Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 64
#antucongchua #truyentinhthuy
Tập 64.
Bấy giờ Trịnh Chiến về lại Đông Ngàn, toàn quân thắt chặt lại phòng thủ, Trịnh Chiến trở về lên cơn đau nặng, bị trên người năm vết tên bắn, tình trạng ngày càng xấu đi, có lúc mê man chẳng biết gì, từ nơi các vết thương sưng lên, máu cứ rỉ ra chẳng ngừng lại được, đêm đến thi hoặc Chiến lại tỉnh táo, ngồi trên giường cứ lẩm bẩm gọi tên cha, khóc thương đau khổ vô cùng, cứ khóc miên man mãi tới sáng thì thiếp đi, bi ai tới vô cùng, quân sĩ người hầu túc trực bên giường, ai nấy thấy thế đều thương cảm, các tướng tới thăm chẳng cầm được lòng, không dám nán lại lâu.
Huyền Thiên là người theo học huyền thuật, lại có phép chữa bệnh, hàng đêm ông đều tới giường chăm sóc cho Trịnh Chiến, lại kêu cầu làm lễ lạt rất nhiều, dần dần bệnh tình Chiến cũng khá lên, nhưng mãi chẳng liền được, đó là do các mũi tên A Lý Hải Nha bắn ra đều có lực âm nên như thế.
Trịnh Chiến chờ cho vết thương đỡ bớt, liền hỏi Huyền Thiên việc quân cơ, Huyền Thiên nói lại việc mấy ngày qua quân giặc công thành liên tục nhưng không làm gì được do ở Đông Ngàn còn nhiều quân, có phòng thủ chặt chẽ, lại có các tướng Dương Hát, Giảo Lâm, Địa Lô đều là tướng giỏi, lại nhất nhất nghe lời Huyền Thiên điều phối.
Chiến hỏi tới việc của Trần Cao Vân và Gia Lâm, Huyền Thiên nói:
- Gia Lâm mất rồi, Mai giám quân đã tử trận, Thiên tướng thì từ khi chia biệt tới giờ, sống chết ở đâu chẳng rõ.
Chiến nghe xong thì lòng lo buồn, xin Huyền Thiên cho xuất quân cự giặc, Huyền Thiên gạt đi, nói:
- Bệnh tình thiếu chủ vừa mới đỡ, nay ra trận làm sao được? Cứ để một thời gian nữa cho lành hẳn rồi sẽ hay, đừng bàn tới việc đó nữa.
Trịnh Chiến thở dài nói:
- Thù cha, thù các thúc, các bá ở Gia Lâm, ngày nào cho báo được? Đêm tôi nằm nhớ cha tới khôn nguôi chẳng thể nào quên nổi.
Huyền Thiên nói:
- Vì sao lão chủ bị bắt mà không tự tiết? Đó là vì sợ nếu lão chủ chết thì thiếu chủ sẽ thành thế này, vì đau buồn mà suy sụp, dẫn tới quyết định sai lầm. Lão chủ nhận thấy thời cơ đánh được thành giặc thì mới tự sát để dùng cái chết của mình khích lệ lòng ba quân, nay ý trời quân ta chẳng lấy được Vũ Ninh, thiếu chủ thì bị trọng thương, nếu không kiềm chế được giờ phút này thì cái chết của lão tướng quân sẽ là vô nghĩa, người anh hùng nếu không nín nhịn được giờ phút thất thế thì chẳng thể nào mà thành công nghiệp bá được.
Trịnh Chiến hỏi:
- Nay Gia Lâm đã mất, Vạn Kiếp cũng đã mất, Bá Phụ* ta bị địch giam hãm ở Dạ Liêu, ta còn trông chờ vào ai mà không đánh? Nếu không ra đánh thì không còn cơ may nào mà thắng địch.
(*Bá Phụ: chỉ Ngô Văn Sĩ bấy giờ bị quân của tướng Nguyên là Lý Hằng vây đánh ở Dạ Liêu, Minh An. Ngô Văn Sĩ kết nghĩa anh em với Trịnh Minh, Mai Huỳnh và Trần Cao Vân, là anh Trịnh Minh nên Trịnh Chiến gọi là bá phụ.)
Huyền Thiên nói:
- Thì giờ cứ chờ đã, binh pháp đã dạy rồi, người giỏi tác chiến là người khi chưa có đường thắng địch thì cố sao không để cho thua, khi có đường thắng địch rồi thì cố sao tận dụng hết cợ hội, nay chưa có đường gì mà cự địch thì cứ nên án binh bất động, nếu không ra quân thì không thể thắng địch, nhưng nếu giờ ra quân thì chắc chắn sẽ thua địch. A Lý Hải Nha là người thế nào? Hổ tướng bên cạnh hắn, Mãng Cổ Đái, Phùng Ngưu là người thế nào? Nay mà ra đương đầu với chúng thì có mười tướng quân cũng chẳng thắng được. Lẽ nào tướng quân đã quên mất trận Vũ Ninh, thành Vũ Ninh sắp vỡ tới nơi mà Thiên tướng Cao Vân còn phải hạ lệnh rút binh hay sao?
Trịnh Chiến nghe thế thì nước mắt lại lăn dài, nhớ thương cha tới khôn nguôi, nỗi uất hận quân giặc lại dâng trào trong lòng, chợt nhiên phun ra ngụm máu tươi, các vết đau đều cùng rỉ máu, đau đớn không kìm nén được.
Huyền Thiên thấy thế nghiêm nghị nói:
- Thiên tướng đã có khẩu dụ rằng khi tướng quân chưa lành bệnh thì không tham gia nghị sự, mọi việc binh quyền đều ở tôi cả, xin cứ y theo thế mà làm.
Chiến cúi đầu, thở dài nói:
- Vậy nhờ thầy…
Huyền Thiên thở dài gọi thầy lang vào xem vết thương, rồi lẳng lặng ra ngoài, bọn Dương Hát, Nguyễn Địa Lô đã chờ sẵn, cùng lại hỏi han, Huyền Thiên nói:
- Thiếu chủ cứ muốn đánh trận thôi. Tình hình bên ngoài ra sao rồi?
Địa Lô đáp:
- Quân Nguyên vây thành tứ bề, ngày nào Mãng Cổ Đái và Lục Bôn cũng mang quân ra chửi rủa khiêu chiến, lăng mạ Trịnh tướng quân, Trịnh lão tướng quân chết rồi chúng cũng hết sức chửi rủa, quân sĩ đều căm hờn lắm.
Huyền Thiên giật mình nói:
- Các người nhớ trấn an binh sĩ, dù cho thế nào thì cũng không được ra đánh đâu đấy nhé, nếu ra là dính mẹo lừa của nó đấy.
Nguyễn Địa Lô đáp:
- Tôi vẫn biết như thế, nào có dám trái ý quân sư, nhưng chỉ lo ít hôm nữa Trịnh tướng quân lành thương, lấy lại binh quyền, kéo quân ra thành, nghe được những lời ấy thì không chịu được, chúng tôi nghe những lời buông nhục của chúng mà còn thấy cay đắng xót xa, nói chi Trịnh tướng quân…
Huyền Thiên nói:
- Các ông cứ y theo lệnh ta mà làm, ta sẽ có cách khuyên răn thiếu chủ.
…
Lại nói tới A Lý Hải Nha, mấy ngày liền công thành mà quân trong thành không ra đánh đâm ra cũng bực bội, nói với các tướng:
- Trong thành có quân sư Huyền Thiên là kẻ hiểu binh pháp tài ba, chứ thằng nhóc con họ Trịnh ta bắt khi nào cũng được. Giờ phải dùng kế gì đây?
Bấy giờ các tướng đều nhìn nhau bối rối, thành Đông Ngàn dễ thủ khó công, quân đội ở đó vốn dĩ đã đông, lại có thêm quân của Gia Lâm sang, quân của Vũ Ninh về, nên đâm ra còn đông hơn quân của Văn Sĩ ở bên kia . Nếu phá được thành này thì coi như Gia Lâm được bình định, thế nhưng tướng trong thành quyết không ra đánh thì cũng chẳng có cách gì đánh được.
Mãng Cổ Đái nói:
- Thành Vũ Ninh lương ăn không đủ nuôi đại quân của ta, nếu cứ duy trì thế này thêm tầm một tháng, có lẽ không còn quân nhu dùng cho binh sĩ.
Bấy giờ trong quân có một người bước ra, nói:
- Tôi có kế này không biết thừa tướng có dùng không?
Hải Nha nhìn lại, thì ra là Trần Xuân Sách, Hải Nha hỏi:
- Ông có kế gì hay?
Trần Xuân Sách nói:
- Trong thành Đông Ngàn còn một đại nhân vật, vốn là vương thân quý tộc, đó là Trần Văn Lộng, được phong danh hiệu Chiêu Văn Hầu, quyền của người này ngang với Trịnh Chiến, nay tuy ta chưa công phá được thành Đông Ngàn ngay, nhưng Gia Lâm đã mất rồi, Vạn Kiếp cũng đã mất, việc thắng bại trong cuộc chiến này vốn đã được định xong, hẳn là Trần Lộng phải biết điều đó. Trần Lộng vốn tính tình ôn hòa khiêm cung, lại có phần nhu nhược yếu đuối, có thể dụ hàng người này được.
Hải Nha nghe xong thì mở cờ trong bụng, hỏi ngay:
- Nếu được thế thì tốt lắm, nhưng giờ làm cách nào mà bắt hắn để dụ hàng?
Xuân Sách nói:
- Tôi và phó tương hộ vệ của Chiêu Văn Hầu là Trần Quý Cáp vốn là chỗ thân tình đồng liêu, nay để tôi dùng ba tấc lưỡi tới thuyết phục Quý Cáp, dùng bàng bạc châu báu, chức tước địa vị tặng cho, lại cho hắn hiểu rõ lợi hại khi đánh với Thiên triều, hẳn hắn phải nghe theo.
Hải Nha nghe xong thì mừng lắm, nhưng vẫn giả bộ ngoài mặt bình thản như không, nói:
- Ta cũng đã có kế sách rồi nhưng tướng quân hãy cứ thử trước xem thế nào, nếu như việc thuận lợi sẽ có trọng thưởng cho tướng quân, nếu việc không xong ta sẽ trị tội tướng quân.
Xuân Sách chắp tay nói ngay:
- Tạ ơn thừa tướng ban cho cơ hội lập công.
…
Tối đó Hải Nha gọi riêng tướng Nguyên là Phùng Ngưu vào nói:
- Nay để Trần Xuân Sách đi lo công việc, nhưng vẫn phải phòng bị việc hắn giở giáo mà tìm kế thoát thân. Cái thứ bán chủ cầu vinh không tin được.
Đoạn cho lui, Phùng Ngưu hiểu ý, trong đêm liền sai thích khách tới trại riêng bắt ngay Trần Xuân Sách, giam vào mật lao, đoạn sai người vào đánh đập Xuân Sách rất tàn nhẫn, đánh cho gãy cả chân tay, lúc sau tới, Xuân Sách thều thào nói:
- Sao lại làm như thế? Là thừa tướng hạ lệnh sao?
Phùng Ngưu đáp:
- Phải có thương tích thế này thì mới lừa được Huyền Thiên, việc cỏn con thế này cần gì phải xin lệnh thừa tướng, ông đã hy sinh vì đại nghĩa thì xá gì mấy vết thương nhỏ này?
Nói đoạn gọi lang vào băng bó vết thương cho Trần Xuân Sách.
Xuân Sách được gia nhân dìu đỡ về phủ, trong lòng căm tức lắm, thốt lên:
- Cái thằng Phùng Ngưu mượn việc công mà trở mặt với ta, việc này phải báo cho thừa tướng hay mới được.
Thế rồi cho người đưa Xuân Sách tới biệt phủ riêng điều trị, quả nhiên chỉ sau một buổi thì Xuân Sách đi lại được, các vết đau cũng đều giảm, Hải Nha dán lên lưng Xuân Sách một đạo bùa, nói:
- Đây là thuật riêng của huyền môn Thiên gia, nó là bùa bình an để cho tướng quân không phải chịu thống khổ khi về trại, bởi lẽ nếu Trịnh Chiến hay Trần Lộng không tin tướng quân thì chúng sẽ gây khó dễ cho tướng quân ngay, xin hãy vì đại nghĩa mà dốc lòng làm việc, rồi đây vinh hoa chẳng thiếu cho tướng quân hưởng đâu. Nhưng nó cũng đồng thời có tác dụng phụ là bùa tử, nếu như tướng quân có ý phản lại thiên triều, thì bùa này sẽ phát tác, độc trong bùa sẽ xuất ra lấy mạng tướng quân ngay, đó là điều kị của bùa, ta cũng không can thiệp được.
Nói đoạn thả cho Xuân Sách về, Xuân Sách về suy nghĩ mãi, mới hiểu ra ý tứ của Hải Nha, nhưng giờ đây đã ngồi cùng thuyền, không còn cách nào khác, bất đắc dĩ phải theo lệnh mà phụng sự.
Tập 64.
Bấy giờ Trịnh Chiến về lại Đông Ngàn, toàn quân thắt chặt lại phòng thủ, Trịnh Chiến trở về lên cơn đau nặng, bị trên người năm vết tên bắn, tình trạng ngày càng xấu đi, có lúc mê man chẳng biết gì, từ nơi các vết thương sưng lên, máu cứ rỉ ra chẳng ngừng lại được, đêm đến thi hoặc Chiến lại tỉnh táo, ngồi trên giường cứ lẩm bẩm gọi tên cha, khóc thương đau khổ vô cùng, cứ khóc miên man mãi tới sáng thì thiếp đi, bi ai tới vô cùng, quân sĩ người hầu túc trực bên giường, ai nấy thấy thế đều thương cảm, các tướng tới thăm chẳng cầm được lòng, không dám nán lại lâu.
Huyền Thiên là người theo học huyền thuật, lại có phép chữa bệnh, hàng đêm ông đều tới giường chăm sóc cho Trịnh Chiến, lại kêu cầu làm lễ lạt rất nhiều, dần dần bệnh tình Chiến cũng khá lên, nhưng mãi chẳng liền được, đó là do các mũi tên A Lý Hải Nha bắn ra đều có lực âm nên như thế.
Trịnh Chiến chờ cho vết thương đỡ bớt, liền hỏi Huyền Thiên việc quân cơ, Huyền Thiên nói lại việc mấy ngày qua quân giặc công thành liên tục nhưng không làm gì được do ở Đông Ngàn còn nhiều quân, có phòng thủ chặt chẽ, lại có các tướng Dương Hát, Giảo Lâm, Địa Lô đều là tướng giỏi, lại nhất nhất nghe lời Huyền Thiên điều phối.
Chiến hỏi tới việc của Trần Cao Vân và Gia Lâm, Huyền Thiên nói:
- Gia Lâm mất rồi, Mai giám quân đã tử trận, Thiên tướng thì từ khi chia biệt tới giờ, sống chết ở đâu chẳng rõ.
Chiến nghe xong thì lòng lo buồn, xin Huyền Thiên cho xuất quân cự giặc, Huyền Thiên gạt đi, nói:
- Bệnh tình thiếu chủ vừa mới đỡ, nay ra trận làm sao được? Cứ để một thời gian nữa cho lành hẳn rồi sẽ hay, đừng bàn tới việc đó nữa.
Trịnh Chiến thở dài nói:
- Thù cha, thù các thúc, các bá ở Gia Lâm, ngày nào cho báo được? Đêm tôi nằm nhớ cha tới khôn nguôi chẳng thể nào quên nổi.
Huyền Thiên nói:
- Vì sao lão chủ bị bắt mà không tự tiết? Đó là vì sợ nếu lão chủ chết thì thiếu chủ sẽ thành thế này, vì đau buồn mà suy sụp, dẫn tới quyết định sai lầm. Lão chủ nhận thấy thời cơ đánh được thành giặc thì mới tự sát để dùng cái chết của mình khích lệ lòng ba quân, nay ý trời quân ta chẳng lấy được Vũ Ninh, thiếu chủ thì bị trọng thương, nếu không kiềm chế được giờ phút này thì cái chết của lão tướng quân sẽ là vô nghĩa, người anh hùng nếu không nín nhịn được giờ phút thất thế thì chẳng thể nào mà thành công nghiệp bá được.
Trịnh Chiến hỏi:
- Nay Gia Lâm đã mất, Vạn Kiếp cũng đã mất, Bá Phụ* ta bị địch giam hãm ở Dạ Liêu, ta còn trông chờ vào ai mà không đánh? Nếu không ra đánh thì không còn cơ may nào mà thắng địch.
(*Bá Phụ: chỉ Ngô Văn Sĩ bấy giờ bị quân của tướng Nguyên là Lý Hằng vây đánh ở Dạ Liêu, Minh An. Ngô Văn Sĩ kết nghĩa anh em với Trịnh Minh, Mai Huỳnh và Trần Cao Vân, là anh Trịnh Minh nên Trịnh Chiến gọi là bá phụ.)
Huyền Thiên nói:
- Thì giờ cứ chờ đã, binh pháp đã dạy rồi, người giỏi tác chiến là người khi chưa có đường thắng địch thì cố sao không để cho thua, khi có đường thắng địch rồi thì cố sao tận dụng hết cợ hội, nay chưa có đường gì mà cự địch thì cứ nên án binh bất động, nếu không ra quân thì không thể thắng địch, nhưng nếu giờ ra quân thì chắc chắn sẽ thua địch. A Lý Hải Nha là người thế nào? Hổ tướng bên cạnh hắn, Mãng Cổ Đái, Phùng Ngưu là người thế nào? Nay mà ra đương đầu với chúng thì có mười tướng quân cũng chẳng thắng được. Lẽ nào tướng quân đã quên mất trận Vũ Ninh, thành Vũ Ninh sắp vỡ tới nơi mà Thiên tướng Cao Vân còn phải hạ lệnh rút binh hay sao?
Trịnh Chiến nghe thế thì nước mắt lại lăn dài, nhớ thương cha tới khôn nguôi, nỗi uất hận quân giặc lại dâng trào trong lòng, chợt nhiên phun ra ngụm máu tươi, các vết đau đều cùng rỉ máu, đau đớn không kìm nén được.
Huyền Thiên thấy thế nghiêm nghị nói:
- Thiên tướng đã có khẩu dụ rằng khi tướng quân chưa lành bệnh thì không tham gia nghị sự, mọi việc binh quyền đều ở tôi cả, xin cứ y theo thế mà làm.
Chiến cúi đầu, thở dài nói:
- Vậy nhờ thầy…
Huyền Thiên thở dài gọi thầy lang vào xem vết thương, rồi lẳng lặng ra ngoài, bọn Dương Hát, Nguyễn Địa Lô đã chờ sẵn, cùng lại hỏi han, Huyền Thiên nói:
- Thiếu chủ cứ muốn đánh trận thôi. Tình hình bên ngoài ra sao rồi?
Địa Lô đáp:
- Quân Nguyên vây thành tứ bề, ngày nào Mãng Cổ Đái và Lục Bôn cũng mang quân ra chửi rủa khiêu chiến, lăng mạ Trịnh tướng quân, Trịnh lão tướng quân chết rồi chúng cũng hết sức chửi rủa, quân sĩ đều căm hờn lắm.
Huyền Thiên giật mình nói:
- Các người nhớ trấn an binh sĩ, dù cho thế nào thì cũng không được ra đánh đâu đấy nhé, nếu ra là dính mẹo lừa của nó đấy.
Nguyễn Địa Lô đáp:
- Tôi vẫn biết như thế, nào có dám trái ý quân sư, nhưng chỉ lo ít hôm nữa Trịnh tướng quân lành thương, lấy lại binh quyền, kéo quân ra thành, nghe được những lời ấy thì không chịu được, chúng tôi nghe những lời buông nhục của chúng mà còn thấy cay đắng xót xa, nói chi Trịnh tướng quân…
Huyền Thiên nói:
- Các ông cứ y theo lệnh ta mà làm, ta sẽ có cách khuyên răn thiếu chủ.
…
Lại nói tới A Lý Hải Nha, mấy ngày liền công thành mà quân trong thành không ra đánh đâm ra cũng bực bội, nói với các tướng:
- Trong thành có quân sư Huyền Thiên là kẻ hiểu binh pháp tài ba, chứ thằng nhóc con họ Trịnh ta bắt khi nào cũng được. Giờ phải dùng kế gì đây?
Bấy giờ các tướng đều nhìn nhau bối rối, thành Đông Ngàn dễ thủ khó công, quân đội ở đó vốn dĩ đã đông, lại có thêm quân của Gia Lâm sang, quân của Vũ Ninh về, nên đâm ra còn đông hơn quân của Văn Sĩ ở bên kia . Nếu phá được thành này thì coi như Gia Lâm được bình định, thế nhưng tướng trong thành quyết không ra đánh thì cũng chẳng có cách gì đánh được.
Mãng Cổ Đái nói:
- Thành Vũ Ninh lương ăn không đủ nuôi đại quân của ta, nếu cứ duy trì thế này thêm tầm một tháng, có lẽ không còn quân nhu dùng cho binh sĩ.
Bấy giờ trong quân có một người bước ra, nói:
- Tôi có kế này không biết thừa tướng có dùng không?
Hải Nha nhìn lại, thì ra là Trần Xuân Sách, Hải Nha hỏi:
- Ông có kế gì hay?
Trần Xuân Sách nói:
- Trong thành Đông Ngàn còn một đại nhân vật, vốn là vương thân quý tộc, đó là Trần Văn Lộng, được phong danh hiệu Chiêu Văn Hầu, quyền của người này ngang với Trịnh Chiến, nay tuy ta chưa công phá được thành Đông Ngàn ngay, nhưng Gia Lâm đã mất rồi, Vạn Kiếp cũng đã mất, việc thắng bại trong cuộc chiến này vốn đã được định xong, hẳn là Trần Lộng phải biết điều đó. Trần Lộng vốn tính tình ôn hòa khiêm cung, lại có phần nhu nhược yếu đuối, có thể dụ hàng người này được.
Hải Nha nghe xong thì mở cờ trong bụng, hỏi ngay:
- Nếu được thế thì tốt lắm, nhưng giờ làm cách nào mà bắt hắn để dụ hàng?
Xuân Sách nói:
- Tôi và phó tương hộ vệ của Chiêu Văn Hầu là Trần Quý Cáp vốn là chỗ thân tình đồng liêu, nay để tôi dùng ba tấc lưỡi tới thuyết phục Quý Cáp, dùng bàng bạc châu báu, chức tước địa vị tặng cho, lại cho hắn hiểu rõ lợi hại khi đánh với Thiên triều, hẳn hắn phải nghe theo.
Hải Nha nghe xong thì mừng lắm, nhưng vẫn giả bộ ngoài mặt bình thản như không, nói:
- Ta cũng đã có kế sách rồi nhưng tướng quân hãy cứ thử trước xem thế nào, nếu như việc thuận lợi sẽ có trọng thưởng cho tướng quân, nếu việc không xong ta sẽ trị tội tướng quân.
Xuân Sách chắp tay nói ngay:
- Tạ ơn thừa tướng ban cho cơ hội lập công.
…
Tối đó Hải Nha gọi riêng tướng Nguyên là Phùng Ngưu vào nói:
- Nay để Trần Xuân Sách đi lo công việc, nhưng vẫn phải phòng bị việc hắn giở giáo mà tìm kế thoát thân. Cái thứ bán chủ cầu vinh không tin được.
Đoạn cho lui, Phùng Ngưu hiểu ý, trong đêm liền sai thích khách tới trại riêng bắt ngay Trần Xuân Sách, giam vào mật lao, đoạn sai người vào đánh đập Xuân Sách rất tàn nhẫn, đánh cho gãy cả chân tay, lúc sau tới, Xuân Sách thều thào nói:
- Sao lại làm như thế? Là thừa tướng hạ lệnh sao?
Phùng Ngưu đáp:
- Phải có thương tích thế này thì mới lừa được Huyền Thiên, việc cỏn con thế này cần gì phải xin lệnh thừa tướng, ông đã hy sinh vì đại nghĩa thì xá gì mấy vết thương nhỏ này?
Nói đoạn gọi lang vào băng bó vết thương cho Trần Xuân Sách.
Xuân Sách được gia nhân dìu đỡ về phủ, trong lòng căm tức lắm, thốt lên:
- Cái thằng Phùng Ngưu mượn việc công mà trở mặt với ta, việc này phải báo cho thừa tướng hay mới được.
Thế rồi cho người đưa Xuân Sách tới biệt phủ riêng điều trị, quả nhiên chỉ sau một buổi thì Xuân Sách đi lại được, các vết đau cũng đều giảm, Hải Nha dán lên lưng Xuân Sách một đạo bùa, nói:
- Đây là thuật riêng của huyền môn Thiên gia, nó là bùa bình an để cho tướng quân không phải chịu thống khổ khi về trại, bởi lẽ nếu Trịnh Chiến hay Trần Lộng không tin tướng quân thì chúng sẽ gây khó dễ cho tướng quân ngay, xin hãy vì đại nghĩa mà dốc lòng làm việc, rồi đây vinh hoa chẳng thiếu cho tướng quân hưởng đâu. Nhưng nó cũng đồng thời có tác dụng phụ là bùa tử, nếu như tướng quân có ý phản lại thiên triều, thì bùa này sẽ phát tác, độc trong bùa sẽ xuất ra lấy mạng tướng quân ngay, đó là điều kị của bùa, ta cũng không can thiệp được.
Nói đoạn thả cho Xuân Sách về, Xuân Sách về suy nghĩ mãi, mới hiểu ra ý tứ của Hải Nha, nhưng giờ đây đã ngồi cùng thuyền, không còn cách nào khác, bất đắc dĩ phải theo lệnh mà phụng sự.
Bình luận facebook