà lại càng nhiều lần gây chấn động. Một khúc nhạc Đôn Hoàng, một điệu múa dịu dàng như Thiên Nữ. Quốc tế vinh danh: Trước biết đến Phi Thiên, sau ngưỡng mộ Đôn Hoàng.
Ngoài những điệu múa tuyệt đẹp ra thì nét đẹp của Mạc Họa cũng khiến người ta say sưa bàn tán, thậm chí còn mệnh danh là “thiên tư quốc sắc”. Câu chuyện tình yêu khăng khít gắn bó của bà và họa sỹ lừng danh Thịnh Tử Viêm thời bấy giờ càng dấy lên không ít chú ý. Một người là tuyệt sắc giai nhân, một người tài tử phong nhã, dĩ nhiên sẽ kết nên một giai thoại.
Chỉ tiếc rằng trời ghen tỵ với hồng nhan, Mạc Họa đã xảy ra tai nạn bất ngờ trong một buổi công diễn tại nước ngoài. Lúc đó, điệu múa mà bà thể hiện chính là “Phi Thiên cảnh”. Điệu múa giúp bà có được danh hiệu Thiên Nữ thì cuối cùng cũng là thứ hủy hoại toàn bộ sự nghiệp của bà. Kể từ ngày đó, Mạc Họa lui về ở ẩn, không còn xuất hiện trước mắt công chúng nữa.
Những người yêu quý bà không khỏi sụt sùi thổn thức, lại càng có người suy đoán rằng từ nay bà sẽ xem nhẹ cuộc đời của mình, hoặc cũng có thể sẽ bị Thịnh Tử Viêm bỏ rơi. Dẫu sao Thịnh Tử Viêm cũng là một người phong độ ngời ngời, tài hoa xuất chúng. Một người đàn ông như vậy liệu có chấp nhận ở bên cạnh một người phụ nữ đã què chân cả cuộc đời hay không?
Nhưng rất nhiều năm sau, một buổi triển lãm tranh của Thịnh Tử Viêm đã gây xôn xao dư luận, trong đó có một bức tranh sơn dầu mang tên “Cảnh Họa” càng được mọi người chú ý hơn cả. Trong tranh có một người phụ nữ ngồi trên xe lăn, bà quay lưng về phía mọi người, chăm chú ngắm nhìn hình ảnh của mình ở trong gương. Nhưng ở trong gương kia lại là một khung cảnh hoàn toàn khác. Có một Phi Thiên thướt tha, bờ vai khoác một lớp lụa mỏng, vóc người thanh tú tao nhã, bờ môi mỉm cười nhẹ nhàng. Phi Thiên bay ngược làn gió, chiếc váy dài vừa khít ở eo, người nhẹ như chim bay, bốn phía xung quanh hoa rơi rụng lả tả, mây lành xoay chuyển.
Góc váy của Phi Thiên trượt ra ngoài chiếc gương, nhẹ nhàng che lên đôi chân của người phụ nữ ngồi trên xe lăn bên ngoài gương. Đôi chân ấy được vạt váy của Phi Thiên tôn lên, lại càng mềm mại, thanh mảnh, tựa như bà chính là Phi Thiên ở trong gương kia vậy.
Thoạt nhìn tưởng rằng bức tranh mang sắc màu Đôn Hoàng, lấy hình tượng Phi Thiên trên các bức bích họa của Đôn Hoàng làm đề tài sáng tạo. Ngay cả thủ pháp hội họa cũng dựa theo thủ pháp nổi tiếng “Dị thời đồng họa”(*) của bích họa, có điều trong bức tranh này, thủ pháp ấy đã được sửa đổi thành “Dị giới đồng họa”(**).
(*) Dị thời đồng họa: Vẽ chung hai thời gian trong cùng một bức tranh;
(**) Dị giới đồng họa: Vẽ chung hai thế giới trong cùng một bức tranh.
Nhưng có người nhìn ra được nội dung ẩn đằng sau của bức tranh bèn chỉ ra người phụ nữ trong bức tranh chính là Mạc Họa, Thịnh Tử Viêm đã dùng ngòi bút khắc họa chính người vợ của mình. Đến đây mọi người mới vỡ lẽ, thì ra một Thịnh Tử Viêm xưa nay phong lưu phóng khoáng, không những không vì Mạc Họa bị mất đi đôi chân mà bỏ rơi bà, ngược lại đã cùng người vợ hiền của mình nắm tay bước ra khỏi sương mù u ám.
