• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (1 Viewer)

Chương 17. HÀ NỘI (P5)

Hà Nội, nơi của nhiều triều đại, dấu tích từ thời lập quốc vẫn còn vang vọng đâu đây. Phong biết ý nghĩa căn phòng kia dẫn anh đến một nơi chứa hai con số nổi tiếng về hình học và tôn giáo. Nhà thờ lớn Hà Nội. Trong vòng mười năm, từ 1880-1890, người Pháp cho xây hai biểu tượng tôn giáo ở hai thành phố lớn Việt Nam, Hà Nội và Saigon, đó là nhà thờ lớn Hà Nội và nhà thờ đức bà. Ít ai để ý, nếu nhà thờ đức bà có tên là Vương cung thánh đường Chính toà đức mẹ vô nhiễm nguyên tội, nghĩa là nhà thờ của đức mẹ Maria, thì nhà thờ lớn Hà Nội mang tên nhà thờ thánh Joseph, chồng của Maria và là cha nuôi của Jésu. Một cuộc lương duyên về tôn giáo. Cả hai nhà thờ đều theo phong cách Gothic. Cả hai nhà thờ đều hướng về con sông chảy qua thành phố, sông Hồng và sông Saigon. Nếu tinh ý, người ta nhận ra hướng nhìn của nhà thờ lớn song song với cầu Long Biên, một biểu tượng về kết nối.

Phong không quan tâm đến những thứ đang làm nhiễu động tâm hồn mình, cái anh cần là số liệu từ nhà thờ lớn. Từ phố Nhà Chung, anh nhìn ngắm nhà thờ lớn và nhẩm tính, anh biết nó chứa hai con số mà thầy anh cần anh chú tâm. Nếu lấy chiều dài chia chiều rộng nhà thờ, 64,5 chia 20,5, bằng 3,14. Số pi. Anh lẩm bẩm. Còn gì nữa. Nếu lấy chiều dài chia chiều cao, 64,5 chia 31,5, bằng 2. Số 2.

Số pi biểu trưng cho đường tròn, còn số 2? Số 2 rất nhiều ý nghĩa, phải có một chỉ dấu nào đó cho anh biết mình cần tìm số hai đó ở đâu.
"Số hai, sự cân bằng." Kiệt nói, rồi chỉ tay lên bảng đồ Hà Nội. "Nó chỉ có thể nằm ở đây, một tam giác cân."Phong biết khu vực phố cổ do người Pháp quy hoạch và phần nhiều có bàn tay của hội can thiệp vào, ở nơi đây chỉ có một tam giác gần đều, mà thật ra cân nhiều hơn đều. Đó là tam giác tạo bởi ba con đường: phố Hàng Bông - Lý Quốc Sư nối Nhà Chung - Tràng Thi.

Nhẩm tính, anh bước đi trên ba con phố, lẩm bẩm, "Hàng Bông chừng 600 m, Lý Quốc Sư nối Nhà Chung, 600 m. Một tam giác cân đối."

Không chỉ vậy, anh còn biết trong tam giác này còn chứa một tam giác khác, đồng dạng, tạo từ ba con phố: Hàng Bông - Quán Sứ - Tràng Thi.

Anh tiếp tục bước đi và kiểm tra, Quán Sứ dài chừng 300m, Tràng Thi cũng bằng số đó, 300m. Thật ra nó chỉ dài chừng 280m, nhưng độ lệch của nó không đáng kể, bởi nó đã thay đổi nhiều cho đến hiện nay.

Như vậy, tam giác lớn có tỉ lệ cạnh gấp đôi tam giác nhỏ. Đỉnh cân của tam giác nhỏ nằm ở giao lộ Quán Sứ và Tràng Thi. Một mũi tên. Anh lại lẩm bẩm. Nó dẫn anh đến một nơi khác, nếu vẽ đường cao từ tam giác này và gấp đôi nó lên, nó sẽ chỉ vào một địa danh nổi tiếng. Nhà tù Hoả Lò.

Tới đây, Phong biết rằng mình không thể vào nhà tù Hoả Lò mà không có sự giúp đỡ của người khác. Anh bật điện thoại, và bấm số của Phi đưa cho anh.

***

"Anh biết mình đang vẽ gì không?"

"Không."

"Anh nói cho tôi biết những gì anh thấy lúc này."

"Một khuôn mặt."

"Anh có quen thuộc?"

"Không."

"Anh Kiệt, hãy hít thật sâu và thư giãn. Tôi hỏi anh thật chậm, đầu tiên, anh nhắm mắt lại, sau đó mở ra thật chậm nhìn vào bức tranh anh vẽ, cho tôi biết anh thấy gì."

"Tôi không biết khuôn mặt này, nó chỉ là thoáng hiện bất chợt trong đầu tôi."

"Anh chắc chứ?"

"Tôi chắc."

"Đó là thầy của anh."

"Không. Tôi không thể không nhận ra thầy của mình."

"Được. Chúng ta làm một trò chơi, trên tay tôi có hai mươi bức ảnh chân dung, ở đó chỉ có phân nửa anh biết và phân nửa anh không biết. Anh chỉ cần nói tên người anh biết, người anh không biết hãy nói "bỏ qua", được chứ?"

"Được."

"Đây là ai?"

"Phi."

"Còn đây."

"Tôi."

"Còn đây."

"Bỏ qua."

"Còn đây?"

"Phong."

"Còn đây?"

"Đây là...?"

"Anh có quen người này không?"

"Tôi không chắc. Một khuôn mặt tôi từng gặp ở đâu đó. Có thể tôi từng quen."

"Giờ, anh hãy nhìn thật kỹ khuôn mặt này, anh đoán người trong hình bao nhiêu tuổi?"

"Ngoài sáu mươi."

"Anh ấn tượng điều gì ở khuôn mặt này, thứ làm cho anh cảm thấy quen thuộc."

"Đôi mắt, gò má và chiếc mũi, rất quen thuộc."

"Tốt. Giờ chúng ta sang bức ảnh này."

"Giáo sư Lâm."

"Anh có nhận ra điều gì không?"

"Không."

"Nếu tôi để bức ảnh trước và sau gần nhau hơn."

"Đôi mắt rất giống nhau."

"Đúng, thần thái trên đôi mắt cũng như dấu vân tay con người, tôi phải mất thời gian rất nhiều để nghiên cứu sắc thái trên đôi mắt và tôi nhận ra, không một ai trên cõi đời này có đôi mắt giống nhau. Điều này gợi cho anh suy nghĩ gì về hai con người này?"

"Họ cùng là một người và đã giải phẫu chỉnh hình."

"Anh có đặt vấn đề huyết thống ở đây không?"

"Không."

"Chúng ta tiếp tục."
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom