• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (4 Viewers)

Chương 17. HÀ NỘI (P8)

***

"Anh không còn nhớ những gì mình vừa nói sao?"

"Không. Tôi vừa nói gì?"

"Anh đang bị Hội chứng gián đoạn trí nhớ."

"Tôi bị Alzheimer?"

"Không, tôi cũng không rõ, gần đây anh có sử dụng chất kích thích nào không?"

"Không."

"Để tôi cho anh xem lại đoạn băng ghi hình vừa rồi."

"Từ nãy đến giờ là bao lâu?"

"Anh đoán xem."

"Hai tiếng."

"Không... thật ra anh đã ở đây sáu tiếng trước."

"Anh có thôi miên tôi lần nào không?"

"Tôi có gắng thôi miên để anh thư giãn hơn, nhưng cơ thể anh chống lại điều đó."

"Vậy tôi cần xem tôi thứ ký ức đã bất trong bốn tiếng đã bay khỏi đầu."

"Anh có nghĩ đó là thứ ký ức phủ định?"

"Là gì cũng được, cảm ơn anh, giờ tôi tỉnh táo hơn khi bước vào. Anh mở lại đoạn băng ghi hình."

"Anh thật kỳ lạ."

"Đó là câu khẳng định mà tôi phải nghe nhiều lần. Bắt đầu đi."

***

"Xin lỗi, ai ở đầu dây?"

"Tôi là Vô Ưu."

"Vâng, xin chào anh, tôi giúp được gì cho anh?"

"Tôi muốn phát lệnh triệu hồi anh em trong hội vào đêm ngày mai."

"Anh có thể cho biết lý do?"

"Thực hiện một công lý."

"Tôi cần chi tiết hơn."

"Một Toà án Bên dưới Đại sảnh đường."

"Xử ai thưa anh?"

"Vô Danh."

"Tội?"

"Tội: Vi phạm vào nguyên tắc đạo đức thứ nhất của hội, và là trọng tội, đã bỏ mặc sinh mạng con người trong lúc họ cần đến sự giúp đỡ."

"Nạn nhân là ai?"

"Cha Mục và giáo sư Lâm, hay dưới tên gọi khác quen thuộc hơn, ngài Shemouel."

"Shemouel?... Không thể nào!"

"Hãy nghe theo lệnh tôi, người thuộc cấp bậc thứ năm của hội, người có quyền triệu tập tất cả anh em vào phiên toà xử kẻ đã phản bội lại tinh thần tuyệt đối của hội, kẻ đã phá hoại tính đạo đức thiêng liêng về tình đồng loại: Không được bỏ mặc một ai trong cơn khó khăn hoạn nạn, kể cả khi đó là kẻ thù."

"Xin vâng, vậy ai là người bào chữa cho Vô Danh và ai là người bảo vệ cho bên nguyên?"

"Tôi là người bảo vệ cho bên nguyên. Còn người bảo vệ cho bên bị cáo sẽ xuất hiện vào lúc đó."

"Nhân chứng gồm những ai?"

"Sẽ xuất hiện vào tối mai."

"Tôi sẽ phát lệnh triệu tập theo ý nguyện của anh."

***

"Anh đã xem lại hành động của anh rồi chứ?"

"Rất rõ ràng, cảm ơn anh khi tôi nhờ đến anh."

"Xin lỗi, tôi có điện thoại."

"Anh cứ tự nhiên."

...

"Để tôi đoán về cuộc điện thoại đó? Liên quan về tôi."

"Hội triệu tập một toà án để phán xử anh, tội: Sát nhân."

"Tôi chỉ chờ có nhiêu đó, ít nhất để thấy thanh thản hơn. Nào, giờ tôi phải chuẩn bị, hẹn gặp anh bên dưới đại sảnh đường."

"Anh muốn tôi đứng về phía ai?"

"Về những gì lương tâm anh mách bảo. Giờ tôi phải đi gấp, tạm biệt, ngài bác sĩ tâm lý của tôi."

***

Đại sảnh đường lúc này đông hơn bao giờ hết, mọi cuộc hẹn dù bận bịu đến đâu cũng dành thời gian cho thời khắc này. Những ánh đuốc truyền thống thay cho ngọn đèn đốt lên ở những hàng cột, bên trên là bức bích hoạ vẽ bầu trời đầy sao. Đó là đại sảnh đường, nơi những nghi thức quan trọng nhất của hội được thực hiện suốt hai thế kỷ qua. Những chiếc áo dài và chiếc mũ trùm đầu, người ta tụm lại từng nhóm người bàn luận cùng nhau, cùng một chủ đề.

Đúng giờ, mười giờ đã điểm. Mười hai đại phán quan ngồi lần lượt vào hàng ghế cao, phía sau là bức tượng Trương Vĩnh Ký hướng mắt nhìn về những chòm sao bên trên gian đại sảnh. Hai bên gian đại sảnh, những chiếc ghế cũng dần lấp đầy, những khuôn mặt trở nên lạnh lùng, 500 người theo lệnh đã ngồi xuống bên dưới đại sảnh đường.

Từ phía xa, dãy hành lang, ánh sáng của ngọn đuốc lập loè dẫn một người đi đến. Vô Danh. Hắn đứng giữa gian đại sảnh, nơi những vòng tròn đồng tâm lồng ghép cùng ngôi sao David tạc khảm vào tấm đá hoa cương lót dưới sàn.

Một tiếng chuông đồng ngân lên. Tất cả mọi người đứng dậy, cất vang tiếng, một bản tụng ca.

Nhân danh Công lý và Lương tri.
Nhân danh những gì trong sạch và vẹn toàn.
Bên dưới Đại sảnh đường. Ta triệu hồi anh em.
Ta, Trương Vĩnh Ký.
Ta, Alexandre Émile Jean Yersin.
Ta, Victor Hugo.
Ta, Trương Minh Ký.
Ta, Huỳnh Tịnh Của.
Chúng ta thay cho những tâm hồn lương thiện và bác ái, thương xót thân phận con người của mọi con người.
Chúng ta lập nên toà án lương tri này, ở đây và mãi mãi về sau.
Chúng ta sẽ công tâm và chỉ lắng nghe.
Chúng ta phán tội mà không cần biết đến mục đích của tội ác.
Chúng ta sẽ giam hãm hắn vào ngục tối của tâm hồn.
Chúng ta sẽ nguyền rủa lên hắn và hành vi của hắn.
Chúng ta trừng phạt nên mỗi hành vi hắn làm và mọi điều hắn nghĩ.
Để từ đây, mãi về sau.
Hắn phải chịu đựng những gì hắn đã gây ra cho đồng loại mình.
Hắn phải chịu tổn thương cho những gì hắn đã làm.
Hắn xứng đáng bị xa lánh nhưng không bị đẩy vào tận cùng cuộc đời.
Hãy tha thứ cho bất kỳ ai bị chúng ta phán tội, vì tội ác chỉ được trừng trị một lần và chỉ một lần.
Mục đích của toà án này là để công lý phải được thực thi.

Hỡi các anh em, chúng ta sẽ luôn bảo vệ nguyên tắc đạo đức làm hướng dẫn cho mọi hành vi.
Chúng ta bảo vệ nó cho anh em về sau.

Hỡi các anh em, hãy bình tâm và lắng nghe những gì bên trong anh em lên tiếng.
Và phán tội.
Và phán tội!
Để công lý được thực thi những gì lương tri nói!


Khi chấm dứt, mười hai đại phán quan đứng dậy và đọc lời tuyên thệ.

Chúng ta, tuyên thệ trước những tâm hồn khai sáng và đầu tiên của hội. Chúng ta sẽ bảo vệ sự trung thực và không gian dối bởi tình cảm thêu dệt tâm hồn. Chúng ta sẽ phán xử đúng đắn cho những gì kẻ phạm tội đã làm. Chúng ta luôn cầu xin hắn được tha thứ trong lòng của các anh em. Và, chúng ta sẽ thực hiện những hành vi trừng phạt hắn bằng những gì đã được ghi chép lại bên dưới đại sảnh đường.

Đứng bên dưới đại sảnh đường lúc này, ánh đuốc phừng sáng, rồi trở nên lay động, bóng người rung động dưới sảnh đường. Vụ án được bắt đầu phán xét.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom