Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 15 - Phần 2
Tổng binh Lý Bân và nội quan Lý Lượng của nhà Minh bắt Phạm Luận là sinh viên huyện Giáp Sơn, buộc Luận mạo nhận là Dương Cung để cho qua chiếu lệnh lùng bắt1423, bắt đến cả gia thuộc Luận là bọn Phạm Xã giải về Yên Kinh.
1423 Dương Cung: tức là Lê Ngã, Lê Ngã nổi lên đánh phá giặc Minh, tin truyền về triều đình nhà Minh, vua Minh ra lệnh lùng bắt rất nghiêm ngặt, bọn Lý Bân phải bày ra mưu này cho qua chuyện.
Tri huyện Dặc Khiêm nhận thực không phải là tên Cung. Bân không nghe. Khiêm lấy bao vàng dâng đại cáo, tâu thẳng về Yên Kinh. Bân sai người chặn đường bắt về. Hoàng Phúc khuyên Khiêm rằng:
"Mọi người đều cho là đúng, chỉ riêng ngươi bảo không phải là làm sao?". Khiêm nói:
"Ai ra ngoài mà chẳng phải ra cửa ngõ?"1424.
1424 Ý nói mọi người đều cùng một duộc với Hoàng Phúc.
Bân cho giải cả Khiêm và Luận về Yên Kinh, giao xuống cho pháp ty xét hỏi. Khiêm suýt nữa bị tội, vì có người anh đánh trống đăng văn1425 khiếu oan nên được miễn tội. Sau thăng dần đến chức Hữu bố chính sứ nước ta. Gia thuộc của Luận cuối cùng bị chết [8a] trong ngục.
1425 Trống đăng văn: trống để ở điện đình, ai có việc oan khuất thì đánh lên, trình bày nỗi oan để được xét lại.
Mùa đông, tháng 11, ngày 20, tham tướng nhà Minh là Trần Trí đem quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, gồm hơn 10 vạn tên đánh sát đến ải Kính (có sách chép là Kình) Lộng1426, sách Ba Lẫm. Vua họp các tướng bàn rằng:
"Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng".
1426 Ải Kình Lộng: tức là Ải Cỗ Lũng sau này, thuộc huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.
Đến đêm, vua chia quân đánh úp doanh trại giặc. Quân ta đánh trống reo hò xông tới, phá được bốn doanh trại giặc, chém được hơn ngàn thủ cấp. Sau Trí khinh vua ít quân, lại phá núi mở đường để tiến đánh. Vua ngầm phục kích ở đèo Ống1427 để đợi giặc. Đến trưa, Trí quả nhiên đem quân đi theo đường núi đến. Quân phục hai bên xông ra, đánh bại giặc. Quân Trí phải rút.
1427 Nguyên là núi Ứng ải, tức đèo Ống ở xã Thiết Ông, trên tả ngạn sông Mã.
Nhưng đúng lúc ấy. Ai Lao đem ba vạn quân và 100 thớt voi1428 thình lình tới doanh trại của vua phao tin là cùng hợp sức với vua để đánh [8b] giặc. Vua tin lời họ, không phòng bị. Đến nửa đêm, bị họ đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, suốt từ giờ Tý đến giờ Mão, đánh tan bọn Ai Lao, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được mười bốn con voi, thừ thắng truy kích liền bốn ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi về.
1428 Đại Việt thông sử chép là năm vạn quân và 100 thớt voi.
Tháng 12, vua tiến ra đóng quân ở Sách Thủy1429.
1429 Sách Thủy: bản dịch cũ cho là đất Hữu Thủy ở gần Lư Sơn.
Tù trưởng Ai Lao Là Mãn Sát đã cùng quẫn, muốn vua hoãn đánh để đợi viện binh, mới giả vờ xin hòa. Vua biềt đó là mưu kế xảo quyệt, không cho. Các tường cố xin cho hoà, nói là quân lính khó nhọc đã lâu, nên cho nghỉ ngơi môt chút. Chỉ có Bình chương Lê Thạch cho là không thể cho giặc giải hòa, liền tự cho mình hăng hái xông lên trước, chẳng may trúng phải chông ngầm mà chết.
Thạch là con người anh của vua. Vua thuở ấu thơ, được vua nuôi nấng nên ngài yêu Thạch hơn cả con mình. Thạch tính người nhân ái, ham đọc sách, khỏe mạnh, dũng cảm, yêu mến quân sĩ, vua từng sai chỉ huy quân tiên phong, đánh đâu thắng đấy. Đáng tiếc Thạch dũng cảm nhưng kém [9a] mưu. Đến đây chết, vua rất thương xót.
Trước đây, vua vốn hòa hiếu với Ai Lao, chưa từng có hấn khích gì. Khi vua cầm cự với giặc tại sách Lư Sơn, Ai Lao từng cho quân sang cứu viện. Đến khi tên ngụy quan Lộ Văn Luật trốn giặc sang Ai Lao, sợ uy danh vua, thêu dệt gây nên hiềm khích, nên mới đến nỗi thế.
Phương Chính và Hoàng Phúc nhà Minh cùng với bọn Tổng binh, Tam ty và Trấn thủ Trần Hiệp bàn định rằng: những viên văn võ thổ quan nào có kêu xin việc gì thì mượn cớ đã đủ hạn khảo khóa, sai về Yên Kinh làm việc công để an trí tại đó.
Nhâm Dần, (1422), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 20). Mùa xuân, ngày mồng 1, nhật thực.
Tháng 2, viên Tổng binhnhà Minh là Phong Thành hầu Lý Bân bị bệnh nhọt chết.
Mùa đông, tháng 12, vua tiến quân đóng ở Quan Da. Ai Lao lạin với quân Minh đánh vào trước mặt và sau lưng quân ta, nhiều người chết và bị thương. Vua bèn bí mật lui về [9b] sách Khôi1430. Mới được bảy ngày, giặc Minh lại đem đại binh đến vây. Vua bảo các tướng sĩ:
"Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là "tử địa"1431 mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết".
1430 Sách Khôi: tức là Khôi huyện, thuộc trấn Thiên Quan, ở giữa hai huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
1431 "Tử Địa": tức là "đất chết", chỉ hoàn cảnh hiểm nghèo.
Vua nói xong chảy nước mắt. Các tướng sĩ đều xúc động, tranh nhau liều chết quyết chiến.
Bọn Lê Lĩnh, Lê Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước phá trận, chém được tham tướng Minh là Phùng Quý và hơn nghìn thủ cấp giặc, bắt được trăm con ngựa. Mã Kỳ và Trần Trí chỉ thoát được thân mình chạy về Đông Quan, quân Ai Lao cũng bỏ trốn.
Vua đem quân về đóng ở núi Chi Linh. Quân lính hết lương, hơn hai tháng, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi. Vua giết bốn con voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ. Song thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn. Vua bèn cấm giữ nghiêm ngặt, bắt được kẻ nào bỏ trốn thì chém, để rao cho mọi người biết. Quân lính lại nghiêm [10a] túc như trước.
Bấy giờ, do trải nhiều phen hoạn nạn, quân lính đã mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi, đều khuyên vua giảng hòa với giặc. Vua bắt đắc dĩ phải vờ hòa hiếu với bọn tướng giặc Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, để yên lòng quân. Sai bề tôi thân thích là bọn Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa.
Nhà Minh sai nội quan cùng Hộ bộ chủ sự Mã Minh kiễm kê tiền bạc và lương thực chứa trong kho các phủ, châu, huyện. Đồng thời, sai An Bình bá Lý An và Trần Trí, đều giữ chức tham quan để trấn trị đất này.
Quý Mão, (1423), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 21). Mùa hạ, tháng 4, ngày 14, vua lại đem quân về Lam Sơn.
Bọn tham tướng Trần Trí, nội quan Sơn Thọ nhà Minh đưa biếu vua nhiều trâu ngựa, cá muối cùng thóc giống và nông cụ để dụ dỗ. Vua cũng sai bọn Trăn đưa tặng vàng bạc để đáp lễ, nhưng vẫn bí mật [10b] phòng bị. Bọn Trí biết ý định của vua bề ngoài giả cách thân thiện, nhưng bên trong thì ngầm mưu đánh úp, liền bắt giữ bọn Trăn không cho về. Vua nổi giận, cắt đứt giảng hòa. Các tướng sĩ cũng sôi sục căm thù, đều thề xin liều chết quyết chiến.
Bọn quan lại ở nước ta lại phải (sang Yên Kinh) làm lễ chầu hầu và dâng sổ tu tri1432. Nơi nào chỉ có một viên lưu quan1433 và có thổ quan thì sai viên lưu quan đi, lấy viên quan khác đến thay. Những viên lưu quan đều bị xét hỏi, xong việc thì được trở về chức cũ, chỉ có bọn thổ quan, thổ lại thì thả về ngay.
1432 Sổ tu tri: tức là sổ hộ tịch, ruộng đất, lương bổng của các nơi ở Giao Chỉ.
1433 Lưu quan: chỉ quan lại Trung Quốc do nhà Minh cử sang.
Mùa đông, tháng 11, ngày 21, hoàng tử Nguyên Long sinh.
Giáp Thìn, (1424), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh ra lệnh khai thác mỏ bạc. Trước đó, chỉ khai thác mỏ vàng. Đến đây, ra lệnh khai thác mỏ bạc, nhưng chưa làm lại thôi.
Mùa thu, tháng 7, vua Minh thân hành đi đánh giặc Hồ1434, đem quân về đến sông Du Mộc1435 thì ốm nặng, để di mệnh truyền ngôi cho hoàng thái tử. Ngày Tân Mão, vua Minh băng, nhưng giữ kín, đưa về đến Yên Kinh mới phát tang, thọ sáu mươi lăm tuổi, táng ở Trường Lăng, miếu hiệu [11a] Thành Tổ, tên thụy là Văn Hoàng Đế.
1434 Giặc Hồ: chỉ người Thát Đát A Lỗ Thái.
1435 Sông Du Mộc: ở huyện Đa Luận, tỉnh Sát Cáp Nhĩ.
Mùa thu, tháng 8, ngày 15, thái tử nhà Minh Cao Xí lên ngôi, đổi niên hiệu là Hồng Hy, đại xá. Tờ chiếu viết:
"Trẫm nghĩ, trời sinh ra dân, liền lập ra vua chúa để yêu nuôi muôn triệu người cho đến cõi thái hòa, để thống trị Hoa Di, để cùng đạt tới phồn vinh thịnh vượng. Tiên hoàng ta vâng mệnh trời vỗ yên đất nước, trị hóa cao hơn cả trăm vua, văn đức vũ công, thanh giáo ban ra khắp bốn biển. Mới đây, vì biên cương báo động, cần phải xa giá thân chinh; đến khi quân về, đỗng đâu Đỉnh Hồ1436 xa khuất.
1436 Đỉnh Hồ: theo truyền thuyết Trung Quốc: Hoàng đế đúc vạc ở chân núi Kinh Sơn, vạc đúc xong, liền cưỡi rồng bay đi. Chỗ ấy gọi là Đỉnh Hồ. Sau dùng chữ Đỉnh Hồ để chỉ vua chết.
Ngài để lại di mệnh đem ngôi báu trao cho kẻ ít đức này. Đương lúc đau thương khôn xiết, đâu dám vội nguôi mà tuân theo lệnh. Nhưng các tôn thân, công hầu bá, phò mã, các quan văn võ, nhân dân, kỳ lão và các sứ thần triều cống của tứ di1437 đều cúi đầu dưới cửa khuyết, dâng biểu khuyên lên ngôi, cho là ngôi trời không thể bỏ trống lâu ngày, sinh dân không thể [11b] không có người đứng chủ, mà con trưởng đích nối giữ đại thống là đạo vĩnh hằng của nhà nước. Lời tâu bày đền hai ba lần, lòng thành khẩn xiết bao giải tỏa.
1437 Tứ di: chỉ các nước xung quanh Trung Quốc hồi ấy.
Cho nên, ta trên tuân lệnh theo di mệnh, dưới thể lòng mọi người, ngày 15 tháng 8 đã kính cáo trời đất, tông miếu, xã tắc, lên ngôi hoàng đế, để đón phúc lớn của tông miếu, để nhờ mưu xa của thánh thần. Nay nhân buổi mới lên ngôi, ban mệnh đổi mới, lấy sang năm làm năm Hồng Hy thứ nhất, còn các việc nên làm, nêu rõ như sau:
"Những việc như lấy vàng bạc, tìm hương liệu ở Giao Chỉ đều đình chỉ hết. Các quan viên trong ngoài sai đi trông coi, hạn trong mười ngày phải lên đường về kinh, không được kiếm cớ ở chậm lại mà ngược hại nhân dân. Ôi! vua tôi cùng một dạ, thương dân cốt ở khoan hồng, thưởng phạt có phép thường, trị nước trước phải minh tín. Những mong các hiền tài [12a] giúp việc văn võ, các quan chức giỏi giang trong ngoài hết lòng trung trinh, giúp chỗ thiếu sót để nối nghiệp lớn. Cho nền quốc gia hưng thịnh mãi mãi, để ban ân huệ tới khắp dân đen, để mở rộng phúc trị bình cho mọi nơi trong cõi".
Các nha môn lớn nhỏ ở nước ta sai quan đem lễ vật sang tế lễ vá chúc mừng.
Mùa thu, tháng 9, ngày 20, vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng1438, phá được đồn này. Tham chính nhà Minh là Lương Nhữ Hốt chỉ chạy thoát được thân mình, ta thu hết khí giới, đốt phá đồn giặc.
1438 Đồn Đa Căng: có lẽ là Bất Căng, thuộc xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Đồn này nằm trên hữu ngạn sông Chu.
Đô chỉ huy sứ nhà Minh Nguyễn Suất Anh1439 đem quân đến cứu viện, nhưng đồn đã mất. Anh chưng hửng, không chỗ bấu víu, vua lại đánh bại chúng. Anh chạy vào thành Tây Đô. Vợ con của Anh bị ta bắt được, vua đều tha cho về cả.
1439 Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là Nguyễn Hoa Anh.
Nhà Minh cho gọi Công bộ thượng thư nắm việc hai ty Bố chính và Án sát ở Giao Chỉ là Hoàng Phúc về nước. Tờ sắc viết:
"Khanh là bậc lão thành của nước, khó nhọc lâu ở ngoài, trẫm mong nhớ khôn khuây, muốn được trông thấy [12b] mặt ngay. Thấy sắc tới thì khanh đi trạm mau về kinh để thỏa lòng trẫm mong đợi. Còn vợ con thì sai phu trạm đưa về sau".
Nhà Minh lấy Binh bộ thượng thư Trần Hiệp sang trấn giữ, kiêm coi việc hai ty Bố chính, Án sát và giúp đỡ việc quân chính cho tổng nhung.
Hiệp người phủ Thường Châu, tỉnh Trực Lệ, trước kia làm Đại lý thiếu khanh. Năm Bính Tuất, Khai Đại năm thứ 4 đời Hồ(1406), vận chuyển lương thực đi theo quân Minh, đến năm Kỷ Sửu, Hưng Khánh năm thứ 3 (1409), Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn bại trận bị chết ở bến Bô Cô, điều Hiệp làm Thị lang quản sự, khi bình được châu Hóa, được thăng làm Binh bộ thượng thư.
