Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 10. NHÀ MỘ (P2)
Như trở về thực tại, tôi hiểu rằng, ba câu trên nhà mộ Trương Vĩnh Ký mang tính gợi ý dẫn đến một cái gì đó mà thầy tôi muốn tôi lấy nó. Những câu nói trên nhà mộ chắc chắn không phải là mã khóa vì nó sẽ được giải bởi một người nào có trí thông minh vừa phải, nhưng có học qua ngành mật mã học. Do đó, nó chỉ có thể là ẩn ngữ, gợi nên ý tưởng nhưng không quả quyết điều gì. Và những người giải mã sẽ tuân thủ theo cách thức gợi ý mà họ quen thuộc từ trước đó, điều này đảm bảo được tính mật mã sẽ lưu truyền giữa nơi công cộng mà không ai chú ý. Tương tự như rất nhiều biểu tượng lan tràn khắp Paris, London hay Washington đều là một thứ ẩn ngữ mà người xây dựng để lại cho thế hệ sau.
Cả ba câu nói trên nhà mộ đều tập trung vào ba điểm: Tri thức – Cái chết – Tình bạn. Nhưng cái gì liên quan đến cả ba điểm này? Tôi xoay người hỏi Phong, xem chừng anh cũng không chắc lắm suy nghĩ của mình. Anh nói.
- Tình bạn và tri thức liên quan đến hội chúng ta, nhưng còn cái chết, tại sao lại là cái chết?
- Nếu như cái chết này liên quan về Trương Vĩnh Ký?
- Trương Vĩnh Ký chết vì bệnh, hoàn toàn không có gì đặc biệt. Không phải tử vì đạo hay bị ám sát. Một cái chết bình thường.
- Phong, anh còn nhớ câu nói của thầy trong bức thư không?
- Bắt đầu từ Công Lý cho Trương Vĩnh Ký.
- Đúng vậy, tại sao lại là công lý? Cái chết của Trương Vĩnh Ký có điều gì oan khuất?
- Phong không nghĩ cái chết Trương Vĩnh Ký có oan khuất gì cả, dù cho cuộc đời của ông bị người Pháp hất hủi, nhà Nguyễn nghi kỵ, người đời dèm pha. Nhưng chắc chắn cái chết ông ta không có gì là bất công cả.
- Vậy người nào sẽ có ba đặc điểm: Tri thức – Tình bạn – Cái chết?
- Có rất nhiều người, Phạm Quỳnh là một trong những cái chết thỏa mãn điều đó. Nhưng chắc chắn Phạm Quỳnh không liên quan ở đây. Kiệt còn ý kiến nào không?
- Khoan, Phong thấy có gì bất thường ở khu nhà này không? Nhà mộ cổng chính thì hướng về Tây, nhưng cổng chính khu nhà lại hướng về Nam, hướng ra đường Trần Hưng Đạo.
- Cổng khu mộ xây tương tự như lăng ông bà Chiểu, cổng tam quan. Dành cho những người có công lớn với quốc gia.
- Hình thức bên trong ngôi mộ như an táng một vị Thánh.
- Nghĩa rằng cả khu nhà mộ này có hai luồn văn hóa Đông – Tây giao thoa cùng một lúc.
- Ám chỉ đến thời kỳ Việt Nam có sự xuất hiện của người nước ngoài.
- Kiệt, câu nói ở cửa Bắc nhà mộ, Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng? Câu nói này thường được dùng cho những người chết vì đạo, chết như một vị Thánh, những người đã không chối bỏ Chúa khi bị quyền lực chính trị buộc cải đạo.
- Nhưng những người chết vì đạo suốt thời Minh Mạng, Thiệu Trị đếm không hết, và trong đó không ít người đã vào hội chúng ta. Vẫn là một con số lớn.
- Kiệt, cổng chính hướng về Nam, nói về tình bạn, một nghĩa cử.
- Điều này cũng vô ích, vì phần lớn giáo dân bị giết là ở miền Nam. Khoan, ôi, tuyệt vời Phong ơi, Phong luôn cho Kiệt những ý tưởng tốt. Giờ, chúng ta cần thống kê lại suy luận, loại bỏ dần khả năng. Nhanh nào.
- Một người chết vì đạo!
- Loại được phân nửa khả năng.
- Tại miền Nam!
- Còn lại ba phần tư. Không, câu nói ám chỉ cái chết hướng về Bắc. Người này chắc chắn sinh ra và chết tại miền Bắc chứ không phải miền Nam.
- Nhưng câu nói về tình bạn lại hướng về Nam!
- Nghĩa rằng lăng mộ, nhà mồ nằm ở miền Nam, do những đạo hữu xây dựng nên. Còn khoảng vài chục khả năng tiếp nào Phong.
- Người đó phải được phong Thánh!
- Còn lại vài trường hợp.
- Cổng chính hướng về Nam.
- Thánh cha Lê Tùy! Chắc chắn là nhà mộ Thánh Tùy.
Thánh cha Lê Tùy sinh ra ở làng Bằng Sở, cách Hà Nội chừng 15 cây số về hướng Nam. Khi trưởng thành thì ngược dòng Kim Ngưu về hướng Tây Hà Nội truyền đạo. Sau đó dời về Nghệ An truyền đạo và tử vì đạo tại đó. Khi bị xử trảm dưới triều vua Minh Mạng, một ông vua chống đạo Gia Tô cực kỳ hà khắc, nếu đời vua trước là Gia Long, tuy không thích lắm đạo Gia Tô và cũng lo sợ ảnh hưởng của đạo này nhưng chưa đến mức tàn sát những người theo đạo như Minh Mạng. Và Lê Tùy khi chuẩn bị hành hình, đã bị quan xử chiêu dụ bằng tiền bạc vua ban cho tử tù. Khi đó có những dấu hiệu lạ khiến cha Tùy được tòa thánh phong Thánh như, lúc xử tử thì trời đất tối sầm. Sau đó, những người mắc bệnh cầu nguyện cha Tùy thì khỏi bệnh, riêng áo quan của cha Tùy thì nước trong vắt và mùi hương ngào ngạt. Theo hồ sơ nộp về tòa thánh Vatican xét duyệt những dấu hiệu lạ và kết luận cha Tùy vào bậc hiển thánh.
Nhưng chắc ít người theo đạo ngoài Nghệ An biết rằng tại Saigon có mộ Thánh Tùy. Và thật ngạc nhiên, nó nằm cách nhà mồ Trương Vĩnh Ký chừng hai mươi mét.
Tôi và Phong đi nhanh đến nhà mồ Thánh Tùy, một kiến trúc cổ điển mang màu sắc lãng mạn với nhiều họa tiết cách điệu, nằm giữa đất Saigon. Ngôi nhà mồ tuy xuống cấp nhưng nó vẫn toát nên vẻ cổ kính uy nghi hướng về hướng Nam. Trên nhà mồ, dòng chữ La Tinh vẫn không phai nhạt theo năm tháng.
BEATI MORTUI QUI IN DOMINO MORIUNTUR
Đây chính là thông điệp của thầy chúng tôi. Lành thay cho những ai chết là chết trong lòng của Chúa. Kinh Thánh, John 14:13.
Quả thật cái chết của Thánh Tùy không chỉ là sự bất công lớn với ông, mà nó liên quan đến quá trình truyền đạo ở đàng Ngoài, biết bao nhiêu giáo dân bị bức tử, bị buộc phải phỉ nhổ lên thánh giá, và có thể còn là tru di.
Nhưng ai là người xây dựng nhà mồ Thánh Tùy? Có từ bao giờ? Lại còn nằm cạnh nhà mồ Trương Vĩnh Ký, liệu cả hai nhà mồ này có xây dựng cùng lúc hay không? Và chúng có liên quan tới nhau hay không? Hàng loạt câu hỏi nhanh chóng hiện ra trước mắt của tôi không ngừng nghỉ. Phong dường như hiểu được thói quen khó bỏ của tôi, thói quen suy tư đến cùng tận vấn đề.
- Kiệt, chúng ta tập trung vào thông điệp của thầy.
- Ôi, lời nói thức tỉnh người trong mộng. Theo Phong thầy chúng ta muốn nói gì?
- BEATI MORTUI QUI IN DOMINO MORIUNTUR, điều lành cho những ai chết trong lòng Chúa. Vật cần tìm nằm giữa nhà mộ này. Bây giờ ban ngày, chúng ta khó hoạt động lắm, hãy chờ đến tối nay. Chắc Kiệt hiểu ý của Phong.
- Ngôi nhà mộ này quá cũ kỹ và xuống cấp Phong nhỉ, có nhã hứng đi dạo Saigon cả ngày hôm nay không?
- Đồng ý.
Cả ngày hôm đó, tôi và Phong đi khắp nơi Saigon, vừa đi vừa nhắc lại chuyện xưa như một hình thức nhớ về dĩ vãng.
Chiều tối hôm đó, tôi đi dạy học, rồi nhanh chóng sang nhà Phi. Phong và Phi ngồi uống trà bên chiếc bàn cạnh cửa sổ.
- À, anh Kiệt, anh đến đúng lúc lắm, ngồi uống trà cùng chúng tôi nào.
- Có phát hiện gì không?
- Cuối giờ chiều thì hai người, giờ là ba. Anh có muốn tóm cổ chúng nó không?
- Không cần Phi à. Tối nay chúng ta trở lại khu nhà mộ Thánh Tùy sẽ giải quyết sau. Đúng mười hai giờ sẽ hành động, anh thông báo thêm vài người mai phục quanh khu nhà mộ, nếu cần sẽ nhờ đến sự trợ giúp của họ.
- Được thôi.
Ngay từ buổi sáng, Phong đã tinh ý nhận ra có kẻ theo dõi chúng tôi khi hai đứa ở nhà mộ Thánh Tùy. Không khó để nhận ra chúng chờ đợi chúng tôi tìm ra thứ cần tìm và phỗng tay trên. Cả buổi sáng, chúng tôi đã dắt mũi chúng đi khắp nơi, một thú vui tao nhã. Phi hỏi liền.
- Sao hai anh biết chúng theo dõi?
- Chẳng đứa nào nghiệp dư như hai tên hồi sáng. – Tôi nhún vai. – Ăn vận kỳ khôi, Phi, anh biết không. Một trong những nguyên tắc nhận diện sự bất thường của những kẻ theo dõi là lối ăn mặc rất trinh thám của chúng. Đeo kính đen, đội nón tai bèo, khẩu trang kín mặt, áo khoác bằng jean v.v. mà chúng có thể học được từ những phim bộ Hongkong rẻ tiền, hoặc những phim truyền hình thiếu vắng sự đầu tư kịch bản. Lối ăn mặc quái dị đó, đi kèm với hành vi lén lút giữa phố xá là nước bài tồi cho những ai học đòi làm trinh thám. Thời đại công nghệ này, cứ tự nhiên và một chút khôn khéo sẽ theo dõi được hai đứa chúng tôi. Chẳng hạn, máy định vị hoặc máy nghe lén, một vài xảo thuật đơn giản có thể đính nó lên người tôi hoặc Phong. Rất tiếc, chúng từ chối công nghệ mà chọn lựa một hình thức cổ điển.
Phi bật cười. Tôi nhìn anh và hỏi.
- Còn vấn đề của Minh Tuấn và Vô Khuyết?
- Anh đoán đúng, rõ ràng Minh Tuấn còn che dấu điều gì đó. Tôi quyết định để Minh Tuấn ở lại nhà Vô Khuyết.
- Anh lựa chọn sáng suốt. Tôi chưa có thời gian lo vấn đề của Minh Tuấn, hãy để Vô Khuyết lo việc đó thay tôi.
- Anh Kiệt, cả buổi chiều nay tôi ngồi với Phong, chúng tôi đều thừa nhận với nhau một điểm.
- Tôi rất muốn lắng nghe.
- Anh và Vô Khuyết rất giống nhau.
Phong nhìn tôi, mỉm cười, rồi chợt thanh thản trong đôi mắt.
- Cố chấp, đa cảm, khó hiểu và lạnh lùng. Vô Khuyết có đầy đủ đặc tính mà Kiệt từng có.
- Phong này, Kiệt không xem đó là lời khen ngợi.
- Nhưng ít nhất lúc này nó làm chúng ta cùng nghĩ về một người.
Phải, chúng tôi nhớ về Hải Nam.
Như trở về thực tại, tôi hiểu rằng, ba câu trên nhà mộ Trương Vĩnh Ký mang tính gợi ý dẫn đến một cái gì đó mà thầy tôi muốn tôi lấy nó. Những câu nói trên nhà mộ chắc chắn không phải là mã khóa vì nó sẽ được giải bởi một người nào có trí thông minh vừa phải, nhưng có học qua ngành mật mã học. Do đó, nó chỉ có thể là ẩn ngữ, gợi nên ý tưởng nhưng không quả quyết điều gì. Và những người giải mã sẽ tuân thủ theo cách thức gợi ý mà họ quen thuộc từ trước đó, điều này đảm bảo được tính mật mã sẽ lưu truyền giữa nơi công cộng mà không ai chú ý. Tương tự như rất nhiều biểu tượng lan tràn khắp Paris, London hay Washington đều là một thứ ẩn ngữ mà người xây dựng để lại cho thế hệ sau.
Cả ba câu nói trên nhà mộ đều tập trung vào ba điểm: Tri thức – Cái chết – Tình bạn. Nhưng cái gì liên quan đến cả ba điểm này? Tôi xoay người hỏi Phong, xem chừng anh cũng không chắc lắm suy nghĩ của mình. Anh nói.
- Tình bạn và tri thức liên quan đến hội chúng ta, nhưng còn cái chết, tại sao lại là cái chết?
- Nếu như cái chết này liên quan về Trương Vĩnh Ký?
- Trương Vĩnh Ký chết vì bệnh, hoàn toàn không có gì đặc biệt. Không phải tử vì đạo hay bị ám sát. Một cái chết bình thường.
- Phong, anh còn nhớ câu nói của thầy trong bức thư không?
- Bắt đầu từ Công Lý cho Trương Vĩnh Ký.
- Đúng vậy, tại sao lại là công lý? Cái chết của Trương Vĩnh Ký có điều gì oan khuất?
- Phong không nghĩ cái chết Trương Vĩnh Ký có oan khuất gì cả, dù cho cuộc đời của ông bị người Pháp hất hủi, nhà Nguyễn nghi kỵ, người đời dèm pha. Nhưng chắc chắn cái chết ông ta không có gì là bất công cả.
- Vậy người nào sẽ có ba đặc điểm: Tri thức – Tình bạn – Cái chết?
- Có rất nhiều người, Phạm Quỳnh là một trong những cái chết thỏa mãn điều đó. Nhưng chắc chắn Phạm Quỳnh không liên quan ở đây. Kiệt còn ý kiến nào không?
- Khoan, Phong thấy có gì bất thường ở khu nhà này không? Nhà mộ cổng chính thì hướng về Tây, nhưng cổng chính khu nhà lại hướng về Nam, hướng ra đường Trần Hưng Đạo.
- Cổng khu mộ xây tương tự như lăng ông bà Chiểu, cổng tam quan. Dành cho những người có công lớn với quốc gia.
- Hình thức bên trong ngôi mộ như an táng một vị Thánh.
- Nghĩa rằng cả khu nhà mộ này có hai luồn văn hóa Đông – Tây giao thoa cùng một lúc.
- Ám chỉ đến thời kỳ Việt Nam có sự xuất hiện của người nước ngoài.
- Kiệt, câu nói ở cửa Bắc nhà mộ, Ai sống mà tin ta kẻ đó không bao giờ chết, ngươi có tin chăng? Câu nói này thường được dùng cho những người chết vì đạo, chết như một vị Thánh, những người đã không chối bỏ Chúa khi bị quyền lực chính trị buộc cải đạo.
- Nhưng những người chết vì đạo suốt thời Minh Mạng, Thiệu Trị đếm không hết, và trong đó không ít người đã vào hội chúng ta. Vẫn là một con số lớn.
- Kiệt, cổng chính hướng về Nam, nói về tình bạn, một nghĩa cử.
- Điều này cũng vô ích, vì phần lớn giáo dân bị giết là ở miền Nam. Khoan, ôi, tuyệt vời Phong ơi, Phong luôn cho Kiệt những ý tưởng tốt. Giờ, chúng ta cần thống kê lại suy luận, loại bỏ dần khả năng. Nhanh nào.
- Một người chết vì đạo!
- Loại được phân nửa khả năng.
- Tại miền Nam!
- Còn lại ba phần tư. Không, câu nói ám chỉ cái chết hướng về Bắc. Người này chắc chắn sinh ra và chết tại miền Bắc chứ không phải miền Nam.
- Nhưng câu nói về tình bạn lại hướng về Nam!
- Nghĩa rằng lăng mộ, nhà mồ nằm ở miền Nam, do những đạo hữu xây dựng nên. Còn khoảng vài chục khả năng tiếp nào Phong.
- Người đó phải được phong Thánh!
- Còn lại vài trường hợp.
- Cổng chính hướng về Nam.
- Thánh cha Lê Tùy! Chắc chắn là nhà mộ Thánh Tùy.
Thánh cha Lê Tùy sinh ra ở làng Bằng Sở, cách Hà Nội chừng 15 cây số về hướng Nam. Khi trưởng thành thì ngược dòng Kim Ngưu về hướng Tây Hà Nội truyền đạo. Sau đó dời về Nghệ An truyền đạo và tử vì đạo tại đó. Khi bị xử trảm dưới triều vua Minh Mạng, một ông vua chống đạo Gia Tô cực kỳ hà khắc, nếu đời vua trước là Gia Long, tuy không thích lắm đạo Gia Tô và cũng lo sợ ảnh hưởng của đạo này nhưng chưa đến mức tàn sát những người theo đạo như Minh Mạng. Và Lê Tùy khi chuẩn bị hành hình, đã bị quan xử chiêu dụ bằng tiền bạc vua ban cho tử tù. Khi đó có những dấu hiệu lạ khiến cha Tùy được tòa thánh phong Thánh như, lúc xử tử thì trời đất tối sầm. Sau đó, những người mắc bệnh cầu nguyện cha Tùy thì khỏi bệnh, riêng áo quan của cha Tùy thì nước trong vắt và mùi hương ngào ngạt. Theo hồ sơ nộp về tòa thánh Vatican xét duyệt những dấu hiệu lạ và kết luận cha Tùy vào bậc hiển thánh.
Nhưng chắc ít người theo đạo ngoài Nghệ An biết rằng tại Saigon có mộ Thánh Tùy. Và thật ngạc nhiên, nó nằm cách nhà mồ Trương Vĩnh Ký chừng hai mươi mét.
Tôi và Phong đi nhanh đến nhà mồ Thánh Tùy, một kiến trúc cổ điển mang màu sắc lãng mạn với nhiều họa tiết cách điệu, nằm giữa đất Saigon. Ngôi nhà mồ tuy xuống cấp nhưng nó vẫn toát nên vẻ cổ kính uy nghi hướng về hướng Nam. Trên nhà mồ, dòng chữ La Tinh vẫn không phai nhạt theo năm tháng.
BEATI MORTUI QUI IN DOMINO MORIUNTUR
Đây chính là thông điệp của thầy chúng tôi. Lành thay cho những ai chết là chết trong lòng của Chúa. Kinh Thánh, John 14:13.
Quả thật cái chết của Thánh Tùy không chỉ là sự bất công lớn với ông, mà nó liên quan đến quá trình truyền đạo ở đàng Ngoài, biết bao nhiêu giáo dân bị bức tử, bị buộc phải phỉ nhổ lên thánh giá, và có thể còn là tru di.
Nhưng ai là người xây dựng nhà mồ Thánh Tùy? Có từ bao giờ? Lại còn nằm cạnh nhà mồ Trương Vĩnh Ký, liệu cả hai nhà mồ này có xây dựng cùng lúc hay không? Và chúng có liên quan tới nhau hay không? Hàng loạt câu hỏi nhanh chóng hiện ra trước mắt của tôi không ngừng nghỉ. Phong dường như hiểu được thói quen khó bỏ của tôi, thói quen suy tư đến cùng tận vấn đề.
- Kiệt, chúng ta tập trung vào thông điệp của thầy.
- Ôi, lời nói thức tỉnh người trong mộng. Theo Phong thầy chúng ta muốn nói gì?
- BEATI MORTUI QUI IN DOMINO MORIUNTUR, điều lành cho những ai chết trong lòng Chúa. Vật cần tìm nằm giữa nhà mộ này. Bây giờ ban ngày, chúng ta khó hoạt động lắm, hãy chờ đến tối nay. Chắc Kiệt hiểu ý của Phong.
- Ngôi nhà mộ này quá cũ kỹ và xuống cấp Phong nhỉ, có nhã hứng đi dạo Saigon cả ngày hôm nay không?
- Đồng ý.
Cả ngày hôm đó, tôi và Phong đi khắp nơi Saigon, vừa đi vừa nhắc lại chuyện xưa như một hình thức nhớ về dĩ vãng.
Chiều tối hôm đó, tôi đi dạy học, rồi nhanh chóng sang nhà Phi. Phong và Phi ngồi uống trà bên chiếc bàn cạnh cửa sổ.
- À, anh Kiệt, anh đến đúng lúc lắm, ngồi uống trà cùng chúng tôi nào.
- Có phát hiện gì không?
- Cuối giờ chiều thì hai người, giờ là ba. Anh có muốn tóm cổ chúng nó không?
- Không cần Phi à. Tối nay chúng ta trở lại khu nhà mộ Thánh Tùy sẽ giải quyết sau. Đúng mười hai giờ sẽ hành động, anh thông báo thêm vài người mai phục quanh khu nhà mộ, nếu cần sẽ nhờ đến sự trợ giúp của họ.
- Được thôi.
Ngay từ buổi sáng, Phong đã tinh ý nhận ra có kẻ theo dõi chúng tôi khi hai đứa ở nhà mộ Thánh Tùy. Không khó để nhận ra chúng chờ đợi chúng tôi tìm ra thứ cần tìm và phỗng tay trên. Cả buổi sáng, chúng tôi đã dắt mũi chúng đi khắp nơi, một thú vui tao nhã. Phi hỏi liền.
- Sao hai anh biết chúng theo dõi?
- Chẳng đứa nào nghiệp dư như hai tên hồi sáng. – Tôi nhún vai. – Ăn vận kỳ khôi, Phi, anh biết không. Một trong những nguyên tắc nhận diện sự bất thường của những kẻ theo dõi là lối ăn mặc rất trinh thám của chúng. Đeo kính đen, đội nón tai bèo, khẩu trang kín mặt, áo khoác bằng jean v.v. mà chúng có thể học được từ những phim bộ Hongkong rẻ tiền, hoặc những phim truyền hình thiếu vắng sự đầu tư kịch bản. Lối ăn mặc quái dị đó, đi kèm với hành vi lén lút giữa phố xá là nước bài tồi cho những ai học đòi làm trinh thám. Thời đại công nghệ này, cứ tự nhiên và một chút khôn khéo sẽ theo dõi được hai đứa chúng tôi. Chẳng hạn, máy định vị hoặc máy nghe lén, một vài xảo thuật đơn giản có thể đính nó lên người tôi hoặc Phong. Rất tiếc, chúng từ chối công nghệ mà chọn lựa một hình thức cổ điển.
Phi bật cười. Tôi nhìn anh và hỏi.
- Còn vấn đề của Minh Tuấn và Vô Khuyết?
- Anh đoán đúng, rõ ràng Minh Tuấn còn che dấu điều gì đó. Tôi quyết định để Minh Tuấn ở lại nhà Vô Khuyết.
- Anh lựa chọn sáng suốt. Tôi chưa có thời gian lo vấn đề của Minh Tuấn, hãy để Vô Khuyết lo việc đó thay tôi.
- Anh Kiệt, cả buổi chiều nay tôi ngồi với Phong, chúng tôi đều thừa nhận với nhau một điểm.
- Tôi rất muốn lắng nghe.
- Anh và Vô Khuyết rất giống nhau.
Phong nhìn tôi, mỉm cười, rồi chợt thanh thản trong đôi mắt.
- Cố chấp, đa cảm, khó hiểu và lạnh lùng. Vô Khuyết có đầy đủ đặc tính mà Kiệt từng có.
- Phong này, Kiệt không xem đó là lời khen ngợi.
- Nhưng ít nhất lúc này nó làm chúng ta cùng nghĩ về một người.
Phải, chúng tôi nhớ về Hải Nam.
Bình luận facebook