Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 12. BÓNG CHUÔNG THÁP CỔ (P3)
Vô Khuyết bắt đầu, tay anh lật ra trang đầu quyển sách.
Tôi ở đây để kế thừa công việc của nhiều thế hệ huynh trưởng, bảo vệ hiểu biết cổ xưa. Cách đây một thế kỷ, cũng vì đôi chút sai lầm mà một số huynh trưởng của hội đã để lộ ra một phần tri thức cổ xưa. Nó mang lại hai điều: một tích cực và một tiêu cực. Tích cực là nó làm phát triển nhanh chóng đến tột bực kỹ nghệ khoa học phương Tây, tiêu cực là nó mở ra chủ nghĩa đế quốc và hai cuộc chiến tranh thế giới.
Những huynh trưởng của hội đã quyết định di chuyển tri thức cổ xưa đã gìn giữ nhiều thế kỷ tản mác ra khắp lục địa, theo chân những kẻ xâm lược, và đến Việt Nam. Để chắc rằng, tất cả hiểu biết không được tập trung lại một nơi, vào một thời điểm, rất có thể bi kịch lịch sử sẽ lặp lại.
Phi nhìn tôi, nói,
"Năm 1900."
"Có thể là trước đó, năm 1900 chỉ là kết quả của quá trình, như vậy tri thức của hội đã góp phần vào sự phát sinh chủ nghĩa tư bản phương Tây với sự xuất hiện kỹ nghệ khoa học hiện đại." Tôi tiếp lời Phi.
"Đúng," Vô Khuyết nói, "Từ năm 1900, nhân loại đã đạt được sự đổi thay lớn nhất từ trước đến giờ về nhận thức."
"Nhiều sử gia đã ghi nhận," tôi tiếp lời, "đây là giai đoạn nếp gãy lịch sử, lịch sử nhân loại như bước sang một trang mới. Nếu trước đó lịch sử là cuộc đi bộ chậm chạp, thì từ sau đó là một bước lên thẳng bầu trời. 1903, Wilbur và Orville Wright đã bước lên tầng không bằng máy bay tự chế; hai năm sau đó, xuất hiện thuyết tương đối của Einstein, đồng thời cùng giai đoạn thuyết lượng tử đã manh nha xuất hiện, triết học hiện sinh với những tên tuổi lớn nhất thời đại như Martin Heidegger và Jean-Paul Sartre đã hiện diện rõ nét. Sigmund Freud đi sâu vào tâm thức con người để hình thành tâm lý học, Edmund Husserl đưa ra cấu trúc logic làm thay đổi cách thức mà khoa học hằng tư duy. Fessenden tìm ra vô tuyến và hiển nhiên là sự truyền tin đã bước sang thời đại khác. Cùng thời điểm này kỹ thuật ghi âm cũng xuất hiện"
"Chưa hết," Phi nói, "Bohr đưa ra cấu trúc nguyên tử. Người ta tìm ra electron và những hạt dưới nguyên tử. Nguyên lý bất định Heisenberg cũng ra đời trong thời điểm này."
"Từ khoa học và triết học có sự thay đổi mạnh, dẫn đến âm nhạc và những mảng nghệ thuật khác cũng thay đổi theo," tôi nói, "Xuất hiện nhạc jazz, kịch phi lý xuất hiện, Pablo Picasso và Georges Braque cho ra đời phái Lập Thể, âm nhạc phi cung thể cùng với những đột biến trong âm nhạc thay đổi toàn bộ tư duy về âm nhạc."
"Đó là ba mươi năm đột biến của nhân loại." Phong nói.
"Điều này tương tự như 25 thế kỷ trước." Vô Khuyết nói.
Tôi hiểu điều Vô Khuyết nói, vì nhân loại cũng từng gặp hiện tượng này trong vòng hai thế kỷ, từ Đông sang Tây, lần lượt nhiều vĩ nhân và trường phái triết học cùng lúc xuất hiện. Ở Ấn Độ, xuất hiện đức Phật, học thuyết của ngài ra đời cùng lúc với đạo Jaina, đề cao lòng từ bi và bất tổn sinh. Vài mươi năm sau đó thì tại Hi Lạp xuất hiện Socrates, Plato và Aristotle, cuối cùng là đại đế dũng mãnh nhất thời cổ đại Alexander. Cùng lúc đó thì tại Trung Quốc xuất hiện Khổng Tử và Lão Tử, hiển nhiên là kèm theo nhiều trường phái tư tưởng như Pháp gia, Mặc gia, Du Khuyết gia v.v. Nền tảng tư tưởng nhân loại được kế thừa từ nền móng có cách đây 25 thế kỷ.
Một sự trùng hợp lạ lùng.
Vô Khuyết đọc tiếp lời của thầy.
Những thế hệ người thuộc hội Tam Điểm đầu tiên đến Việt Nam, đã mang theo cái hoài bão chung về việc xây dựng một nền móng tri thức tự do. Họ đến, và đồng thời cũng mang theo những hiểm họa không lường trước. Những thế lực ham muốn hiểu biết cổ xưa đã theo đuổi và tìm kiếm nó, điều này tương tự cho Ấn Độ và cũng cho Việt Nam.
Những năm đầu thế kỷ 20, kẻ thù truyền kiếp của hội đã gây ảnh hưởng lớn tại Đức, chế độ quốc xã của Hitler, mà những con người muốn khám phá những gì chúng ta gìn giữ đã có thành công nhất định. Chúng cho người ra những miền thuộc địa vùng viễn đông để thu nhặt lại kiến thức bị giấu kín kia. Ở Ấn Độ, chúng đã khám phá ra kiến thức hạch tâm từ kho tư liệu cổ trong kinh Veda và Upanishihad. Chúng bắt đầu xây dựng những vũ khí quân sự và kiến thức tân thời từ tri thức cổ xưa. Một cuộc chạy đua ngầm của thành viên hội Tam Điểm, để giải cứu thế giới khỏi cuộc chiến có nguy cơ làm tan rã nền văn minh nhân loại, họ đã đấu tranh rất nhiều để cuối cùng đi đến một kết quả: Phải công khai hiểu biết cổ xưa để thúc đẩy phần còn lại của thế giới nhằm tránh một cuộc chiến mà kỹ nghệ cao có thể chiến thắng tất cả.
Nước Mỹ, nơi những con người thuộc hội Tam Điểm đã manh nha xây dựng nền móng từ thời lập quốc. Nhiều bậc quốc phụ nước này là thành viên của hội, và họ đã cất giữ tri thức của hội rải rác khắp bờ Đông nước Mỹ. Khi đó, thành viên của hội buộc đẩy tri thức cổ xưa ra bên ngoài, từ những trường đại học, từ những gợi ý triết học, hoặc từ một sự tương tác kỹ nghệ đã gây nên một cuộc cách mạng tri thức hiện đại cho toàn bộ thế kỷ 20.
Chấm dứt thế chiến thứ hai, cả thế giới lao vào cuộc chiến tranh lạnh. Từ việc phung phí tri thức cổ xưa, khiến nhiều quốc gia lao vào tìm kiếm nó. Nhiều thành viên của hội bị bức tử vì lí do đó. Trước đó, không ít người Do Thái đã bị Hitler tiêu diệt vì hắn tin rằng nhiều người trong số họ nắm giữ cách thức tìm ra tri thức cổ xưa.
Cuộc tìm kiếm đó đã khiến Việt Nam đẩy vào cuộc chiến tranh lạnh. Bên trên là cuộc phân kỳ Nam Bắc, bên dưới là những kẻ tìm kiếm tri thức cổ xưa và thành viên của hội tranh đấu với nhau. Chúng cài người vào hội, hội cũng phân chia thành nhiều phe nhóm, một phe phải giữ gìn tri thức, một phe đòi hỏi phải công khai nó nhằm phát triển nước nhà và chống chọi lại Cộng sản. Kết thúc cuộc chiến vào năm 1975, cũng là lúc biết bao anh tài của hội ngã xuống. Bậc huynh trưởng cuối cùng đã nỗ lực cất giấu thành công, vì ông nhận ra, hiểu biết được nó còn nguy hiểm hơn là cất giấu nó.
Virl. Một tổ chức được thành lập dưới trướng Hitler, bởi những kẻ săn lùng tri thức của hội. Khi Đức quốc xã tan rã, chúng đã tản mác ra khắp thế giới. Một trong số chúng đã đến Việt Nam.
Rồi lịch sử của hội đã biến mất một thời gian dài, những trang lịch sử bị chuột thời gian gậm nhấm. Cho đến khi ta nhận ra rằng, nó đã biến mất có chủ đích. Những kẻ âm thầm đánh cắp hiểu biết mà chúng ta gìn giữ.
Tôi buộc phải bắt tay vào đào tạo những thế hệ tiếp nối để giữ gìn hiểu biết cổ xưa kia. Để chắc rằng, nó không được xuất hiện vào thời điểm chưa cần đến nó, đặc biệt vào thời điểm này, khi con người vẫn chưa đạt được nhận thức văn minh để đón nhận tri thức kia.
Dứt lời, Vô Khuyết nhìn tôi,
"Và, giáo sư Lâm chính là một trong những người đã khám phá được tri thức mà hội chúng ta gìn giữ. Từ cách thức lão đào tạo những đứa con của lão, chắc anh cũng như tôi, chúng ta hiểu, những đứa con kia chính là những kẻ sẽ khai quật những gì mà thầy đã cố gắng giữ gìn."
"Anh biết điều này từ lúc nào?" Tôi hỏi.
"Từ cuốn tiểu thuyết Những ngày cuối tháng tư của anh, dù anh đã cố gắng không thành thật với câu chuyện diễn ra, nhưng không khó để nhận ra yếu tố thật từ câu chuyện mà anh kể."
"Có lẽ tôi cần xem xét lại ngòi bút của mình."
"Tôi cũng biết anh đang viết về những điều mà chúng ta đang làm. Hãy hứa với tôi, Vô Danh. Vì thầy chúng ta. Tôi mong anh kể lại câu chuyện này một cách không thành thật nhất."
"Tôi nghĩ trí tưởng tượng của mình đủ phong phú để lừa phỉnh độc giả."
"Thật may mắn cho độc giả của anh."
"Nếu tôi không lầm thì anh cũng là một độc giả trung thành của tôi suốt nhiều năm qua."
Đôi mắt Vô Khuyết trở nên xa xăm, thoáng lẩm bẩm trên môi, tôi đoán được lời nói đó,
"Một điều may mắn cũng là khởi đầu bất hạnh."
Đó là câu nói quen thuộc của thầy khi ông còn sinh tiền.
Vô Khuyết bắt đầu, tay anh lật ra trang đầu quyển sách.
Tôi ở đây để kế thừa công việc của nhiều thế hệ huynh trưởng, bảo vệ hiểu biết cổ xưa. Cách đây một thế kỷ, cũng vì đôi chút sai lầm mà một số huynh trưởng của hội đã để lộ ra một phần tri thức cổ xưa. Nó mang lại hai điều: một tích cực và một tiêu cực. Tích cực là nó làm phát triển nhanh chóng đến tột bực kỹ nghệ khoa học phương Tây, tiêu cực là nó mở ra chủ nghĩa đế quốc và hai cuộc chiến tranh thế giới.
Những huynh trưởng của hội đã quyết định di chuyển tri thức cổ xưa đã gìn giữ nhiều thế kỷ tản mác ra khắp lục địa, theo chân những kẻ xâm lược, và đến Việt Nam. Để chắc rằng, tất cả hiểu biết không được tập trung lại một nơi, vào một thời điểm, rất có thể bi kịch lịch sử sẽ lặp lại.
Phi nhìn tôi, nói,
"Năm 1900."
"Có thể là trước đó, năm 1900 chỉ là kết quả của quá trình, như vậy tri thức của hội đã góp phần vào sự phát sinh chủ nghĩa tư bản phương Tây với sự xuất hiện kỹ nghệ khoa học hiện đại." Tôi tiếp lời Phi.
"Đúng," Vô Khuyết nói, "Từ năm 1900, nhân loại đã đạt được sự đổi thay lớn nhất từ trước đến giờ về nhận thức."
"Nhiều sử gia đã ghi nhận," tôi tiếp lời, "đây là giai đoạn nếp gãy lịch sử, lịch sử nhân loại như bước sang một trang mới. Nếu trước đó lịch sử là cuộc đi bộ chậm chạp, thì từ sau đó là một bước lên thẳng bầu trời. 1903, Wilbur và Orville Wright đã bước lên tầng không bằng máy bay tự chế; hai năm sau đó, xuất hiện thuyết tương đối của Einstein, đồng thời cùng giai đoạn thuyết lượng tử đã manh nha xuất hiện, triết học hiện sinh với những tên tuổi lớn nhất thời đại như Martin Heidegger và Jean-Paul Sartre đã hiện diện rõ nét. Sigmund Freud đi sâu vào tâm thức con người để hình thành tâm lý học, Edmund Husserl đưa ra cấu trúc logic làm thay đổi cách thức mà khoa học hằng tư duy. Fessenden tìm ra vô tuyến và hiển nhiên là sự truyền tin đã bước sang thời đại khác. Cùng thời điểm này kỹ thuật ghi âm cũng xuất hiện"
"Chưa hết," Phi nói, "Bohr đưa ra cấu trúc nguyên tử. Người ta tìm ra electron và những hạt dưới nguyên tử. Nguyên lý bất định Heisenberg cũng ra đời trong thời điểm này."
"Từ khoa học và triết học có sự thay đổi mạnh, dẫn đến âm nhạc và những mảng nghệ thuật khác cũng thay đổi theo," tôi nói, "Xuất hiện nhạc jazz, kịch phi lý xuất hiện, Pablo Picasso và Georges Braque cho ra đời phái Lập Thể, âm nhạc phi cung thể cùng với những đột biến trong âm nhạc thay đổi toàn bộ tư duy về âm nhạc."
"Đó là ba mươi năm đột biến của nhân loại." Phong nói.
"Điều này tương tự như 25 thế kỷ trước." Vô Khuyết nói.
Tôi hiểu điều Vô Khuyết nói, vì nhân loại cũng từng gặp hiện tượng này trong vòng hai thế kỷ, từ Đông sang Tây, lần lượt nhiều vĩ nhân và trường phái triết học cùng lúc xuất hiện. Ở Ấn Độ, xuất hiện đức Phật, học thuyết của ngài ra đời cùng lúc với đạo Jaina, đề cao lòng từ bi và bất tổn sinh. Vài mươi năm sau đó thì tại Hi Lạp xuất hiện Socrates, Plato và Aristotle, cuối cùng là đại đế dũng mãnh nhất thời cổ đại Alexander. Cùng lúc đó thì tại Trung Quốc xuất hiện Khổng Tử và Lão Tử, hiển nhiên là kèm theo nhiều trường phái tư tưởng như Pháp gia, Mặc gia, Du Khuyết gia v.v. Nền tảng tư tưởng nhân loại được kế thừa từ nền móng có cách đây 25 thế kỷ.
Một sự trùng hợp lạ lùng.
Vô Khuyết đọc tiếp lời của thầy.
Những thế hệ người thuộc hội Tam Điểm đầu tiên đến Việt Nam, đã mang theo cái hoài bão chung về việc xây dựng một nền móng tri thức tự do. Họ đến, và đồng thời cũng mang theo những hiểm họa không lường trước. Những thế lực ham muốn hiểu biết cổ xưa đã theo đuổi và tìm kiếm nó, điều này tương tự cho Ấn Độ và cũng cho Việt Nam.
Những năm đầu thế kỷ 20, kẻ thù truyền kiếp của hội đã gây ảnh hưởng lớn tại Đức, chế độ quốc xã của Hitler, mà những con người muốn khám phá những gì chúng ta gìn giữ đã có thành công nhất định. Chúng cho người ra những miền thuộc địa vùng viễn đông để thu nhặt lại kiến thức bị giấu kín kia. Ở Ấn Độ, chúng đã khám phá ra kiến thức hạch tâm từ kho tư liệu cổ trong kinh Veda và Upanishihad. Chúng bắt đầu xây dựng những vũ khí quân sự và kiến thức tân thời từ tri thức cổ xưa. Một cuộc chạy đua ngầm của thành viên hội Tam Điểm, để giải cứu thế giới khỏi cuộc chiến có nguy cơ làm tan rã nền văn minh nhân loại, họ đã đấu tranh rất nhiều để cuối cùng đi đến một kết quả: Phải công khai hiểu biết cổ xưa để thúc đẩy phần còn lại của thế giới nhằm tránh một cuộc chiến mà kỹ nghệ cao có thể chiến thắng tất cả.
