Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 16. PARIS (P4)
Nói đến Hứa Bổn Hòa, Phi biết đó là biểu tượng về sự hào phóng. Hội của mình, anh nghĩ, đã giữ nguyên truyền thống có từ thời đại Trương Vĩnh Ký là sự hào phóng, nếu thiếu đi phẩm chất đó hội đã không có đủ tiền để tài trợ cho những tài năng lớn. Nhưng đó không phải là một truyền thống có từ Đông Á, nó là truyền thống từ phương Tây, nơi mà người giàu có muốn chứng tỏ địa vị của mình họ sẽ nuôi dưỡng nghệ thuật và triết học. Những tên tuổi lớn của phương Tây luôn đi kèm những nhà bảo trợ vĩ đại, Aristotle với nhà bảo trợ hoàng đế Alexander, Bacon với ngài quận công đẹp trai Essex, Leonardo di ser Piero da Vinci và vua François I, Voltaire gắn liền với tên tuổi đại đế Frédérique v.v. Thời đại nào vĩ nhân cũng đi kèm với nhà bảo trợ rộng lượng, truyền thống đó đã giúp cho nền văn minh phương Tây rực rỡ và thăng tiến, ngày nay không quá khó để nhận ra nó ở những nhà tỷ phú nước Mỹ.
Nhưng phương Đông thì không rộng lượng như vậy, Việt Nam càng không. Những người nghệ sĩ và nhà tư tưởng, gắn liền với cái nghèo và khó khăn, họ sống bằng lòng thương hại hơn là nghĩa cử cao đẹp của người mến chuộng tri thức. Để thoát khỏi truyền thống đã làm bào mòn sức sống vĩ nhân, hội đã mời những người có quyền lực về kinh tế nhất tham gia hội, đặc biệt là những người Công giáo vốn có truyền thống bác ái từ phương Tây. Những đại phú hào từ Saigon đến Hà Nội ngày trước, đã không ngừng ngại chi tiền nuôi dưỡng nhiều tài năng của hội, không chỉ vậy, hội còn sản sinh ra những người có khả năng kiếm tiền để giúp nâng đỡ những tài năng mới.
Phi biết Vô Thường là con người như vậy, hằng năm, số tiền anh gửi cho hội còn nhiều hơn số tiền mà người ta có thể nghĩ đến. Biết bao nhiêu con người được đưa ra nước ngoài học nhờ vào học bổng Pétrus Ký mà anh góp vào số tiền hơn phân nửa.
Nhưng Phi biết, có một con người đã từ chối lòng hào phóng đó.
Vô Danh.
Vô Danh gắn liền với những quyển sách không nhiều bằng giai thoại mà anh có, đến ngày nay, giai thoại về anh vẫn còn là chủ đề mỗi khi người ta nhắc về anh. Phi bật cười với suy nghĩ của mình, anh biết, người nhiều giai thoại nhất phải là người cá tính nhất, nhưng, giai thoại về Vô Danh xem chừng còn nhiều hơn cá tính mà anh có. Anh gắn liền với những truyện khiêu dâm trên mạng mà ngày nay nhiều người xem nó là kinh điển của truyện dâm, anh thì gọi nó là dâm thư. Gắn liền với những cuộc tình ái mà đời sống tình dục khiến nhiều người ngạc nhiên. Anh có nhiều câu chuyện về mình mà mỗi câu chuyện đều khắc họa nên một hình ảnh khác, nếu không nói là đối lập. Nhưng sẽ không thể nào biết nếu không có người dành nhiều công sức sưu tầm lại tất cả tác phẩm của anh, Vô Thường. Người đã lặng lẽ theo từng bước chân anh, mua lại những tác phẩm và kỷ vật của anh, điều này khiến cho giai thoại về anh còn nhiều hơn nữa bởi có chứng cứ rõ ràng.
Phi mãi theo đuổi suy nghĩ của mình về một người bạn mà quên mất chuyến xe đã đến phi trường Orly, ngoại ô Paris. Vô Thường đưa tay lên xem đồng hồ, "Chúng ta có thời gian một tiếng để đến đảo Corse."
"Quê hương Napoleon."
"Tôi thích cách gọi của người Pháp hơn, I’Ile de la Beauté."
"Nàng thơ giữa lòng Địa Trung Hải, hay thật."
"Tôi đã đặt chuyến bay từ ngày hôm qua."
"Anh chưa đọc bức thư của Vô Danh mà biết phải đến đảo Corse sao?"
"Tôi hiểu anh ấy hơn những điều anh ấy hiểu tôi. Đi thôi."
Trên chuyến bay, Vô Thường lấy sổ tay ghi lại dăm chữ, rồi anh cắn đầu bút như một thói quen. Anh viết và xóa nhanh trên trang sổ tay đó, cái nhăn mặt rất thoáng.
"Xin lỗi anh, Tuấn. Tôi không biết có thể giúp được gì cho anh?"
"Tôi xin lỗi vì đã quên mất sự tồn tại của anh. Tôi cố giải ẩn mã mà Vô Danh để lại, với hi vọng anh có thể có nó và nhanh chóng về Saigon. Vô Danh rất cần anh."
"Tôi có thể giúp được chứ?"
"Tôi không xem thường trí thông minh của anh, nhưng anh không cùng một thầy với chúng tôi, có những thứ anh mất thời gian hơn tôi."
"Thật bất hạnh cho tôi lúc này."
Vô Thường gập quyển sổ tay lại, nhìn Phi. "Anh biết không, tôi phải mất rất nhiều thời gian để làm quen một người bạn mới. Chúng ta là bạn của nhau được mấy năm rồi anh nhỉ?"
"Bảy năm."
"Vậy mà tôi vẫn chưa thể thân thiết với anh, anh sẽ không phiền vì điều đó?"
"Đó là lời nói nhiều tổn thương."
"Nhưng nó chân thật nhất có thể. Tôi luôn gặp khó khăn trong những mối quan hệ mới. Vô Danh nói tôi mắc chứng Người cô độc."
"Người cô độc?"
"Đó là một chứng do Vô Danh tìm ra, những người luôn gặp khó khăn khi gần gũi một người lạ, họ cảm thấy không thể nào làm quen với nhau, họ khó khăn khi chia sẻ cùng nhau những câu chuyện tâm tình, họ không biết cư xử thế nào để người kia không khỏi phật lòng và quan trọng nhất là không muốn có thêm tình bạn. Và Vô Danh gọi đó là hội chứng Người cô độc."
"Tôi nghĩ Vô Danh đã nói quá."
"Không, ít nhất đó là mong muốn của tôi, tôi mong rằng anh ấy nói đúng."
Vô Thường hướng mắt ra cửa sổ, những tầng mây dường như xa lạ với anh. Xa lạ đến mức anh không biết rằng thông báo của phi trưởng chuyến bay, đã đến đảo Corse.
Nói đến Hứa Bổn Hòa, Phi biết đó là biểu tượng về sự hào phóng. Hội của mình, anh nghĩ, đã giữ nguyên truyền thống có từ thời đại Trương Vĩnh Ký là sự hào phóng, nếu thiếu đi phẩm chất đó hội đã không có đủ tiền để tài trợ cho những tài năng lớn. Nhưng đó không phải là một truyền thống có từ Đông Á, nó là truyền thống từ phương Tây, nơi mà người giàu có muốn chứng tỏ địa vị của mình họ sẽ nuôi dưỡng nghệ thuật và triết học. Những tên tuổi lớn của phương Tây luôn đi kèm những nhà bảo trợ vĩ đại, Aristotle với nhà bảo trợ hoàng đế Alexander, Bacon với ngài quận công đẹp trai Essex, Leonardo di ser Piero da Vinci và vua François I, Voltaire gắn liền với tên tuổi đại đế Frédérique v.v. Thời đại nào vĩ nhân cũng đi kèm với nhà bảo trợ rộng lượng, truyền thống đó đã giúp cho nền văn minh phương Tây rực rỡ và thăng tiến, ngày nay không quá khó để nhận ra nó ở những nhà tỷ phú nước Mỹ.
Nhưng phương Đông thì không rộng lượng như vậy, Việt Nam càng không. Những người nghệ sĩ và nhà tư tưởng, gắn liền với cái nghèo và khó khăn, họ sống bằng lòng thương hại hơn là nghĩa cử cao đẹp của người mến chuộng tri thức. Để thoát khỏi truyền thống đã làm bào mòn sức sống vĩ nhân, hội đã mời những người có quyền lực về kinh tế nhất tham gia hội, đặc biệt là những người Công giáo vốn có truyền thống bác ái từ phương Tây. Những đại phú hào từ Saigon đến Hà Nội ngày trước, đã không ngừng ngại chi tiền nuôi dưỡng nhiều tài năng của hội, không chỉ vậy, hội còn sản sinh ra những người có khả năng kiếm tiền để giúp nâng đỡ những tài năng mới.
Phi biết Vô Thường là con người như vậy, hằng năm, số tiền anh gửi cho hội còn nhiều hơn số tiền mà người ta có thể nghĩ đến. Biết bao nhiêu con người được đưa ra nước ngoài học nhờ vào học bổng Pétrus Ký mà anh góp vào số tiền hơn phân nửa.
Nhưng Phi biết, có một con người đã từ chối lòng hào phóng đó.
Vô Danh.
Vô Danh gắn liền với những quyển sách không nhiều bằng giai thoại mà anh có, đến ngày nay, giai thoại về anh vẫn còn là chủ đề mỗi khi người ta nhắc về anh. Phi bật cười với suy nghĩ của mình, anh biết, người nhiều giai thoại nhất phải là người cá tính nhất, nhưng, giai thoại về Vô Danh xem chừng còn nhiều hơn cá tính mà anh có. Anh gắn liền với những truyện khiêu dâm trên mạng mà ngày nay nhiều người xem nó là kinh điển của truyện dâm, anh thì gọi nó là dâm thư. Gắn liền với những cuộc tình ái mà đời sống tình dục khiến nhiều người ngạc nhiên. Anh có nhiều câu chuyện về mình mà mỗi câu chuyện đều khắc họa nên một hình ảnh khác, nếu không nói là đối lập. Nhưng sẽ không thể nào biết nếu không có người dành nhiều công sức sưu tầm lại tất cả tác phẩm của anh, Vô Thường. Người đã lặng lẽ theo từng bước chân anh, mua lại những tác phẩm và kỷ vật của anh, điều này khiến cho giai thoại về anh còn nhiều hơn nữa bởi có chứng cứ rõ ràng.
Phi mãi theo đuổi suy nghĩ của mình về một người bạn mà quên mất chuyến xe đã đến phi trường Orly, ngoại ô Paris. Vô Thường đưa tay lên xem đồng hồ, "Chúng ta có thời gian một tiếng để đến đảo Corse."
"Quê hương Napoleon."
"Tôi thích cách gọi của người Pháp hơn, I’Ile de la Beauté."
"Nàng thơ giữa lòng Địa Trung Hải, hay thật."
"Tôi đã đặt chuyến bay từ ngày hôm qua."
"Anh chưa đọc bức thư của Vô Danh mà biết phải đến đảo Corse sao?"
"Tôi hiểu anh ấy hơn những điều anh ấy hiểu tôi. Đi thôi."
Trên chuyến bay, Vô Thường lấy sổ tay ghi lại dăm chữ, rồi anh cắn đầu bút như một thói quen. Anh viết và xóa nhanh trên trang sổ tay đó, cái nhăn mặt rất thoáng.
"Xin lỗi anh, Tuấn. Tôi không biết có thể giúp được gì cho anh?"
"Tôi xin lỗi vì đã quên mất sự tồn tại của anh. Tôi cố giải ẩn mã mà Vô Danh để lại, với hi vọng anh có thể có nó và nhanh chóng về Saigon. Vô Danh rất cần anh."
"Tôi có thể giúp được chứ?"
"Tôi không xem thường trí thông minh của anh, nhưng anh không cùng một thầy với chúng tôi, có những thứ anh mất thời gian hơn tôi."
"Thật bất hạnh cho tôi lúc này."
Vô Thường gập quyển sổ tay lại, nhìn Phi. "Anh biết không, tôi phải mất rất nhiều thời gian để làm quen một người bạn mới. Chúng ta là bạn của nhau được mấy năm rồi anh nhỉ?"
"Bảy năm."
"Vậy mà tôi vẫn chưa thể thân thiết với anh, anh sẽ không phiền vì điều đó?"
"Đó là lời nói nhiều tổn thương."
"Nhưng nó chân thật nhất có thể. Tôi luôn gặp khó khăn trong những mối quan hệ mới. Vô Danh nói tôi mắc chứng Người cô độc."
"Người cô độc?"
"Đó là một chứng do Vô Danh tìm ra, những người luôn gặp khó khăn khi gần gũi một người lạ, họ cảm thấy không thể nào làm quen với nhau, họ khó khăn khi chia sẻ cùng nhau những câu chuyện tâm tình, họ không biết cư xử thế nào để người kia không khỏi phật lòng và quan trọng nhất là không muốn có thêm tình bạn. Và Vô Danh gọi đó là hội chứng Người cô độc."
"Tôi nghĩ Vô Danh đã nói quá."
"Không, ít nhất đó là mong muốn của tôi, tôi mong rằng anh ấy nói đúng."
Vô Thường hướng mắt ra cửa sổ, những tầng mây dường như xa lạ với anh. Xa lạ đến mức anh không biết rằng thông báo của phi trưởng chuyến bay, đã đến đảo Corse.