Mọi người lại bắt đầu tin vào tình yêu.
Bức tranh đó lại càng được không ít người ghi nhớ và để ý, thậm chí có một dạo nó được nâng lên một mức giá trên trời, nhưng Thịnh Tử Viêm tỏ rõ thái độ bức tranh này chỉ mang ra triển lãm chứ không mua bán, rất nhiều người chen chúc đòi hỏi cũng vô ích. Lúc ấy, hành động của ông khiến hàng loạt người phải thở dài nuối tiếc. Phải biết rằng trên thị trường, những bức tranh có thể thật sự vẽ ra được nét tinh túy của Phi Thiên đã ít lại càng thêm ít. Bức “Cảnh Họa” của Thịnh Tử Viêm không những vẽ được hồn của Phi Thiên lại càng thể hiện được chất của Đôn Hoàng. Một tuyệt tác như vậy nhưng lại không lưu truyền trên thị trường, quả thật đáng tiếc.
Mạc Họa là mẹ của Thịnh Đường, còn họa sỹ tài năng mà phong lưu yêu đời, Thịnh Tử Viêm kia chính là bố của Thịnh Đường.
Vào lúc này đây, hai người họ đang ôm nhau ngồi trên ghế xô pha, trò chuyện với Thịnh Đường qua video call. Nước mắt của Mạc Họa vòng quanh trong hốc mắt, bà đã nhìn vào màn hình càm ràm hơn nửa tiếng đồng hồ rồi.
“Chẳng biết Giáo sư Hồ nghĩ sao nữa. Con nói xem, con vẫn còn là một đứa nhỏ, sao đành lòng bắt con ra ngoài dạn dày sương gió? Nhìn bằng mắt thường cũng thấy con đã đen đi mấy tông, mặt gầy đến không còn tí thịt nào. Bây giờ con đâu còn là con gái cưng của mẹ nữa, không khác nào một con khỉ đen chui ra từ khe nứt của tảng đá… Thảm quá con ơi. Bình thường cả thời gian đắp mặt nạ con cũng không có phải không? Con khỉ đen đáng thương của mẹ…”
Thịnh Đường nằm bò trên giường, trong lòng đè một chiếc gối, tay chống cằm, ngắm nhìn Mạc Họa trong điện thoại. Ban đầu cô còn có lòng giải thích dăm ba câu, về sau mẹ nói gì cô cũng chỉ yên lặng lắng nghe.
Cô di chuyển ánh mắt, dừng lại trên bức tường sau lưng bố mẹ. Thứ treo trên đó chính là bức “Cảnh Họa”, bức tranh mà ở bên ngoài người ta theo đuổi không ít, thậm chí ra giá cao ngất trời cũng không bán. Để biết được thông tin về bức tranh đó cũng như bối cảnh lung linh của nó cô còn phải đi tra cứu, từ xưa tới nay nó vẫn bị cô coi là một vật trang trí…
Về sau cô từng hỏi bố mình: Đã có người ra giá rất cao rồi, vì sao bố vẫn không bán?
Kết quả, ông bố của cô đưa ra một câu trả lời hoàn toàn trái ngược với suy luận về người đàn ông thâm tình, khăng khít với vợ của mọi người ngoài kia: Mẹ con chê bố vẽ bà ấy xấu quá, nói bán tranh đi sẽ hạ thấp hình tượng của bà ấy.
Thịnh Đường buông một tiếng thở dài. Có một kiểu mẹ gọi là “mẹ nhà người ta”. Lại có một kiểu mẹ gọi là “mẹ trong mắt người ta”. “Mẹ nhà người ta” ra sao cô chẳng quan tâm được, cô chỉ hy vọng biết bao mẹ của cô chính là hình mẫu mà người ngoài vẫn xây dựng cho bà…
Duyên dáng cởi mở, dịu dàng thắm thiết, thông minh cao quý… Thịnh Đường âm thầm im lặng khóc trong tâm, đây chắc chắn không phải là mẹ ruột của cô.
Nhớ năm xưa hồi cô còn đi học, lúc đó hay thích ngủ nướng, lười dậy. Mẹ ruột của cô chính là kiểu người có thể cầm đá đút vào trong cổ cô, hoặc không cũng là ngồi xuống bên giường, ăn chocolate chips của cô, vừa ăn còn vừa khiêu khích chọc tức cô: Chocolate của Đường Đường quả thật ngon quá cơ…
Đến khi cô bò được dậy khỏi giường thì chỉ có thể nhìn thấy túi chocolate rỗng không đặt ở đầu giường.
