Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 4. GIÁO HỘI (P4)
Đôi mắt nghiêm nghị và trừng trừng của người đàn ông pha lẫn nét bi thương.
- Xin lỗi đẳng huynh, tôi có thể hỏi ông một câu?
- Chuyện gì?
- Vân là học trò của đẳng huynh?
- Đúng. Anh đừng nghĩ sẽ tấn công vào việc riêng tư đó của tôi và Vân, mà đánh lệch điều tôi hỏi ra thành những vấn đề cá nhân của tôi.
- Thưa không. Tôi chỉ muốn hỏi tất cả những anh em có mặt ở đây, những người thuộc mười cấp đầu tiên của hội, ai chưa từng là thầy. Bản thân tôi cũng là thầy của nhiều người trong hội. Vậy tôi muốn hỏi các anh em, điều gì khiến chúng ta vượt lên nhiều cấp để trở thành những hội viên cao cấp nhất? Không biết đẳng huynh có thể trả lời?
- Vì sự khao khát tri thức.
- Nếu ai đó trong chúng ta nhận thấy một thử thách mà không cố vượt qua nó, chắc chắn người đó chưa bao giờ là thành viên của hội. Chúng ta từng là con người chứ không phải là con người. Một khi vượt qua khỏi chính con người trong chúng ta, nhìn lại chúng, ta có thể chỉ thẳng vào chúng! Ecco Homo! Nó đây, con người! Tất cả chúng ta, những người có thể đứng ở đây lắng nghe lời hiệu triệu của tôi đều phải vượt qua bản ngã chính mình, để đạt đến một trình độ ra khỏi mình. Những đầu óc thông thái nhất với tâm hồn dào dạt nhất. Có phải vậy không đẳng huynh?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
- Không có ý nghĩa với tôi, hay với đẳng huynh, hay bất kỳ người nào đang đứng ở đại sảnh đường và dưới chân tượng Trương Vĩnh Ký. Nhưng nó vô cùng ý nghĩa với những người đang khao khát vượt ra khỏi chính mình, không muốn trở thành con người, mà trên cả con người, một tinh thần của Nietzsche. Tinh thần mạnh mẽ để mọi người có thể đứng nơi đây mà tra vấn tôi. Vậy đẳng huynh chưa hiểu gì về Vân hay sao?
- Anh muốn tôi hiểu gì về học trò của mình trong suốt mười năm dạy nó?
- Đẳng huynh chưa hiểu được sự khao khát hiểu biết của học trò mình. Tôi chỉ có thể cảnh báo Vân trước những nguy hiểm mà cô bé có thể gặp phải, nhưng tôi không được phép cản trở cô bé khao khát muốn thử sức mình trước khó khăn. Tôi có thể đỡ viên đạn chì nhưng không thể chặn đường tiến lên của cô bé. Làm sao đẳng huynh có thể chất vấn tôi khi Vân hoàn toàn có quyền chọn lựa cho hành động của mình? Trong mọi tình huống, tôi luôn chọn cho mình lựa chọn nguy hiểm nhất, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôi có thể bảo vệ mọi người quanh mình ở mọi lúc và mọi địa điểm.
- Nghĩa rằng anh cho rằng vết đạn trên người cô bé là điều mà cô bé phải gánh chịu? Và anh hoàn toàn vô can trong vấn đề đó?
- Không. Tôi cho rằng đẳng huynh đang mất lý trí trong vấn đề này. Vết thương của Vân không thuộc về tôi hay thuộc về chính cô bé. Mà nó thuộc về kẻ đã nã phát súng đó và kẻ ra lệnh cho tên sát thủ đó.
Một phán quan lên tiếng:
- Xin anh Vô Danh đi vào trọng tâm câu hỏi. Anh có cho rằng vết thương của bé Vân thuộc về phán đoán sai lầm của anh không? Và nếu có thì điều đó có thuộc về lỗi của anh không?
- Vâng, nếu tôi sớm nhận ra những tình huống nguy hiểm mà những người tham gia vào vụ án sẽ gặp phải, tôi sẽ sớm cảnh tỉnh về điều mà họ sẽ gặp phải, có thể, họ sẽ có đề phòng tốt hơn. Nếu xem xét khả năng phán đoán của tôi phạm sai lầm, thì điều đó hoàn toàn thuộc về lỗi của tôi.
Phi bước lên và nói.
- Tôi cho rằng đây không thuộc về lỗi của Vô Danh. Vì hoàn cảnh lúc đó chúng tôi hoàn toàn không thể dự đoán được hành vi của đối phương, và đây là điều không thể tránh khỏi. Mọi dữ kiện đều không giúp chúng tôi phán đoán rằng sẽ có sự trả thù vào những người xung quanh.
Phán quan cất tiếng:
- Vậy anh cho rằng sự trả thù đó hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên? Và không có cơ sở để phán đoán? Hay anh cho rằng các anh có thể phạm sai lầm dựa trên sinh mạng của những người tham gia?
- Tôi cho rằng mọi sự lựa chọn đều có tính rủi ro, chúng tôi không thể có những phán đoán chính xác trong mọi tình huống. - Phi đáp.
Phán quan nghiêm mặt hỏi:
- Vậy hai anh có biết một trong những nguyên tắc cao nhất về đạo đức của hội là: Sinh mạng con người là cao quý nhất?
- Vâng, chúng tôi biết. - Cả hai chúng tôi cùng đáp.
- Tôi biết các anh luôn biết và tôn trọng điều đó. Nhưng các anh đang chứng minh rằng các anh không đủ khả năng phán đoán một cách sáng suốt để đảm bảo tính mạng những người tham gia không bị ảnh hưởng.
- Tôi biết tôi không đủ khả năng đối phó với một tổ chức tội ác gồm những đầu óc tinh ranh nhất. - Tôi đáp. - Tôi chỉ biết rằng, tôi luôn cố gắng đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất nhằm giảm thiệt hại đáng kể về sinh mạng con người.
Phán quan nhắc nhở tôi.
- Tôi cần lưu ý anh, anh phải chứng minh anh đủ năng lực để lãnh đạo mọi người. Ngay cả khi anh cần đối diện với bất cứ tập đoàn tội ác nào, chúng tôi cần biết khả năng lãnh đạo của anh. Anh có thể chăm lo cho những thành viên của mình, bảo vệ họ ít nhất về sinh mạng, đưa ra những lựa chọn sáng suốt để không đẩy bất kỳ ai vào những tình huống nguy hiểm. Anh có hiểu điều đó chứ?
- Vâng, tôi biết.
- Tôi cần hỏi anh một điều: Anh có cảm thấy tự tin để lãnh đạo mọi người chiến thắng trong cuộc chiến lần này?
- Tôi hoàn toàn không có cơ sở để đạt được niềm tin đó. Vì thật sự chúng tôi đã bế tắc trong việc đối đầu với những con người mà chúng tôi không có một thông tin gì về họ.
- Anh có đảm bảo không một người nào ngã xuống trong cuộc chiến của anh không?
- Thưa không.
- Xin cảm ơn anh. Còn đẳng huynh nào muốn chất vấn Vô Danh không?
Một người phụng phịu đầy đặn bước ra.
- Tôi không chất vấn Vô Danh, tôi chỉ muốn hỏi anh một câu hỏi riêng tư, thành thật xin lỗi những đẳng huynh ở đây vì câu hỏi vô duyên của tôi. Anh nghĩ thế nào khi trở về hội? Anh đã rời bỏ nó và từ chối mệnh lệnh từ chúng tôi?
- Tôi xin từ chối câu hỏi, và giữ câu trả lời cho riêng mình.
- Xin cảm ơn anh, thành thật mà nói, tôi chịu ơn anh vì cống hiến của anh cho hội. Anh là một trong những người trẻ nhất đạt thành tựu lớn nhất, anh là một đầu óc thông minh hiếm có mà hội đã đào tạo nên. Nhưng anh lại từ chối tiếng kêu gọi của hội, và ngày hôm nay anh trở về mở lời hiệu triệu mọi người.
Một loạt những ký ức ùa vào theo lời nói, tôi hiểu rằng nỗi mặc cảm trong người mình đang sống dậy.
- Xin cảm ơn đẳng huynh đã trách mắng tôi. Tôi hiểu dù mình từng làm gì tốt nhất cho hội, cung cấp những phương pháp sư phạm, tạo nên mô hình tìm kiếm nhân tài, vạch ra viễn kiến phát triển năng lực cho từng cá nhân. Thì điều đó cũng không quan trọng bằng lựa chọn cá nhân của tôi. Tôi ra đi là vì lựa chọn cá nhân của mình. Tôi không mong những đẳng huynh sẽ tha thứ cho tôi vì chọn lựa của tôi. Nhưng nếu ngày hôm nay các đẳng huynh từ chối lời hiệu triệu của tôi vì ký ức không hay mà tôi đã làm với mọi người, thì tôi vẫn luôn trân trọng mọi người đã ở đây đầy đủ. Tôi nhìn từng khuôn mặt quen thuộc, tôi hiểu được cảm xúc mọi người đứng nơi đây. Tôi đoán rằng minh không thể thuyết phục trên phân nửa những đầu óc thông tuệ nhất trên mọi lĩnh vực này. Vậy xin cho tôi được dừng lời hiệu triệu ở đây.
- Anh Kiệt, anh không thể bỏ cuộc lúc này. - Phi nhăn mặt.
Đại phán quan đứng dậy, hỏi với giọng già nua nhưng hùng hồn.
- Tôi cần nhấn mạnh: Đẳng huynh Vô Danh có muốn dừng lời hiệu triệu của mình?
Phi nhìn tôi như nài rằng, tôi không thể bỏ cuộc. Mỉm cười trước mọi người, tôi biết mình đã thất bại trong lời hiệu triệu, không phải vì yếu tố cá nhân của tôi, mà vì tôi nhận ra mình không đủ khả năng lãnh đạo mọi người. Tôi chỉ là một lãng nhân ưa quen làm việc một mình với những phương pháp độc lập. Nếu cho tôi dùng quyền sử dụng một hệ thống gồm những con người thông minh và uyên bác của hội, tôi rất có thể phạm sai lầm. Mỗi một người của hội đều là những tinh hoa mà Việt Nam có được, họ ẩn nấp sau từng công việc nhỏ nhặt hoặc lớn lao, họ nổi tiếng hoặc vô danh, nhưng họ đều âm thầm tạo nên sức sống cho Việt Nam. Mỗi sinh mạng đều đáng quý.
- Vâng. Tôi muốn dừng lời hiệu triệu của mình.
Đại trưởng lão đưa ra phán quyết:
- Hệ thống của hội sẽ dừng lại. Nhưng bất kỳ đẳng huynh nào đồng ý giúp đỡ Vô Danh, chúng ta không được quyền ngăn cấm họ, mọi sự trợ giúp Vô Danh đều thuộc về phạm vi cá nhân. Nhưng Vô Danh không được phép sử dụng hệ thống của hội cho công việc điều tra của mình, hay sử dụng bất kỳ một cá nhân nào nếu không thuyết phục được cá nhân đó. Và mọi đẳng huynh được quyền từ chối nếu cảm thấy điều mình làm không phù hợp với chính con người của mình. Cuộc hiệu triệu sẽ dừng vào lúc này. Cảm ơn mọi người đã có mặt vào đêm nay.
Những nghi thức kết thúc buổi lễ trở nên nhạt nhòa, tôi gần như không còn chú ý gì nữa. Mọi thứ trong đầu của tôi lúc này chỉ là ký ức.
Khi bước đi ra phía hành lang, cậu bé tối hôm nay lấp ló sau bức tượng bán thân của Bach. Phi nhìn tôi, anh hiểu ra cậu bé cũng là thành viên của hội, nhưng cấp độ cậu bé quá thấp không đủ điều kiện để tham gia buổi lễ. Vì nguyên tắc độc lập của hội, nên nhiều người không biết về nhau, đó là điều bình thường, nhất là để đảm bảo an toàn thông tin của từng thành viên trong hội.
Cậu bé chạy đến đưa cho tôi một tờ giấy, rồi cười khì khì chạy đi.
Phi và tôi cùng nhìn vào mảnh giấy, vỏn vẹn hai chữ.
"Vô Khuyết"
- Xin lỗi đẳng huynh, tôi có thể hỏi ông một câu?
- Chuyện gì?
- Vân là học trò của đẳng huynh?
- Đúng. Anh đừng nghĩ sẽ tấn công vào việc riêng tư đó của tôi và Vân, mà đánh lệch điều tôi hỏi ra thành những vấn đề cá nhân của tôi.
- Thưa không. Tôi chỉ muốn hỏi tất cả những anh em có mặt ở đây, những người thuộc mười cấp đầu tiên của hội, ai chưa từng là thầy. Bản thân tôi cũng là thầy của nhiều người trong hội. Vậy tôi muốn hỏi các anh em, điều gì khiến chúng ta vượt lên nhiều cấp để trở thành những hội viên cao cấp nhất? Không biết đẳng huynh có thể trả lời?
- Vì sự khao khát tri thức.
- Nếu ai đó trong chúng ta nhận thấy một thử thách mà không cố vượt qua nó, chắc chắn người đó chưa bao giờ là thành viên của hội. Chúng ta từng là con người chứ không phải là con người. Một khi vượt qua khỏi chính con người trong chúng ta, nhìn lại chúng, ta có thể chỉ thẳng vào chúng! Ecco Homo! Nó đây, con người! Tất cả chúng ta, những người có thể đứng ở đây lắng nghe lời hiệu triệu của tôi đều phải vượt qua bản ngã chính mình, để đạt đến một trình độ ra khỏi mình. Những đầu óc thông thái nhất với tâm hồn dào dạt nhất. Có phải vậy không đẳng huynh?
- Điều đó có ý nghĩa gì?
- Không có ý nghĩa với tôi, hay với đẳng huynh, hay bất kỳ người nào đang đứng ở đại sảnh đường và dưới chân tượng Trương Vĩnh Ký. Nhưng nó vô cùng ý nghĩa với những người đang khao khát vượt ra khỏi chính mình, không muốn trở thành con người, mà trên cả con người, một tinh thần của Nietzsche. Tinh thần mạnh mẽ để mọi người có thể đứng nơi đây mà tra vấn tôi. Vậy đẳng huynh chưa hiểu gì về Vân hay sao?
- Anh muốn tôi hiểu gì về học trò của mình trong suốt mười năm dạy nó?
- Đẳng huynh chưa hiểu được sự khao khát hiểu biết của học trò mình. Tôi chỉ có thể cảnh báo Vân trước những nguy hiểm mà cô bé có thể gặp phải, nhưng tôi không được phép cản trở cô bé khao khát muốn thử sức mình trước khó khăn. Tôi có thể đỡ viên đạn chì nhưng không thể chặn đường tiến lên của cô bé. Làm sao đẳng huynh có thể chất vấn tôi khi Vân hoàn toàn có quyền chọn lựa cho hành động của mình? Trong mọi tình huống, tôi luôn chọn cho mình lựa chọn nguy hiểm nhất, nhưng điều đó không có nghĩa rằng tôi có thể bảo vệ mọi người quanh mình ở mọi lúc và mọi địa điểm.
- Nghĩa rằng anh cho rằng vết đạn trên người cô bé là điều mà cô bé phải gánh chịu? Và anh hoàn toàn vô can trong vấn đề đó?
- Không. Tôi cho rằng đẳng huynh đang mất lý trí trong vấn đề này. Vết thương của Vân không thuộc về tôi hay thuộc về chính cô bé. Mà nó thuộc về kẻ đã nã phát súng đó và kẻ ra lệnh cho tên sát thủ đó.
Một phán quan lên tiếng:
- Xin anh Vô Danh đi vào trọng tâm câu hỏi. Anh có cho rằng vết thương của bé Vân thuộc về phán đoán sai lầm của anh không? Và nếu có thì điều đó có thuộc về lỗi của anh không?
- Vâng, nếu tôi sớm nhận ra những tình huống nguy hiểm mà những người tham gia vào vụ án sẽ gặp phải, tôi sẽ sớm cảnh tỉnh về điều mà họ sẽ gặp phải, có thể, họ sẽ có đề phòng tốt hơn. Nếu xem xét khả năng phán đoán của tôi phạm sai lầm, thì điều đó hoàn toàn thuộc về lỗi của tôi.
Phi bước lên và nói.
- Tôi cho rằng đây không thuộc về lỗi của Vô Danh. Vì hoàn cảnh lúc đó chúng tôi hoàn toàn không thể dự đoán được hành vi của đối phương, và đây là điều không thể tránh khỏi. Mọi dữ kiện đều không giúp chúng tôi phán đoán rằng sẽ có sự trả thù vào những người xung quanh.
Phán quan cất tiếng:
- Vậy anh cho rằng sự trả thù đó hoàn toàn mang tính ngẫu nhiên? Và không có cơ sở để phán đoán? Hay anh cho rằng các anh có thể phạm sai lầm dựa trên sinh mạng của những người tham gia?
- Tôi cho rằng mọi sự lựa chọn đều có tính rủi ro, chúng tôi không thể có những phán đoán chính xác trong mọi tình huống. - Phi đáp.
Phán quan nghiêm mặt hỏi:
- Vậy hai anh có biết một trong những nguyên tắc cao nhất về đạo đức của hội là: Sinh mạng con người là cao quý nhất?
- Vâng, chúng tôi biết. - Cả hai chúng tôi cùng đáp.
- Tôi biết các anh luôn biết và tôn trọng điều đó. Nhưng các anh đang chứng minh rằng các anh không đủ khả năng phán đoán một cách sáng suốt để đảm bảo tính mạng những người tham gia không bị ảnh hưởng.
- Tôi biết tôi không đủ khả năng đối phó với một tổ chức tội ác gồm những đầu óc tinh ranh nhất. - Tôi đáp. - Tôi chỉ biết rằng, tôi luôn cố gắng đưa ra những lựa chọn sáng suốt nhất nhằm giảm thiệt hại đáng kể về sinh mạng con người.
Phán quan nhắc nhở tôi.
- Tôi cần lưu ý anh, anh phải chứng minh anh đủ năng lực để lãnh đạo mọi người. Ngay cả khi anh cần đối diện với bất cứ tập đoàn tội ác nào, chúng tôi cần biết khả năng lãnh đạo của anh. Anh có thể chăm lo cho những thành viên của mình, bảo vệ họ ít nhất về sinh mạng, đưa ra những lựa chọn sáng suốt để không đẩy bất kỳ ai vào những tình huống nguy hiểm. Anh có hiểu điều đó chứ?
- Vâng, tôi biết.
- Tôi cần hỏi anh một điều: Anh có cảm thấy tự tin để lãnh đạo mọi người chiến thắng trong cuộc chiến lần này?
- Tôi hoàn toàn không có cơ sở để đạt được niềm tin đó. Vì thật sự chúng tôi đã bế tắc trong việc đối đầu với những con người mà chúng tôi không có một thông tin gì về họ.
- Anh có đảm bảo không một người nào ngã xuống trong cuộc chiến của anh không?
- Thưa không.
- Xin cảm ơn anh. Còn đẳng huynh nào muốn chất vấn Vô Danh không?
Một người phụng phịu đầy đặn bước ra.
- Tôi không chất vấn Vô Danh, tôi chỉ muốn hỏi anh một câu hỏi riêng tư, thành thật xin lỗi những đẳng huynh ở đây vì câu hỏi vô duyên của tôi. Anh nghĩ thế nào khi trở về hội? Anh đã rời bỏ nó và từ chối mệnh lệnh từ chúng tôi?
- Tôi xin từ chối câu hỏi, và giữ câu trả lời cho riêng mình.
- Xin cảm ơn anh, thành thật mà nói, tôi chịu ơn anh vì cống hiến của anh cho hội. Anh là một trong những người trẻ nhất đạt thành tựu lớn nhất, anh là một đầu óc thông minh hiếm có mà hội đã đào tạo nên. Nhưng anh lại từ chối tiếng kêu gọi của hội, và ngày hôm nay anh trở về mở lời hiệu triệu mọi người.
Một loạt những ký ức ùa vào theo lời nói, tôi hiểu rằng nỗi mặc cảm trong người mình đang sống dậy.
- Xin cảm ơn đẳng huynh đã trách mắng tôi. Tôi hiểu dù mình từng làm gì tốt nhất cho hội, cung cấp những phương pháp sư phạm, tạo nên mô hình tìm kiếm nhân tài, vạch ra viễn kiến phát triển năng lực cho từng cá nhân. Thì điều đó cũng không quan trọng bằng lựa chọn cá nhân của tôi. Tôi ra đi là vì lựa chọn cá nhân của mình. Tôi không mong những đẳng huynh sẽ tha thứ cho tôi vì chọn lựa của tôi. Nhưng nếu ngày hôm nay các đẳng huynh từ chối lời hiệu triệu của tôi vì ký ức không hay mà tôi đã làm với mọi người, thì tôi vẫn luôn trân trọng mọi người đã ở đây đầy đủ. Tôi nhìn từng khuôn mặt quen thuộc, tôi hiểu được cảm xúc mọi người đứng nơi đây. Tôi đoán rằng minh không thể thuyết phục trên phân nửa những đầu óc thông tuệ nhất trên mọi lĩnh vực này. Vậy xin cho tôi được dừng lời hiệu triệu ở đây.
- Anh Kiệt, anh không thể bỏ cuộc lúc này. - Phi nhăn mặt.
Đại phán quan đứng dậy, hỏi với giọng già nua nhưng hùng hồn.
- Tôi cần nhấn mạnh: Đẳng huynh Vô Danh có muốn dừng lời hiệu triệu của mình?
Phi nhìn tôi như nài rằng, tôi không thể bỏ cuộc. Mỉm cười trước mọi người, tôi biết mình đã thất bại trong lời hiệu triệu, không phải vì yếu tố cá nhân của tôi, mà vì tôi nhận ra mình không đủ khả năng lãnh đạo mọi người. Tôi chỉ là một lãng nhân ưa quen làm việc một mình với những phương pháp độc lập. Nếu cho tôi dùng quyền sử dụng một hệ thống gồm những con người thông minh và uyên bác của hội, tôi rất có thể phạm sai lầm. Mỗi một người của hội đều là những tinh hoa mà Việt Nam có được, họ ẩn nấp sau từng công việc nhỏ nhặt hoặc lớn lao, họ nổi tiếng hoặc vô danh, nhưng họ đều âm thầm tạo nên sức sống cho Việt Nam. Mỗi sinh mạng đều đáng quý.
- Vâng. Tôi muốn dừng lời hiệu triệu của mình.
Đại trưởng lão đưa ra phán quyết:
- Hệ thống của hội sẽ dừng lại. Nhưng bất kỳ đẳng huynh nào đồng ý giúp đỡ Vô Danh, chúng ta không được quyền ngăn cấm họ, mọi sự trợ giúp Vô Danh đều thuộc về phạm vi cá nhân. Nhưng Vô Danh không được phép sử dụng hệ thống của hội cho công việc điều tra của mình, hay sử dụng bất kỳ một cá nhân nào nếu không thuyết phục được cá nhân đó. Và mọi đẳng huynh được quyền từ chối nếu cảm thấy điều mình làm không phù hợp với chính con người của mình. Cuộc hiệu triệu sẽ dừng vào lúc này. Cảm ơn mọi người đã có mặt vào đêm nay.
Những nghi thức kết thúc buổi lễ trở nên nhạt nhòa, tôi gần như không còn chú ý gì nữa. Mọi thứ trong đầu của tôi lúc này chỉ là ký ức.
Khi bước đi ra phía hành lang, cậu bé tối hôm nay lấp ló sau bức tượng bán thân của Bach. Phi nhìn tôi, anh hiểu ra cậu bé cũng là thành viên của hội, nhưng cấp độ cậu bé quá thấp không đủ điều kiện để tham gia buổi lễ. Vì nguyên tắc độc lập của hội, nên nhiều người không biết về nhau, đó là điều bình thường, nhất là để đảm bảo an toàn thông tin của từng thành viên trong hội.
Cậu bé chạy đến đưa cho tôi một tờ giấy, rồi cười khì khì chạy đi.
Phi và tôi cùng nhìn vào mảnh giấy, vỏn vẹn hai chữ.
"Vô Khuyết"
Last edited by a moderator:
Bình luận facebook