Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 12. BÓNG CHUÔNG THÁP CỔ (P5)
Khi bước vào nhà thờ Tin Lành tại góc đường Trần Hưng Đạo và Đề Thám, tôi nhận ra ngay mình đã phán đoán sai. Nó hoàn toàn không có một biểu tượng gì, như phần lớn nhà thờ Tin Lành khác, nó xây dựng giản dị và không cầu kì như nhà thờ Công Giáo.
"Anh có nghĩ rằng anh đã phán đoán sai không anh Kiệt?"
"Chia buồn cùng tôi đi Phi, anh đoán đúng."
"Vậy số 6 kia hẳn phải trùng vào chỗ khuyết của chòm sao Thiên Bình."
"Vị trí của chòm Thiên Bình, bị khuyết, nằm ở gần đây. Nhưng làm gì có biểu tượng nào? Tôi điên lên mất."
"Coi nào, Vô Danh." Phi vỗ vai tôi, anh cười, nụ cười đủ để xoa dịu bất kỳ tổn thương về phương diện tinh thần nào.
Tôi bước ra đường Trần Hưng Đạo, hàng cây dầu rào rạt trong gió mùa đông. Hơi lạnh bắt đầu làm se sắt nỗi lòng người Saigon. Mặt trời chênh chếch trời Đông, hàng người lũ lượt chen nhau qua con lộ. Tôi ngước lên, hàng cây dầu cao ngun ngút tỏa bóng râm rộng lớn khắp cả con đường. Những hàng dầu thẳng tắp.
"Con trai, hãy nhớ rằng, cây dầu rái là biểu tượng của Saigon" Rồi ông ngồi bệt xuống chiếc ghế tại trạm chờ xe buýt, "Ta già rồi." Ông nhướn mắt nhìn đưa nhỏ. "Sức khỏe của ta không đủ sức để chống đỡ những gì ta mang theo suốt đời này, phải chia sẻ nó. Con biết không. Chia sẻ là cách tốt nhất để tháo bớt nỗi đau và gánh nặng cuộc thời. Và thật bi thương khi ta lại làm điều đó với con, con trai à. Con hãy nhìn hàng cây dầu này, và nhớ cho thật kỹ nơi đây. Đường Trần Hưng Đạo. Cây dầu còn thì Saigon vẫn còn."
"Nhưng tại sao lại là cây dầu vậy thầy?" Đứa nhỏ tròn xoe đôi mắt hỏi.
"Con biết không, đây là cây dầu rái, có tên khoa học là Dipterocarpus alatus..."
"Họ dầu! Dipterocarpaceae!" Đứa trẻ nhanh nhẩu cướp lời.
"Con nhớ tốt lắm", ông cười xuề xòa rồi xoa đầu nó, "Đây là một loại cây đặc trưng ở Đàng Trong và cũng là đặc trưng rừng nhiệt đới. Nó chuộng khí hậu ẩm. Mọc quần tụ và nối dài trên triền sông Đồng Nai, nó gắn liền với ký ức những di dân khai phá đất Saigon. Nó cao và thẳng, sừng sững như những tòa nhà chọc trời sẽ được xây lên ở đây. Tầm cao của cây dầu rái từ 40-70m, nên bóng râm của nó tỏa rộng khắp, như một thứ cây nêu ngày tết. Nó chính là tâm tình của những kiếp người tha phương viễn xứ, mong mỏi đời sống ngay thẳng, chính trực sừng sững. Nó khác với cây đa, cây đề xứ Bắc, gắn liền với đình làng, với sự già nua mà rễ cây chòi lên mặt đất, quấn cuộn tròn lại, như sự khóa chặt ký ức khỏi thời gian. Nơi mà sự nặng nề dĩ vãng làm chùng bước tư duy. Còn cây dầu, như tính khí người Saigon thời mở cõi, phóng khoáng, cao ngạo, chẳng thèm đoái hoài đến mặt đất, chỉ mãi vươn cao lên. Con nhìn xem cây dầu đàng kia, nó cao đến 50 mét." Rồi ông im lặng. Đứa nhỏ cũng im lặng không còn láu táu nữa. Cơn gió miền nhiệt đới nhiễu động thổi qua. Hàng cây dầu rung động những tán lá tận trên cao, tiếng nói của chúng xào xạc vang xa, như một thứ âm thanh chờ đợi sự hưởng ứng. Rồi lần lượt tất cả các cây đều đồng loạt lên tiếng. Xào xạc. Xào xạc.
Cánh lá rơi rụng, mang theo những trái dầu xoay tính giữa làn gió.
Đứa nhỏ reo lên. Ông mỉm cười. Đứa nhỏ lại reo lên. Ông vẫn mỉm cười.
Giữa con đường Trần Hưng Đạo, hàng cây dầu vẫn thẳng tắp qua hàng trăm năm nay. Nó đi từ cánh rừng nhiệt đới, men theo con nước Đồng Nai, rẽ vào nhánh sông Saigon, đổ qua Nhà Bè rồi ra biển. Cây dầu đã ở lại che chắn cho đất Saigon.
Trong đầu ông, văng vẳng câu thơ của người bạn.
Đất Saigon nắng gió, xin hãy nuôi dòng giống lưu đày.
Chua xót. Ông nhìn về ngôi giáo đường Tin Lành. Những năm khởi đầu cuộc chia li, hàng ngàn giáo dân xứ Bắc đổ về Thủ Đức, Phú Nhuận, Phú Lâm v.v. để lập nên xóm đạo. Và ở góc đường Trần Hưng Đạo Đề Thám này, cũng là một xóm đạo của di dân miền Bắc 1954.
"Cây dầu! Là cây dầu!" Tôi rạng rỡ hẳn lên. "Phi, anh biết không. Thầy tôi muốn dẫn tôi về đây. Vì cây dầu!"
"Cây dầu?"
"Nó có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi, điều này anh không hiểu được. Nó chính là biểu tượng của Saigon. Chủng cây đặc trưng trồng trên các con lộ cổ xưa nhất Saigon, như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Nguyễn Du, Gia Long, An Dương Vương, Phan Thanh Giản v.v. Chỉ có duy nhất một loại cây: Cây dầu."
"Nhưng chỉ là cái cây, nó giúp ích được gì cho việc tìm ra thứ mà thầy đã cất giấu?"
"Nó là tín hiệu chỉ đường."
Tôi bước đến những hàng cây dầu, tay chạm nhẹn lên lớp da sần sùi của nó. Nhớ về thời thơ ấu, những hàng cây này gắn liền cùng ký ức.
“Hãy đến hàng cây kia” Ông đưa tay chỉ cho đứa nhỏ những cây dầu cao ngất và thẳng tắp thành một đường thẳng, “Nói cho thầy biết, cây nào được trồng đầu tiên.”
Đứa nhỏ chạy đến cái cây có bán kính to nhất. Háo hức bảo rằng nó đây.
Ông cười xuề xòa, bảo, “Vậy con có biết nó được trồng từ năm nào không? Tuổi của nó?”
“Con hông biết thầy ơi.” Nó nũng nịu.
“Vậy hãy làm mọi cách để biết. Con trai.”
Rồi ông đưa cho nó một cuộn thước dây, một dụng cụ đo góc và một máy tính cầm tay. “Con có cả buổi chiều này để làm việc đó. Ta sẽ chờ con ở bên trong khu chung cư kia.” Ông bỏ đi.
Tôi đưa tay ngăn Phi ngồi lên xe, “Phi, chúng ta cần đi bộ lúc này.”
“Tôi theo ý kiến anh.”
“Anh nhìn xem, hàng cây dầu này xuất phát điểm từ khu vực bùng binh Quách Thị Trang, kéo dài đến quận năm. Nó chính là một mũi tên chỉ đường. Chúng ta cần đi ngược về hướng quận năm.”
“Cho đến chỗ nào? Hết hàng cây dầu?”
“Tôi không biết, nó là ký ức của tôi. Thầy tôi đã làm cho tôi gắn liền với con đường Trần Hưng Đạo này.”
Nói rồi, tôi đi bộ đến khu chung cư trước mặt, hàng chục năm nay nó vẫn ở đó. Vẫn chưa đổ sụp dù đã rệu rã lắm rồi. Hành lang tăm tối dẫn đôi mắt tôi thẳm sâu vào ký ức, nơi dĩ vãng hiện hồn mách bảo và dẫn lối. Nơi vở kịch của những anh hề câm diễn ra vào Chúa Nhật cuối tháng. Nơi mà tôi chỉ xem vở kịch đó một mình, với tất cả những điều lạ lẫm không thể hiểu.
Nụ cười anh hề, dù anh không cười, chỉ vì khuôn mặt được vẽ cười. Anh đang buồn. Nỗi buồn như tràn ngập cô đơn và trống vắng. Anh già, cái già nua mà tuổi tác là sự thách đố trước thời gian. Anh mếu máu nhìn tôi, hả họng ra, anh chỉ vào hốc miệng trống hoác. Tay cầm tấm vé “Vở kịch của người điên.” Anh khao khát nói cho tôi điều gì đó, tôi không hiểu. Tay anh nắm lấy tay tôi, chặt. Mà run rẩy. Anh muốn nói gì với tôi. Đôi mắt kia sao trở nên bạc trắng thế này? Hay vì cái nắng nhiệt đới đã nung đỏ đôi mắt kia trở nên bạc màu, trắng dã.
Anh khóc.
Vì sao anh khóc?
Sao anh không trả lời cùng tôi?
Anh hề, hãy nói cho tôi biết những gì anh muốn tôi biết. Đừng dẫn tôi vào nơi mà ký ức còn lại của hãi hùng. Đừng lấy giọt nước mắt làm tê tái nỗi lòng tôi. Tôi van anh, anh hề. Hãy cho tôi biết những gì tôi cần biết. Đừng dẫn tôi lang thang khắp nơi tăm tối, mạng nhện đan vào trí óc và làm tôi trở nên già nua như khu chung cư này.
“Anh Kiệt!”
“Tôi đây.”
“Anh làm tôi lo quá, anh đứng thất thần trước khu chung cư này. Rồi nước mắt anh chảy ra. Có việc gì sao?”
“Phi, anh tin tôi đi, anh sẽ không muốn biết điều gì đã xảy ra với tôi trong căn hộ trên tầng lầu kia.”
“Tôi vẫn mong anh chia sẻ nó, nếu điều đó làm giảm đi phần nào nỗi lòng của anh.”
“Anh là một người bạn cao thượng, nhưng đây không là lúc cho sự cao thượng đó. Có những thứ, chỉ một mình mình gặm nhấm nó thì mới làm cho nó nguôi ngoai phần nào.”
“Tôi và những người xung quanh anh, đều quan tâm anh.” Anh đặt tay lên bả vai tôi. “Đây, lau nước mắt đi.”
“Tôi nợ anh hai chiếc khăn mùi-soa.”
“Nếu được, tôi muốn anh nợ tôi cả cuộc đời này.”
“Cho tôi một lý do để mang nợ anh.”
“Để tôi còn có lý do gặp anh.”
Bật cười. Anh cũng cười. Chúng tôi bước trên hè phố. Hàng cây dầu xào xạc xào xạc. Cơn gió lạnh lùa dưới đôi bàn chân.
Khi bước vào nhà thờ Tin Lành tại góc đường Trần Hưng Đạo và Đề Thám, tôi nhận ra ngay mình đã phán đoán sai. Nó hoàn toàn không có một biểu tượng gì, như phần lớn nhà thờ Tin Lành khác, nó xây dựng giản dị và không cầu kì như nhà thờ Công Giáo.
"Anh có nghĩ rằng anh đã phán đoán sai không anh Kiệt?"
"Chia buồn cùng tôi đi Phi, anh đoán đúng."
"Vậy số 6 kia hẳn phải trùng vào chỗ khuyết của chòm sao Thiên Bình."
"Vị trí của chòm Thiên Bình, bị khuyết, nằm ở gần đây. Nhưng làm gì có biểu tượng nào? Tôi điên lên mất."
"Coi nào, Vô Danh." Phi vỗ vai tôi, anh cười, nụ cười đủ để xoa dịu bất kỳ tổn thương về phương diện tinh thần nào.
Tôi bước ra đường Trần Hưng Đạo, hàng cây dầu rào rạt trong gió mùa đông. Hơi lạnh bắt đầu làm se sắt nỗi lòng người Saigon. Mặt trời chênh chếch trời Đông, hàng người lũ lượt chen nhau qua con lộ. Tôi ngước lên, hàng cây dầu cao ngun ngút tỏa bóng râm rộng lớn khắp cả con đường. Những hàng dầu thẳng tắp.
"Con trai, hãy nhớ rằng, cây dầu rái là biểu tượng của Saigon" Rồi ông ngồi bệt xuống chiếc ghế tại trạm chờ xe buýt, "Ta già rồi." Ông nhướn mắt nhìn đưa nhỏ. "Sức khỏe của ta không đủ sức để chống đỡ những gì ta mang theo suốt đời này, phải chia sẻ nó. Con biết không. Chia sẻ là cách tốt nhất để tháo bớt nỗi đau và gánh nặng cuộc thời. Và thật bi thương khi ta lại làm điều đó với con, con trai à. Con hãy nhìn hàng cây dầu này, và nhớ cho thật kỹ nơi đây. Đường Trần Hưng Đạo. Cây dầu còn thì Saigon vẫn còn."
"Nhưng tại sao lại là cây dầu vậy thầy?" Đứa nhỏ tròn xoe đôi mắt hỏi.
"Con biết không, đây là cây dầu rái, có tên khoa học là Dipterocarpus alatus..."
"Họ dầu! Dipterocarpaceae!" Đứa trẻ nhanh nhẩu cướp lời.
"Con nhớ tốt lắm", ông cười xuề xòa rồi xoa đầu nó, "Đây là một loại cây đặc trưng ở Đàng Trong và cũng là đặc trưng rừng nhiệt đới. Nó chuộng khí hậu ẩm. Mọc quần tụ và nối dài trên triền sông Đồng Nai, nó gắn liền với ký ức những di dân khai phá đất Saigon. Nó cao và thẳng, sừng sững như những tòa nhà chọc trời sẽ được xây lên ở đây. Tầm cao của cây dầu rái từ 40-70m, nên bóng râm của nó tỏa rộng khắp, như một thứ cây nêu ngày tết. Nó chính là tâm tình của những kiếp người tha phương viễn xứ, mong mỏi đời sống ngay thẳng, chính trực sừng sững. Nó khác với cây đa, cây đề xứ Bắc, gắn liền với đình làng, với sự già nua mà rễ cây chòi lên mặt đất, quấn cuộn tròn lại, như sự khóa chặt ký ức khỏi thời gian. Nơi mà sự nặng nề dĩ vãng làm chùng bước tư duy. Còn cây dầu, như tính khí người Saigon thời mở cõi, phóng khoáng, cao ngạo, chẳng thèm đoái hoài đến mặt đất, chỉ mãi vươn cao lên. Con nhìn xem cây dầu đàng kia, nó cao đến 50 mét." Rồi ông im lặng. Đứa nhỏ cũng im lặng không còn láu táu nữa. Cơn gió miền nhiệt đới nhiễu động thổi qua. Hàng cây dầu rung động những tán lá tận trên cao, tiếng nói của chúng xào xạc vang xa, như một thứ âm thanh chờ đợi sự hưởng ứng. Rồi lần lượt tất cả các cây đều đồng loạt lên tiếng. Xào xạc. Xào xạc.
Cánh lá rơi rụng, mang theo những trái dầu xoay tính giữa làn gió.
Đứa nhỏ reo lên. Ông mỉm cười. Đứa nhỏ lại reo lên. Ông vẫn mỉm cười.
Giữa con đường Trần Hưng Đạo, hàng cây dầu vẫn thẳng tắp qua hàng trăm năm nay. Nó đi từ cánh rừng nhiệt đới, men theo con nước Đồng Nai, rẽ vào nhánh sông Saigon, đổ qua Nhà Bè rồi ra biển. Cây dầu đã ở lại che chắn cho đất Saigon.
Trong đầu ông, văng vẳng câu thơ của người bạn.
Đất Saigon nắng gió, xin hãy nuôi dòng giống lưu đày.
Chua xót. Ông nhìn về ngôi giáo đường Tin Lành. Những năm khởi đầu cuộc chia li, hàng ngàn giáo dân xứ Bắc đổ về Thủ Đức, Phú Nhuận, Phú Lâm v.v. để lập nên xóm đạo. Và ở góc đường Trần Hưng Đạo Đề Thám này, cũng là một xóm đạo của di dân miền Bắc 1954.
"Cây dầu! Là cây dầu!" Tôi rạng rỡ hẳn lên. "Phi, anh biết không. Thầy tôi muốn dẫn tôi về đây. Vì cây dầu!"
"Cây dầu?"
"Nó có ý nghĩa rất lớn với chúng tôi, điều này anh không hiểu được. Nó chính là biểu tượng của Saigon. Chủng cây đặc trưng trồng trên các con lộ cổ xưa nhất Saigon, như Trần Hưng Đạo, Lê Lợi. Nguyễn Du, Gia Long, An Dương Vương, Phan Thanh Giản v.v. Chỉ có duy nhất một loại cây: Cây dầu."
"Nhưng chỉ là cái cây, nó giúp ích được gì cho việc tìm ra thứ mà thầy đã cất giấu?"
"Nó là tín hiệu chỉ đường."
Tôi bước đến những hàng cây dầu, tay chạm nhẹn lên lớp da sần sùi của nó. Nhớ về thời thơ ấu, những hàng cây này gắn liền cùng ký ức.
“Hãy đến hàng cây kia” Ông đưa tay chỉ cho đứa nhỏ những cây dầu cao ngất và thẳng tắp thành một đường thẳng, “Nói cho thầy biết, cây nào được trồng đầu tiên.”
Đứa nhỏ chạy đến cái cây có bán kính to nhất. Háo hức bảo rằng nó đây.
Ông cười xuề xòa, bảo, “Vậy con có biết nó được trồng từ năm nào không? Tuổi của nó?”
“Con hông biết thầy ơi.” Nó nũng nịu.
“Vậy hãy làm mọi cách để biết. Con trai.”
Rồi ông đưa cho nó một cuộn thước dây, một dụng cụ đo góc và một máy tính cầm tay. “Con có cả buổi chiều này để làm việc đó. Ta sẽ chờ con ở bên trong khu chung cư kia.” Ông bỏ đi.
Tôi đưa tay ngăn Phi ngồi lên xe, “Phi, chúng ta cần đi bộ lúc này.”
“Tôi theo ý kiến anh.”
“Anh nhìn xem, hàng cây dầu này xuất phát điểm từ khu vực bùng binh Quách Thị Trang, kéo dài đến quận năm. Nó chính là một mũi tên chỉ đường. Chúng ta cần đi ngược về hướng quận năm.”
“Cho đến chỗ nào? Hết hàng cây dầu?”
“Tôi không biết, nó là ký ức của tôi. Thầy tôi đã làm cho tôi gắn liền với con đường Trần Hưng Đạo này.”
Nói rồi, tôi đi bộ đến khu chung cư trước mặt, hàng chục năm nay nó vẫn ở đó. Vẫn chưa đổ sụp dù đã rệu rã lắm rồi. Hành lang tăm tối dẫn đôi mắt tôi thẳm sâu vào ký ức, nơi dĩ vãng hiện hồn mách bảo và dẫn lối. Nơi vở kịch của những anh hề câm diễn ra vào Chúa Nhật cuối tháng. Nơi mà tôi chỉ xem vở kịch đó một mình, với tất cả những điều lạ lẫm không thể hiểu.
Nụ cười anh hề, dù anh không cười, chỉ vì khuôn mặt được vẽ cười. Anh đang buồn. Nỗi buồn như tràn ngập cô đơn và trống vắng. Anh già, cái già nua mà tuổi tác là sự thách đố trước thời gian. Anh mếu máu nhìn tôi, hả họng ra, anh chỉ vào hốc miệng trống hoác. Tay cầm tấm vé “Vở kịch của người điên.” Anh khao khát nói cho tôi điều gì đó, tôi không hiểu. Tay anh nắm lấy tay tôi, chặt. Mà run rẩy. Anh muốn nói gì với tôi. Đôi mắt kia sao trở nên bạc trắng thế này? Hay vì cái nắng nhiệt đới đã nung đỏ đôi mắt kia trở nên bạc màu, trắng dã.
Anh khóc.
Vì sao anh khóc?
Sao anh không trả lời cùng tôi?
Anh hề, hãy nói cho tôi biết những gì anh muốn tôi biết. Đừng dẫn tôi vào nơi mà ký ức còn lại của hãi hùng. Đừng lấy giọt nước mắt làm tê tái nỗi lòng tôi. Tôi van anh, anh hề. Hãy cho tôi biết những gì tôi cần biết. Đừng dẫn tôi lang thang khắp nơi tăm tối, mạng nhện đan vào trí óc và làm tôi trở nên già nua như khu chung cư này.
“Anh Kiệt!”
“Tôi đây.”
“Anh làm tôi lo quá, anh đứng thất thần trước khu chung cư này. Rồi nước mắt anh chảy ra. Có việc gì sao?”
“Phi, anh tin tôi đi, anh sẽ không muốn biết điều gì đã xảy ra với tôi trong căn hộ trên tầng lầu kia.”
“Tôi vẫn mong anh chia sẻ nó, nếu điều đó làm giảm đi phần nào nỗi lòng của anh.”
“Anh là một người bạn cao thượng, nhưng đây không là lúc cho sự cao thượng đó. Có những thứ, chỉ một mình mình gặm nhấm nó thì mới làm cho nó nguôi ngoai phần nào.”
“Tôi và những người xung quanh anh, đều quan tâm anh.” Anh đặt tay lên bả vai tôi. “Đây, lau nước mắt đi.”
“Tôi nợ anh hai chiếc khăn mùi-soa.”
“Nếu được, tôi muốn anh nợ tôi cả cuộc đời này.”
“Cho tôi một lý do để mang nợ anh.”
“Để tôi còn có lý do gặp anh.”
Bật cười. Anh cũng cười. Chúng tôi bước trên hè phố. Hàng cây dầu xào xạc xào xạc. Cơn gió lạnh lùa dưới đôi bàn chân.
Bình luận facebook