Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 12. BÓNG CHUÔNG THÁP CỔ (P6)
Đứa nhỏ chạy nhanh đến gốc cây gần đó, nó đo chu vi gốc cây, rồi đo tiếp chu vi thân cây. Nhẩm tính trung bình. Rồi đo tiếp những cây dầu xung quanh, ngạc nhiên, nó nhận ra những cây quanh đó có số liệu rất gần với nhau. Nó tự hỏi, liệu chiều cao của cây có tương ứng với với số đo chu vi không? Nó dùng thước đo góc và chọn địa điểm thích hợp nhằm tính chiều cao của cây thông qua phép đồng dạng tam giác mà nó được học buổi hôm trước. Càng ngạc nhiên, khi nó nhận ra chiều cao của cây tương ứng với chu vi trung bình của cây. Hay nói cách khác, chu vi thân cây càng lớn, cây càng cao. Kiến thức thực vật của nó chỉ dừng ở mức phán đoán sơ sài: Chu vi càng lớn, cây càng nhiều tuổi. Nó cũng biết, cây dầu chỉ đạt đến một độ cao nhất định thì dừng, sau đó nó sẽ giãn nở theo chiều ngang, mà kích thước chu vi sẽ tăng dần lên. Cái nó cần biết, là mỗi một năm, chu vi cây dầu trung bình tăng bao nhiêu.Và nó nảy ra sáng kiến, nó thống kê chu vi những cây dầu đếm được, càng nhiều cây dầu càng tốt. Nó viết ra sổ tay số lượng những cây dầu có chu vi lớn nhất, nhanh chóng nó nhận ra chỉ một vài khu vực trên đường Trần Hưng Đạo có những cây dầu như vậy. Nó kết luận: Đó là những cây dầu đầu tiên trên đường Trần Hưng Đạo. Kiến thức lịch sử cho nó biết, đường Trần Hưng Đạo thời Pháp thuộc có tên là Boulevard Galliéni, tên của vị tướng đương thời của nước Pháp. Nó nhẩm tính thời điểm xây dựng đường Galliéni lúc đó chỉ là một đường đất đá quanh những vũng lầy và bưng ruộng, nối hai thành phố Saigon và Chợ Lớn. Đó là thời điểm 1910. Đến năm 1928 thì đường được trải nhựa và thắp đèn. Phỏng đoán, những cây trồng phải vào khoảng 1910 đến 1928. Do cây mang đến trồng phải đạt một độ lớn nhất định, và nó chọn năm 1910 làm mốc thời gian tính toán. Nó chia đều cho chu vi những thân cây lớn nhất để tính ra vận tốc tăng trưởng từng năm. Sau đó, nó kiểm tra lại với những cây nhỏ hơn, và thật ngạc nhiên khi biết những cây đó trồng vào những năm 1954-1960. Điều này giúp nó tin chắc rằng, nó đã lập luận đúng hướng. Nó thiết lập phép tính của mình thành một công thức, chỉ dựa trên số liệu thống kê chu vi, có thể biết được cây đó bao nhiêu tuổi và trồng từ lúc nào.
Mải mê tính toán, bóng ngả về chiều. Người thầy bước đến gần nó. Ông cười. Nó háo hức kể cho ông nghe. Ông cười. Nó háo hức.
Làn gió thổi qua, trái dầu xoay tít tầng không, đổ xuống đại lộ. Ông lưng đã bắt đầu còm, ông ta nhận ra điều đó. Sức khỏe mình không còn đủ để gánh vác những gì mình mang theo. Ông lẩm bẩm một cách vô thức. Đứa nhỏ nghe hết. Thật rõ.
Tôi bước đi, đôi lúc lại thoáng dừng. Nhìn ngắm lại quá khứ là thói quen mà người ta bắt gặp kỷ niệm. Phi dường như hiểu tâm sự của tôi, anh chỉ lẳng lặng bên cạnh mà im lặng. Chốc chốc, tôi dừng, rồi lại đi. Dù chưa chạm ánh mắt vào nhau, tôi vẫn biết có nụ cười trên miệng anh. Nụ cười của một người có đôi mắt của lòng bao dung.
“Phi, có bao giờ anh nghĩ, người vào Sàigòn học cùng tôi là anh mà không phải là Phong không?” Tôi hỏi mà không nhìn anh, “Anh sẽ cho điều đó là tích cực hay tiêu cực trong đời anh?”
“Nhìn thấy Phong, Vô Khuyết, Vô Thường và anh. Thú thật. Tôi xấu hổ và đôi chút ganh tị. Tôi dường như hoàn toàn không theo kịp các anh trong việc chạy theo những ẩn mã mà thầy các anh tạo ra. Nhưng nếu được lựa chọn, tôi vẫn nhường vinh dự đó cho Phong.”
“Tôi có thể biết lí do?”
“Thật xấu hổ, tôi cảm thấy không đủ khả năng để gánh vác những gì mà thầy các anh để lại. Hãy nhìn xem, từ anh đến Phong và Vô Khuyết. Ai cũng mang trong lòng một nỗi niềm không thể giải tỏa, các anh như phải gánh trên đôi vai tất cả dĩ vãng mà thầy các anh tạo ra. Dù điều đó được các anh lựa chọn nhận lấy nó. Nhưng vẫn là một thứ trách nhiệm mà người thường không thể đảm đương.”
“Người ngoài cuộc luôn sáng suốt hơn người trong cuộc.”
“Tôi nghĩ anh nhận thấy điều này trước tôi.”
“Không, Phi à. Anh đã đánh giá tôi quá cao với những gì tôi có. À há, Phi, anh nhìn xem chúng ta đã đến đâu.”
“Nhà mộ Trương Vĩnh Ký.”
“Thật ngạc nhiên, quanh quẩn cũng về lại chốn này. Anh nhìn xem”, tôi chỉ vào cây dầu đối diện khu mộ Trương Vĩnh Ký, “Anh thấy nó to không?”
“Rất to.”
“Nó có từ thời con đường này còn mang tên Galliéni, và tôi từng đo đạc tính toán. Xác định. Nó chính là cây dầu nhiều tuổi nhất chốn này. Có thể nó đã được trồng trước khi đường này được xây dựng vào năm 1910.”
“Anh có thể biết chính xác năm mà nó được trồng không?”
“Biết chứ. Khoảng 1860 đến 1865.”
“À, đó cũng là thời điểm xây dựng Nhà thờ đức bà.”
“Ôi trời! Tuyệt! Phi ơi, tôi có thể ôm anh một cái. Lựa chọn đi cùng anh bao giờ cũng là lựa chọn đúng đắn nhất của tôi.”
“…”
“Anh chưa hiểu sao? Chòm Thiên Bình bị khuyết, dẫn về đường Trần Hưng Đạo. Trên đường Trần Hưng Đạo chỉ có duy nhất một cái cây được xây dựng vào thời điểm mà Nhà thờ đức bà được xây dựng nên. Và, nó nằm ở đây. Anh chưa hiểu sao?”
“Ờ thì… Anh xem như tôi tối dạ vậy.” Phi cười. “Tôi chưa hiểu.”
“Nơi này là họ đạo lâu đời nhất Sàigòn, và không chừng là cả nước. Nó có từ trước khi Sàigòn được hình thành.”
“Họ đạo Chợ Quán?”
“Đúng vậy, từ những năm 1700, đã có nhiều di dân theo Công Giáo đến đây lập nghiệp, họ buôn bán và tạo nên họ đạo Chợ Quán. Theo giả thuyết được công nhận nhiều nhất, tên Chợ Quán là vì có chợ và nhiều quán xá bán hàng. Nó đại diện cho tinh thần mở cõi về phương Nam của lớp người di dân. Và do đó, nó không thể thiếu một thứ của giáo dân.”
“Nhà thờ!”
“Chính xác! Nó chính là nhà thờ đầu tiên tại Sàigòn. Nhà thờ Chợ Quán về sau xây dựng trên cái nền của nhà thờ đó. Và chắc anh sẽ ngạc nhiên khi biết, nhà thờ đức bà từ gỗ chuyển sang bằng gạch như hiện nay, là vào năm 1877, chừng mười năm sau là đến nhà thờ Chợ Quán bắt đầu xây dựng. Nên nói về mức độ cổ xưa, nhà thợ Chợ Quán ngày nay chỉ thua đúng Nhà thờ đức bà, còn họ đạo thì nó đứng hàng đầu cả nước.”
“Thầy anh đã dẫn chúng ta đến nhà thờ Chợ Quán! Vì nó đầy đủ tính chất cổ xưa, nhằm đại diện cho tri thức cổ xưa.”
“Anh sẽ ngạc nhiên khi biết Trương Vĩnh Ký năm xưa, đã chọn xây nhà bên cạnh nhà thờ Chợ Quán. Vào đây, rẽ phải vào đường Trần Bình Trọng. Anh thấy không, chúng ta đi đúng hướng rồi, toàn bộ đường Trần Bình Trọng là hàng cây dầu có tuổi đời trăm năm.”
Đứng trước ngôi thánh đường đồng thời là nhà nguyện cổ xưa nhất Sàigòn, tôi và Phi không choáng ngợp trước nó, mà choáng ngợp bởi hai cây dầu sừng sững cao đến 40m đứng trước cửa vào khuôn viên nhà thờ. Nó đã có mặt ở đây ba thế kỷ. Sừng sững và uy nghiêm như những linh thần canh gác ngôi nhà của Chúa. Nếu nhà thờ đức bà mang số hai làm biểu tượng, thì nhà thờ Chợ Quán mang số một làm biểu tượng. Nó chỉ có một tháp chuông chính giữa, với ba tầng, tầng một kéo chuông, tầng hai để chuông và gác mái to lớn.
“Phi, anh nhìn thấy con số liên hệ chưa?”
“Số 5.”
“Chính xác, từ dưới lên trên, thật cân xứng, có bốn cửa nhỏ và một cửa lớn. Trên cùng có 6 cửa nhỏ, mối liên hệ với Nhà thờ đức bà. Nhưng bên hông, mỗi bên chỉ có năm cửa. Và anh biết không Phi, nó giống hoàn toàn với Nhà thờ đức bà về việc có nhiều chuông, khác chăng, nó chỉ có 5 chiếc chuông. Chiếc chuông quan trọng nhất dùng để báo tử. Nó từng ngân lên vào ngày Trương Vĩnh Ký lìa trần.”
“Chúng ta bắt đầu làm việc được chưa? Anh làm tôi hào hứng quá.”
“Không cần, tôi biết thứ cần tìm nằm ở đâu rồi. Đây chưa phải là thời điểm thích hợp, cả anh và tôi cần được nghỉ ngơi sau nhiều giờ căng não. Anh liên lạc ngay với chú Sáu Liêm dùm tôi, tôi cần đến sự giúp đỡ của chú Sáu lúc này.”
Phi gọi đến cho chú Sáu và chuyển máy cho tôi.
“Con chào chú. Sẽ không phiền thời gian chú quá lâu. Cọp con đã ra khỏi ổ. Người lớn làm việc lớn. Chú nhá. Tạm biệt chú.” Tôi nhìn Phi, anh trợn mắt nhìn tôi rồi phì cười, tôi nhướn mày tinh nghịch, “Phi, anh biết không, đôi lúc chúng ta cần suy nghĩ như một đứa trẻ để đơn giản hóa những vấn đề không cần thiết phải chú trọng nhiều đến yếu tố phức tạp bên ngoài. Anh có nhã hứng đi dạo một vòng Sàigòn rồi về nhà?”
“Tôi cứ nghĩ anh sẽ đến viếng tang cha Mục.”
“Ôi thôi, nói ra thật nhẫn tâm. Việc ồn ào trong tang chế miền Nam rất không hợp với tôi, tôi sẽ đến viếng cha vào thời điểm thích hợp nhất. Tốt nhất là cha nên an nghỉ một nơi nào đó, và tôi sẽ đến với cha trong không khí đủ u ám và nặng nề. Như vậy mới phù hợp cho một hành vi dành cho người đã khuất.”
“Tôi thật cũng không quen đến sự ồn ào của đám tang miền Nam.”
“Một thói xấu có từ thời mở cõi, nơi mà sự tĩnh mịch mang lại cảm giác thê lương thì người ta cần tiếng hát. Đám tang miền Nam thường kèm với tiếng hát nhiều hơn là tiếng khóc. Nó vừa giải sầu và… giúp vui cho người đến viếng tang. Tôi hi vọng đến thời điểm tôi mất, thói xấu này sẽ được bỏ đi. Nếu không, tôi sẽ đội mồ bóp cổ đứa nào thực hiện đám tang đó.”
Phi bật cười thành tiếng.
Hai anh em chúng tôi sải bước ra con lộ. Mặt trời dần lên đỉnh đầu. Không khí lạnh cũng biến mất tự lúc nào.
***
Nằm chợp mắt vài tiếng, đủ để lấy lại chút sinh khí cho buổi chiều. Ba giờ chiều, đồng hồ nhà Phi điểm. Phi giật mình dậy từ chiếc ghế bên cạnh.
“Anh Kiệt, đến giờ rồi.”
“Chúng ta mỗi người có hai mươi phút để chuẩn bị.”
Lên xe.
“Mình đến thẳng nhà thờ Chợ Quán?” Phi hỏi.
“Vâng, anh liên hệ với những người bên giáo đoàn giúp tôi chưa?”
“Tôi đã nhờ họ hỗ trợ theo ý của anh.”
“Tốt. Chợ Quán thẳng tiến.”
Vào giờ tan tầm, học sinh của trường tiểu học bên cạnh ùa ra khỏi khuôn viên Chợ Quán. Vị cha xứ đã đứng đó chờ chúng tôi.
“Chào cha, thật phiền cha lúc này.”
“Đó là trách nhiệm của tôi, tôi cần lắng nghe và đáp ứng lời của anh em.”
“Xin hứa với cha, ngôi nhà của chúa sẽ không bị sứt mẻ gì. Xin hướng dẫn con đến tầng dưới tháp chuông. Mau, Phi! Đã bốn giờ ba mươi rồi.”
Ở tầng một tháp chuông, thông qua lớp cửa sổ, tôi nhìn xuống mặt sân. Mỉm cười.
Nhìn đồng hồ. “Phi. Năm giờ rồi, xuống thôi kẻo không kịp.”
Bóng tháp chuông đổ xuống cây dầu con con bên hông trái nhà thờ. Tôi và Phi đến, rồi đánh dấu lên thân cây.
“Đi thôi Phi, tối nay chúng ta đến đào xới nó. Giờ đông người, e không tiện.”
“Chỉ đơn giản vậy thôi sao?”
“Anh muốn phức tạp đến mức độ nào?”
Phi bật cười lớn. Nhìn nụ cười của Phi, tôi hiểu anh đã biết ý tôi. Chúng tôi bỏ về, bóng chuông tòa tháp di chuyển dài trên mặt sân theo ánh triêu dương.
Đứa nhỏ chạy nhanh đến gốc cây gần đó, nó đo chu vi gốc cây, rồi đo tiếp chu vi thân cây. Nhẩm tính trung bình. Rồi đo tiếp những cây dầu xung quanh, ngạc nhiên, nó nhận ra những cây quanh đó có số liệu rất gần với nhau. Nó tự hỏi, liệu chiều cao của cây có tương ứng với với số đo chu vi không? Nó dùng thước đo góc và chọn địa điểm thích hợp nhằm tính chiều cao của cây thông qua phép đồng dạng tam giác mà nó được học buổi hôm trước. Càng ngạc nhiên, khi nó nhận ra chiều cao của cây tương ứng với chu vi trung bình của cây. Hay nói cách khác, chu vi thân cây càng lớn, cây càng cao. Kiến thức thực vật của nó chỉ dừng ở mức phán đoán sơ sài: Chu vi càng lớn, cây càng nhiều tuổi. Nó cũng biết, cây dầu chỉ đạt đến một độ cao nhất định thì dừng, sau đó nó sẽ giãn nở theo chiều ngang, mà kích thước chu vi sẽ tăng dần lên. Cái nó cần biết, là mỗi một năm, chu vi cây dầu trung bình tăng bao nhiêu.Và nó nảy ra sáng kiến, nó thống kê chu vi những cây dầu đếm được, càng nhiều cây dầu càng tốt. Nó viết ra sổ tay số lượng những cây dầu có chu vi lớn nhất, nhanh chóng nó nhận ra chỉ một vài khu vực trên đường Trần Hưng Đạo có những cây dầu như vậy. Nó kết luận: Đó là những cây dầu đầu tiên trên đường Trần Hưng Đạo. Kiến thức lịch sử cho nó biết, đường Trần Hưng Đạo thời Pháp thuộc có tên là Boulevard Galliéni, tên của vị tướng đương thời của nước Pháp. Nó nhẩm tính thời điểm xây dựng đường Galliéni lúc đó chỉ là một đường đất đá quanh những vũng lầy và bưng ruộng, nối hai thành phố Saigon và Chợ Lớn. Đó là thời điểm 1910. Đến năm 1928 thì đường được trải nhựa và thắp đèn. Phỏng đoán, những cây trồng phải vào khoảng 1910 đến 1928. Do cây mang đến trồng phải đạt một độ lớn nhất định, và nó chọn năm 1910 làm mốc thời gian tính toán. Nó chia đều cho chu vi những thân cây lớn nhất để tính ra vận tốc tăng trưởng từng năm. Sau đó, nó kiểm tra lại với những cây nhỏ hơn, và thật ngạc nhiên khi biết những cây đó trồng vào những năm 1954-1960. Điều này giúp nó tin chắc rằng, nó đã lập luận đúng hướng. Nó thiết lập phép tính của mình thành một công thức, chỉ dựa trên số liệu thống kê chu vi, có thể biết được cây đó bao nhiêu tuổi và trồng từ lúc nào.
Mải mê tính toán, bóng ngả về chiều. Người thầy bước đến gần nó. Ông cười. Nó háo hức kể cho ông nghe. Ông cười. Nó háo hức.
Làn gió thổi qua, trái dầu xoay tít tầng không, đổ xuống đại lộ. Ông lưng đã bắt đầu còm, ông ta nhận ra điều đó. Sức khỏe mình không còn đủ để gánh vác những gì mình mang theo. Ông lẩm bẩm một cách vô thức. Đứa nhỏ nghe hết. Thật rõ.
Tôi bước đi, đôi lúc lại thoáng dừng. Nhìn ngắm lại quá khứ là thói quen mà người ta bắt gặp kỷ niệm. Phi dường như hiểu tâm sự của tôi, anh chỉ lẳng lặng bên cạnh mà im lặng. Chốc chốc, tôi dừng, rồi lại đi. Dù chưa chạm ánh mắt vào nhau, tôi vẫn biết có nụ cười trên miệng anh. Nụ cười của một người có đôi mắt của lòng bao dung.
“Phi, có bao giờ anh nghĩ, người vào Sàigòn học cùng tôi là anh mà không phải là Phong không?” Tôi hỏi mà không nhìn anh, “Anh sẽ cho điều đó là tích cực hay tiêu cực trong đời anh?”
“Nhìn thấy Phong, Vô Khuyết, Vô Thường và anh. Thú thật. Tôi xấu hổ và đôi chút ganh tị. Tôi dường như hoàn toàn không theo kịp các anh trong việc chạy theo những ẩn mã mà thầy các anh tạo ra. Nhưng nếu được lựa chọn, tôi vẫn nhường vinh dự đó cho Phong.”
“Tôi có thể biết lí do?”
“Thật xấu hổ, tôi cảm thấy không đủ khả năng để gánh vác những gì mà thầy các anh để lại. Hãy nhìn xem, từ anh đến Phong và Vô Khuyết. Ai cũng mang trong lòng một nỗi niềm không thể giải tỏa, các anh như phải gánh trên đôi vai tất cả dĩ vãng mà thầy các anh tạo ra. Dù điều đó được các anh lựa chọn nhận lấy nó. Nhưng vẫn là một thứ trách nhiệm mà người thường không thể đảm đương.”
“Người ngoài cuộc luôn sáng suốt hơn người trong cuộc.”
“Tôi nghĩ anh nhận thấy điều này trước tôi.”
“Không, Phi à. Anh đã đánh giá tôi quá cao với những gì tôi có. À há, Phi, anh nhìn xem chúng ta đã đến đâu.”
“Nhà mộ Trương Vĩnh Ký.”
“Thật ngạc nhiên, quanh quẩn cũng về lại chốn này. Anh nhìn xem”, tôi chỉ vào cây dầu đối diện khu mộ Trương Vĩnh Ký, “Anh thấy nó to không?”
“Rất to.”
“Nó có từ thời con đường này còn mang tên Galliéni, và tôi từng đo đạc tính toán. Xác định. Nó chính là cây dầu nhiều tuổi nhất chốn này. Có thể nó đã được trồng trước khi đường này được xây dựng vào năm 1910.”
“Anh có thể biết chính xác năm mà nó được trồng không?”
“Biết chứ. Khoảng 1860 đến 1865.”
“À, đó cũng là thời điểm xây dựng Nhà thờ đức bà.”
“Ôi trời! Tuyệt! Phi ơi, tôi có thể ôm anh một cái. Lựa chọn đi cùng anh bao giờ cũng là lựa chọn đúng đắn nhất của tôi.”
“…”
“Anh chưa hiểu sao? Chòm Thiên Bình bị khuyết, dẫn về đường Trần Hưng Đạo. Trên đường Trần Hưng Đạo chỉ có duy nhất một cái cây được xây dựng vào thời điểm mà Nhà thờ đức bà được xây dựng nên. Và, nó nằm ở đây. Anh chưa hiểu sao?”
“Ờ thì… Anh xem như tôi tối dạ vậy.” Phi cười. “Tôi chưa hiểu.”
“Nơi này là họ đạo lâu đời nhất Sàigòn, và không chừng là cả nước. Nó có từ trước khi Sàigòn được hình thành.”
“Họ đạo Chợ Quán?”
“Đúng vậy, từ những năm 1700, đã có nhiều di dân theo Công Giáo đến đây lập nghiệp, họ buôn bán và tạo nên họ đạo Chợ Quán. Theo giả thuyết được công nhận nhiều nhất, tên Chợ Quán là vì có chợ và nhiều quán xá bán hàng. Nó đại diện cho tinh thần mở cõi về phương Nam của lớp người di dân. Và do đó, nó không thể thiếu một thứ của giáo dân.”
“Nhà thờ!”
“Chính xác! Nó chính là nhà thờ đầu tiên tại Sàigòn. Nhà thờ Chợ Quán về sau xây dựng trên cái nền của nhà thờ đó. Và chắc anh sẽ ngạc nhiên khi biết, nhà thờ đức bà từ gỗ chuyển sang bằng gạch như hiện nay, là vào năm 1877, chừng mười năm sau là đến nhà thờ Chợ Quán bắt đầu xây dựng. Nên nói về mức độ cổ xưa, nhà thợ Chợ Quán ngày nay chỉ thua đúng Nhà thờ đức bà, còn họ đạo thì nó đứng hàng đầu cả nước.”
“Thầy anh đã dẫn chúng ta đến nhà thờ Chợ Quán! Vì nó đầy đủ tính chất cổ xưa, nhằm đại diện cho tri thức cổ xưa.”
“Anh sẽ ngạc nhiên khi biết Trương Vĩnh Ký năm xưa, đã chọn xây nhà bên cạnh nhà thờ Chợ Quán. Vào đây, rẽ phải vào đường Trần Bình Trọng. Anh thấy không, chúng ta đi đúng hướng rồi, toàn bộ đường Trần Bình Trọng là hàng cây dầu có tuổi đời trăm năm.”
Đứng trước ngôi thánh đường đồng thời là nhà nguyện cổ xưa nhất Sàigòn, tôi và Phi không choáng ngợp trước nó, mà choáng ngợp bởi hai cây dầu sừng sững cao đến 40m đứng trước cửa vào khuôn viên nhà thờ. Nó đã có mặt ở đây ba thế kỷ. Sừng sững và uy nghiêm như những linh thần canh gác ngôi nhà của Chúa. Nếu nhà thờ đức bà mang số hai làm biểu tượng, thì nhà thờ Chợ Quán mang số một làm biểu tượng. Nó chỉ có một tháp chuông chính giữa, với ba tầng, tầng một kéo chuông, tầng hai để chuông và gác mái to lớn.
“Phi, anh nhìn thấy con số liên hệ chưa?”
“Số 5.”
“Chính xác, từ dưới lên trên, thật cân xứng, có bốn cửa nhỏ và một cửa lớn. Trên cùng có 6 cửa nhỏ, mối liên hệ với Nhà thờ đức bà. Nhưng bên hông, mỗi bên chỉ có năm cửa. Và anh biết không Phi, nó giống hoàn toàn với Nhà thờ đức bà về việc có nhiều chuông, khác chăng, nó chỉ có 5 chiếc chuông. Chiếc chuông quan trọng nhất dùng để báo tử. Nó từng ngân lên vào ngày Trương Vĩnh Ký lìa trần.”
“Chúng ta bắt đầu làm việc được chưa? Anh làm tôi hào hứng quá.”
“Không cần, tôi biết thứ cần tìm nằm ở đâu rồi. Đây chưa phải là thời điểm thích hợp, cả anh và tôi cần được nghỉ ngơi sau nhiều giờ căng não. Anh liên lạc ngay với chú Sáu Liêm dùm tôi, tôi cần đến sự giúp đỡ của chú Sáu lúc này.”
Phi gọi đến cho chú Sáu và chuyển máy cho tôi.
“Con chào chú. Sẽ không phiền thời gian chú quá lâu. Cọp con đã ra khỏi ổ. Người lớn làm việc lớn. Chú nhá. Tạm biệt chú.” Tôi nhìn Phi, anh trợn mắt nhìn tôi rồi phì cười, tôi nhướn mày tinh nghịch, “Phi, anh biết không, đôi lúc chúng ta cần suy nghĩ như một đứa trẻ để đơn giản hóa những vấn đề không cần thiết phải chú trọng nhiều đến yếu tố phức tạp bên ngoài. Anh có nhã hứng đi dạo một vòng Sàigòn rồi về nhà?”
“Tôi cứ nghĩ anh sẽ đến viếng tang cha Mục.”
“Ôi thôi, nói ra thật nhẫn tâm. Việc ồn ào trong tang chế miền Nam rất không hợp với tôi, tôi sẽ đến viếng cha vào thời điểm thích hợp nhất. Tốt nhất là cha nên an nghỉ một nơi nào đó, và tôi sẽ đến với cha trong không khí đủ u ám và nặng nề. Như vậy mới phù hợp cho một hành vi dành cho người đã khuất.”
“Tôi thật cũng không quen đến sự ồn ào của đám tang miền Nam.”
“Một thói xấu có từ thời mở cõi, nơi mà sự tĩnh mịch mang lại cảm giác thê lương thì người ta cần tiếng hát. Đám tang miền Nam thường kèm với tiếng hát nhiều hơn là tiếng khóc. Nó vừa giải sầu và… giúp vui cho người đến viếng tang. Tôi hi vọng đến thời điểm tôi mất, thói xấu này sẽ được bỏ đi. Nếu không, tôi sẽ đội mồ bóp cổ đứa nào thực hiện đám tang đó.”
Phi bật cười thành tiếng.
Hai anh em chúng tôi sải bước ra con lộ. Mặt trời dần lên đỉnh đầu. Không khí lạnh cũng biến mất tự lúc nào.
***
Nằm chợp mắt vài tiếng, đủ để lấy lại chút sinh khí cho buổi chiều. Ba giờ chiều, đồng hồ nhà Phi điểm. Phi giật mình dậy từ chiếc ghế bên cạnh.
“Anh Kiệt, đến giờ rồi.”
“Chúng ta mỗi người có hai mươi phút để chuẩn bị.”
Lên xe.
“Mình đến thẳng nhà thờ Chợ Quán?” Phi hỏi.
“Vâng, anh liên hệ với những người bên giáo đoàn giúp tôi chưa?”
“Tôi đã nhờ họ hỗ trợ theo ý của anh.”
“Tốt. Chợ Quán thẳng tiến.”
Vào giờ tan tầm, học sinh của trường tiểu học bên cạnh ùa ra khỏi khuôn viên Chợ Quán. Vị cha xứ đã đứng đó chờ chúng tôi.
“Chào cha, thật phiền cha lúc này.”
“Đó là trách nhiệm của tôi, tôi cần lắng nghe và đáp ứng lời của anh em.”
“Xin hứa với cha, ngôi nhà của chúa sẽ không bị sứt mẻ gì. Xin hướng dẫn con đến tầng dưới tháp chuông. Mau, Phi! Đã bốn giờ ba mươi rồi.”
Ở tầng một tháp chuông, thông qua lớp cửa sổ, tôi nhìn xuống mặt sân. Mỉm cười.
Nhìn đồng hồ. “Phi. Năm giờ rồi, xuống thôi kẻo không kịp.”
Bóng tháp chuông đổ xuống cây dầu con con bên hông trái nhà thờ. Tôi và Phi đến, rồi đánh dấu lên thân cây.
“Đi thôi Phi, tối nay chúng ta đến đào xới nó. Giờ đông người, e không tiện.”
“Chỉ đơn giản vậy thôi sao?”
“Anh muốn phức tạp đến mức độ nào?”
Phi bật cười lớn. Nhìn nụ cười của Phi, tôi hiểu anh đã biết ý tôi. Chúng tôi bỏ về, bóng chuông tòa tháp di chuyển dài trên mặt sân theo ánh triêu dương.