Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 189 - Chương 189
Chương 189
KHÔNG PHÍ CÔNG THƯƠNG EM
Đường Tiểu Bát chung quy cũng không thể đột ngột từ trên trời rơi xuống, còn Giang Chấp thì vẫn đang tiếp tục màn giở trò lưu manh một cách nghiêm túc của mình.
“Em từng vào hang số 372 chưa?” Giang Chấp hỏi cô.
Thịnh Đường lắc đầu, hai năm trước đây, cô gần như tiêu tốn mọi công sức vào bức “Giáng ma biến”, thi thoảng cũng có vào trong hang, nhưng không nhiều, dù sao cô cũng không phải là một nhà khôi phục bích họa chuyên nghiệp, thế nên đa phần đều lấy tư liệu từ chỗ Tiêu Dã hay Kỳ Dư.
Giang Chấp rất thích thấy cô lắc đầu và nói không biết.
Cánh tay anh thu chặt hơn một chút nữa.
Bàn tay lớn men theo da thịt trên eo cô trượt xuống cái bụng nhỏ.
Cả người Thịnh Đường run lên. Trái tim đó trong khoảnh khắc như bật ra khỏi lồng ngực vậy, túm lại cũng không túm được, nó đã biến mất không còn hình bóng. Linh hồn cũng tựa như chui ra khỏi não bộ rồi bay lơ lửng trong không trung vậy.
Cô nhìn thấy sự bận rộn trong hang.
Nhìn thấy Kỳ Dư đứng trên thang, cả gương mặt gần như dính sát vào bích họa, nhìn thấy La Chiếm đang điều chỉnh độ sáng trong hang, nhìn thấy Thẩm Dao đang kiểm tra không khí và hàm lượng nước… Nhìn thấy cả Giang Chấp và mình đứng trước bích họa.
Anh cao lớn vạm vỡ, cô bé nhỏ e thẹn, khung cảnh lúc này khiến cô nghĩ tới một cụm từ: Xứng đôi vừa lứa.
Giọng nói của Giang Chấp kéo những suy nghĩ và liên tưởng xa xôi của Thịnh Đường trở về.
“Gian chính của hang số 372 rộng chưa đầy năm mét vuông. Chiều cao lên tới giếng trần của hang là 2,8 mét, là một hang rất nhỏ. Nhưng đừng nghĩ nó nhỏ, trong đó đã vẽ lại ‘Thuyết pháp đồ’ và khung cảnh các Phật, Bồ Tát, đệ tử cùng Phi Thiên đi hội tuyệt đẹp, kinh điển nhất phải nói tới ‘Kinh biến A Di Đà’.”
“Kinh biến A Di Đà” trong hang số 372 thể hiện chủ yếu thế giới tịnh thổ Phật quốc giàu có và vui vẻ. Giang Chấp miêu tả cho Thịnh Đường nội dung của bức bích họa, giọng nói chậm rãi, từ tốn, từ đoạn hư không tới đoạn bảo trì rồi tới đoạn chủ tôn, miêu tả và tường thuật cực kỳ chuyên nghiệp.
“Đoạn hư không là tư thế múa tuyệt đẹp của Phi Thiên, Phật pháp mười phương cùng mây lành, Phật hoa, nhạc khí; đoạn bảo trì sóng nước xanh biếc, bồng bềnh, tiên hạc, uyên ương, anh vũ, khổng tước, Kalaviṅka(*); đoạn chủ tôn vẽ Phật A Di Đà và những phần còn lại. Nội dung Kinh biến, xem xét từ những tài liệu xung quanh, thì lấy ‘Phật thuyết A Di Đà’ làm căn cứ.”
(*) Đây là tên của một loài chim, thường thấy chủ yếu ở Ấn Độ, xuất xứ từ trên Himalaya. Nó màu đen mượt giống như chim sẻ, bộ lông rất đẹp, ở phần cổ có màu đỏ. Khi còn trong trứng, chim đã có thể cất tiếng hót, âm thanh trong trẻo, hòa nhã, vi diệu.
Thịnh Đường cảm thán.
Anh đúng là có hiểu biết rất phong phú đối với bích họa Đôn Hoàng, cứ lấy ví dụ như chuyện của hang số 372, được nghe anh tường thuật, cứ sáng tỏ như được đứng giữa hang 372 vậy.
Lẽ nào là Giáo sư Tiết Phạn kể lại cho anh?
Nhưng nếu chỉ được nghe kể và tường thuật cũng đâu thể hạ bút thành văn như thế được, chẳng lẽ…
Trước kia anh từng tới hang đá Đôn Hoàng?
Nhưng với mức độ thông thạo này thì chí ít phải từng sống ở Đôn Hoàng rất lâu, có điều trên thực tế, hoàn toàn không tìm được những tài liệu cho thấy lúc trước anh ở Trung Quốc.
Bất chợt…
Lúc nhỏ?
Thịnh Đường ngước lên nhìn góc nghiêng của anh.
Anh nhìn bích họa, bờ môi mấp máy, mở ra khép vào, giọng nói quyến rũ rất dễ nghe.
Lúc nhỏ là nhỏ đến mức nào nhỉ, lẽ nào giáo sư Tiết Phạn đi tới đâu là dẫn theo anh tới đó? Vậy còn mẹ anh thì sao?
Thịnh Đường chợt ý thức được một vấn đề, đó là cô biết rất ít về quá khứ của anh. Không sai, anh mang thân phận Fan thần, nhưng một là Fan thần vốn dĩ rất bí ẩn, hai là sau khi bỏ đi thân phận Fan thần, với tư cách là con trai của Giáo sư Tiết Phạn, Giang Chấp đã trải qua những chuyện như thế nào? Vì sao anh lại qua nước ngoài, anh còn những người thân nào?
Hình như trong số những người có dính líu tới quá khứ của anh, cô chỉ từng gặp đúng Trình Gia Hủy.
Bây giờ nhìn lại, trên người Giang Chấp quả thật còn không ít bí mật. Quá khứ của anh, trải nghiệm của anh, còn có… Thịnh Đường bất thình lình nhớ tới cây đàn vĩ cầm trong phòng làm việc của anh.
Chưa bao giờ thấy anh kéo nó cả.
Cũng chưa bao giờ thấy anh mở nó ra.
Chữ khắc trên cây đàn vĩ cầm, Thịnh Đường nghĩ mãi một hồi, là chữ “Trăn”.
Trước kia không nghĩ nhiều là vì quan hệ giữa họ còn khá xa lạ, cô cảm thấy soi mói chuyện riêng tư của người khác là bất lịch sự, sau đó không nghĩ nhiều là vì cô đã quên bẵng đi chuyện này, chỉ mải mê ngưỡng vọng và “yy” về thần tượng mà thôi. Bây giờ đột ngột nhớ lại, quả thực sống lưng của cô đã lạnh toát.
Giang Chấp quay đầu nhìn cô.
Ánh mắt của cô vô tình chạm phải ánh mắt anh.
Một người giấu bí mật trong lòng chung quy cũng sẽ không quang minh chính đại, Thịnh Đường cảm thấy như tâm tư bị nhìn thấu, bỗng chốc chột dạ.
“À, em đang nghĩ… Anh nhấn mạnh tới ‘Kinh biến A Di Đà’ trong hang số 372, ý anh muốn nói nội dung bích họa của khu A xuất phát từ chính hang số 372 phải không? Thời kỳ cũng tương đương.”
Giang Chấp cười khẽ: “Cô nhóc này, đầu óc xoay chuyển cũng nhanh đấy chứ.”
Toi rồi, bị anh nhìn ra tâm hồn treo ngược cành cây rồi.
Sống lưng Thịnh Đường thẳng đuột ra: “Em vẫn tập trung nghe anh nói mà.”
“Được.” Cánh tay của Giang Chấp từ đầu tới cuối vẫn áp chặt trên eo cô, sau đó anh lại vờ nghiêm túc hỏi cô: “Vậy em thử nói về điểm khác biệt lớn của hai bên xem sao.”
Không phải chứ, vẫn còn khác biệt ư?
Không phải cùng một nội dung hay sao?
Thịnh Đường nhanh chóng sắp xếp lại cho rõ ràng. Giang Chấp đã hỏi như vậy thì nhất định phải có khác biệt, hơn nữa nếu nội dung bích họa thật sự giống nhau y như đúc thì cứ khôi phục y như bích họa trong hang số 372 cho xong, mặc kệ nó có thay đổi hay không.
Cô cố gắng tảng lờ bàn tay càng lúc càng càn quấy của người đàn ông, dồn tất cả mọi sự tập trung vào bức tường núi của khu A.
Thật ra cô không nhìn rõ được hình ảnh bên trên.
Có lẽ ở trong mắt Giang Chấp, nó có đường nét và kết cấu nhưng cô trông vào chỉ thấy mơ hồ một mảng. Hơn nữa lúc trước nghe Tiêu Dã nói, anh ấy trước đó có thể nhìn thấy hình ảnh kết cấu bích họa, còn bây giờ thứ rơi vào mắt anh ấy là một khu vực mù mờ thực sự.
Khu vực mù, chẳng nhìn thấy gì nữa.
Thì có khác gì cô.
Thịnh Đường tỉ mỉ phân tích một lượt rồi lên tiếng: “Em thấy lúc trước Tiêu Dã có từng phân tích nội dung bức bích họa ở khu vực này. Anh ấy dẫn một câu của người nhà Tống, Thích Đạo Thành: Tạc tượng hình Phật, cả Tống và Tề đều thích môi dày, mũi to, mắt dài, phá đầy, rất giống tướng trượng phu. Từ tới Đường tới nay, các nét vẽ lại đoan trang, mềm yếu như vẽ kỹ nữ, cổ kim đều khen cung nữ như Bồ Tát. Hang số 372 xuất phát từ đời Đường, nhà Đường lấy đầy đặn làm nét đẹp, nhưng ban nãy anh lại nhắc tới Võ Hậu, thế nên em nghĩ, nếu tranh Kinh biến ở khu A cũng xuất phát từ thời Đường, lại có sự khác biệt với hang số 372, vậy chứng tỏ kinh biến trong hang số 0 của chúng ta xuất phát từ thời kỳ Võ Hậu, vẽ phong cảnh có tương đồng lớn, khác biệt nhỏ.”
Giang Chấp mím môi: “Chỉ vậy thôi à?”
“Không chỉ vậy.” Sự linh hoạt trong đầu óc Thịnh Đường như được cứu sống vậy.
Cho dù không hiểu về quá khứ của Giang Chấp nhưng cô ít nhiều cũng hiểu rõ tác phong làm việc của Giang Chấp, nhất là khi anh đang giảng dạy. Lẽ nào thật sự nghĩ rằng ban nãy anh đều đang nói nhảm để thể hiện học vấn hay sao? Vietwriter.vn
Một người như Giang Chấp mà làm thầy thì nội tâm sẽ rất quỷ quyệt. Mỗi một câu anh nói đều có tác dụng, trông có vẻ nhẹ tênh như gió, hoặc bắn ba bảy tầm đại bác cũng chẳng liên quan nhưng trên thực tế, khi thật sự gặp vấn đề hoặc đi vào thực hành, nghĩ lại những lời anh nói sẽ thấy đều giấu manh mối cả.
“Ban nãy anh nói về diện tích của bức tranh kinh biến trong hang số 372, em đã xem một chút, khá tương đồng với diện tích ở khu A, chứng tỏ có lẽ nội dung của bích họa khu A cũng có hướng đi tương đồng với hang số 372, nhưng điểm khác biệt là khu vực bên trên và bên dưới.
Đầu tiên cô giơ tay chỉ vào hướng chếch dưới của khu A, chỉ to bằng một phần năm của toàn bộ khu A nhưng rõ ràng là nối liền với cả khu A. Sau đó cô lại ra hiệu về phía bên trên, đó là một khu vực to gấp đôi khu A, nhưng rõ ràng cũng nối liền nội dung với khu A.
“Cũng có nghĩa là, rõ ràng chỉ là một bức ‘Kinh biến A Di Đà’ nhưng chếch phía dưới và chếch phía trên lại có thêm những nội dung mà hang số 372 không có, rốt cuộc đó là gì? Dường như hai phần nội dung này mới là mấu chốt, cũng là khó phân tích nhất.”
Giang Chấp mỉm cười, thẳng thừng ôm cô vào lòng: “Được đấy, không phí công thương em, thông minh lắm.”
Thịnh Đường bĩu môi, anh từng thương cô sao?
KHÔNG PHÍ CÔNG THƯƠNG EM
Đường Tiểu Bát chung quy cũng không thể đột ngột từ trên trời rơi xuống, còn Giang Chấp thì vẫn đang tiếp tục màn giở trò lưu manh một cách nghiêm túc của mình.
“Em từng vào hang số 372 chưa?” Giang Chấp hỏi cô.
Thịnh Đường lắc đầu, hai năm trước đây, cô gần như tiêu tốn mọi công sức vào bức “Giáng ma biến”, thi thoảng cũng có vào trong hang, nhưng không nhiều, dù sao cô cũng không phải là một nhà khôi phục bích họa chuyên nghiệp, thế nên đa phần đều lấy tư liệu từ chỗ Tiêu Dã hay Kỳ Dư.
Giang Chấp rất thích thấy cô lắc đầu và nói không biết.
Cánh tay anh thu chặt hơn một chút nữa.
Bàn tay lớn men theo da thịt trên eo cô trượt xuống cái bụng nhỏ.
Cả người Thịnh Đường run lên. Trái tim đó trong khoảnh khắc như bật ra khỏi lồng ngực vậy, túm lại cũng không túm được, nó đã biến mất không còn hình bóng. Linh hồn cũng tựa như chui ra khỏi não bộ rồi bay lơ lửng trong không trung vậy.
Cô nhìn thấy sự bận rộn trong hang.
Nhìn thấy Kỳ Dư đứng trên thang, cả gương mặt gần như dính sát vào bích họa, nhìn thấy La Chiếm đang điều chỉnh độ sáng trong hang, nhìn thấy Thẩm Dao đang kiểm tra không khí và hàm lượng nước… Nhìn thấy cả Giang Chấp và mình đứng trước bích họa.
Anh cao lớn vạm vỡ, cô bé nhỏ e thẹn, khung cảnh lúc này khiến cô nghĩ tới một cụm từ: Xứng đôi vừa lứa.
Giọng nói của Giang Chấp kéo những suy nghĩ và liên tưởng xa xôi của Thịnh Đường trở về.
“Gian chính của hang số 372 rộng chưa đầy năm mét vuông. Chiều cao lên tới giếng trần của hang là 2,8 mét, là một hang rất nhỏ. Nhưng đừng nghĩ nó nhỏ, trong đó đã vẽ lại ‘Thuyết pháp đồ’ và khung cảnh các Phật, Bồ Tát, đệ tử cùng Phi Thiên đi hội tuyệt đẹp, kinh điển nhất phải nói tới ‘Kinh biến A Di Đà’.”
“Kinh biến A Di Đà” trong hang số 372 thể hiện chủ yếu thế giới tịnh thổ Phật quốc giàu có và vui vẻ. Giang Chấp miêu tả cho Thịnh Đường nội dung của bức bích họa, giọng nói chậm rãi, từ tốn, từ đoạn hư không tới đoạn bảo trì rồi tới đoạn chủ tôn, miêu tả và tường thuật cực kỳ chuyên nghiệp.
“Đoạn hư không là tư thế múa tuyệt đẹp của Phi Thiên, Phật pháp mười phương cùng mây lành, Phật hoa, nhạc khí; đoạn bảo trì sóng nước xanh biếc, bồng bềnh, tiên hạc, uyên ương, anh vũ, khổng tước, Kalaviṅka(*); đoạn chủ tôn vẽ Phật A Di Đà và những phần còn lại. Nội dung Kinh biến, xem xét từ những tài liệu xung quanh, thì lấy ‘Phật thuyết A Di Đà’ làm căn cứ.”
(*) Đây là tên của một loài chim, thường thấy chủ yếu ở Ấn Độ, xuất xứ từ trên Himalaya. Nó màu đen mượt giống như chim sẻ, bộ lông rất đẹp, ở phần cổ có màu đỏ. Khi còn trong trứng, chim đã có thể cất tiếng hót, âm thanh trong trẻo, hòa nhã, vi diệu.
Thịnh Đường cảm thán.
Anh đúng là có hiểu biết rất phong phú đối với bích họa Đôn Hoàng, cứ lấy ví dụ như chuyện của hang số 372, được nghe anh tường thuật, cứ sáng tỏ như được đứng giữa hang 372 vậy.
Lẽ nào là Giáo sư Tiết Phạn kể lại cho anh?
Nhưng nếu chỉ được nghe kể và tường thuật cũng đâu thể hạ bút thành văn như thế được, chẳng lẽ…
Trước kia anh từng tới hang đá Đôn Hoàng?
Nhưng với mức độ thông thạo này thì chí ít phải từng sống ở Đôn Hoàng rất lâu, có điều trên thực tế, hoàn toàn không tìm được những tài liệu cho thấy lúc trước anh ở Trung Quốc.
Bất chợt…
Lúc nhỏ?
Thịnh Đường ngước lên nhìn góc nghiêng của anh.
Anh nhìn bích họa, bờ môi mấp máy, mở ra khép vào, giọng nói quyến rũ rất dễ nghe.
Lúc nhỏ là nhỏ đến mức nào nhỉ, lẽ nào giáo sư Tiết Phạn đi tới đâu là dẫn theo anh tới đó? Vậy còn mẹ anh thì sao?
Thịnh Đường chợt ý thức được một vấn đề, đó là cô biết rất ít về quá khứ của anh. Không sai, anh mang thân phận Fan thần, nhưng một là Fan thần vốn dĩ rất bí ẩn, hai là sau khi bỏ đi thân phận Fan thần, với tư cách là con trai của Giáo sư Tiết Phạn, Giang Chấp đã trải qua những chuyện như thế nào? Vì sao anh lại qua nước ngoài, anh còn những người thân nào?
Hình như trong số những người có dính líu tới quá khứ của anh, cô chỉ từng gặp đúng Trình Gia Hủy.
Bây giờ nhìn lại, trên người Giang Chấp quả thật còn không ít bí mật. Quá khứ của anh, trải nghiệm của anh, còn có… Thịnh Đường bất thình lình nhớ tới cây đàn vĩ cầm trong phòng làm việc của anh.
Chưa bao giờ thấy anh kéo nó cả.
Cũng chưa bao giờ thấy anh mở nó ra.
Chữ khắc trên cây đàn vĩ cầm, Thịnh Đường nghĩ mãi một hồi, là chữ “Trăn”.
Trước kia không nghĩ nhiều là vì quan hệ giữa họ còn khá xa lạ, cô cảm thấy soi mói chuyện riêng tư của người khác là bất lịch sự, sau đó không nghĩ nhiều là vì cô đã quên bẵng đi chuyện này, chỉ mải mê ngưỡng vọng và “yy” về thần tượng mà thôi. Bây giờ đột ngột nhớ lại, quả thực sống lưng của cô đã lạnh toát.
Giang Chấp quay đầu nhìn cô.
Ánh mắt của cô vô tình chạm phải ánh mắt anh.
Một người giấu bí mật trong lòng chung quy cũng sẽ không quang minh chính đại, Thịnh Đường cảm thấy như tâm tư bị nhìn thấu, bỗng chốc chột dạ.
“À, em đang nghĩ… Anh nhấn mạnh tới ‘Kinh biến A Di Đà’ trong hang số 372, ý anh muốn nói nội dung bích họa của khu A xuất phát từ chính hang số 372 phải không? Thời kỳ cũng tương đương.”
Giang Chấp cười khẽ: “Cô nhóc này, đầu óc xoay chuyển cũng nhanh đấy chứ.”
Toi rồi, bị anh nhìn ra tâm hồn treo ngược cành cây rồi.
Sống lưng Thịnh Đường thẳng đuột ra: “Em vẫn tập trung nghe anh nói mà.”
“Được.” Cánh tay của Giang Chấp từ đầu tới cuối vẫn áp chặt trên eo cô, sau đó anh lại vờ nghiêm túc hỏi cô: “Vậy em thử nói về điểm khác biệt lớn của hai bên xem sao.”
Không phải chứ, vẫn còn khác biệt ư?
Không phải cùng một nội dung hay sao?
Thịnh Đường nhanh chóng sắp xếp lại cho rõ ràng. Giang Chấp đã hỏi như vậy thì nhất định phải có khác biệt, hơn nữa nếu nội dung bích họa thật sự giống nhau y như đúc thì cứ khôi phục y như bích họa trong hang số 372 cho xong, mặc kệ nó có thay đổi hay không.
Cô cố gắng tảng lờ bàn tay càng lúc càng càn quấy của người đàn ông, dồn tất cả mọi sự tập trung vào bức tường núi của khu A.
Thật ra cô không nhìn rõ được hình ảnh bên trên.
Có lẽ ở trong mắt Giang Chấp, nó có đường nét và kết cấu nhưng cô trông vào chỉ thấy mơ hồ một mảng. Hơn nữa lúc trước nghe Tiêu Dã nói, anh ấy trước đó có thể nhìn thấy hình ảnh kết cấu bích họa, còn bây giờ thứ rơi vào mắt anh ấy là một khu vực mù mờ thực sự.
Khu vực mù, chẳng nhìn thấy gì nữa.
Thì có khác gì cô.
Thịnh Đường tỉ mỉ phân tích một lượt rồi lên tiếng: “Em thấy lúc trước Tiêu Dã có từng phân tích nội dung bức bích họa ở khu vực này. Anh ấy dẫn một câu của người nhà Tống, Thích Đạo Thành: Tạc tượng hình Phật, cả Tống và Tề đều thích môi dày, mũi to, mắt dài, phá đầy, rất giống tướng trượng phu. Từ tới Đường tới nay, các nét vẽ lại đoan trang, mềm yếu như vẽ kỹ nữ, cổ kim đều khen cung nữ như Bồ Tát. Hang số 372 xuất phát từ đời Đường, nhà Đường lấy đầy đặn làm nét đẹp, nhưng ban nãy anh lại nhắc tới Võ Hậu, thế nên em nghĩ, nếu tranh Kinh biến ở khu A cũng xuất phát từ thời Đường, lại có sự khác biệt với hang số 372, vậy chứng tỏ kinh biến trong hang số 0 của chúng ta xuất phát từ thời kỳ Võ Hậu, vẽ phong cảnh có tương đồng lớn, khác biệt nhỏ.”
Giang Chấp mím môi: “Chỉ vậy thôi à?”
“Không chỉ vậy.” Sự linh hoạt trong đầu óc Thịnh Đường như được cứu sống vậy.
Cho dù không hiểu về quá khứ của Giang Chấp nhưng cô ít nhiều cũng hiểu rõ tác phong làm việc của Giang Chấp, nhất là khi anh đang giảng dạy. Lẽ nào thật sự nghĩ rằng ban nãy anh đều đang nói nhảm để thể hiện học vấn hay sao? Vietwriter.vn
Một người như Giang Chấp mà làm thầy thì nội tâm sẽ rất quỷ quyệt. Mỗi một câu anh nói đều có tác dụng, trông có vẻ nhẹ tênh như gió, hoặc bắn ba bảy tầm đại bác cũng chẳng liên quan nhưng trên thực tế, khi thật sự gặp vấn đề hoặc đi vào thực hành, nghĩ lại những lời anh nói sẽ thấy đều giấu manh mối cả.
“Ban nãy anh nói về diện tích của bức tranh kinh biến trong hang số 372, em đã xem một chút, khá tương đồng với diện tích ở khu A, chứng tỏ có lẽ nội dung của bích họa khu A cũng có hướng đi tương đồng với hang số 372, nhưng điểm khác biệt là khu vực bên trên và bên dưới.
Đầu tiên cô giơ tay chỉ vào hướng chếch dưới của khu A, chỉ to bằng một phần năm của toàn bộ khu A nhưng rõ ràng là nối liền với cả khu A. Sau đó cô lại ra hiệu về phía bên trên, đó là một khu vực to gấp đôi khu A, nhưng rõ ràng cũng nối liền nội dung với khu A.
“Cũng có nghĩa là, rõ ràng chỉ là một bức ‘Kinh biến A Di Đà’ nhưng chếch phía dưới và chếch phía trên lại có thêm những nội dung mà hang số 372 không có, rốt cuộc đó là gì? Dường như hai phần nội dung này mới là mấu chốt, cũng là khó phân tích nhất.”
Giang Chấp mỉm cười, thẳng thừng ôm cô vào lòng: “Được đấy, không phí công thương em, thông minh lắm.”
Thịnh Đường bĩu môi, anh từng thương cô sao?
Bình luận facebook