Nước Mỹ, nơi những con người thuộc hội Tam Điểm đã manh nha xây dựng nền móng từ thời lập quốc. Nhiều bậc quốc phụ nước này là thành viên của hội, và họ đã cất giữ tri thức của hội rải rác khắp bờ Đông nước Mỹ. Khi đó, thành viên của hội buộc đẩy tri thức cổ xưa ra bên ngoài, từ những trường đại học, từ những gợi ý triết học, hoặc từ một sự tương tác kỹ nghệ đã gây nên một cuộc cách mạng tri thức hiện đại cho toàn bộ thế kỷ 20.
Chấm dứt thế chiến thứ hai, cả thế giới lao vào cuộc chiến tranh lạnh. Từ việc phung phí tri thức cổ xưa, khiến nhiều quốc gia lao vào tìm kiếm nó. Nhiều thành viên của hội bị bức tử vì lí do đó. Trước đó, không ít người Do Thái đã bị Hitler tiêu diệt vì hắn tin rằng nhiều người trong số họ nắm giữ cách thức tìm ra tri thức cổ xưa.
Cuộc tìm kiếm đó đã khiến Việt Nam đẩy vào cuộc chiến tranh lạnh. Bên trên là cuộc phân kỳ Nam Bắc, bên dưới là những kẻ tìm kiếm tri thức cổ xưa và thành viên của hội tranh đấu với nhau. Chúng cài người vào hội, hội cũng phân chia thành nhiều phe nhóm, một phe phải giữ gìn tri thức, một phe đòi hỏi phải công khai nó nhằm phát triển nước nhà và chống chọi lại Cộng sản. Kết thúc cuộc chiến vào năm 1975, cũng là lúc biết bao anh tài của hội ngã xuống. Bậc huynh trưởng cuối cùng đã nỗ lực cất giấu thành công, vì ông nhận ra, hiểu biết được nó còn nguy hiểm hơn là cất giấu nó.
Virl. Một tổ chức được thành lập dưới trướng Hitler, bởi những kẻ săn lùng tri thức của hội. Khi Đức quốc xã tan rã, chúng đã tản mác ra khắp thế giới. Một trong số chúng đã đến Việt Nam.
Rồi lịch sử của hội đã biến mất một thời gian dài, những trang lịch sử bị chuột thời gian gậm nhấm. Cho đến khi ta nhận ra rằng, nó đã biến mất có chủ đích. Những kẻ âm thầm đánh cắp hiểu biết mà chúng ta gìn giữ.
Tôi buộc phải bắt tay vào đào tạo những thế hệ tiếp nối để giữ gìn hiểu biết cổ xưa kia. Để chắc rằng, nó không được xuất hiện vào thời điểm chưa cần đến nó, đặc biệt vào thời điểm này, khi con người vẫn chưa đạt được nhận thức văn minh để đón nhận tri thức kia.
Dứt lời, Vô Khuyết nhìn tôi,
"Và, giáo sư Lâm chính là một trong những người đã khám phá được tri thức mà hội chúng ta gìn giữ. Từ cách thức lão đào tạo những đứa con của lão, chắc anh cũng như tôi, chúng ta hiểu, những đứa con kia chính là những kẻ sẽ khai quật những gì mà thầy đã cố gắng giữ gìn."
"Anh biết điều này từ lúc nào?" Tôi hỏi.
"Từ cuốn tiểu thuyết Những ngày cuối tháng tư của anh, dù anh đã cố gắng không thành thật với câu chuyện diễn ra, nhưng không khó để nhận ra yếu tố thật từ câu chuyện mà anh kể."
"Có lẽ tôi cần xem xét lại ngòi bút của mình."
"Tôi cũng biết anh đang viết về những điều mà chúng ta đang làm. Hãy hứa với tôi, Vô Danh. Vì thầy chúng ta. Tôi mong anh kể lại câu chuyện này một cách không thành thật nhất."
"Tôi nghĩ trí tưởng tượng của mình đủ phong phú để lừa phỉnh độc giả."
"Thật may mắn cho độc giả của anh."
"Nếu tôi không lầm thì anh cũng là một độc giả trung thành của tôi suốt nhiều năm qua."
Đôi mắt Vô Khuyết trở nên xa xăm, thoáng lẩm bẩm trên môi, tôi đoán được lời nói đó,
"Một điều may mắn cũng là khởi đầu bất hạnh."
Đó là câu nói quen thuộc của thầy khi ông còn sinh tiền.