Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Đại Việt Sử Ký Toàn Thư - Quyển 15 - Phần 3
Vua Minh băng, thọ bốn mươi tám tuổi, miếu hiệu là Nhân Tông. Thái tử Minh là Chiêm Cơ lên ngôi, đổi niên hiệu là Tuyên Đức, tức là Tuyên Tông. Các quan phương diện và phủ, huyện, châu về chầu mừng.
Mùa thu, tháng 7, vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng:
"Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi".
Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ [18a] báo cho bọn Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và một thớt voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa và chiêu dụ nhân dân.
Đến sông Bố Chính1449 thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào. Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy. Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều.
1449 Sông Bố Chánh: tức là sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.
Bấy giờ, quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chỗ đó. Đến khi được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình1450, Thuận Hóa1451. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận. Quân Minh vào thành cố thủ. Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả. Các tướng say tôn [18b] vua là "Đại thiên hành hóa"1452. Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.
1450 Tân Bình: tên phủ thời thuộc Minh, gồm dất các huyện Quảnh Trạch, Bố Trạch, Lệ Ninh, Tuyên Hóa, Bến Hải, tỉnh Quảng Bình ngày nay.
1451 Thuận Hóa: tên phủ thời thuộc Minh gồm đất các huyện Triệu Hải, Hương Điền, Hương Phú, Hương Hóa, Phú Lộc, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay.
1452 Đại thiên hành hóa: nghĩa là thay trời tiến hành việc giao hóa.
Bính Ngọ, (1426), (Minh Tuyên Tông Chiên Cơ, Tuyên Đức năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.
Mùa hạ, tháng 5, vua Minh xuống chiếu rằng:
"Đạo lý thống trị cốt ở yên dân, lòng nhân xót thương, cũng nên tha tội. Giao Chỉ từ khi sáp nhập vào bản đồ dến nay đã hai mươi năm, nhiều lần gây chuyện phản nghịch, phải huy động tới quân của nhà vua. Nhưng ghét chết, thích sống, lòng người không ai khác ai, lội nước vào lửa, bản tâm có ai muốn thế. Xét kỹ duyên do, đều bởi người có chức trách đã không biết cách vỗ về, lại còn cướp bóc không hề biết chán. Tình cảnh kẻ dưới không thấu lên trên, ơn trạch người trên không thấm xuống dưới. Đến nỗi dân chúng khốn khổ, nảy lòng nghi ngờ, trốn vào núi rừng, họp nhau làm loạn. Xét thực tình đều là do bất đắc [19a] dĩ, nên xử tội cũng đáng được xót thương. Vậy ban ơn mưa móc, cho đều được thấm nhuần. Những quan lại và quân dân Giao Chỉ mắc tội phản nghịch và các tội khác, đã bị phát giác hay chưa bị phát giác, đã được xét xử hay chưa được xét xử, kể từ ngày chiếu thư này ban ra, không kể là tội lớn hay tội nhỏ, đều tha cho cả. Quân và dân đất Giao Chỉ, nhoài việc nộp tiền thuế và lương thực ra, các khoản trưng thu khác, cùng những việc đổi lấy vàng bạc, tiền đồng, muối, sắt, hương liệu, thuế cá… đều lập tức đình chỉ cả, cho phép được trao đổi ở trong hạt với nhau, quan phủ kkông được cấm, làm như vậy để tỏ lòng thương dân của trẫm".
Mùa hạ, tháng 6, có người đàn bà nghèo hèn ở trang Phao, huyện Đáy Giang mắc bệnh hủi, bị chồng ruồng bỏ. Bỗng một hôm mụ gặp một cụ già trên đường trao cho một hòn đá nhỏ như quả trứng gà, bão mài nước bôi vào chỗ loét thì khỏi ngay. Mụ làm theo như vậy, quả nhiên hỏi bệnh. Xa gần nghe tin, nhiều người đem tiền lụa đến xin chữa cho [19b]. Mụ ứng tiếp không xuể, chỉ lấy hòn đá mài nước mà cho, gọi là nước bồ tát. Người ta nối nhau trên đường, hỏi xin đã xin được nước đó chưa. Việc bị phát giác, cả người và đá đều bị bắt đưa về giữ lại ở Tam ty. Không bao lâu, quan quân tới, người đàn bà ấy mới được đưa về. Kẻ thức giả cho rằng đó là điềm Lê Thái Tổ lấy được nước.
Mùa thu, tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu, bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái gám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân một thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan1453, Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng1454, Quy Hóa1455, Đà Giang, Tam Đới1456, Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của giặc từ Vân Nam sang; bọn thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển [20a] đem 2.000 quân và một thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu1457, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; bọn Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau đaể phô trương thanh thế. Quân ta đi đến đâu, không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa không thay đổi hàng quán. Vì thế, các lộ ở Đông Đô và các xứ phiên trấn, chỗ nào cũng vui mừng, tranh nhau mang trâu dê cơm rượu đến khao quân lính và đều hưởng ứng vây đánh các thành giặc. Quân Minh chỉ còn ngồi giữ để đợi viện binh mà thôi.
1453 Thiên Quan: vùng đất huyện Nho Quan cũ, nay thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình.
1454 Gia Hưng: gồm các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên tỉnh Sơn La, các huyện Thanh Sơn, Tam Thanh tỉnh Phú Thọ và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ngày nay.
1455 Quy Hóa: thuộc Yên Bái, Lào Cai ngày nay.
1456 Tam Đới: thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.
1457 Nguyên văn là Khoái Giang, sửa lại theo Đại Việt thông sử và Cương mục.
Ngày 12, bọn Triện đem 3.000 quân tiến sát đến thành Đông Quan.
Quân Minh thấy Triện mang quân trơ trọi từ xa tới, dốc hết quân ra đánh. Đến các xứ Ninh Kiều1458 thuộc Ứng Thiên (nay là Chương Đức) thì bọn Lê Triện, Lê Khà, Lê Bí dốc sức quyết chiến, phá tan quân giặc, chém được hơn 2.000 thủ cấp, rồi tiến quân đóng ở phía tây sông Ninh Giang1459.
1458 Ninh Kiều: là vùng Ninh Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay. Đây là một vị trí trọng yếu và hiểm trở nằm trên đường thượng đạo từ Đông Quan vào Thiên Quan và Thanh Hóa.
1459 Ninh Giang: là đoạn sông Đáy chảy qua vùng Hà Tây, Nam Hà rồi theo sông Mỹ Đô chảy vào sông Hồng (đoạn Hoàng Giang).
Tham tướng nhà Minh là Trần Trí cho là thành Đông Quan trơ trọi nguy hiểm [20b] mới đắp thêm lũy, đào thêm hào, làm kế cố thủ, lại gởi thư cho bọn Lý An, Phương Chính bảo bỏ thành Nghệ An về cứu đất căn bản1460.
1460 Chỉ Đông Đô.
Tháng 9, ngày 17, bọn Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An, vượt biể chạy về ĐôngQuan, chỉ để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An. Vua tiến đánh phía ngoài thành, phá được.
Vua liệu tính thế giặc ngày một suy, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay sợ lỡ mất cơ hội, liền để bọn Lê Ngân, Lê Văn An, Lê Bôi, Lê Điền, Lê Lĩnh, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng ở lại đóng dinh vây thành Nghệ An. Vua đích thân chỉ huy đại quân, ngày đêm đi theo đường thủy, đường bộ tiến gấp đuổi theo bọn An, Chính.
Khi đến thanh Tây Đô, vua đóng dinh ở Lỗi Giang, úy lạo tướng sĩ, ban thưởng bô lão trong làng và họ hàng cùng những người quen biết cũ theo thứ bậc khác nhau. Bấy giờ nhân dân các huyện nghe tin vua [21a] đến Thanh Hóa, đều hăng hái đến trước cửa quân, tình nguyện rong ruổi theo hầu để lập chút công lao.
Ngày 20, viên Đô ty Vương An Lão ở Vân NAm của nhà Minh đem hơn một vạn viện binh đến cầu Xa Lộc1461, lộ Tam Giang. Bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả đón đánh phá tan giặc, chém hơn 1.000 thủ cấp, giặc chết đuối rất nhiều. Quân giăc còn sót lại chạy vào thành Tam Giang.
1461 Cầu Xa Lộc: tục gọi là cầu Ròng Rọc ở gần làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
Hôm ấy, Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Nhân Mục1462, chém hơn một nghìn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng1463.
1462 Cầu Nhân Mục: tức là Cống Mọc ở xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm Hà Nội, cầu bắc qua sông Tô Lịch, trên đường từ Đông Quan đến Ninh Kiều.
1463 Minh sử chép là Viên Lượng.
Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai bọn Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông và Tham tướng Mã Anh đem năm vạn quân, năm nghìn ngựa chia đường sang cứu viện các thành Đồng Đô. Một vạn quân Vân Nam tiến trước, thẳng đến Tam Giang1464, thuận dòng mà xuống. Bọn Lê Khả nghe tin giặc [21b] đến, từ Ninh Kiều hành quân cấp tốc, gặp giặc ở cầu Xa Lộc, đón đánh bại quân giặc.
1464 Thành Tam Giang: là trị sở của phủ Tam Giang, nằm ở phía bắc ngã ba Hạc, có thể là thành cổ Dục Mỹ, ở gần cầu Xa Lộc.
Ngày mồng 6, bọn Vương Thông nhà Minh đem các quân mới cũ gồm hơn 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta.
Vương Thông từ Khâu Ôn tới, qua cầu Tây Dương1465, đóng quân ở bến Cổ Sở1466, làm cầu phao cho quân qua sông. Phương Chính tiến từ cầu Yên Quyết1467, đóng quân ở cầu Sa Đôi1468. Sơn Thọ và Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục, đóng quân ở cầu Thanh Oai1469. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, giáo mác rực trời, tự cho là đánh một trận là bắt hết được quân ta.
1465 Cầu Tây Dương: tức cầu Giấy, bắc qua sông Tô Lịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay.
1466 Bến Cổ Sở: tức bến Giá ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay.
1467 Cầu Yên Quyết: tức là cống Cót ở Hạ Yên Quyết, gần Láng, Hà Nội ngày nay.
1468 Cầu Sa Đôi: cầu bắc ngang sông Nhuệ còn gọi là cầu Đôi ở phía tây xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
1469 Cầu Thanh Oai: bắc qua sông Đỗ Động ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.
Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tượng ở đồng Cổ Lãm1470, cho du binh nhử đánh vào doanh quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, khi qua bờ cầu Tam La1471, chỗ ấy ruộng nước, bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc bị sa lầy. Ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi tận đến cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài [22a] mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên. Bọn Triện định đánh chặn hậu doanh của Phương Chính, nhưng Chính đã rút đi rồi. Trời tối, bèn thu quân về.
1470 Cổ Lãm: tức tổng Thắng Lãm, tên nôm là Sốm, nay gồm các xã Phú Lâm, Phú Cường, Văn Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
1471 Cầu Tam La:tức Ba La, còn gọi là Ba La Bông Đỏ, sát thị xã Hà Đông, trên đường đi Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Ngày mồng 7, bọn Lê Triện đánh Vương Thông ở các trại ngoài Cổ Sở.
Bấy giờ, giặc đã phục binh sẵn, đan tra làm lá chắn, bên trong gài chông sắt, giả cách vứt lá chắn bỏ chạy. Voi của ta giẫm lên, trúng phải chông sắt, quân ta thất lợi, phải tạm lui. Bọn Triện tự liệu không thể chặn được mới phá hủy doanh trại cũ, thu quân giữ nơi hiểm yếu, cáo cấp trước với bọn Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Xí.
Lúc ấy, bọn Lễ đã bí mật mai phục tinh binh ở Thanh Đàm1472 để đợi giặc, được tin báo của Triện, bèn đang đêm đem hơn ba nghìn quân tinh nhuệ và 2 thớt voi đến dứu, hội quân ở Cao Bộ1473, chia quân phục sẵn ở các chỗ hiểm yếu. Nhân bắt được gián điệp của giặc, tra hỏi biết được giặc định đặt súng phía sau quân ta.
1472 Thanh Đàm: tức là Thanh Trì, trị sở huyện này xưa ở phía đông nam Văn Điển, Hà Nội ngày nay.
1473 Cao Bộ: tên nôm là làng Bụa, thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.
[22b] Lễ và triện dùng luôn kế của giặc để đánh giặc, hạ lệnh cho các quân nghe tiếng súng nổ vẫn nằm im không được nhúc nhích. Giặc cho là không có quân, đi theo đường tắt tới, nổ súng rối đem toàn bộ quân tiến sâu vào.
Đến cách sông Yên Duyệt1474 vài dặm thì phục binh ta ba mặt đều xông lên, hăng hái đánh vào các xứ Tốt Động1475, Chúc Động1476, phá tan quân giặc1477, chém được thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng và năm vạn quân giặc. Giặc chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn. Bắt sống hơn một vạn tên giặc, thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết. Phương Chính theo đường bến Cổ Sở trốn về. Bọn Vương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan.
1474 Sông Yên Duyệt: ở làng Yên Duyệt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.
1475 Tốt Động: tên nôm gọi là làng Rér. Đây là vùng đất thấp, lầy lội. Cánh đồng Tốt Động là đồng chiêm trũng, rất lầy lội.
1476 Chúc Động: cách Tốt Động 6 km về phía đông bắc và ở ngay phía tây Ninh Kiều. Cả hai con đường từ Ninh Kiều đến Cao Bộ đều phải đi qua vùng Chúc Động. Chúc Động nay là Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
1477 Đoạn này Toàn thư viết rất khó hiểu. Xin ghi lại đoạn nói về trận đánh này của Cương mụd để tiện tham khảo: "Bắt được gián điệp của địch, ta biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ, đều đỗ xô đi chiếm lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp sức lại, hăng hái chiến đấu, cả phá dược quân giặc ". (CMCB 13, 28 - 29).
Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quan [23a] và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục ngày đêm đi gấp.
Ngày 11, tới sông Lũng Giang1478 đóng dinh, các tướng tới đón mừng.
1478 Lũng Giang: tức là sông Đáy, còn gọi là sông Đại Lũng.
Tri châu phủ Chính Bình là Hà Trung bị vua bắt, giết chết.
Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh1479 để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc1480 của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa.
1479 Chuông Quy Điền: tương truyền được đúc từ đời nhà Lý, chuông để ở chùa Một Cột. Vạc Phổ Minh: là chiếc vạc lớn ở chùa Phổ Minh gần thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Chùa này làm vào năm Thiệu Long năm thứ 5 (1262).
1480 Lịch chính sóc: chính sóc là ngày mồng một tháng giêng Âm lịch. Ở đây chỉ lịch tính theo tuần trăng của nhà Minh.
Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt1481.
1481 Tây Phù Liệt: thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
Ngày 23, vua sai bọn Trần Hãn, Lê Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận [23b] dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô1482, bọn Lê Lễ đem hơn một vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương. Vua đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan.
1482 Sông Lô: bây giờ là sông Hồng. Đông Bộ Đầu: nay ở khoảng dốc Hàng Than, phía trên cầu Long Biên, Hà Nội.
Đến đêm, hồi canh ba, quân bốn mặt đánh ập vào, phóng lửa đốt các nhà ở ngoài thành, khói lửa mù mịt đầy trời. Các doanh quân đóng ngoài thành của Phương Chính tranh nhau chạy vào cửa thành xác chết gối lên nhau. Ta bắt hết những người trong nước buộc phải theo giặc và hơn trăm chiến thuyền cùng rất nhiều khí giới, nghi trượng. Giặc biết là quân dân các vùng gần đó đều theo về ta cả, thế là mỗi ngày một cùng quẫn, lại đắp thêm tường lũy, liều chết cố thủ, để đợi viện binh.
Vua dời ra đóng dinh ở Đông Phù Liệt1483.
1483 Đông Phù Liệt: tên xã, cũng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
Khi vua mới tới thành Đông Đô, những hào kiệt ở kinh lộ và nhân dân các phủ huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập kéo đến cửa quân, xin hết sức liều chết đánh thành giặc ở các xứ. Vua biểu dương [24a] lòng thành của họ, phủ dụ, úy lạo, báo cho họ biết lẽ bỏ nghịch theo thuận. Từ kẻ sĩ tới dân chúng, hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ khiêm tốn, dùng nghi lễ trang trọng để tiếp đãi, rồi tùy theo tài năng hơn hay kém của từng người để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thưởng để khích lệ khiến người người đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe, nên ai ai cũng giữ gìn. Vì vậy, mọi người đều cảm kích mong được dốc trọn sức mình, quân đi đến đâu là thành công đến đấy.
Vua chia các lộ trấn ở Đông Đô thành bốn đạo1484. Đặt quan lại văn võ trong ngoài và tuần kiểm ở các cứ cửa biển để khám xét những người qua lại và bắt bọn ngụy quan, bọn phản bội, bọn ngang ngạnh không chịu cải hóa, bọn ăn ở hai lòng, bọn mang thư chạy về phương Bắc.
1484 Bốn đạo: 1 - Tây Đạo gồm các trấn Tam Giang, Hưng Hóa, Tuyên Quang và Gia Hưng; 2 - Đông Đạo gồm các lộ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách Thượng, Nam Sách Hạ và trấn An Bang; 3 - Bắc Đạo gồm các lộ trấn Bắc Giang, Thái Nguyên; 4 - Nam Đạo gồm các lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương và Thiên Trường.
Lại dụ những người có tài văn chương mà chưa được nhận chức, nếu ai viết thư dụ được người thành Đông Quan, khiến họ mở cửa thành ra hàng và giảng hòa về nước, [24b] thì sẽ được thăng chức vượt cấp.
Lại ra lệnh tịch thu vợ con, nô tỳ sản nghiệp của bọn ngụy quan nộp lên, còn thóc lúa của chúng thì vẫn để ở bản xứ để đợi cung cấp cho quân đội.
Mùa đông, tháng 11, vua tìm được Trần Cảo lập làm vua.
Trước đó, có người tên là Hồ Ông, là con một người ăn xin, trốn theo Cầm Quý, giả xưng con cháu họ Trần.
Bấy giờ người trong nước khổ về chính lệnh hà khắc của giặc, mong có người làm chủ, mà vua thì gấp việc diệt giặc cứu dân, nên sai người đón lập Cảo cho xong việd việc quyền nghi nhất thời, mà cũng muốn mượn cớ để trả lời nhà Minh để họ tin.
Đặt niên hiệu là Thiên Khánh, sai Tả bộc xạ Lê Quốc Hưng dạy cho, nhưng thực ra là để coi giữ. Cảo trước đóng dinh ở núi Không Lộ1485, sau dời về Vũ Ninh1486.
1485 Núi Không Lộ: ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Trên núi có chùa Lạc Lâm, xưa là nơi hóa thân của nhà sư Không Lộ.
1486 Vũ Ninh: sau là huyện Võ Giảng, nay thuộc đất Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 12, cấm chặt phá hoa quả, cây cối và cướp bóc của dân.
[25a] Vua thân đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh Đông Đô.
Bọn Vương Thông, Sơn Thọ nhà Minh hễ đánh là thua, chán nản lo sợ, mưu kế đã cùng, viện binh không có, tình thế ngày một khốn quẫn, bèn sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước. Vua nói:
"Câu đó đúng hợp ý ta. Vả lại, binh pháp không đánh mà khuất phục được quân của người là kế hay hơn cả."
Bèn bằng lòng cho giảng hòa, hẹn ngày kíp gọi quân sĩ ở các thành cùng một lúc về tập hợp ở thành Đông Quan để cho về nước cả. Sai cận thần trao đổi với quân Minh, cho phép họ được đi lại, mua bán không khác gì dân thường.
Bấy giờ, bọn ngụy Đô ty Trần Phong1487, Tham chính Lương Nhữ Hốt1488 Đô chỉ huy Trần An Vinh, đã bán nước làm quan to cho giăc, sợ sau khi giặc rút về, chúng sẽ hết đường sống sót, bèn ngấm ngầm làm kế phản gián, bảo (người Minh) rằng:
"Trước kia Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, đem quân về hàng. Hưng Đạo [25b] Đại Vương cho hàng, nhưng dùng mưu lấy thuyền lớn cho đưa họ về nước, rối cho người giỏi bơi lặn sung làm phu thuyền. Ra đến ngoài biển, lừa lúc ban đêm mọi người ngủ say, bọn phu thuyền lặn xuống nước, dùi đủng đáy thuyền, những người đầu hàng đều bị chết đuối hết, không một ai sống sót trở về được".
1487 Trần Phong: người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, theo giặc Minh làm đến Đô ty.
1488 Lương Nhữ Hốt: theo giặc Minh làm đến Tham chính. Bọn Trần Phong, Nhữ Hốt sau được Lê Lợi tha chết, nhưng rồi lại mưu phản, cuối cùng đều bị giết.
Mùa thu, tháng 7, vua dự đoán thành giặc ở các xứ Thuận Hóa, Tân Bình đã từ lâu không thông tin tức với Nghệ An và Đông Đô, bảo các tướng:
"Người làm tướng giỏi ngày xưa bỏ chỗ rắn đánh chỗ mền, tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu, như thế chỉ dùng một nữa sức mà nên công gấp đôi".
Bèn sai Tư đồ Trần Hãn và Thượng tướng Lê Nỗ [18a] báo cho bọn Lê Đa Bồ đem hơn 1000 quân và một thớt voi ra đánh các thành Tân Bình, Thuận Hóa và chiêu dụ nhân dân.
Đến sông Bố Chính1449 thì gặp giặc Minh, bọn Hãn đưa quân vào chỗ hiểm yếu, bí mật mai phục ở Hà Khương để nhử giặc. Tướng Minh là Nhậm Năng đem hết quân tiến vào. Bọn Hãn hợp binh tượng còn lại để đánh rồi giả cách thua chạy. Năng đuổi theo, quân mai phục đánh kẹp hai bên, giặc Minh tan vỡ, bị chém đầu và chết đuối rất nhiều.
1449 Sông Bố Chánh: tức là sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.
Bấy giờ, quân của Hãn và Nỗ có ít mà quân giặc còn rất đông, đã sai người báo gấp và xin thêm quân từ trước. Vua sai tiếp bọn Lê Ngân, Lê Bôi, Lê Văn An đem 70 chiếc thuyền chiến vượt biển đến thẳng chỗ đó. Đến khi được tin thắng trân của Nỗ, liền thừa thắng đánh vào các xứ ở Tân Bình1450, Thuận Hóa1451. Quân và dân các nơi bị giặc chiếm đều quy thuận. Quân Minh vào thành cố thủ. Thế là Thuận Hóa, Tân Bình đều thuộc về ta cả. Các tướng say tôn [18b] vua là "Đại thiên hành hóa"1452. Từ đó, các mệnh lệnh, dụ văn, phần nhiều lấy bốn chữ ấy để xưng.
1450 Tân Bình: tên phủ thời thuộc Minh, gồm dất các huyện Quảnh Trạch, Bố Trạch, Lệ Ninh, Tuyên Hóa, Bến Hải, tỉnh Quảng Bình ngày nay.
1451 Thuận Hóa: tên phủ thời thuộc Minh gồm đất các huyện Triệu Hải, Hương Điền, Hương Phú, Hương Hóa, Phú Lộc, tỉnh Quảng Trị và tỉnh Thừa Thiên - Huế ngày nay.
1452 Đại thiên hành hóa: nghĩa là thay trời tiến hành việc giao hóa.
Bính Ngọ, (1426), (Minh Tuyên Tông Chiên Cơ, Tuyên Đức năm thứ 1). Mùa xuân, tháng giêng, Lễ bộ nhà Minh hạ lệnh mở khoa thi hương để chọn học trò. Tổng binh và hai ty Bố chính và Án sát xin tạm ngừng. Lại xin miễn lễ chầu hầu sang năm vì địa phương chưa yên.
Mùa hạ, tháng 5, vua Minh xuống chiếu rằng:
"Đạo lý thống trị cốt ở yên dân, lòng nhân xót thương, cũng nên tha tội. Giao Chỉ từ khi sáp nhập vào bản đồ dến nay đã hai mươi năm, nhiều lần gây chuyện phản nghịch, phải huy động tới quân của nhà vua. Nhưng ghét chết, thích sống, lòng người không ai khác ai, lội nước vào lửa, bản tâm có ai muốn thế. Xét kỹ duyên do, đều bởi người có chức trách đã không biết cách vỗ về, lại còn cướp bóc không hề biết chán. Tình cảnh kẻ dưới không thấu lên trên, ơn trạch người trên không thấm xuống dưới. Đến nỗi dân chúng khốn khổ, nảy lòng nghi ngờ, trốn vào núi rừng, họp nhau làm loạn. Xét thực tình đều là do bất đắc [19a] dĩ, nên xử tội cũng đáng được xót thương. Vậy ban ơn mưa móc, cho đều được thấm nhuần. Những quan lại và quân dân Giao Chỉ mắc tội phản nghịch và các tội khác, đã bị phát giác hay chưa bị phát giác, đã được xét xử hay chưa được xét xử, kể từ ngày chiếu thư này ban ra, không kể là tội lớn hay tội nhỏ, đều tha cho cả. Quân và dân đất Giao Chỉ, nhoài việc nộp tiền thuế và lương thực ra, các khoản trưng thu khác, cùng những việc đổi lấy vàng bạc, tiền đồng, muối, sắt, hương liệu, thuế cá… đều lập tức đình chỉ cả, cho phép được trao đổi ở trong hạt với nhau, quan phủ kkông được cấm, làm như vậy để tỏ lòng thương dân của trẫm".
Mùa hạ, tháng 6, có người đàn bà nghèo hèn ở trang Phao, huyện Đáy Giang mắc bệnh hủi, bị chồng ruồng bỏ. Bỗng một hôm mụ gặp một cụ già trên đường trao cho một hòn đá nhỏ như quả trứng gà, bão mài nước bôi vào chỗ loét thì khỏi ngay. Mụ làm theo như vậy, quả nhiên hỏi bệnh. Xa gần nghe tin, nhiều người đem tiền lụa đến xin chữa cho [19b]. Mụ ứng tiếp không xuể, chỉ lấy hòn đá mài nước mà cho, gọi là nước bồ tát. Người ta nối nhau trên đường, hỏi xin đã xin được nước đó chưa. Việc bị phát giác, cả người và đá đều bị bắt đưa về giữ lại ở Tam ty. Không bao lâu, quan quân tới, người đàn bà ấy mới được đưa về. Kẻ thức giả cho rằng đó là điềm Lê Thái Tổ lấy được nước.
Mùa thu, tháng 8, vua cho là quân tinh nhuệ của giặc đều ở Nghệ An cả, các xứ Đông Đô của chúng nhất định suy yếu, bèn tăng thêm binh tượng, sai bọn Khu mật đại sứ Phạm Văn Xảo, Thái úy Lê Triện, Thái gám Lê Khả, Á hầu Lê Như Huân, Lê Bí đem hơn 3.000 quân một thớt voi đi tuần các xứ Thiên Quan1453, Quảng Oai, Quốc Oai, Gia Hưng1454, Quy Hóa1455, Đà Giang, Tam Đới1456, Tuyên Quang để cắt đứt đường viện binh của giặc từ Vân Nam sang; bọn thái úy Lê Bị, Thái giám Lê Khuyển [20a] đem 2.000 quân và một thớt voi đánh ra các xứ Khoái Châu1457, Bắc Giang, Lạng Giang để chặn viện binh từ Lưỡng Quảng tới; bọn Tư không Lê Lễ và Lê Xí thì đem tinh binh tiến sau đaể phô trương thanh thế. Quân ta đi đến đâu, không mảy may xâm phạm của dân, chợ búa không thay đổi hàng quán. Vì thế, các lộ ở Đông Đô và các xứ phiên trấn, chỗ nào cũng vui mừng, tranh nhau mang trâu dê cơm rượu đến khao quân lính và đều hưởng ứng vây đánh các thành giặc. Quân Minh chỉ còn ngồi giữ để đợi viện binh mà thôi.
1453 Thiên Quan: vùng đất huyện Nho Quan cũ, nay thuộc huyện Hoàng Long, tỉnh Ninh Bình.
1454 Gia Hưng: gồm các huyện Thuận Châu, Mộc Châu, Yên Châu, Mai Sơn, Phù Yên tỉnh Sơn La, các huyện Thanh Sơn, Tam Thanh tỉnh Phú Thọ và huyện Mai Châu tỉnh Hòa Bình ngày nay.
1455 Quy Hóa: thuộc Yên Bái, Lào Cai ngày nay.
1456 Tam Đới: thuộc tỉnh Vĩnh Phú ngày nay.
1457 Nguyên văn là Khoái Giang, sửa lại theo Đại Việt thông sử và Cương mục.
Ngày 12, bọn Triện đem 3.000 quân tiến sát đến thành Đông Quan.
Quân Minh thấy Triện mang quân trơ trọi từ xa tới, dốc hết quân ra đánh. Đến các xứ Ninh Kiều1458 thuộc Ứng Thiên (nay là Chương Đức) thì bọn Lê Triện, Lê Khà, Lê Bí dốc sức quyết chiến, phá tan quân giặc, chém được hơn 2.000 thủ cấp, rồi tiến quân đóng ở phía tây sông Ninh Giang1459.
1458 Ninh Kiều: là vùng Ninh Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay. Đây là một vị trí trọng yếu và hiểm trở nằm trên đường thượng đạo từ Đông Quan vào Thiên Quan và Thanh Hóa.
1459 Ninh Giang: là đoạn sông Đáy chảy qua vùng Hà Tây, Nam Hà rồi theo sông Mỹ Đô chảy vào sông Hồng (đoạn Hoàng Giang).
Tham tướng nhà Minh là Trần Trí cho là thành Đông Quan trơ trọi nguy hiểm [20b] mới đắp thêm lũy, đào thêm hào, làm kế cố thủ, lại gởi thư cho bọn Lý An, Phương Chính bảo bỏ thành Nghệ An về cứu đất căn bản1460.
1460 Chỉ Đông Đô.
Tháng 9, ngày 17, bọn Lý An, Phương Chính bỏ thành Nghệ An, vượt biể chạy về ĐôngQuan, chỉ để Thái Phúc ở lại giữ thành Nghệ An. Vua tiến đánh phía ngoài thành, phá được.
Vua liệu tính thế giặc ngày một suy, quân ta ngày một mạnh, thời cơ đã đến mà không hành động ngay sợ lỡ mất cơ hội, liền để bọn Lê Ngân, Lê Văn An, Lê Bôi, Lê Điền, Lê Lĩnh, Lê Văn Linh, Lê Quốc Hưng ở lại đóng dinh vây thành Nghệ An. Vua đích thân chỉ huy đại quân, ngày đêm đi theo đường thủy, đường bộ tiến gấp đuổi theo bọn An, Chính.
Khi đến thanh Tây Đô, vua đóng dinh ở Lỗi Giang, úy lạo tướng sĩ, ban thưởng bô lão trong làng và họ hàng cùng những người quen biết cũ theo thứ bậc khác nhau. Bấy giờ nhân dân các huyện nghe tin vua [21a] đến Thanh Hóa, đều hăng hái đến trước cửa quân, tình nguyện rong ruổi theo hầu để lập chút công lao.
Ngày 20, viên Đô ty Vương An Lão ở Vân NAm của nhà Minh đem hơn một vạn viện binh đến cầu Xa Lộc1461, lộ Tam Giang. Bọn Phạm Văn Xảo, Lê Khả đón đánh phá tan giặc, chém hơn 1.000 thủ cấp, giặc chết đuối rất nhiều. Quân giăc còn sót lại chạy vào thành Tam Giang.
1461 Cầu Xa Lộc: tục gọi là cầu Ròng Rọc ở gần làng Tứ Xã, huyện Lâm Thao, nay thuộc tỉnh Phú Thọ.
Hôm ấy, Lê Triện đánh nhau với quân Minh ở cầu Nhân Mục1462, chém hơn một nghìn thủ cấp giặc, bắt được tên Đô ty nhà Minh là Vi Lượng1463.
1462 Cầu Nhân Mục: tức là Cống Mọc ở xã Nhân Chính, huyện Từ Liêm Hà Nội, cầu bắc qua sông Tô Lịch, trên đường từ Đông Quan đến Ninh Kiều.
1463 Minh sử chép là Viên Lượng.
Mùa đông, tháng 10, nhà Minh sai bọn Tổng binh Thành Sơn hầu Vương Thông và Tham tướng Mã Anh đem năm vạn quân, năm nghìn ngựa chia đường sang cứu viện các thành Đồng Đô. Một vạn quân Vân Nam tiến trước, thẳng đến Tam Giang1464, thuận dòng mà xuống. Bọn Lê Khả nghe tin giặc [21b] đến, từ Ninh Kiều hành quân cấp tốc, gặp giặc ở cầu Xa Lộc, đón đánh bại quân giặc.
1464 Thành Tam Giang: là trị sở của phủ Tam Giang, nằm ở phía bắc ngã ba Hạc, có thể là thành cổ Dục Mỹ, ở gần cầu Xa Lộc.
Ngày mồng 6, bọn Vương Thông nhà Minh đem các quân mới cũ gồm hơn 10 vạn tên, chia làm ba đường đánh vào quân ta.
Vương Thông từ Khâu Ôn tới, qua cầu Tây Dương1465, đóng quân ở bến Cổ Sở1466, làm cầu phao cho quân qua sông. Phương Chính tiến từ cầu Yên Quyết1467, đóng quân ở cầu Sa Đôi1468. Sơn Thọ và Mã Kỳ tiến từ cầu Nhân Mục, đóng quân ở cầu Thanh Oai1469. Quân giặc dàn doanh trại liền nhau đến vài mươi dặm, cờ xí rợp đồng, giáo mác rực trời, tự cho là đánh một trận là bắt hết được quân ta.
1465 Cầu Tây Dương: tức cầu Giấy, bắc qua sông Tô Lịch, huyện Từ Liêm, Hà Nội ngày nay.
1466 Bến Cổ Sở: tức bến Giá ở xã Yên Sở, huyện Hoài Đức, Hà Tây ngày nay.
1467 Cầu Yên Quyết: tức là cống Cót ở Hạ Yên Quyết, gần Láng, Hà Nội ngày nay.
1468 Cầu Sa Đôi: cầu bắc ngang sông Nhuệ còn gọi là cầu Đôi ở phía tây xã Đại Mỗ, huyện Từ Liêm, Hà Nội.
1469 Cầu Thanh Oai: bắc qua sông Đỗ Động ở xã Bình Minh, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây ngày nay.
Bọn Lê Triện, Lê Bí mai phục binh tượng ở đồng Cổ Lãm1470, cho du binh nhử đánh vào doanh quân Thọ, Kỳ rồi giả vờ thua chạy. Quân Minh đuổi theo, khi qua bờ cầu Tam La1471, chỗ ấy ruộng nước, bùn lầy, quân mai phục của ta nổi dậy đánh tạt ngang vào bọn giặc. Quân giặc bị sa lầy. Ta chém hơn một nghìn thủ cấp, đuổi tận đến cầu Nhân Mục. Xác giặc phơi ngổn ngang đến vài [22a] mươi dặm, ta bắt sống hơn 500 tên. Bọn Triện định đánh chặn hậu doanh của Phương Chính, nhưng Chính đã rút đi rồi. Trời tối, bèn thu quân về.
1470 Cổ Lãm: tức tổng Thắng Lãm, tên nôm là Sốm, nay gồm các xã Phú Lâm, Phú Cường, Văn Khê, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
1471 Cầu Tam La:tức Ba La, còn gọi là Ba La Bông Đỏ, sát thị xã Hà Đông, trên đường đi Thanh Oai, tỉnh Hà Tây.
Ngày mồng 7, bọn Lê Triện đánh Vương Thông ở các trại ngoài Cổ Sở.
Bấy giờ, giặc đã phục binh sẵn, đan tra làm lá chắn, bên trong gài chông sắt, giả cách vứt lá chắn bỏ chạy. Voi của ta giẫm lên, trúng phải chông sắt, quân ta thất lợi, phải tạm lui. Bọn Triện tự liệu không thể chặn được mới phá hủy doanh trại cũ, thu quân giữ nơi hiểm yếu, cáo cấp trước với bọn Lê Lễ, Lê Chiến, Lê Xí.
Lúc ấy, bọn Lễ đã bí mật mai phục tinh binh ở Thanh Đàm1472 để đợi giặc, được tin báo của Triện, bèn đang đêm đem hơn ba nghìn quân tinh nhuệ và 2 thớt voi đến dứu, hội quân ở Cao Bộ1473, chia quân phục sẵn ở các chỗ hiểm yếu. Nhân bắt được gián điệp của giặc, tra hỏi biết được giặc định đặt súng phía sau quân ta.
1472 Thanh Đàm: tức là Thanh Trì, trị sở huyện này xưa ở phía đông nam Văn Điển, Hà Nội ngày nay.
1473 Cao Bộ: tên nôm là làng Bụa, thuộc xã Trung Hòa, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.
[22b] Lễ và triện dùng luôn kế của giặc để đánh giặc, hạ lệnh cho các quân nghe tiếng súng nổ vẫn nằm im không được nhúc nhích. Giặc cho là không có quân, đi theo đường tắt tới, nổ súng rối đem toàn bộ quân tiến sâu vào.
Đến cách sông Yên Duyệt1474 vài dặm thì phục binh ta ba mặt đều xông lên, hăng hái đánh vào các xứ Tốt Động1475, Chúc Động1476, phá tan quân giặc1477, chém được thượng thư Trần Hiệp, Nội quan Lý Lượng và năm vạn quân giặc. Giặc chết đuối rất nhiều, nước sông ở Ninh Kiều do vậy mà tắc nghẽn. Bắt sống hơn một vạn tên giặc, thu được ngựa, quân tư, khí giới, xe cộ nhiều không kể xiết. Phương Chính theo đường bến Cổ Sở trốn về. Bọn Vương Thông, Mã Kỳ chỉ thoát được thân, chạy về thành Đông Quan.
1474 Sông Yên Duyệt: ở làng Yên Duyệt, huyện Chương Mỹ, tỉnh Hà Tây ngày nay.
1475 Tốt Động: tên nôm gọi là làng Rér. Đây là vùng đất thấp, lầy lội. Cánh đồng Tốt Động là đồng chiêm trũng, rất lầy lội.
1476 Chúc Động: cách Tốt Động 6 km về phía đông bắc và ở ngay phía tây Ninh Kiều. Cả hai con đường từ Ninh Kiều đến Cao Bộ đều phải đi qua vùng Chúc Động. Chúc Động nay là Chúc Sơn, xã Ngọc Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Tây.
1477 Đoạn này Toàn thư viết rất khó hiểu. Xin ghi lại đoạn nói về trận đánh này của Cương mụd để tiện tham khảo: "Bắt được gián điệp của địch, ta biết Thông đã tiến đóng ở Ninh Kiều, ngầm cho kỳ binh tiền nhanh đến phía sau quân Triện, còn chính binh của Thông sẽ vượt sông tiến lên phía trước. Chúng hẹn nhau hễ nghe tiếng súng pháo nổ, thì các mũi quân địch cùng lúc đánh khép lại. Hồi canh năm đêm ấy, bọn Lễ sai quân bắn súng pháo ở nơi yếu hại để đánh lừa giặc. Giặc nghe súng nổ, đều đỗ xô đi chiếm lấy chỗ thuận lợi. Chúng lùa quân đi tắt vào. Bấy giờ trời mưa, đường lầy lội, chúng kéo đến Tốt Động, bị phục binh ta bốn bề nổi dậy. Quân ta hợp sức lại, hăng hái chiến đấu, cả phá dược quân giặc ". (CMCB 13, 28 - 29).
Tin thắng trận báo về hành dinh ở Lỗi Giang. Bấy giờ, vua đương đóng quân ở Thanh Hóa, hội các quân ở Hải Tây, nhận được thư báo thắng trận của bọn Lê Lễ, bèn đích thân dẫn đại quan [23a] và 20 thớt voi chia hai đường thủy, lục ngày đêm đi gấp.
Ngày 11, tới sông Lũng Giang1478 đóng dinh, các tướng tới đón mừng.
1478 Lũng Giang: tức là sông Đáy, còn gọi là sông Đại Lũng.
Tri châu phủ Chính Bình là Hà Trung bị vua bắt, giết chết.
Bọn Vương Thông nhà Minh vì bị thua ở Tốt Động, quân khí cơ hồ mất sạch, bèn phá chuông Quy Điền và vạc Phổ Minh1479 để làm súng đạn, hỏa khí. Sau khi Trần Hiệp chết, Hữu bố chính sứ Dặc Khiêm giữ ấn của Bố chính ty, án sát sứ Dương Thì Tập giữ ấn của Án sát ty, Đô đốc thiêm sự Trần Duệ giữ ấn của Đô ty. Từ đó, lịch chính sóc1480 của nhà Minh không được thi hành ở các quận huyện nước ta nữa.
1479 Chuông Quy Điền: tương truyền được đúc từ đời nhà Lý, chuông để ở chùa Một Cột. Vạc Phổ Minh: là chiếc vạc lớn ở chùa Phổ Minh gần thành phố Nam Định, tỉnh Nam Hà. Chùa này làm vào năm Thiệu Long năm thứ 5 (1262).
1480 Lịch chính sóc: chính sóc là ngày mồng một tháng giêng Âm lịch. Ở đây chỉ lịch tính theo tuần trăng của nhà Minh.
Ngày 22, vua tiền quân đến Tây Phù Liệt1481.
1481 Tây Phù Liệt: thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
Ngày 23, vua sai bọn Trần Hãn, Lê Bị đem hơn trăm chiếc thuyền thủy quân, ngược dòng sông Đại Lũng ra cửa sông Hát, rồi thuận [23b] dòng xuôi đến bến Đông Bộ Đầu sông Lô1482, bọn Lê Lễ đem hơn một vạn quân bộ bí mật tiến đến cầu Tây Dương. Vua đích thân dẫn binh tượng đến cửa Nam ngoài thành Đại La để đánh thành Đông Quan.
1482 Sông Lô: bây giờ là sông Hồng. Đông Bộ Đầu: nay ở khoảng dốc Hàng Than, phía trên cầu Long Biên, Hà Nội.
Đến đêm, hồi canh ba, quân bốn mặt đánh ập vào, phóng lửa đốt các nhà ở ngoài thành, khói lửa mù mịt đầy trời. Các doanh quân đóng ngoài thành của Phương Chính tranh nhau chạy vào cửa thành xác chết gối lên nhau. Ta bắt hết những người trong nước buộc phải theo giặc và hơn trăm chiến thuyền cùng rất nhiều khí giới, nghi trượng. Giặc biết là quân dân các vùng gần đó đều theo về ta cả, thế là mỗi ngày một cùng quẫn, lại đắp thêm tường lũy, liều chết cố thủ, để đợi viện binh.
Vua dời ra đóng dinh ở Đông Phù Liệt1483.
1483 Đông Phù Liệt: tên xã, cũng thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ngày nay.
Khi vua mới tới thành Đông Đô, những hào kiệt ở kinh lộ và nhân dân các phủ huyện cùng các tù trưởng ở biên trấn đều tấp nập kéo đến cửa quân, xin hết sức liều chết đánh thành giặc ở các xứ. Vua biểu dương [24a] lòng thành của họ, phủ dụ, úy lạo, báo cho họ biết lẽ bỏ nghịch theo thuận. Từ kẻ sĩ tới dân chúng, hễ ai đến quân doanh, vua đều dùng lời lẽ khiêm tốn, dùng nghi lễ trang trọng để tiếp đãi, rồi tùy theo tài năng hơn hay kém của từng người để bố trí các chức vụ khác nhau. Lấy ban thưởng để khích lệ khiến người người đều hăng hái, dùng hình phạt mà răn đe, nên ai ai cũng giữ gìn. Vì vậy, mọi người đều cảm kích mong được dốc trọn sức mình, quân đi đến đâu là thành công đến đấy.
Vua chia các lộ trấn ở Đông Đô thành bốn đạo1484. Đặt quan lại văn võ trong ngoài và tuần kiểm ở các cứ cửa biển để khám xét những người qua lại và bắt bọn ngụy quan, bọn phản bội, bọn ngang ngạnh không chịu cải hóa, bọn ăn ở hai lòng, bọn mang thư chạy về phương Bắc.
1484 Bốn đạo: 1 - Tây Đạo gồm các trấn Tam Giang, Hưng Hóa, Tuyên Quang và Gia Hưng; 2 - Đông Đạo gồm các lộ Thượng Hồng, Hạ Hồng, Nam Sách Thượng, Nam Sách Hạ và trấn An Bang; 3 - Bắc Đạo gồm các lộ trấn Bắc Giang, Thái Nguyên; 4 - Nam Đạo gồm các lộ Khoái Châu, Lý Nhân, Tân Hưng, Kiến Xương và Thiên Trường.
Lại dụ những người có tài văn chương mà chưa được nhận chức, nếu ai viết thư dụ được người thành Đông Quan, khiến họ mở cửa thành ra hàng và giảng hòa về nước, [24b] thì sẽ được thăng chức vượt cấp.
Lại ra lệnh tịch thu vợ con, nô tỳ sản nghiệp của bọn ngụy quan nộp lên, còn thóc lúa của chúng thì vẫn để ở bản xứ để đợi cung cấp cho quân đội.
Mùa đông, tháng 11, vua tìm được Trần Cảo lập làm vua.
Trước đó, có người tên là Hồ Ông, là con một người ăn xin, trốn theo Cầm Quý, giả xưng con cháu họ Trần.
Bấy giờ người trong nước khổ về chính lệnh hà khắc của giặc, mong có người làm chủ, mà vua thì gấp việc diệt giặc cứu dân, nên sai người đón lập Cảo cho xong việd việc quyền nghi nhất thời, mà cũng muốn mượn cớ để trả lời nhà Minh để họ tin.
Đặt niên hiệu là Thiên Khánh, sai Tả bộc xạ Lê Quốc Hưng dạy cho, nhưng thực ra là để coi giữ. Cảo trước đóng dinh ở núi Không Lộ1485, sau dời về Vũ Ninh1486.
1485 Núi Không Lộ: ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây. Trên núi có chùa Lạc Lâm, xưa là nơi hóa thân của nhà sư Không Lộ.
1486 Vũ Ninh: sau là huyện Võ Giảng, nay thuộc đất Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.
Tháng 12, cấm chặt phá hoa quả, cây cối và cướp bóc của dân.
[25a] Vua thân đốc suất tướng sĩ ngày đêm đánh Đông Đô.
Bọn Vương Thông, Sơn Thọ nhà Minh hễ đánh là thua, chán nản lo sợ, mưu kế đã cùng, viện binh không có, tình thế ngày một khốn quẫn, bèn sai người đưa thư xin hòa, mong được toàn quân trở về nước. Vua nói:
"Câu đó đúng hợp ý ta. Vả lại, binh pháp không đánh mà khuất phục được quân của người là kế hay hơn cả."
Bèn bằng lòng cho giảng hòa, hẹn ngày kíp gọi quân sĩ ở các thành cùng một lúc về tập hợp ở thành Đông Quan để cho về nước cả. Sai cận thần trao đổi với quân Minh, cho phép họ được đi lại, mua bán không khác gì dân thường.
Bấy giờ, bọn ngụy Đô ty Trần Phong1487, Tham chính Lương Nhữ Hốt1488 Đô chỉ huy Trần An Vinh, đã bán nước làm quan to cho giăc, sợ sau khi giặc rút về, chúng sẽ hết đường sống sót, bèn ngấm ngầm làm kế phản gián, bảo (người Minh) rằng:
"Trước kia Ô Mã Nhi bị thua ở sông Bạch Đằng, đem quân về hàng. Hưng Đạo [25b] Đại Vương cho hàng, nhưng dùng mưu lấy thuyền lớn cho đưa họ về nước, rối cho người giỏi bơi lặn sung làm phu thuyền. Ra đến ngoài biển, lừa lúc ban đêm mọi người ngủ say, bọn phu thuyền lặn xuống nước, dùi đủng đáy thuyền, những người đầu hàng đều bị chết đuối hết, không một ai sống sót trở về được".
1487 Trần Phong: người huyện Chí Linh, nay thuộc tỉnh Hải Hưng, theo giặc Minh làm đến Đô ty.
1488 Lương Nhữ Hốt: theo giặc Minh làm đến Tham chính. Bọn Trần Phong, Nhữ Hốt sau được Lê Lợi tha chết, nhưng rồi lại mưu phản, cuối cùng đều bị giết.
Bình luận facebook