Đã từng có lúc, chuyện bị mẹ gọi dậy trở thành cơn ác mộng của Thịnh Đường. Mỗi lần dậy muộn một giây, cô hoàn toàn không biết mẹ có thể nghĩ ra cách thức gì để đối phó với cô. Chỉ riêng đồ ăn vặt bố mua cho cô thôi, mười túi thì tám, chín túi đều chui vào bụng mẹ.
Vì chuyện này, cô không ít lần gào khóc than vãn với bố: Mẹ con không sợ béo sao!
Nói đi nói lại thì bố vẫn thương con gái nhất. Ông không nói năng gì, lập tức mua thêm cho cô cả đống đồ ăn… Cứ thế, lặp đi lặp lại đã trở thành một vòng tuần hoàn ác tính.
Cuối cùng Thịnh Đường sụp đổ, nước mắt lưng tròng hỏi bố mình: Lẽ nào không thể mua phần cho hai người ạ?
Bố dịu dàng, chu đáo xoa đầu cô, ánh mắt thương xót: Đường Đường, bố mua phần cho ba người đấy…
Đấy là còn chưa nói tới những giày vò từ hồi cô con bé tí.
Khi cô không thích tết tóc thì ép cô phải tết tóc, khi cô muốn tết tóc thì xách cổ cô đi cắt tóc, lừa cô uống nước mướp đắng, mỗi tối trước khi ngủ hay kể chuyện ma hù dọa cô… Tội lỗi chồng chất!
Còn người bố mà trong mắt người ngoài là phóng khoáng bất kham, cuối cùng chỉ còn biết an ủi cô bằng những lời: Nhịn đi là được, nhịn đi là được.
Cô đã từng hỏi Thịnh Tử Viêm một câu rất nghiêm túc rằng: Bố, bố có phải là kiểu bị vợ quản chặt trong truyền thuyết không?
Thịnh Tử Viêm nghiêm mặt lại nói với cô: Sao có thể dùng từ này để hình dung về bố và hạ thấp mẹ con chứ? Sau này tuyệt đối không được gọi bố là người bị vợ quản chặt. Bố là kẻ hèn, hèn một cách cam tâm tình nguyện.
Hèn hay không hèn Thịnh Đường không đánh giá thêm, nhưng sự “cam tâm tình nguyện” của bố thì cô đã được chứng kiến tận mắt.
Năm mẹ ngã gãy chân cô vẫn còn nhớ rõ mồn một. Một tối cô xuống bếp rót nước để uống, khi ngang qua phòng của bố mẹ, đã nghe thấy mẹ nói: “Nếu lúc này anh chọn ly hôn với em, em thật sự không trách anh. Em chắc chắn là không thể đứng lên được nữa. Anh không cần hy sinh cả cuộc đời mình để ở bên một người như em.”
Đọc truyện tại Vietwriter.vn
Lúc đó trái tim Thịnh Đường như thắt lại nơi cổ họng. Cô đã nghe thấy đồng chí Thịnh Tử Viêm phát ra một tiếng quát chưa bao giờ lớn đến thế: “Em nói linh tinh cái gì vậy? Để theo đuổi em, khiến em chấp nhận về làm vợ anh, anh đã phải tốn biết bao nhiêu công sức? Anh cảm thấy em bây giờ rất tốt, không đứng lên được thì sao nào? Anh vẫn có thể đẩy em đi ngắm nhìn cả thế giới này. Em muốn đi đâu, muốn chơi cái gì, muốn ăn gì vẫn phải đợi anh đúng không? Ở trong mắt anh tai nạn này xuất hiện cũng có cái tốt, tránh để anh lúc nào cũng lo lắng em bị người ta giật mất.”
Ngay sau đó mẹ cô liền phát hỏa: “Thịnh Tử Viêm, anh nói vậy là có ý gì? Bây giờ thì anh hết lo rồi chứ gì? Bây giờ em không xinh đẹp nữa chứ gì?”
Ông bố khó khăn lắm mới “cứng” được một lần của cô lại hèn ngay trong khoảnh khắc: “Nhan sắc của phu nhân thế gian nào ai sánh được? Thế nên sao anh không lo lắng được? Ai nhìn em hơi lâu một chút thôi anh cũng muốn móc mắt hắn ra…”
Thịnh Đường cảm thán… Cô rốt cuộc đã sinh ra trong một gia đình tam quan biến dị đến mức nào chứ?
Bình luận facebook