Hoàng Phúc được gọi về, có tâu xin bảo cử các thổ hào làm quan như phụ đạo Bình Nguyên là Hoàng Ngân Phong, con Tri phủ Đỗ Hy Vọng là Đỗ Cử, con Diêm vận đồng tri Thân Bí Quyết là Bá Tuân. Lại tâu rằng:
"Các thổ lại vẫn quyến luyến quê hương, nếu khoan dung cho chúng thì trái với [13a] phép tắc đã quy định, nếu gò bó chúng thì phần nhiều đều bỏ trốn, đến khi lùng bắt thì chúng quay lại giúp đỡ giặc cướp. Xin xuống chiếu cho Vân Nam để những tên suốt đời làm lại thì chuyển cho làm việc ở các nha môn".
Vua Minh nghe theo.
Vua chọn đinh tráng, sửa khí giới, rèn bộ ngũ, chứa sẳn lương khô, tiến thẳng vào Nghệ An.
Khi qua núi Bồ Lạp (có sách chép là xứ Bồ Cứ) thuộc châu Quỳ1440, thì gặp tên Chỉ huy đồng tri nhà Minh là Sư Hựu cùng viên thổ quan là Tri phủ châu Trà Lân Cầm Bành đem 5.000 quân đón ở phía trước, lại có các tướng Minh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc đem quân tiếp đến uy hiếp mặt sau.
1440 Bồ Lạp: là tên núi, cũng gọi là Bồ Cứ, Bồ Đắng, là một ngọn núi ở xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương thường gọi là Bù Đờn và phía đông bắc có một bản nhỏ gọi là Bản Liệp. Vùng này nay thuộc xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Trời sắp tối, vua bèn phục sẵn binh tướng trong rừng. Bọn Phương Chính đến, vua tung quân ra đánh. Quân Minh tan vỡ lớn. Ta chém được Đô ty Trần Trung và hơn hai nghìn thủ cấp quân giặc, bắt được hơn một trăm cổ ngựa. Quân Minh tháo chạy.
Hôm sau, quân ta tiến đến trang Trịnh Sơn1441, châu Trà Lân1442, [13b] gặp Sư Hựu ở đó, lại cả phá chúng, chém được thiên hộ Trương Bản và hơn nghìn quân giặc. Hựu chỉ chạy thoát thân mình. Vua dẫn quân đến sách Mộc. Bọn Trần Trí đuổi theo đến núi Trạm Hoàng, nhưng vì đã nhiều phen bị thua đau, không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An.
1441 Trang Trịnh Sơn: là Kẻ Trịnh, nay thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, cách thành Trà Lân (hay Trà Long) hơn 10 km.
1442 Châu Trà Lân: hay Trà Long, là đất huyện Con Cuông, Tương Dương, tỉnh Nghệ An ngày nay, đời Trần là đất Mật Châu, đời Nguyễn gọi là phủ Tương Dương.
Mùa đông, tháng 11, vua sai người chiêu dụ Cầm Bành. Bành cự tuyệt không theo, mình hắn cùng với hơn ngàn quân lên dựng rào lũy trên đỉnh núi để đón quân cứu viện. Vua đem quân tới bao vây.
Tháng 12, Sơn Thọ nhà Minh sai Nguyễn Sĩ đưa trả Lê Trăn để cầu hòa.
Bọn Phương Chính, Sơn Thọ đến Nghệ An, muốn cứu Cầm Bành nhưng không dám tiến quân, bèn sai người đem thư xin vua giải vây cho Bành.
Bấy giờ, Cầm Bành cố thủ, vây đã hơn một tháng chưa lấy được, lại nghe tin quân cứu viện tới. Vua gọi các tướng lên bảo rằng:
"Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta [14a] giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi".
Vua bèn viết thư để trên bè cho thuận dòng trôi xuống. Trong thư vua nói thác là vẫn muốn theo lời thỉnh cầu của họ, trở về Thanh Hóa. Nhưng lại bị Cầm Bành chặn đường, nếu có lòng thương thì xin cho một người tạm đến hòa giải để thông đường về.
Bọn Chính nhận được thư, sai Trần Đức Nhị chạy đến bảo Cầm Bành hòa giải, Cầm Bành biết là viện binh không đến, mở cửa thành ra hàng, Châu Trà Lân đã dẹp yên. Vua ra lệnh cho quân rằng:
"Cầm Bành đã đầu hàng, chớ có mảy may xâm phạm, tha tội cho tất cả, không được giết một người nào". (Sau Cầm Bành mưu phản, vua giết chết).
Vua vỗ về an ủi các bộ lạc, khao thưởng các tù trưởng. Tuyển chọn đinh tráng bổ sung quân ngũ được năm nghìn người, thế quân càng mạnh. Quân tin nghe tin Cầm Bành đã hàng, liền quay lại đánh trại Trà Lân. Vua lại đánh phá được.
Vua muốm đánh thành Nghệ An, [14b] nhưng chưa biết tình thế ra sao. Gặp khi vua Minh mới lên ngôi, sai nội quan Sơn Thọ dùng lời lẽ quỷ quyệt để dụ dỗ vua. Vua biết dụng ý của chúng liền nói:
"Giặc sai ngươi đến lừa ta, ta nhân chỗ sơ hở của chúng mà lừa lại, chính là dịp này đây".
Rồi lại trao đổi đi lại với giặc, trinh sát tình hình của chúng để mưu đánh úp thành Nghệ An. Bọn Thọ biết là mưu kế của chúng không đánh lừa nổi, mới lại đoạn tuyệt không cho sứ đi lại nữa.
Bấy giờ vua chấn chỉnh binh tượng, tiến quân bao vây thành Nghệ An. Quân sắp đi, vừa lúc có tin báo quân Minh đã sắp đặt voi ngựa, thuyền bè, tiến quân cả hai đường thủy và bộ, định ngày mai sẽ tới. Vua chia hơn 1.000 quân, cho bọn Lê Liệt đi đường tắt đóng giữ huyện Đỗ Gia1443. Vua đích thân chỉ huy đại quân giữ chỗ hiểm yếu để chúng.
1443 Đỗ Gia: nay là đất huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Gần xã Linh Cảm của huyện này có làng Đỗ Xá, có lẽ là nơi đóng quân của Lê Liệt.
Được ba bốn hôm, quân Minh quả nhiên đến quán Lậu và cửa Khả Lưu1444, bày doanh trại ở hạ lưu. Vua ở thượng lưu, ban ngày dựng cờ đánh trống, ban đêm thì đốt lửa sáng trưng. Nhưng ngầm sai binh tượng [15a] vượt sông, phục sẵn ở chỗ hiểm yếu. Trời gần sáng, giặc liền đem quân đến đánh dinh vua. Vua giả vờ rút lui, dẫn giặc tới chỗ có quân mai phục. Giặc không để ý, đem quân tiến vào sâu, quân mai phục bốn mặt nổi dậy, xông ra đánh phá. Quân giặc bị chém đầu và chết đuối tới hàng vạn tên.
1444 Khả Lưu: là tên một cửa ải xưa, ở phía bắc sông Lam, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Hôm sau, giặc liền dựa vào thế núi, đắp hào lũy để ở, không ra đánh nữa.
Bấy giờ lương thực của giặc có rất nhiều mà quân của vua thì không đủ lương ăn cho mười ngày. Vua nói với tướng sĩ:
"Giặc cậy có nhiều lương, cố thủ để làm kế lâu dài, ta lương ít không thể cầm cự dài ngày với giặc".
Rồi đốt cháy doanh trại, ngược dòng sông giả cách trốn đi, nhưng lại ngầm đi đường tắt trở về, đợi giặc đến thì đánh. QUân Minh cho là vua đã chạy, mừng lắm, bèn tiến quân vào đóng ở doanh trại cũ của vua, lên núi đắp lũy.
Ngày hôm sau, vua cho quân tinh nhuệ ra khiêu chiến. Giặc đem quân ra ngoài lũy để đánh. Vua phục sẵn ở Bồ Ải1445, giữa nơi hiểm yếu. Giặc lại không ngờ tới, đem hết [15b] quân ra đánh. Vua bèn tung phục binh xông vào trận giặc. Bọn Lê Sát, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê Tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê Văn An tranh nhau nên trước phá quân giặc, chém đầu giặc không sao kể xiết. Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi. Ta bắt sống Đô ty Chu Kiệt, chém tướng tiền phong là Đô ty Hoành Thành, bắt sống hàng nghìn tên giặc. Trần Trí, Sơn Thọ thu nhặt tàn quân chạy về thành Nghệ An. Vua thừa thắng đuồi dài suốt ba ngày, đến tận dưới chân thành. Bọn Trí vào thành cố thủ.
1445 Bồ Ải: Là một địa điểm ở về phía trên ải Khả Lưu, cách Khả Lưu không xa. Hiện nay, ở xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An có khe Ải đổ ra sông Lam và ngọn núi thấp ở đây cũng có người gọi là Bù Ải…Có lẽ đó là Bồ Ải xưa kia.
Nhà Minh sai Cẩm y vệ xá nhân sang bắt bọn Phương Chính và Sư Hựu về kinh, vì bị thua trận ở châu Trà Lân. Hựu đi đến giữa đường uống thuốc độc chết, Phương Chính vẫn được làm Đô đốc đồng tri, gia chức tham tướng.
Nhà Minh ra lệnh cho bọn Mã Kỳ lại [16a] sang lấy vàng bạc, châu báu và hương liệu.
Ất Tỵ, (1425), (Minh Nhân Tông Cao Xí Hồng Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi1446, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trầu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: "Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ".
1446 Hương Đa Lôi: nay là Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý đem hơn 8.000 quân và hơn mười con voi đến theo giúp. Vua ra lệnh cho các tướng rằng:
"Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn ngụy quan, thì dẫu đói khát khốn khó đến đâu cũng không được lấy bậy".
Mọi người đều tuân lệnh.
Bấy giờ, quân lính đã ba ngày chưa được ăn mà vẫn không có ai vi phạm lệnh đó. Dân thấy pháp lệnh đã được ban ra và thi hành nghiêm ngặt như vậy, liền đem hết trâu bò, thóc lúa của giặc Minh cấp cho quân lính. Bấy giờ, vua chia quân đi lấy lại đất đai các nơi. Dến châu huyện nào, người ta đều nghe tiếng mà quy phục, cùng [16b] nhau hợp sức vây đánh thành Nghệ An. Giặc cố thủ không dám ra nữa. Thế là đất Nghệ An đều về ta cả.
Vua huấn luyện tướng sĩ, sửa chữa chữa vũ khí, chưa đầy mười ngày, chiến cụ đã đầy đủ cả. Bèn duyệt võ nghệ, dạy cho binh sĩ phép ngồi, đứng, đánh, đâm, chỉ bảo các thế kỳ, chính, phân, hợp, cho họ biết hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu cờ. Kỷ luật quân đội đã nghiêm chỉnh, tinh thần binh sĩ càng tăng thêm. Thưởng phạt thi hành, nên quân lính gan dạ quyết chiến. Nhân dân trong vùng đều dắt díu nhau tới, đông vui như đi chợ. Vua vỗ về phủ dụ, mọi người đều hân hoan vui vẻ.
Mùa hạ, tháng 4, Tham tướng nhà Minh là An Bình bá Lý An đem thủy quân từ thành Đông Quan đến cứu. Vua đoán là Trần Trí bị cùng quẫn lâu ngày, thấy quân cứu viện đến, tất mở cửa thành ra đánh, bèn dời quân tới đóng ở huyện Đỗ Gia, đào cửa sông, phục quân trên bờ sông đợi quân giặc đến [17a] để đánh.
Ngày 17, bọn Trí đem hết quân ra đánh trại Lê Thiệt. Đợi quân của Trí sang một nửa, quân mai phục liền nổi dậy đánh tan, chém hơn ngàn thủ cấp giặc, bọn chết đuối cũng rất nhiều. Từ đó, giặc càng sợ hãi, đắp thên hào lũy gắng sức cố thủ.
Tháng 5, vua sai Tư không Lê Lễ (Lễ là cháu gọi vua bằng cậu, vốn họ Đinh, được ban họ Lê) đi tuần ở Diễn Châu1447. Lễ đặt phục binh trước. Quân Minh không biết. Gặp khi Đô ty Trương Hùng của nhà Minh đem hơn 300 chiếc thuyền chở lương từ Đông Quan đến. Trong thành mừng lắm, tranh nhau mở cửa thành ra đón. Quân phục thình lình nổi dậy, chém viên Thiên hộ họ Tưởng và hơn 300 quân giặc. Hùng tháo chạy, Lễ cướp lấy thuyền lương rồi đuổi theo, vừa đi vừa đánh, đến tận thành Tây Đô.
1447 Thành Diễn Châu: còn có tên là thành Trài, nay còn dấu vết ở xã Diễn Hồng, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách quốc lộ số 1 gần 400 mét về phía đông và cách Cửa Vạn 2 km.
Bấy giờ, giặc đều đến cứu thành Nghệ An, vua đoán lá các thành Tây Đô đều đã suy yếu, liền chọn 200 quân tinh nhuệ, [17b] hai thớt voi, sai bọn Lê Lễ, Lê Sát, Lê Nhân Chú và Lê Triện, Lê Bị đi gấp theo đường đất đánh úp thành Tây Đô1448, chém được hơn 500 thủ cấp giặc, bắt sống được rất nhiều. Quân Minh đóng cửa thành cố thủ. Dân cư ngoài thành, bọn Lê Triện đều phủ dụ được cả. Bấy giờ người Thanh Hóa tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc. Bèn bao vây thành đó.
1448 Thành Tây Đô: nay ở vào khoảng giữa hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
1423 Dương Cung: tức là Lê Ngã, Lê Ngã nổi lên đánh phá giặc Minh, tin truyền về triều đình nhà Minh, vua Minh ra lệnh lùng bắt rất nghiêm ngặt, bọn Lý Bân phải bày ra mưu này cho qua chuyện.
Tri huyện Dặc Khiêm nhận thực không phải là tên Cung. Bân không nghe. Khiêm lấy bao vàng dâng đại cáo, tâu thẳng về Yên Kinh. Bân sai người chặn đường bắt về. Hoàng Phúc khuyên Khiêm rằng:
"Mọi người đều cho là đúng, chỉ riêng ngươi bảo không phải là làm sao?". Khiêm nói:
"Ai ra ngoài mà chẳng phải ra cửa ngõ?"1424.
1424 Ý nói mọi người đều cùng một duộc với Hoàng Phúc.
Bân cho giải cả Khiêm và Luận về Yên Kinh, giao xuống cho pháp ty xét hỏi. Khiêm suýt nữa bị tội, vì có người anh đánh trống đăng văn1425 khiếu oan nên được miễn tội. Sau thăng dần đến chức Hữu bố chính sứ nước ta. Gia thuộc của Luận cuối cùng bị chết [8a] trong ngục.
1425 Trống đăng văn: trống để ở điện đình, ai có việc oan khuất thì đánh lên, trình bày nỗi oan để được xét lại.
Mùa đông, tháng 11, ngày 20, tham tướng nhà Minh là Trần Trí đem quân các vệ Giao Châu cùng ngụy binh, gồm hơn 10 vạn tên đánh sát đến ải Kính (có sách chép là Kình) Lộng1426, sách Ba Lẫm. Vua họp các tướng bàn rằng:
"Quân giặc nhiều, quân ta ít, nhưng quân giặc mệt, quân ta nhàn. Binh pháp có nói được hay thua là ở tướng chứ không phải ở quân nhiều hay ít, nay quân giặc tuy nhiều, nhưng ta đem quân nhàn đợi đánh quân mệt mỏi, chắc chắn sẽ đánh bại chúng".
1426 Ải Kình Lộng: tức là Ải Cỗ Lũng sau này, thuộc huyện Cẩm Thủy tỉnh Thanh Hóa.
Đến đêm, vua chia quân đánh úp doanh trại giặc. Quân ta đánh trống reo hò xông tới, phá được bốn doanh trại giặc, chém được hơn ngàn thủ cấp. Sau Trí khinh vua ít quân, lại phá núi mở đường để tiến đánh. Vua ngầm phục kích ở đèo Ống1427 để đợi giặc. Đến trưa, Trí quả nhiên đem quân đi theo đường núi đến. Quân phục hai bên xông ra, đánh bại giặc. Quân Trí phải rút.
1427 Nguyên là núi Ứng ải, tức đèo Ống ở xã Thiết Ông, trên tả ngạn sông Mã.
Nhưng đúng lúc ấy. Ai Lao đem ba vạn quân và 100 thớt voi1428 thình lình tới doanh trại của vua phao tin là cùng hợp sức với vua để đánh [8b] giặc. Vua tin lời họ, không phòng bị. Đến nửa đêm, bị họ đánh úp. Vua phải đích thân đốc chiến, suốt từ giờ Tý đến giờ Mão, đánh tan bọn Ai Lao, chém hơn một vạn thủ cấp, bắt được mười bốn con voi, thừ thắng truy kích liền bốn ngày đêm, đuổi đến tận sào huyệt của bọn chúng rồi về.
1428 Đại Việt thông sử chép là năm vạn quân và 100 thớt voi.
Tháng 12, vua tiến ra đóng quân ở Sách Thủy1429.
1429 Sách Thủy: bản dịch cũ cho là đất Hữu Thủy ở gần Lư Sơn.
Tù trưởng Ai Lao Là Mãn Sát đã cùng quẫn, muốn vua hoãn đánh để đợi viện binh, mới giả vờ xin hòa. Vua biềt đó là mưu kế xảo quyệt, không cho. Các tường cố xin cho hoà, nói là quân lính khó nhọc đã lâu, nên cho nghỉ ngơi môt chút. Chỉ có Bình chương Lê Thạch cho là không thể cho giặc giải hòa, liền tự cho mình hăng hái xông lên trước, chẳng may trúng phải chông ngầm mà chết.
Thạch là con người anh của vua. Vua thuở ấu thơ, được vua nuôi nấng nên ngài yêu Thạch hơn cả con mình. Thạch tính người nhân ái, ham đọc sách, khỏe mạnh, dũng cảm, yêu mến quân sĩ, vua từng sai chỉ huy quân tiên phong, đánh đâu thắng đấy. Đáng tiếc Thạch dũng cảm nhưng kém [9a] mưu. Đến đây chết, vua rất thương xót.
Trước đây, vua vốn hòa hiếu với Ai Lao, chưa từng có hấn khích gì. Khi vua cầm cự với giặc tại sách Lư Sơn, Ai Lao từng cho quân sang cứu viện. Đến khi tên ngụy quan Lộ Văn Luật trốn giặc sang Ai Lao, sợ uy danh vua, thêu dệt gây nên hiềm khích, nên mới đến nỗi thế.
Phương Chính và Hoàng Phúc nhà Minh cùng với bọn Tổng binh, Tam ty và Trấn thủ Trần Hiệp bàn định rằng: những viên văn võ thổ quan nào có kêu xin việc gì thì mượn cớ đã đủ hạn khảo khóa, sai về Yên Kinh làm việc công để an trí tại đó.
Nhâm Dần, (1422), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 20). Mùa xuân, ngày mồng 1, nhật thực.
Tháng 2, viên Tổng binhnhà Minh là Phong Thành hầu Lý Bân bị bệnh nhọt chết.
Mùa đông, tháng 12, vua tiến quân đóng ở Quan Da. Ai Lao lạin với quân Minh đánh vào trước mặt và sau lưng quân ta, nhiều người chết và bị thương. Vua bèn bí mật lui về [9b] sách Khôi1430. Mới được bảy ngày, giặc Minh lại đem đại binh đến vây. Vua bảo các tướng sĩ:
"Giặc vây ta bốn mặt, có muốn chạy cũng không có lối nào. Đây chính là "tử địa"1431 mà binh pháp đã nói, đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết".
1430 Sách Khôi: tức là Khôi huyện, thuộc trấn Thiên Quan, ở giữa hai huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình và huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa.
1431 "Tử Địa": tức là "đất chết", chỉ hoàn cảnh hiểm nghèo.
Vua nói xong chảy nước mắt. Các tướng sĩ đều xúc động, tranh nhau liều chết quyết chiến.
Bọn Lê Lĩnh, Lê Vấn, Lê Hào, Lê Triện xông lên trước phá trận, chém được tham tướng Minh là Phùng Quý và hơn nghìn thủ cấp giặc, bắt được trăm con ngựa. Mã Kỳ và Trần Trí chỉ thoát được thân mình chạy về Đông Quan, quân Ai Lao cũng bỏ trốn.
Vua đem quân về đóng ở núi Chi Linh. Quân lính hết lương, hơn hai tháng, chỉ ăn rau củ và măng tre mà thôi. Vua giết bốn con voi và cả ngựa của mình cưỡi để nuôi quân sĩ. Song thỉnh thoảng vẫn có kẻ bỏ trốn. Vua bèn cấm giữ nghiêm ngặt, bắt được kẻ nào bỏ trốn thì chém, để rao cho mọi người biết. Quân lính lại nghiêm [10a] túc như trước.
Bấy giờ, do trải nhiều phen hoạn nạn, quân lính đã mỏi mệt, muốn được nghỉ ngơi, đều khuyên vua giảng hòa với giặc. Vua bắt đắc dĩ phải vờ hòa hiếu với bọn tướng giặc Sơn Thọ, Mã Kỳ, Trần Trí, để yên lòng quân. Sai bề tôi thân thích là bọn Lê Vận, Lê Trăn đi giảng hòa.
Nhà Minh sai nội quan cùng Hộ bộ chủ sự Mã Minh kiễm kê tiền bạc và lương thực chứa trong kho các phủ, châu, huyện. Đồng thời, sai An Bình bá Lý An và Trần Trí, đều giữ chức tham quan để trấn trị đất này.
Quý Mão, (1423), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 21). Mùa hạ, tháng 4, ngày 14, vua lại đem quân về Lam Sơn.
Bọn tham tướng Trần Trí, nội quan Sơn Thọ nhà Minh đưa biếu vua nhiều trâu ngựa, cá muối cùng thóc giống và nông cụ để dụ dỗ. Vua cũng sai bọn Trăn đưa tặng vàng bạc để đáp lễ, nhưng vẫn bí mật [10b] phòng bị. Bọn Trí biết ý định của vua bề ngoài giả cách thân thiện, nhưng bên trong thì ngầm mưu đánh úp, liền bắt giữ bọn Trăn không cho về. Vua nổi giận, cắt đứt giảng hòa. Các tướng sĩ cũng sôi sục căm thù, đều thề xin liều chết quyết chiến.
Bọn quan lại ở nước ta lại phải (sang Yên Kinh) làm lễ chầu hầu và dâng sổ tu tri1432. Nơi nào chỉ có một viên lưu quan1433 và có thổ quan thì sai viên lưu quan đi, lấy viên quan khác đến thay. Những viên lưu quan đều bị xét hỏi, xong việc thì được trở về chức cũ, chỉ có bọn thổ quan, thổ lại thì thả về ngay.
1432 Sổ tu tri: tức là sổ hộ tịch, ruộng đất, lương bổng của các nơi ở Giao Chỉ.
1433 Lưu quan: chỉ quan lại Trung Quốc do nhà Minh cử sang.
Mùa đông, tháng 11, ngày 21, hoàng tử Nguyên Long sinh.
Giáp Thìn, (1424), (Minh Vĩnh Lạc năm thứ 22). Mùa xuân, tháng giêng, nhà Minh ra lệnh khai thác mỏ bạc. Trước đó, chỉ khai thác mỏ vàng. Đến đây, ra lệnh khai thác mỏ bạc, nhưng chưa làm lại thôi.
Mùa thu, tháng 7, vua Minh thân hành đi đánh giặc Hồ1434, đem quân về đến sông Du Mộc1435 thì ốm nặng, để di mệnh truyền ngôi cho hoàng thái tử. Ngày Tân Mão, vua Minh băng, nhưng giữ kín, đưa về đến Yên Kinh mới phát tang, thọ sáu mươi lăm tuổi, táng ở Trường Lăng, miếu hiệu [11a] Thành Tổ, tên thụy là Văn Hoàng Đế.
1434 Giặc Hồ: chỉ người Thát Đát A Lỗ Thái.
1435 Sông Du Mộc: ở huyện Đa Luận, tỉnh Sát Cáp Nhĩ.
Mùa thu, tháng 8, ngày 15, thái tử nhà Minh Cao Xí lên ngôi, đổi niên hiệu là Hồng Hy, đại xá. Tờ chiếu viết:
"Trẫm nghĩ, trời sinh ra dân, liền lập ra vua chúa để yêu nuôi muôn triệu người cho đến cõi thái hòa, để thống trị Hoa Di, để cùng đạt tới phồn vinh thịnh vượng. Tiên hoàng ta vâng mệnh trời vỗ yên đất nước, trị hóa cao hơn cả trăm vua, văn đức vũ công, thanh giáo ban ra khắp bốn biển. Mới đây, vì biên cương báo động, cần phải xa giá thân chinh; đến khi quân về, đỗng đâu Đỉnh Hồ1436 xa khuất.
1436 Đỉnh Hồ: theo truyền thuyết Trung Quốc: Hoàng đế đúc vạc ở chân núi Kinh Sơn, vạc đúc xong, liền cưỡi rồng bay đi. Chỗ ấy gọi là Đỉnh Hồ. Sau dùng chữ Đỉnh Hồ để chỉ vua chết.
Ngài để lại di mệnh đem ngôi báu trao cho kẻ ít đức này. Đương lúc đau thương khôn xiết, đâu dám vội nguôi mà tuân theo lệnh. Nhưng các tôn thân, công hầu bá, phò mã, các quan văn võ, nhân dân, kỳ lão và các sứ thần triều cống của tứ di1437 đều cúi đầu dưới cửa khuyết, dâng biểu khuyên lên ngôi, cho là ngôi trời không thể bỏ trống lâu ngày, sinh dân không thể [11b] không có người đứng chủ, mà con trưởng đích nối giữ đại thống là đạo vĩnh hằng của nhà nước. Lời tâu bày đền hai ba lần, lòng thành khẩn xiết bao giải tỏa.
1437 Tứ di: chỉ các nước xung quanh Trung Quốc hồi ấy.
Cho nên, ta trên tuân lệnh theo di mệnh, dưới thể lòng mọi người, ngày 15 tháng 8 đã kính cáo trời đất, tông miếu, xã tắc, lên ngôi hoàng đế, để đón phúc lớn của tông miếu, để nhờ mưu xa của thánh thần. Nay nhân buổi mới lên ngôi, ban mệnh đổi mới, lấy sang năm làm năm Hồng Hy thứ nhất, còn các việc nên làm, nêu rõ như sau:
"Những việc như lấy vàng bạc, tìm hương liệu ở Giao Chỉ đều đình chỉ hết. Các quan viên trong ngoài sai đi trông coi, hạn trong mười ngày phải lên đường về kinh, không được kiếm cớ ở chậm lại mà ngược hại nhân dân. Ôi! vua tôi cùng một dạ, thương dân cốt ở khoan hồng, thưởng phạt có phép thường, trị nước trước phải minh tín. Những mong các hiền tài [12a] giúp việc văn võ, các quan chức giỏi giang trong ngoài hết lòng trung trinh, giúp chỗ thiếu sót để nối nghiệp lớn. Cho nền quốc gia hưng thịnh mãi mãi, để ban ân huệ tới khắp dân đen, để mở rộng phúc trị bình cho mọi nơi trong cõi".
Các nha môn lớn nhỏ ở nước ta sai quan đem lễ vật sang tế lễ vá chúc mừng.
Mùa thu, tháng 9, ngày 20, vua chỉ huy quân và voi đánh úp đồn Đa Căng1438, phá được đồn này. Tham chính nhà Minh là Lương Nhữ Hốt chỉ chạy thoát được thân mình, ta thu hết khí giới, đốt phá đồn giặc.
1438 Đồn Đa Căng: có lẽ là Bất Căng, thuộc xã Thọ Nguyên, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa ngày nay. Đồn này nằm trên hữu ngạn sông Chu.
Đô chỉ huy sứ nhà Minh Nguyễn Suất Anh1439 đem quân đến cứu viện, nhưng đồn đã mất. Anh chưng hửng, không chỗ bấu víu, vua lại đánh bại chúng. Anh chạy vào thành Tây Đô. Vợ con của Anh bị ta bắt được, vua đều tha cho về cả.
1439 Lam Sơn thực lục và Đại Việt thông sử chép là Nguyễn Hoa Anh.
Nhà Minh cho gọi Công bộ thượng thư nắm việc hai ty Bố chính và Án sát ở Giao Chỉ là Hoàng Phúc về nước. Tờ sắc viết:
"Khanh là bậc lão thành của nước, khó nhọc lâu ở ngoài, trẫm mong nhớ khôn khuây, muốn được trông thấy [12b] mặt ngay. Thấy sắc tới thì khanh đi trạm mau về kinh để thỏa lòng trẫm mong đợi. Còn vợ con thì sai phu trạm đưa về sau".
Nhà Minh lấy Binh bộ thượng thư Trần Hiệp sang trấn giữ, kiêm coi việc hai ty Bố chính, Án sát và giúp đỡ việc quân chính cho tổng nhung.
Hiệp người phủ Thường Châu, tỉnh Trực Lệ, trước kia làm Đại lý thiếu khanh. Năm Bính Tuất, Khai Đại năm thứ 4 đời Hồ(1406), vận chuyển lương thực đi theo quân Minh, đến năm Kỷ Sửu, Hưng Khánh năm thứ 3 (1409), Binh bộ thượng thư Lưu Tuấn bại trận bị chết ở bến Bô Cô, điều Hiệp làm Thị lang quản sự, khi bình được châu Hóa, được thăng làm Binh bộ thượng thư.
Hoàng Phúc được gọi về, có tâu xin bảo cử các thổ hào làm quan như phụ đạo Bình Nguyên là Hoàng Ngân Phong, con Tri phủ Đỗ Hy Vọng là Đỗ Cử, con Diêm vận đồng tri Thân Bí Quyết là Bá Tuân. Lại tâu rằng:
"Các thổ lại vẫn quyến luyến quê hương, nếu khoan dung cho chúng thì trái với [13a] phép tắc đã quy định, nếu gò bó chúng thì phần nhiều đều bỏ trốn, đến khi lùng bắt thì chúng quay lại giúp đỡ giặc cướp. Xin xuống chiếu cho Vân Nam để những tên suốt đời làm lại thì chuyển cho làm việc ở các nha môn".
Vua Minh nghe theo.
Vua chọn đinh tráng, sửa khí giới, rèn bộ ngũ, chứa sẳn lương khô, tiến thẳng vào Nghệ An.
Khi qua núi Bồ Lạp (có sách chép là xứ Bồ Cứ) thuộc châu Quỳ1440, thì gặp tên Chỉ huy đồng tri nhà Minh là Sư Hựu cùng viên thổ quan là Tri phủ châu Trà Lân Cầm Bành đem 5.000 quân đón ở phía trước, lại có các tướng Minh Trần Trí, Lý An, Phương Chính, Thái Phúc đem quân tiếp đến uy hiếp mặt sau.
1440 Bồ Lạp: là tên núi, cũng gọi là Bồ Cứ, Bồ Đắng, là một ngọn núi ở xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An. Nhân dân địa phương thường gọi là Bù Đờn và phía đông bắc có một bản nhỏ gọi là Bản Liệp. Vùng này nay thuộc xã Châu Nga, huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An.
Trời sắp tối, vua bèn phục sẵn binh tướng trong rừng. Bọn Phương Chính đến, vua tung quân ra đánh. Quân Minh tan vỡ lớn. Ta chém được Đô ty Trần Trung và hơn hai nghìn thủ cấp quân giặc, bắt được hơn một trăm cổ ngựa. Quân Minh tháo chạy.
Hôm sau, quân ta tiến đến trang Trịnh Sơn1441, châu Trà Lân1442, [13b] gặp Sư Hựu ở đó, lại cả phá chúng, chém được thiên hộ Trương Bản và hơn nghìn quân giặc. Hựu chỉ chạy thoát thân mình. Vua dẫn quân đến sách Mộc. Bọn Trần Trí đuổi theo đến núi Trạm Hoàng, nhưng vì đã nhiều phen bị thua đau, không dám tiến sâu, lui về giữ thành Nghệ An.
1441 Trang Trịnh Sơn: là Kẻ Trịnh, nay thuộc xã Thạch Ngàn, huyện Con Cuông, cách thành Trà Lân (hay Trà Long) hơn 10 km.
1442 Châu Trà Lân: hay Trà Long, là đất huyện Con Cuông, Tương Dương, tỉnh Nghệ An ngày nay, đời Trần là đất Mật Châu, đời Nguyễn gọi là phủ Tương Dương.
Mùa đông, tháng 11, vua sai người chiêu dụ Cầm Bành. Bành cự tuyệt không theo, mình hắn cùng với hơn ngàn quân lên dựng rào lũy trên đỉnh núi để đón quân cứu viện. Vua đem quân tới bao vây.
Tháng 12, Sơn Thọ nhà Minh sai Nguyễn Sĩ đưa trả Lê Trăn để cầu hòa.
Bọn Phương Chính, Sơn Thọ đến Nghệ An, muốn cứu Cầm Bành nhưng không dám tiến quân, bèn sai người đem thư xin vua giải vây cho Bành.
Bấy giờ, Cầm Bành cố thủ, vây đã hơn một tháng chưa lấy được, lại nghe tin quân cứu viện tới. Vua gọi các tướng lên bảo rằng:
"Cầm Bành đang nguy khốn, bọn Chính đáng lẽ phải cấp tốc cứu viện, nay lại dùng dằng, hẳn là có ý lo sợ. Chi bằng ta [14a] giả cách cho hòa để xem tình thế ra sao, tin đi tin lại mất hàng tuần hàng tháng, thì Cầm Bành lúc ấy chắc đã bị bắt rồi".
Vua bèn viết thư để trên bè cho thuận dòng trôi xuống. Trong thư vua nói thác là vẫn muốn theo lời thỉnh cầu của họ, trở về Thanh Hóa. Nhưng lại bị Cầm Bành chặn đường, nếu có lòng thương thì xin cho một người tạm đến hòa giải để thông đường về.
Bọn Chính nhận được thư, sai Trần Đức Nhị chạy đến bảo Cầm Bành hòa giải, Cầm Bành biết là viện binh không đến, mở cửa thành ra hàng, Châu Trà Lân đã dẹp yên. Vua ra lệnh cho quân rằng:
"Cầm Bành đã đầu hàng, chớ có mảy may xâm phạm, tha tội cho tất cả, không được giết một người nào". (Sau Cầm Bành mưu phản, vua giết chết).
Vua vỗ về an ủi các bộ lạc, khao thưởng các tù trưởng. Tuyển chọn đinh tráng bổ sung quân ngũ được năm nghìn người, thế quân càng mạnh. Quân tin nghe tin Cầm Bành đã hàng, liền quay lại đánh trại Trà Lân. Vua lại đánh phá được.
Vua muốm đánh thành Nghệ An, [14b] nhưng chưa biết tình thế ra sao. Gặp khi vua Minh mới lên ngôi, sai nội quan Sơn Thọ dùng lời lẽ quỷ quyệt để dụ dỗ vua. Vua biết dụng ý của chúng liền nói:
"Giặc sai ngươi đến lừa ta, ta nhân chỗ sơ hở của chúng mà lừa lại, chính là dịp này đây".
Rồi lại trao đổi đi lại với giặc, trinh sát tình hình của chúng để mưu đánh úp thành Nghệ An. Bọn Thọ biết là mưu kế của chúng không đánh lừa nổi, mới lại đoạn tuyệt không cho sứ đi lại nữa.
Bấy giờ vua chấn chỉnh binh tượng, tiến quân bao vây thành Nghệ An. Quân sắp đi, vừa lúc có tin báo quân Minh đã sắp đặt voi ngựa, thuyền bè, tiến quân cả hai đường thủy và bộ, định ngày mai sẽ tới. Vua chia hơn 1.000 quân, cho bọn Lê Liệt đi đường tắt đóng giữ huyện Đỗ Gia1443. Vua đích thân chỉ huy đại quân giữ chỗ hiểm yếu để chúng.
1443 Đỗ Gia: nay là đất huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Gần xã Linh Cảm của huyện này có làng Đỗ Xá, có lẽ là nơi đóng quân của Lê Liệt.
Được ba bốn hôm, quân Minh quả nhiên đến quán Lậu và cửa Khả Lưu1444, bày doanh trại ở hạ lưu. Vua ở thượng lưu, ban ngày dựng cờ đánh trống, ban đêm thì đốt lửa sáng trưng. Nhưng ngầm sai binh tượng [15a] vượt sông, phục sẵn ở chỗ hiểm yếu. Trời gần sáng, giặc liền đem quân đến đánh dinh vua. Vua giả vờ rút lui, dẫn giặc tới chỗ có quân mai phục. Giặc không để ý, đem quân tiến vào sâu, quân mai phục bốn mặt nổi dậy, xông ra đánh phá. Quân giặc bị chém đầu và chết đuối tới hàng vạn tên.
1444 Khả Lưu: là tên một cửa ải xưa, ở phía bắc sông Lam, thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Hôm sau, giặc liền dựa vào thế núi, đắp hào lũy để ở, không ra đánh nữa.
Bấy giờ lương thực của giặc có rất nhiều mà quân của vua thì không đủ lương ăn cho mười ngày. Vua nói với tướng sĩ:
"Giặc cậy có nhiều lương, cố thủ để làm kế lâu dài, ta lương ít không thể cầm cự dài ngày với giặc".
Rồi đốt cháy doanh trại, ngược dòng sông giả cách trốn đi, nhưng lại ngầm đi đường tắt trở về, đợi giặc đến thì đánh. QUân Minh cho là vua đã chạy, mừng lắm, bèn tiến quân vào đóng ở doanh trại cũ của vua, lên núi đắp lũy.
Ngày hôm sau, vua cho quân tinh nhuệ ra khiêu chiến. Giặc đem quân ra ngoài lũy để đánh. Vua phục sẵn ở Bồ Ải1445, giữa nơi hiểm yếu. Giặc lại không ngờ tới, đem hết [15b] quân ra đánh. Vua bèn tung phục binh xông vào trận giặc. Bọn Lê Sát, Lê Lễ, Lê Vấn, Lê Nhân Chú, Lê Ngân, Lê Chiến, Lê Tông Kiều, Lê Khôi, Lê Bôi, Lê Văn An tranh nhau nên trước phá quân giặc, chém đầu giặc không sao kể xiết. Thuyền giặc trôi ngổn ngang, xác chết đuối nghẹn tắc khúc sông, khí giới vứt đầy cả rừng núi. Ta bắt sống Đô ty Chu Kiệt, chém tướng tiền phong là Đô ty Hoành Thành, bắt sống hàng nghìn tên giặc. Trần Trí, Sơn Thọ thu nhặt tàn quân chạy về thành Nghệ An. Vua thừa thắng đuồi dài suốt ba ngày, đến tận dưới chân thành. Bọn Trí vào thành cố thủ.
1445 Bồ Ải: Là một địa điểm ở về phía trên ải Khả Lưu, cách Khả Lưu không xa. Hiện nay, ở xã Đức Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An có khe Ải đổ ra sông Lam và ngọn núi thấp ở đây cũng có người gọi là Bù Ải…Có lẽ đó là Bồ Ải xưa kia.
Nhà Minh sai Cẩm y vệ xá nhân sang bắt bọn Phương Chính và Sư Hựu về kinh, vì bị thua trận ở châu Trà Lân. Hựu đi đến giữa đường uống thuốc độc chết, Phương Chính vẫn được làm Đô đốc đồng tri, gia chức tham tướng.
Nhà Minh ra lệnh cho bọn Mã Kỳ lại [16a] sang lấy vàng bạc, châu báu và hương liệu.
Ất Tỵ, (1425), (Minh Nhân Tông Cao Xí Hồng Hy năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, vua đem quân đến hương Đa Lôi1446, huyện Thổ Du, trấn Nghệ An. Già trẻ tranh nhau đem trầu rượu đến đón và khao quân. Mọi người đều nói: "Không ngờ ngày nay lại được trông thấy uy nghi của nước cũ".
1446 Hương Đa Lôi: nay là Nam Kim, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Tri phủ châu Ngọc Ma là Cầm Quý đem hơn 8.000 quân và hơn mười con voi đến theo giúp. Vua ra lệnh cho các tướng rằng:
"Dân chúng khổ về chính sách bạo ngược của giặc đã lâu rồi. Những châu huyện nào chúng ta đi tới, không được mảy may xâm phạm của dân. Nếu không phải là trâu bò, thóc lúa của bọn ngụy quan, thì dẫu đói khát khốn khó đến đâu cũng không được lấy bậy".
Mọi người đều tuân lệnh.
Bấy giờ, quân lính đã ba ngày chưa được ăn mà vẫn không có ai vi phạm lệnh đó. Dân thấy pháp lệnh đã được ban ra và thi hành nghiêm ngặt như vậy, liền đem hết trâu bò, thóc lúa của giặc Minh cấp cho quân lính. Bấy giờ, vua chia quân đi lấy lại đất đai các nơi. Dến châu huyện nào, người ta đều nghe tiếng mà quy phục, cùng [16b] nhau hợp sức vây đánh thành Nghệ An. Giặc cố thủ không dám ra nữa. Thế là đất Nghệ An đều về ta cả.
Vua huấn luyện tướng sĩ, sửa chữa chữa vũ khí, chưa đầy mười ngày, chiến cụ đã đầy đủ cả. Bèn duyệt võ nghệ, dạy cho binh sĩ phép ngồi, đứng, đánh, đâm, chỉ bảo các thế kỳ, chính, phân, hợp, cho họ biết hiệu chiêng, hiệu trống, hiệu cờ. Kỷ luật quân đội đã nghiêm chỉnh, tinh thần binh sĩ càng tăng thêm. Thưởng phạt thi hành, nên quân lính gan dạ quyết chiến. Nhân dân trong vùng đều dắt díu nhau tới, đông vui như đi chợ. Vua vỗ về phủ dụ, mọi người đều hân hoan vui vẻ.
Mùa hạ, tháng 4, Tham tướng nhà Minh là An Bình bá Lý An đem thủy quân từ thành Đông Quan đến cứu. Vua đoán là Trần Trí bị cùng quẫn lâu ngày, thấy quân cứu viện đến, tất mở cửa thành ra đánh, bèn dời quân tới đóng ở huyện Đỗ Gia, đào cửa sông, phục quân trên bờ sông đợi quân giặc đến [17a] để đánh.
Ngày 17, bọn Trí đem hết quân ra đánh trại Lê Thiệt. Đợi quân của Trí sang một nửa, quân mai phục liền nổi dậy đánh tan, chém hơn ngàn thủ cấp giặc, bọn chết đuối cũng rất nhiều. Từ đó, giặc càng sợ hãi, đắp thên hào lũy gắng sức cố thủ.
Tháng 5, vua sai Tư không Lê Lễ (Lễ là cháu gọi vua bằng cậu, vốn họ Đinh, được ban họ Lê) đi tuần ở Diễn Châu1447. Lễ đặt phục binh trước. Quân Minh không biết. Gặp khi Đô ty Trương Hùng của nhà Minh đem hơn 300 chiếc thuyền chở lương từ Đông Quan đến. Trong thành mừng lắm, tranh nhau mở cửa thành ra đón. Quân phục thình lình nổi dậy, chém viên Thiên hộ họ Tưởng và hơn 300 quân giặc. Hùng tháo chạy, Lễ cướp lấy thuyền lương rồi đuổi theo, vừa đi vừa đánh, đến tận thành Tây Đô.
1447 Thành Diễn Châu: còn có tên là thành Trài, nay còn dấu vết ở xã Diễn Hồng, Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách quốc lộ số 1 gần 400 mét về phía đông và cách Cửa Vạn 2 km.
Bấy giờ, giặc đều đến cứu thành Nghệ An, vua đoán lá các thành Tây Đô đều đã suy yếu, liền chọn 200 quân tinh nhuệ, [17b] hai thớt voi, sai bọn Lê Lễ, Lê Sát, Lê Nhân Chú và Lê Triện, Lê Bị đi gấp theo đường đất đánh úp thành Tây Đô1448, chém được hơn 500 thủ cấp giặc, bắt sống được rất nhiều. Quân Minh đóng cửa thành cố thủ. Dân cư ngoài thành, bọn Lê Triện đều phủ dụ được cả. Bấy giờ người Thanh Hóa tranh nhau đến cửa quân xin liều chết đánh giặc. Bèn bao vây thành đó.
1448 Thành Tây Đô: nay ở vào khoảng giữa hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Bình luận facebook