• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Truyện dài : Ma quỷ dân gian kỳ truyện (3 Viewers)

  • ĐÊM TRĂNG THỨ 32: BÍ ẨN BÙA PHÉP “THẦN GIỮ CỦA” VÀ CHUYỆN YỂM SỐNG TRINH NỮ.

Trong các bài viết trước đây, chúng ta có nhắc đến Thần Trùng(cái chết lặp lại) ,Thần Vòng (ma thắt cổ)… Tuy chúng không phải là thế lực đem lại sự may mắn để gọi là “Thần” nhưng cách gọi này thường mang ý nghĩa cho sự kiêng dè, không muốn nhắc tới trực tiếp. (Thuở xưa thế lực tâm linh dù có ác độc cũng được dân ta thờ cúng, hiến tế để tránh chúng quấy nhiễu, tên gọi thần cho một số loại ma quỷ tâm linh cũng bắt nguồn từ đó, ác thần).

Đêm trăng này, chúng ta sẽ đến với một khái niệm “Thần” khác mang màu sắc ma quái không kém nhưng vị “Thần” này do chính con người tạo ra, nhằm phục vụ một đích cá nhân. Đó là THẦN GIỮ CỦA.

1f534.png
Định nghĩa:

Thần Giữ Của đúng như tên gọi của nó là một linh hồn được được tạo ra để giúp người ta bảo vệ tài sản mà truyền đời cho con cháu.
Cũng là “giữ của” nhưng nó khác với Ma Gà Ma Xó của dân tộc khi thỉnh linh hồn về nuôi, tà thuật này được sử dụng phổ biến ở Miền Xuôi và mang một cách thức rất tàn độc, vô nhân tính: Muốn làm ra “ thần” bắc buộc phải chôn sống một TRINH NỮ.

1f534.png
Nguồn gốc:
Từ xưa, trên khắp thế giới từ Hi Lạp, Mông Cổ, ấn Độ, Trung Hoa,... cho tới Việt Nam đã lưu truyền những câu chuyện ít nhiều mang tính huyễn hoặc về thần giữ của. Nó gắn liền với văn hoá cúng tế thần linh, ma quỷ bằng tính mạng con người và tin rằng linh hồn người đó sẽ bảo vệ tài sản của họ.

Trong sách Phù Thuật và tín ngưỡng An Nam có đoạn " Người An Nam sẵn sàng bảo rằng người Trung Hoa sử dụng "ma xó" để giữ của, rằng sau khi đã làm giàu, họ trở về Trung Hoa uỷ thác việc giữ của, đã được cất giấu trong một nơi chỉ họ mới biết, cho một âm linh mà đôi khi được gọi là "Thần Giữ Của"
Dựa vào dẫn chứng trên cho thấy khái niệm này ảnh hưởng sang Việt Nam chủ yếu từ các tà thuật Phù thuỷ phương Bắc.

1f534.png
Đối tượng & Mục đích:

Đối tượng sử dụng tà thuật là những Bá hộ, địa chủ, quan lại, thương buôn... qua thời gian làm ăn vơ vét, chiếm đoạt tích được nhiều của cải vật chất. Do tác động bởi nhiều yếu tố thời thế loạn lạc, thay đổi chính quyền, chạy giặc mà họ lo sợ tài sản bị hao mòn nên mới lập phép "giữ của" để có thể lấy lại khi có cơ hội. Đởi này không hưởng được thì truyền lại đời sau hưởng.

1f534.png
Nguyên lý “vận hành” Thần Giữ Của:

Nếu từng xem qua câu chuyện Alibaba và 40 tên Cướp cái hang mà 40 tên cướp cất giấu châu báu, sẽ được mở ra bởi câu thần chú:” Vừng ơi mở ra”, nếu đọc sai thì không mở được.
Thực tế, Thần giữ của cũng hoạt động tương tự như một cái khoá mật khẩu. Câu nói Password (Khẩu quyết) sẽ được chủ nhân tiêm nhiễm vào đầu cô gái một cách vô thức và cô sẽ phải nằm lòng cho đến chết.
Khi con cháu của họ tìm được nơi chôn, sẽ phải đọc đúng câu khẩu quyết đó thì mới có thể mang của cải đi được. Người ngoài sẽ bị Thần giữ của ám ảnh, theo đòi trả lại cho bằng được, thậm chí bỏ mạng tại nơi đào thấy của cải.

1f534.png
Các cách thức để có một Thần Giữ Của theo dân gian:

Cũng trong sách Phù Thuật và Tín Ngưỡng An Nam có chép:

1f47f.png
Tìm một thầy cao tay có hiểu biết sâu rộng, tinh thông về địa lý, y học.
1f47f.png
Tìm địa điểm: Người thầy sẽ chọn giúp gia chủ một nơi chôn cất của cải cho phù hợp về mặt địa lý lẫn vị trí đó phải ổn định không bị tác động trong hàng chục năm, thậm chí trăm năm sau.
Vị trí có vật đánh dấu như: mỏm đá, ngọn núi, dòng sông... để con cháu sau này dễ tìm. Gia chủ sẽ hoạ lại bản đồ và dấu mốc đó, truyền lại cho con cháu.
Đó là lí do nhiều địa phương ngày nay bắt gặp người Trung Quốc lạ mặt đến tổ chức đào bới tài sản ông cha họ để lại.
1f47f.png
Tìm nạn nhân (trở thành thần giữ của): Các cô gái phải trong độ tuổi xuân thì từ 16-20, phụ nữ đẹp càng tốt. Vì theo nhiều quan niệm, Cô gái đẹp còn trinh khi chết sẽ mang nhiều oán hận, vì thế mà “thần” tạo ra càng linh.
Các cô gái không quan trọng xuất thân, bản mệnh được lừa cưới về hay mua về, chăm sóc cẩn thận, không cho quan hệ để bảo toàn trinh trắng. Hằng ngày phải học thuộc một câu nói do chủ nhà dạy và ở nhà đó trong vài tháng cho tới khi đúng thời điểm.
1f47f.png
Ấn định thời gian “luyện thần” : Thầy phù thuỷ sẽ tư vấn thời gian thích hợp để hành sự. Khi tới thời gian đó gia chủ phải thực hiện bằng mọi giá, không thể để sai lệch, thần sẽ mất linh.
Cô gái sẽ được tắm rửa sạch sẽ và bí mật chuyển ra địa điểm hành lễ, khi này để tránh phát hiện Gia chủ sẽ cho cô gái uống một loại thuốc an thần, khiên bằng kiệu ra địa điểm chôn cất.

1f47f.png
Nghi thức: Cô gái được mặc đồ trắng, trói chặt chân tay đưa xuống huyệt mộ chồn cùng khối tài sản. Thầy sẽ cho cô gái ngậm ngọc, và sâm. Những thứ đó sẽ duy trì sự sống cô gái trong đúng 100 ngày tiếp theo.

Sau khi ch.ết đi, linh hồn cô gái sẽ bị nhốt ở huyệt đạo đó, ôm một nỗi căm hờn mà trở thành THẦN GIỮ CỦA. Bất kể là người nhà, người yêu đụng vào khối tài sản chủ nhân mộ huyệt, linh hồn ấy cũng không tha.

Thật là vô nhân tính và tàn ác phải không mọi người, cho dù là thế nào đi nữa thì những hành động trên xứng đáng nhận quả báo, mang một cái nghiệp rất lớn cho con cháu sau này.

1f534.png
Những câu chuyện về Thần Giữ Của trong lịch sử: ( Nguồn sưu tầm)

Câu chuyện thứ 1:

Những năm 40 thời kỳ Bắc Thuộc. Một truyền thuyết trong dân gian về chuyện một nữ tướng của Hai Bà Trưng từng suýt trở thành thần giữ của.
Chuyện kể, trong một lần hành quân vào ban đêm, đội quân của Hai Bà đã bắt gặp một đoàn người Tàu khả nghi mang theo một chiếc kiệu. Đến khi cho quân thám thính đi kiểm tra thì phát hiện ra đó là đoàn người đi chôn của. Hai Bà đã cho lính vây bắt và cứu được một người con gái đẹp sắp trở thành vật tế thần. Người con gái cảm tạ công đức của Hai Bà đã tình nguyện đi theo dưới trướng. Về sau, vị nữ tướng này đã lập nên nhiều chiến công và trở thành nỗi khiếp sợ đối với quân Hán.

Câu chuyện thứ 2:

Năm 938, khi Ngô Quyền chiến thắng quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng, giành lại được độc lập tự chủ cho người Việt, đồng thời cũng là lúc quan lại và những tài chủ phương Bắc phải rút về nước.
Đường xa, cướp bóc, lại thêm sự truy đuổi của quân lính triều đình, của cải đương nhiên sẽ hao mòn và mất mát, thậm chí sẽ có nguy cơ mất trắng. Họ mới bắt đầu nghĩ đến thần giữ của. Đội ngũ những nhà phù thủy trước đó, giờ được dịp dùng đến hữu hiệu. Họ bèn đi mua những người con gái trẻ còn trinh trắng để thực hiện âm mưu của mình.
Chuyện kể, có một gia đình nọ đang trong cơn nguy khốn thì có người Tàu đến hỏi mua con gái về làm lẽ. Người cha tuy nghèo nhưng vốn trước kia sinh ra trong một gia đình có học nên cũng bấm độn và lờ mờ nhận ra mục đích của người đến mua con. Ông mới dặn vợ đưa cho con gái một túi hạt vừng, chờ khi cấp bách thì dùng đến. Cô gái được đưa về nhà chồng, mấy hôm liền vẫn chưa được động phòng, đồ ăn thức uống được cung phụng chu đáo nhưng chỉ toàn đồ chay tịnh.
Tới một đêm, cô gái được đưa lên kiệu dẫn đi. Nghĩ điềm chẳng lành, cô bí mật bỏ vào túi áo nắm hạt vừng mà mẹ đưa cho trước đó. Trên đường đi, cô rắc hạt vừng xuống đường, lẫn vào với cỏ. Tới nơi, cô được người ta đặt vào một chiếc quan tài, đưa vào một hầm mộ, được uống một thứ nước gì đó để không còn khả năng chống cự nhưng vẫn ý thức được những việc làm đang diễn ra tại đó.
Xung quanh chiếc quan tài cô gái được đặt vào, những bình, lọ được sắp xếp theo một quy luật mà cô không hiểu được. Sau khi cho cô gái ngậm sâm, thầy phù thủy bắt đầu làm phép. Buổi làm phép và thần chú chỉ diễn ra trọn vẹn trong đêm. Kết thúc lễ, áo quan được đóng lại và cửa hầm mộ được bít vào.
Chừng một tháng sau, những hạt vừng được cô gái rải ra trên đường đi đã lên xanh non, gia đình cô mới lần theo dấu vết này. Khi tới nơi cuối cùng, cây vừng mọc lên đậm đặc thì đào lên và cứu được con gái? Do được ngậm sâm nên cô vẫn còn sống, gia đình đồng thời có được kho báu. Nhưng về sau, do sợ bị trả thù, họ cũng phải kéo nhau đến di cư ở vùng khác.
( Đây cũng là nội dung gần giống với một câu chuyện cổ tích Việt Nam về Thần Giữ của)

1f534.png
Thần Giữ Của theo khoa học: (nguồn sưu tầm)

Thần Giữ Của thực chất cũng chỉ là một truyền thuyết dân gian:
Nhà nghiên cứu dân gian Nguyễn Hùng Vĩ - trường ĐH KHXH&NV, người đã có nhiều năm nghiên cứu về lịch sử, về văn hóa và các yếu tố dân gian trên thế giới cho rằng, truyền thuyết về thần giữ của chỉ là một bộ phận trong tín ngưỡng về thần giữ của. Tín ngưỡng này tồn tại một cách khách quan. Việc chôn sống nô lệ, người hay động vật vì một tín ngưỡng, tập tục nào đó là có thật trong lịch sử nhân loại. Còn truyền thuyết kể về nó thì cũng như bất kỳ truyền thuyết nào trên thế giới. Tin tất cả vào truyền thuyết cũng giống như tin tất cả vào tiểu thuyết.
Thực tế cho thấy khi con người ta tìm thấy một kho báu hay một hầm mộ chôn sâu họ có thể mắc phải một số cơ quan, hay một loại virus nào đó tồn tại trong môi trường kín dẫn đến 1 số tổn thương, di chứng. Sau đó người ta sẽ thêu dệt lên câu chuyện bị ma quỷ giữ của trừng phạt. Chuyện chôn sống con người theo mộ chủ vẫn diễn ra ở một số cộng đồng người lạc hậu, mê tín đáng báo động và cần được bài trừ.
—-
Đó là những tìm hiểu của MQDGK về thứ bùa phép đáng sợ, cũng như linh hồn trinh nữ mang tên Thần Giữ Của. Mong rằng đây là một tư liệu tham khảo cho những bạn có đam mê văn hoá tâm linh tìm hiểu. Bọn mình không tuyên truyền hay cổ xuý mê tín dị đoan.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom