• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (1 Viewer)

Chương 16. PARIS (P3)

"Những thứ được chôn giấu", Vô Thường nghĩ, "những lời nói của Vô Danh."
"Trong căn nhà nhỏ mẹ cũng ngồi chờ" Căn phòng mờ nhạt màu đèn, để tránh cho sự phiền hà, anh chấp nhận ánh đèn nhạt hơn. Anh cố cho dòng chữ trước mặt chạy ngang qua đầu, cố hiểu nó, một điều rất giản đơn với anh nhưng lúc này nó trở nên lung lay. Có đó rồi mất đó, một thứ ngữ pháp bị lung lạc. "Anh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu."

Vô Danh đứng dậy khỏi chiếc bàn, Vô Thường gấp trang sách lại im lặng nhìn theo anh. Chiếc rèm được vén lên, Vô Danh hiểu năm nay Paris tuyết nhiều hơn, Paris không phải Luân Đôn. Anh lẩm bẩm theo bài hát trên làn sóng điện, "Người tù ngồi chờ bóng tối đổ dài."

"Tuấn này," Kiệt nói nhưng ánh mắt vẫn hướng ra ngoài con lộ. "Sẽ có một lúc nào đó có người sẽ thay Kiệt đến đây, Paris này, lấy lại những gì đang bị cầm tù. Tuấn hãy giúp cho người đó."

"Tại sao không phải là Kiệt?"

"Người tù ngồi chờ." Kiệt lẩm bẩm, "Người tù ngồi chờ."

Tiếng hát Khánh Ly lãnh đạm trong lời ca, bài hát đã chuyển sang khúc nhạc khác, Kiệt chỉ mãi nghe người tù ngồi chờ và bóng tối đổ dài. Tuấn biết mình không theo kịp dòng suy nghĩ của anh, với Tuấn, anh có vóc dáng của một người vĩ nhân ưa sầu muộn. Anh biết đến lúc nào đó, một thời điểm nào đó, tâm hồn anh sẽ vượt thoát khỏi chính mình. Lúc nào thì không biết. Không ai có thể giữ tâm hồn luôn muốn tìm đến sự cô đơn cùng tận.

"Kiệt sẽ rời khỏi hội. Những bí mật cần phải được chôn giấu, nhưng nó cũng cần phải được bảo vệ và chờ người lấy nó."

Đó là thứ thông tin mà Tuấn không muốn nghe, nhưng ai có thể cầm chân được người của tự do. Kiệt đến bên bàn viết, lấy sáp nhỏ lên và niêm phong lá thư lại, "Đây là bức thư của tương lai, hãy hứa với Kiệt là Tuấn sẽ không đọc nó cho đến ngày nó được mở."

"Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau?"

"Kiệt không chắc, nhưng con đường chúng ta đã chọn bắt đầu rẽ nhánh từ thời điểm này. Hãy đảm bảo những gì mà thầy gìn giữ chỉ được mở ra khi cần thiết."

"Tuấn sẽ bảo vệ nó."

"Khi nào có người đến vì Kiệt, hãy mở nó ra, Tuấn sẽ biết mình cần phải làm gì."
Mười chín phút trôi qua, Phi nhanh chóng thay một chiếc áo cho mùa Đông. Vô Thường nhìn lên bức tường phòng khách, nơi chỉ treo những bức tranh của Vô Danh và tác phẩm mà anh sưu tập. Phi im lặng không muốn quấy rầy không gian riêng tư đó.

"Phi. Anh nghĩ xem Vô Danh muốn nói điều gì với anh? Từ bức tường kia."

"Có năm bức tranh. Bức đầu tiên vẽ hình xoắn ốc, số phi; bức thứ hai là hình tròn lồng ghép vào hình vuông, bài toán cầu phương hình tròn của Hippocrates; bức thứ ba là những con thỏ nằm trong cũi gỗ, ám chỉ dãy số Phibonacci; bức thứ tư là của danh họa van Gogh, chỉ là bản thảo; bức thứ năm chắc của Vô Danh vẽ, nét vẽ rất đặc trưng, vẽ năm người nhưng chỉ có mắt và không có mặt mũi. Thật thú vị, nhưng tôi không chắc hiểu ý của anh ấy."

"Thầy của chúng tôi luôn rèn luyện chúng tôi theo một logic khác, một thứ công thức được chuẩn mực trong đầu, đảm bảo một điều, chúng tôi có thể đọc được những gì mà ông để lại. Vô Danh kế thừa xuất sắc khả năng đó. Nếu anh chú ý bức tranh cuối, Vô Danh không vẽ mặt mũi vì muốn chúng ta chú ý vào đôi mắt năm người kia, hướng nhìn của những đôi mắt tạo thành hình xoắn ốc, dãy số Phibonacci hay tỉ lệ vàng. Kết thúc tại bàn tay của người đang đàn dương cầm. Bàn tay đó cầm một chiếc compa."

"Bài toán cầu phương hình tròn huyền thoại. Dùng thước thẳng và compa để dựng một hình vuông bằng với diện tích hình tròn đã cho. Nhưng ngày nay đã chứng minh đó là điều không thể."

"Compa còn là biểu tượng của hội Tam Điểm giai đoạn sơ kỳ. Như vậy ba bức tranh phía trước đều nằm ở bức tranh cuối. Còn bức tranh của danh họa van Gogh, anh chú ý gì không?"

"Chỉ vẽ một khu hành lang, dường như đó là hành lang tu viện. Chỉ có một cánh cửa có sáng đèn."

"Đó là hành lang tu viện Saint-Paul-de-Mausole. Nơi đây van Gogh đã cho ra đời tác phẩm De sterrennacht, Đêm đầy sao. Nó được sáng tác từ cửa sổ căn phòng mà van Gogh nằm."

"Một khát khao tự do."

"Hơn cả tự do, nó còn gợi đến câu nói của Kant, "Dưới bầu trời đầy sao là luật đạo đức trong tôi.""

"Nhưng điều đó không liên quan nhiều đến bức tranh này?"

"Đó là điều Vô Danh phát hiện, phần lớn tác phẩm của van Gogh đều vẽ từ cái nhìn của mình ra bên ngoài. Đây là tác phẩm vẽ điều ngược lại, hướng đi của hành lang cho thấy đang tiến về căn phòng có sáng đèn, đó là phòng của van Gogh."

"Tuyệt vời, tôi chưa từng biết đến điều này."

"Theo Vô Danh, van Gogh đã vẽ hành lang này từ đôi mắt của một người bác sĩ hoặc một quản giáo khó tính, người này không muốn ánh đèn đó sáng, như một cai tù hắn đến buộc tù nhân của mình tắt đèn. Không một ánh sáng nào còn nữa, chúng sẽ câm lặng, trừ bầu trời đêm ngàn sao sáng bên ngoài."

"Tôi hiểu rồi, căn phòng mà năm người ở trong đó, bức tranh của Vô Danh, chỉ có một ánh đèn bên ngoài cửa sổ."

"Phiền anh đến với bức tranh đó, bên cửa sổ đó, anh sẽ thấy những gì Vô Danh muốn nhắn gửi cho anh."

Phi nhận thấy một bức phong bì rất mỏng được đính lên bức tranh, và sơn dầu vẽ chồng lên nó, khiến nó không hề được nhận ra nếu nhìn xa.

"Tôi mở nó ra được chứ?"

"Đó là thứ Vô Danh gửi cho anh, và tôi đã bảo quản nó mười năm nay."

Một mảnh giấy dầu nhỏ, để đảm bảo hơi nước sẽ không phá hỏng nó. Phi đọc lên.

"Gửi Tuấn và người theo chỉ thị của tôi. Tôi đã mang bí mật của thầy đến Pháp, chôn giấu nó, để nó xa tầm tay của những kẻ ưa dòm ngó. Khi có người đến đưa nó về Việt Nam, thì hãy trả công cho người hào phóng với nước Pháp."

Vô Thường mỉm cười, "Chúng ta đi thôi. Tôi biết nó nằm ở đâu."

"Cứ xem như tôi kém thông minh đi, nhưng ý này là gì? Người hào phóng với nước Pháp là ai?"

"Một người anh biết. Lên xe nào."

"Tôi biết."

"Ở nước Pháp này rất nhiều hình bóng Việt Nam, trong đó có một người Việt giàu nhất cách đây hai thế kỷ. Và cũng là một người trong hội chúng ta, cùng thời với nhà bác học Trương Vĩnh Ký, người đã góp công vào kiến tạo cả Saigon. Nhiều con đường dãy phố tại quận nhất ngày nay là từ ngài mà ra."

"Không lẽ là..."

"Hứa Bổn Hỏa, hay cái tên đúng của ngài, Hoàng Văn Hỏa. Chắc anh không biết, Hứa Bổn Hòa đã mang tiền sang Pháp đầu tư và cho không người Pháp một số tiền lớn để xây dựng một dãy phố. Một sự hào phóng bất ngờ, người ta kính trọng ngài và dựng một bức tượng của Hứa Bổn Hòa ngay tại đó."
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom