• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (3 Viewers)

Chương 10. NHÀ MỘ (P1)

Một đêm dài im lặng, cả ba người chúng tôi trong căn phòng khách mãi nuôi một ký ức với hi vọng nó hồi sinh. Nếu bức thư chưa được đọc lên, Phi vẫn không biết rằng mình từng là người được thầy tôi chọn lựa. Và lẽ ra, tất cả chúng tôi đều chung một thầy. Có lẽ, Phi mãi nghĩ về ký ức của mình, ký ức của đứa trẻ sinh ra trong trại tị nạn Phi Luật Tân, được đưa về Hà Nội năm 1989. Tôi chỉ đoán vậy.

Còn Phong, anh đang nghĩ và nhớ về điều gì? Có lẽ là ký ức về năm người chúng tôi, cái ngày mà Hội những đứa con Saigon vẫn sinh hoạt sôi nổi, nhắc nhở và nhớ về một thời Saigon, chưa ai nặng nề với dĩ vãng nhiều như chúng tôi lúc đó.

Còn tôi lúc này chỉ vẩn vơ suy nghĩ mà chẳng biết mình đang nghĩ gì, ừ thì và cũng ừ thì. Cái ừ thì vớ vẩn, cố biết mình muốn gì và nghĩ gì. Vô thức cứ đan xen và xuyên tạc lý trí, cái hợp lý chen lẫn điều vô lý, những mảnh ký ức rời rạc cứ chồng lấp lên nhau. Cho đến khi ánh mặt trời xuyên qua bức rèm cửa tôi mới biết trời đã sáng.

Phi trở nên trầm tư trong giọng nói.

- Chúng ta làm gì lúc này đây anh Kiệt?

- Tôi đã biết chúng ta cần làm gì. Phong, anh phải đi với tôi, vì chỉ có tôi và anh là hai người duy nhất lúc này còn giữ nhiều thông tin của thầy nhất. Phi, tôi chưa tưởng tượng được điều gì đang gây ảnh hưởng đến hội chúng ta, nhưng bằng mọi cách hãy liên lạc với Vô Khuyết và… Anh chờ tôi một chút – Tôi lấy nhanh mảnh giấy và viết vào đó vài chữ. – Đây, anh hãy đưa Vô Khuyết mảnh giấy này, anh ta sẽ phải để anh làm việc chung. Công việc đó là bảo vệ Hoàng Minh Tuấn bằng mọi giá, nếu được, đưa anh chàng ra nước ngoài.

- Hoàng Minh Tuấn? – Phi hỏi lại.

- Minh Tuấn là chìa khóa duy nhất để chúng ta mở cánh cửa vào đời tư giáo sư Lâm. Tôi nghĩ đồng bọn của Peter, con trai của Gate, chắc chắn có cùng suy nghĩ với tôi. Minh Tuấn là cầu nối để bắc từ hội chúng ta vào tổ chức giáo sư Lâm. Nên hiện giờ, anh chàng là mối hiểm họa cần tiêu diệt của chúng. Hãy đưa Minh Tuấn đến gặp Vô Khuyết, anh ấy sẽ biết mình cần phải làm gì.

- Còn hai anh? – Phi hỏi.

- Chúng tôi phải tìm ra thứ mà thầy tôi đã cất giấu, và giấu nó khỏi những đôi mắt ma quỷ thèm thòm nó.

- Các anh bắt đầu từ đâu?

Tôi nhìn Phong mỉm cười, cả hai chúng tôi cùng đồng thanh nói. “Nhà mộ Trương Vĩnh Ký.”

***

Ngay trong ngày hôm đó, tôi và Phong trở về nhà mộ Trương Vĩnh Ký. Nhà mộ có ba cổng, hướng về ba hướng. Cổng chính là hướng Tây lệch về Nam chừng mười mấy độ, hai hướng còn lại là Bắc và Nam. Chúng tôi bắt đầu bước vào bên trong nhà nguyện. Phong nhìn lên trần nhà nói.

- Kỳ Lân cõng trên lưng sách và bút.

- Kỳ Lân trong văn hóa miền Nam chúng ta, - tôi tiếp lời - đại diện cho người đứng đầu sáng suốt, minh chủ. Con kỳ lân này là con kỳ lân duy nhất mà chúng ta thấy có hình tượng cõng trên lưng sách và bút, ám chỉ người đứng đầu đang giữ gìn tri thức.

- Kiệt, hẳn Kiệt vẫn còn nhớ biểu tượng và huy hiệu trường Pétrus Trương Vĩnh Ký năm xưa chính là…

- Quyển sách và cây bút, biểu tượng của tri thức.

- Nên chắc chắn người xây dựng nhà mộ này đã để lại chỉ dấu quan trọng cho chúng ta. Ra cửa chính nhà mộ thôi.

Cửa chính hướng về Tây, với dòng chữ La Tinh, FONS VITAE ERUDITIO POSSIDENTIS, tri thức là nguồn sống cho ai sở hữu nó, kinh Thánh, châm ngôn 16:22 . Phong nhìn tôi cười nói, “Chắc Kiệt đã phát hiện ra ẩn ý rồi.” Tôi cười nhìn Phong như đồng ý, ngụ ý trên nhà mồ này mà không ai thấy, từ đời này qua đời nọ. Rồi đi nhanh sang cửa Bắc, với hàng chữ (ET) OMNIS QUI VIVIT ET CREDIT IN ME NON MORIETUR IN AETERNUM , câu này cũng trong kinh Thánh, John 11:26, Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng?

Chúng tôi lại bước nhanh ra cổng phía Nam, hàng chữ La Tinh lại hiện lên, MISERMINI MEI SALTEM VOS AMICI MEI, Hãy thương xót tôi ít nhất còn là bằng hữu của tôi, kinh Thánh, Jacob 19:21.

Tôi nhìn Phong, nhướn chân mày, hỏi.

- Sao nào, Phong trước hay Kiệt trước?

- Phong nhường cho Kiệt.

- Thôi nào, không cần đùn đẩy, Phong trước đi, như truyền thống của chúng ta từ xưa đến nay. Đồng ý chứ?

- Cửa chính hướng về hướng Tây, với câu nói Tri thức là nguồn sống cho ai có nó, ngụ ý nói tri thức có từ phương Tây mang đến. Hội chúng ta bắt đầu từ phương Tây.

- Ái chà, Phong ơi, thiếu rồi. Hội chúng ta còn là ánh sáng, ánh sáng phương Đông, nên nó còn có ý nghĩa là ánh sáng tri thức phương Đông rọi về phía Tây. Còn hướng Bắc nào.

- Hướng Bắc, Ai sống mà tin ta, kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng? Đây là câu nói là Chúa hỏi các môn đồ về niềm tin. Nó được đặt hướng về Bắc, ngụ ý chính là… ám chỉ về Hà Nội.

- Tuyệt vời, câu nói đó ngụ ý tri thức của hội được gìn giữ trong Nam chứ không phải ngoài Bắc. Quá tốt, chúng ta khỏi phải lết xác ra ngoài đó.

- Hướng Nam, nói về tình huynh đệ.

- Tình bạn ở hướng Nam, nơi những con người sẽ chở che cho nhau. – Tôi nhận định. – Và đó chính là mấu chốt để chúng ta giải mã.

- Giải mã đầu tiên là sanh chính tả trong hàng chữ La Tinh này. Toàn bộ chữ U đều biến thành chữ V một cách cố ý. Theo Kiệt, chữ U biến thành chữ V có ý nghĩa gì?

- Chẳng có ý nghĩa gì cả, tiếng La Tinh cổ không có chữ U.

Điều này không trách được Phong, ngày mà Phong quyết định ở lại Tây Tạng, anh chỉ mới mười lăm, mười sáu tuổi. Nếu Phong có thời gian nhiều hơn để bổ túc kiến thức như tôi, chắc sẽ khác. Suốt nhiều năm ở hội, tôi gần như quen thuộc với mọi loại mã khóa, đặc biệt, tôi còn là người được thầy dạy và luyện tập nhiều loại mã và cách phá giải mã nhất. Có lẽ vì tôi có ý thức về ngôn ngữ dưới dạng văn bản nhiều hơn những thành viên còn lại, một phẩm chất của nhà văn. Do đó, tôi luôn dành thời gian để nghiên cứu ngôn ngữ dưới dạng văn bản, và vì vậy, mã hóa dưới dạng văn bản chưa bao giờ làm khó được tôi. Thật ra chẳng thể làm khó được ai, nếu người đó đã học qua phân ngành mật mã học. Nghĩa rằng, mọi văn bản nếu chỉ được viết dưới dạng mã hóa một lần, thì dù phức tạp đến đâu cũng có thể tìm ra được nó, nếu biết được hai điều: một, ngôn ngữ của văn bản đó; hai, độ dài của văn bản.
Vì mỗi ngôn ngữ đều có tính đặc trưng về số lượng chữ cái xuất hiện, chẳng hạn, trong tiếng Anh là chữ e. Năm xưa, khi đọc Sherlock Holmes tôi bật cười vì mức độ ngây thơ của Holmes trước mã Hình nhân nhảy múa. Hiển nhiên, Conan Doyle đã biết một kỹ thuật lâu đời có từ Arab, kỹ thuật phân tích tần số của chữ. Ông ta đã áp dụng kỹ thuật đó vào cho Holmes khi giải mã Hình nhân nhảy múa. Điều mà tôi nhận ra sự ngây thơ đó, là ở chỗ, Holmes là người thuộc thế kỷ 19. Mà ở thế kỷ đó, ngành kỹ thuật về mật mã đã ra đời khá lâu, chẳng còn ai viết loại mã ngây thơ như vậy mà tin rằng nó không bị phá. Nó chỉ gạt gẫm được kẻ không chuyên về mã, với một nhà mật mã học, điều đầu tiên làm khi gặp văn bản mã hóa là xác lập tần suất của ký tự trong văn bản, sau đó là xác định tính chất của nguyên âm và phụ âm.

Chẳng hạn, trong tiếng Anh, tần suất chữ cái e xuất hiện nhiều nhất, chiếm đến 12,7%, sau đó đến chữ t 9,1%, rồi tới chữ a 8,2%, chữ o 7,5%. Nếu biết được tần suất của ký tự nào trong văn bản, so sánh nó với bảng tần suất thông dụng, hoàn toàn đoán được ký tự đó tương ứng với chữ cái nào.
Còn về tính chất nguyên âm và phụ âm, là xác định tần suất nó đứng trước ký tự nào, chẳng hạn, trong tiếng Anh chữ h thường đứng trước e. Nên một khi đã xác định được chữ e, thì ký tự đứng trước nó nhiều khả năng là h.
Do đó, từ thế kỷ mười tám trở về sau, chẳng một nhà quân sự hay tổ chức nào nghĩ đến việc mã hóa nó bằng ký tự, vì nó rất dễ phá giải. Công lao đó thuộc về nền văn minh Arab cách đây nhiều thế kỷ, mà nói thẳng ra, công lao đó thuộc về đại học giả al-Kindi, người đã sáng tạo ra phương pháp phá mã bằng tần suất qua cách thức mà ông nghiên cứu cú pháp, ngữ âm của Arab.

Hội Tam Điểm là một trong những hội kín lâu đời nhất thế giới, việc giao tiếp bằng mật mã là thói quen của hội. Hiển nhiên, họ tạo ra mã và nghiên cứu luôn cách phá mã, nhằm tạo ra những loại mã mới thách thức những phương pháp phá mã truyền thống. Phương pháp tốt nhất chính là ngôn ngữ ám chỉ, một thứ ngôn ngữ thuộc về văn học và tôn giáo. Thật ra, ngôn ngữ tôn giáo thuộc về văn chương nhiều hơn là chính tôn giáo, với lối nói ẩn dụ đầy gợi ý hơn là nói thẳng ra vấn đề. Nên bản chất tôn giáo là ẩn mã hơn là khoa học. Rất tiếc nhiều người theo đạo chỉ muốn tin vào nghĩa đen của nó hơn là, khám phá một thế giới màu nhiệm sau nó.

Tôi đột nhiên trôi về quá khứ.

Kiệt này, con thấy đây là gì? Người giáo sư già nua hỏi đứa học trò láu kháu.

Cậu bé nhanh nhảu đáp, kinh Thánh thưa thầy!

Tốt! Ông ta xoa đầu nó. Rồi tiếp tục công việc.

Hội của chúng ta từ nghìn xưa đã nghiên cứu những ngôn ngữ ẩn tàng từ kinh Thánh. Bây giờ ta sẽ dạy cho con mật mã đầu tiên từ kinh Thánh. Một người bạn trẻ của ta từ nước Mỹ, Michael Drosnin đã nghiên cứu nó, phương pháp EDLS, tìm ra những chữ trong kinh Thánh bằng cách nhảy cố định qua một số chữ cái.

Rồi ông giáo sư già để trên bàn quyển kinh Thánh bằng tiếng Anh cổ, ông lần lượt khoanh tròn các chữ trong đó, nhảy lần lượt cố định qua năm chữ cái, tiếp tục khoanh tròn, tiếp tục nhảy năm chữ cái. Lần lượt hiện ra nhiều chữ mới, dù phần nhiều nó là vô nghĩa. Nhưng đứa nhỏ đã nhanh chóng nhận ra những cái tên quen thuộc, Newton thì đi liền sau đó là lực hấp dẫn, Edison đi liền sau đó là từ bóng đèn, rồi những cái tên và cái chết quen thuộc bởi ám sát như John F.Kennedy, Robert Kennedy, Anwar Sadat. Kể cả cái chết công nương Diana cũng được nói đến trong kinh Thánh bằng phương pháp EDLS. Đứa trẻ giật mình nói, “Những lời tiên tri từ kinh Thánh!”

Vị giáo sư già gật gù cười, rồi ông tiếp tục chỉ tay vào từng chữ trong quyển kinh…
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom