Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 5. NGƯỜI THỨ SÁU (P1)
Cầm mảnh giấy trên tay, nó gợi cho tôi nhiều suy nghĩ hơn Phi.
- Phi, anh có nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh, sự ngờ ngợ về kiến thức thông tuệ của anh cũng như phong thái đĩnh đạc của anh khiến tôi từng nghĩ anh là...
- Vô Khuyết.
- Đúng vậy.
- Vô Khuyết là người thuộc nhánh miền Nam, nên tôi hoàn toàn không có thông tin về anh ta. Tôi cứ nghĩ anh sẽ là người biết rõ hơn tôi chứ.
- Không. Tôi chỉ biết duy nhất một điều, Vô Khuyết là người chung thế hệ của tôi, người thứ sáu bí ẩn.
- Người thứ sáu?
- Đúng vậy, chắc anh đã biết người thầy dạy và bảo trợ cho chúng tôi là giáo sư Chúng. Vì tôi thuộc nhánh miền Nam, nên có những tục lệ nặng tính người Hoa, những thế hệ đầu tiên đi mở cõi là những người Minh Hương, trong đó có những người Phúc Kiến và đặc biệt là những người trong Thiên Địa Hội. Sau này dưới thời Pháp, còn xuất hiện cả những người thuộc hội Tam Hoàng ở Quảng Đông sang.
- Tôi biết, trong đó thành viên nổi tiếng nhất của hội là Vương Đại. Ông từng bảo trợ rất nhiều thế hệ của hội chúng ta, đồng thời cũng thành viên tam hội khi đó bao gồm: Tam Điểm, Tam Hoàng và Thiên Địa.
- Thật ra là có cả 4 người giàu có nhất Saigon khi đó.
- Không lẽ là...?
- Nhất Sĩ nhì Phương tam Xường tứ Định, tứ đại phú hộ Saigon, đồng thời trong hội chúng ta còn là tứ trụ về bảo trợ kinh tế cho mọi người. Tất cả họ đã chi rất nhiều tiền để bảo trợ từ học vấn đến nghệ thuật cho mọi người. Tôi đoán anh biết rất ít về họ vì anh vào hội sau tôi.
- Nhưng tôi tưởng tôi cùng cấp với anh thì tôi cũng sẽ biết nó chứ?
- Chính vì anh vào hội sau tôi nên quy chế của hội sau đó có thay đổi. Để đảm bảo thông tin của từng cá nhân, nên mỗi khi thăng cấp, những người được biết thông tin về cấp độ của mình bị giảm đi. Nên những gì tôi biết ở cấp năm như của anh, thì thông tin và tri thức tôi có được nhiều hơn anh.
- Chà, anh làm tôi tiếc nuối.
- Anh có biết vì sao những hội viên ở Hà Nội được kết nạp luôn ít hơn nhiều so với Saigon không?
- Tôi đoán là vì điều kiện phát triển tài năng?
- Đúng vậy, người Hà Nội nhiều người tài giỏi không kém ở đây, nhưng thói quen bảo trợ cho nghệ thuật và tri thức thì Saigon có truyền thống hơn hẳn Hà Nội. Vì hai nguyên nhân: một, Saigon cũng như đàng Trong là nơi tiếp cận với văn minh phương Tây sớm nhất, nên truyền thống bảo trợ tri thức và nghệ thuật có từ rất sớm, rất nhiều người giàu có bỏ tiền nuôi đoàn hát, mở trường, xây dựng nhà thờ v.v.; và hai, Hà Nội bảo thủ hơn Saigon trước những cái mới, mà nên nhớ, tri thức luôn thuộc về cái mới. Điều mà anh sẽ không thấy có ở miền Bắc. Chính vì vậy mà trụ sở chính của hội chúng ta đặt ở Saigon. Nhưng nói như vậy không phải là không có, miền Bắc vẫn có một người bảo trợ rất lớn hội tại Hà Nội vào thế kỷ trước. Anh có đoán được là ai không?
- Bạch Thái Bưởi!
- Đúng vậy, toàn bộ khu phố Tràng Tiền cũng như nỗ lực phục hưng Hà Nội, người đã góp phần vào sự thịnh vượng của băm sáu phố phường chính là Bạch Thái Bưởi. Nếu không có sự thịnh vượng kinh tế, thì anh nghĩ xem nét thanh lịch Hà Thành có xuất hiện được hay không? Nhiều người chỉ chú ý đến Bạch Thái Bưởi ở khía cạnh một doanh gia về hàng hải, mà ít để ý, ông là người mở xưởng in ấn tư nhân đầu tiên của Hà Nội.
- Đông Kinh ấn quán!
- Anh là người có trí nhớ tốt. Chính vì vậy mà sách vở được in ấn rất nhiều và đại trà cho Hà Nội. Những tư liệu quan trọng nhất của hội được lưu truyền nhờ nhà xuất bản Bạch Thái Bưởi, tôi đoán rằng thư viện của hội ở miền Bắc chắc anh đã đọc khá nhiều.
- Thật ra là mỗi ngày khi tôi lần đầu tiên vào hội, được tiếp xúc với kho tàng tri thức do những thành viên của hội tạo ra là điều khiến tôi choáng ngợp. Anh và Hải Nam là những tác giả đầu sách mà tôi chọn đọc, có lẽ vì sự gần gũi về tuổi tác.
- Khi tôi bắt đầu cầm bút năm đó mười hai mười ba tuổi gì đó. Nhưng khi đó tôi nghĩ có lẽ tôi và anh đều chú ý đến hai quyển sách kỳ lạ được viết ra trong đời điểm đó.
- Một nghiên cứu về con người, và quyển Xã hội học như một tính trạng.
- Đúng vậy, và người viết nó có bút danh...
- Vô Khuyết.
- Khi đó lần đầu tiên tôi mới biết tại Saigon có người tên Vô Khuyết, hơn nữa, còn là đồng môn của chúng tôi, bao gồm tôi, Vô Thường, Vô Ưu, Vô Lệ và Vô Thanh. Nhưng khi tôi hỏi thầy tôi thì chỉ nhận thấy đôi mắt ưu tư của ông, tôi hiểu rằng mình không nên hỏi nữa.
- Khi tôi đọc hồi ký Vô Danh của anh, tôi biết Vô Danh là ngoại hiệu do Vô Thường chọn?
- Chắc anh vẫn nhớ, năm người chúng tôi: Tôi, Anh Tuấn, Hải Nam, Hải Yến và Thanh Phong. Chỉ có tôi và Tuấn là anh em trong một nhà. Nên Tuấn thừa hiểu khi đó tôi bị ảnh hưởng rất lớn bởi Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chữ Vô Danh là Tuấn lấy từ câu...
- Vô Danh thiên địa chi thỉ (無 名 天 地 之 始), hữu danh vạn vật chi mẫu (有 名 萬 物 之 母).
- Anh làm tôi ngại, khi anh nhớ về những giai thoại cuộc đời tôi nhiều lúc còn hơn cả tôi.
- Tôi nghĩ mọi giai thoại về anh đều gây hứng thú với những người quanh anh.
- Anh đã hiểu chữ Vô Danh của tôi khi đó, mang nghĩa là Không Tên là nguồn gốc của trời đất. Nó mang tham vọng lớn lắm đúng không, nhưng khi đọc hai chữ Vô Khuyết, thì tôi biết rằng cái tên đó đối kháng hoàn toàn với tôi.
- Vô Khuyết là không một tì vết hay khuyết tật gì.
- Anh nghĩ xem trên đời này cái gì mà không một khuyết tật hay tì vết?
- Luật của Tự Nhiên, nguồn gốc của tự nhiên, cội nguồn nhân thế.
- Hay nói theo Lão Tử là Hữu Danh vạn vật chi mẫu (有 名 萬 物 之 母), Có Tên là mẹ của vạn vật. Hai câu đó, Lão Tử muốn nói quy luật vận động toàn vũ trụ này không biết gọi tên là gì (Vô Danh), nhưng cội nguồn quy luật đó thì có thể gọi tên được (Hữu Danh). Nên thật ra chữ Vô Khuyết đó chính là Hữu Danh, cái tên đó còn đứng trên cả tôi.
- Ối chà. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đó.
- Như tôi nói, anh ở miền Bắc nên không có những tập tục trong Nam như chúng tôi. Và khi đó, tôi biết rằng Vô Khuyết này là một người có nhiều tham vọng hơn cả tôi trong việc chinh phục tri thức, và đây là người luôn muốn cạnh tranh và đối kháng với tôi. Nên lần đầu gặp anh, vẻ ngoài đẹp trai và kiến thức bác học của anh tôi từng nghĩ anh là Vô Khuyết.
- Nay Vô Khuyết đã xuất hiện vì lí do gì?
- Tôi không biết. Chúng ta cứ về nhà đã.
- Phi, anh có nhớ lần đầu tiên tôi gặp anh, sự ngờ ngợ về kiến thức thông tuệ của anh cũng như phong thái đĩnh đạc của anh khiến tôi từng nghĩ anh là...
- Vô Khuyết.
- Đúng vậy.
- Vô Khuyết là người thuộc nhánh miền Nam, nên tôi hoàn toàn không có thông tin về anh ta. Tôi cứ nghĩ anh sẽ là người biết rõ hơn tôi chứ.
- Không. Tôi chỉ biết duy nhất một điều, Vô Khuyết là người chung thế hệ của tôi, người thứ sáu bí ẩn.
- Người thứ sáu?
- Đúng vậy, chắc anh đã biết người thầy dạy và bảo trợ cho chúng tôi là giáo sư Chúng. Vì tôi thuộc nhánh miền Nam, nên có những tục lệ nặng tính người Hoa, những thế hệ đầu tiên đi mở cõi là những người Minh Hương, trong đó có những người Phúc Kiến và đặc biệt là những người trong Thiên Địa Hội. Sau này dưới thời Pháp, còn xuất hiện cả những người thuộc hội Tam Hoàng ở Quảng Đông sang.
- Tôi biết, trong đó thành viên nổi tiếng nhất của hội là Vương Đại. Ông từng bảo trợ rất nhiều thế hệ của hội chúng ta, đồng thời cũng thành viên tam hội khi đó bao gồm: Tam Điểm, Tam Hoàng và Thiên Địa.
- Thật ra là có cả 4 người giàu có nhất Saigon khi đó.
- Không lẽ là...?
- Nhất Sĩ nhì Phương tam Xường tứ Định, tứ đại phú hộ Saigon, đồng thời trong hội chúng ta còn là tứ trụ về bảo trợ kinh tế cho mọi người. Tất cả họ đã chi rất nhiều tiền để bảo trợ từ học vấn đến nghệ thuật cho mọi người. Tôi đoán anh biết rất ít về họ vì anh vào hội sau tôi.
- Nhưng tôi tưởng tôi cùng cấp với anh thì tôi cũng sẽ biết nó chứ?
- Chính vì anh vào hội sau tôi nên quy chế của hội sau đó có thay đổi. Để đảm bảo thông tin của từng cá nhân, nên mỗi khi thăng cấp, những người được biết thông tin về cấp độ của mình bị giảm đi. Nên những gì tôi biết ở cấp năm như của anh, thì thông tin và tri thức tôi có được nhiều hơn anh.
- Chà, anh làm tôi tiếc nuối.
- Anh có biết vì sao những hội viên ở Hà Nội được kết nạp luôn ít hơn nhiều so với Saigon không?
- Tôi đoán là vì điều kiện phát triển tài năng?
- Đúng vậy, người Hà Nội nhiều người tài giỏi không kém ở đây, nhưng thói quen bảo trợ cho nghệ thuật và tri thức thì Saigon có truyền thống hơn hẳn Hà Nội. Vì hai nguyên nhân: một, Saigon cũng như đàng Trong là nơi tiếp cận với văn minh phương Tây sớm nhất, nên truyền thống bảo trợ tri thức và nghệ thuật có từ rất sớm, rất nhiều người giàu có bỏ tiền nuôi đoàn hát, mở trường, xây dựng nhà thờ v.v.; và hai, Hà Nội bảo thủ hơn Saigon trước những cái mới, mà nên nhớ, tri thức luôn thuộc về cái mới. Điều mà anh sẽ không thấy có ở miền Bắc. Chính vì vậy mà trụ sở chính của hội chúng ta đặt ở Saigon. Nhưng nói như vậy không phải là không có, miền Bắc vẫn có một người bảo trợ rất lớn hội tại Hà Nội vào thế kỷ trước. Anh có đoán được là ai không?
- Bạch Thái Bưởi!
- Đúng vậy, toàn bộ khu phố Tràng Tiền cũng như nỗ lực phục hưng Hà Nội, người đã góp phần vào sự thịnh vượng của băm sáu phố phường chính là Bạch Thái Bưởi. Nếu không có sự thịnh vượng kinh tế, thì anh nghĩ xem nét thanh lịch Hà Thành có xuất hiện được hay không? Nhiều người chỉ chú ý đến Bạch Thái Bưởi ở khía cạnh một doanh gia về hàng hải, mà ít để ý, ông là người mở xưởng in ấn tư nhân đầu tiên của Hà Nội.
- Đông Kinh ấn quán!
- Anh là người có trí nhớ tốt. Chính vì vậy mà sách vở được in ấn rất nhiều và đại trà cho Hà Nội. Những tư liệu quan trọng nhất của hội được lưu truyền nhờ nhà xuất bản Bạch Thái Bưởi, tôi đoán rằng thư viện của hội ở miền Bắc chắc anh đã đọc khá nhiều.
- Thật ra là mỗi ngày khi tôi lần đầu tiên vào hội, được tiếp xúc với kho tàng tri thức do những thành viên của hội tạo ra là điều khiến tôi choáng ngợp. Anh và Hải Nam là những tác giả đầu sách mà tôi chọn đọc, có lẽ vì sự gần gũi về tuổi tác.
- Khi tôi bắt đầu cầm bút năm đó mười hai mười ba tuổi gì đó. Nhưng khi đó tôi nghĩ có lẽ tôi và anh đều chú ý đến hai quyển sách kỳ lạ được viết ra trong đời điểm đó.
- Một nghiên cứu về con người, và quyển Xã hội học như một tính trạng.
- Đúng vậy, và người viết nó có bút danh...
- Vô Khuyết.
- Khi đó lần đầu tiên tôi mới biết tại Saigon có người tên Vô Khuyết, hơn nữa, còn là đồng môn của chúng tôi, bao gồm tôi, Vô Thường, Vô Ưu, Vô Lệ và Vô Thanh. Nhưng khi tôi hỏi thầy tôi thì chỉ nhận thấy đôi mắt ưu tư của ông, tôi hiểu rằng mình không nên hỏi nữa.
- Khi tôi đọc hồi ký Vô Danh của anh, tôi biết Vô Danh là ngoại hiệu do Vô Thường chọn?
- Chắc anh vẫn nhớ, năm người chúng tôi: Tôi, Anh Tuấn, Hải Nam, Hải Yến và Thanh Phong. Chỉ có tôi và Tuấn là anh em trong một nhà. Nên Tuấn thừa hiểu khi đó tôi bị ảnh hưởng rất lớn bởi Đạo Đức Kinh của Lão Tử, chữ Vô Danh là Tuấn lấy từ câu...
- Vô Danh thiên địa chi thỉ (無 名 天 地 之 始), hữu danh vạn vật chi mẫu (有 名 萬 物 之 母).
- Anh làm tôi ngại, khi anh nhớ về những giai thoại cuộc đời tôi nhiều lúc còn hơn cả tôi.
- Tôi nghĩ mọi giai thoại về anh đều gây hứng thú với những người quanh anh.
- Anh đã hiểu chữ Vô Danh của tôi khi đó, mang nghĩa là Không Tên là nguồn gốc của trời đất. Nó mang tham vọng lớn lắm đúng không, nhưng khi đọc hai chữ Vô Khuyết, thì tôi biết rằng cái tên đó đối kháng hoàn toàn với tôi.
- Vô Khuyết là không một tì vết hay khuyết tật gì.
- Anh nghĩ xem trên đời này cái gì mà không một khuyết tật hay tì vết?
- Luật của Tự Nhiên, nguồn gốc của tự nhiên, cội nguồn nhân thế.
- Hay nói theo Lão Tử là Hữu Danh vạn vật chi mẫu (有 名 萬 物 之 母), Có Tên là mẹ của vạn vật. Hai câu đó, Lão Tử muốn nói quy luật vận động toàn vũ trụ này không biết gọi tên là gì (Vô Danh), nhưng cội nguồn quy luật đó thì có thể gọi tên được (Hữu Danh). Nên thật ra chữ Vô Khuyết đó chính là Hữu Danh, cái tên đó còn đứng trên cả tôi.
- Ối chà. Tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc đó.
- Như tôi nói, anh ở miền Bắc nên không có những tập tục trong Nam như chúng tôi. Và khi đó, tôi biết rằng Vô Khuyết này là một người có nhiều tham vọng hơn cả tôi trong việc chinh phục tri thức, và đây là người luôn muốn cạnh tranh và đối kháng với tôi. Nên lần đầu gặp anh, vẻ ngoài đẹp trai và kiến thức bác học của anh tôi từng nghĩ anh là Vô Khuyết.
- Nay Vô Khuyết đã xuất hiện vì lí do gì?
- Tôi không biết. Chúng ta cứ về nhà đã.
Last edited by a moderator:
Bình luận facebook