• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full HAI THẾ KỶ- -phần tiếp theo Những ngày cuối tháng 4 (1 Viewer)

Chương 16. PARIS (P1)

Phi cầm trên tay chỉ dẫn của Kiệt, những tầng mây trôi lững lờ trôi qua, một chuyến bay dài đến Pháp. Anh nhìn đồng hồ, đã rời Saigon được tám giờ, còn bốn giờ nữa sẽ đến Paris. Anh cố nằm nghỉ để dỗ dành sức khoẻ, nhưng đó không phải là thứ có thể làm lúc này, anh bị kích thích nặng bởi những gì Kiệt nói. Anh phải lên chuyến bay này để đến Pháp nhanh nhất, Kiệt nói như một mệnh lệnh, cuộc chiến ở đây hãy để tôi và Phong lo, Kiệt nắm chặt tay anh và đôi mắt nhìn thẳng, hãy đến Paris và gặp Vô Thường.

Mảnh giấy ghi vài dòng chỉ dẫn của Kiệt, Phi vẫn không hiểu nó, ngay cả khi anh biết rằng mình thông minh.

"La devise "Liberté, Égalité, Fraternité" figure dans la contitution de la conscience, de la votre, de la ma et de la République Française.

Hãy đến với Tuấn với cách gọi của anh, hay Vô Thường với cách gọi của chúng tôi. Một người anh em của tôi, người hiện thân của trí tuệ và sự lãnh đạm vô cùng, hãy nói với Tuấn, trái tim tôi sẽ tan nát nếu anh ấy quên đi một phần Việt Nam tại Pháp quốc."

Phi vẫn suy nghĩ mãi về những dòng chữ tối tăm kia. Anh nhớ lại cuộc gặp nhiều năm trước đây, về Vô Thường, con người luôn nhận được mỹ từ khi ai đó nói về anh. Anh mở chiếc laptop của mình lên để đọc lại những dòng chữ mà Vô Thường viết về cuộc gặp đó. Cuôc gặp với anh, lần đầu tiên.
"Hôm nay trời mây âm u, cơn gió nào vừa bước qua mùa thu này?

Nghỉ sớm, tôi không về nhà ngay mà lẩn thẩn trên đường phố, cứ muốn cảm nhận cái se se của mùa thu Paris.

Mùa thu Paris, trời buốt ra đi...
Gặp em quán nhỏ...
Gặp em quán nhỏ...
Rượu rưng rưng ly đỏ tràn trề...
(Mùa thu Paris - Cung Trầm Tưởng)

Chẳng biết khi nào, tôi lang thang vô định, rồi đi vào rue de Lille, bên cạnh dòng sông Sene, có ai nhắc nhở mình, đó là kỷ niệm.

Tôi bước vội vào bảo tàng Orsay... nhớ gì nhỉ? Đây là nơi đầu tiên tôi gặp Phi, tôi còn nhớ mãi, khi ấy, tôi thích ngằm tranh, nhất là tranh Antoni Gaudie, tôi nhớ lại một số thiết kế của kiến trúc sư kiêm họa sỹ này, lấy đó làm thú vị.

Tôi vốn không thích nhìn ai, nên không để ý có người bên cạnh mình, cùng nhìn bức tranh rất lâu... Tôi cứ chìm vào một loạt kiến thức trải qua trong đầu mình, kiến trúc sư hậu hiện đại, ông ta là người cách tân nghệ thuật...

Một câu nói vang lên bên cạnh

"Qui sap si hem donat el diploma a un boig o a un geni: el temps ens ho dirà"

Tôi không ngạc nhiên về nội dung câu nói, nhưng tôi bất ngờ về cách nói.

Nhìn qua người khách đối diện, mắt sâu, mũi cao, da vàng, mày rậm, thân hình săn chắc, cao cỡ tôi hoặc hơn, ước chừng 1m78 đến hơn 1m8, ăn mặc âu phục chỉnh tề, kiểu veston cài 2 nút, trên ngực trái đeo một mề đay màu xanh... nhiêu đó đủ để tôi suy nghĩ nhanh.

"Người này con lai, mang nét người Hoa và Ấn, hàm răng nhỏ, đều đặn có thể là người Mã Lai hoặc người Việt Nam nhiều hơn, đôi mắt 2 mí khiến tôi khẳng định là người thuộc khu vực Đông Nam Á, vì chỉ có người vùng Đông Nam Á, kiểu gene mắt 2 mí mới là tính trạng trội..."

"nhưng tại sao lại nói một thứ tiếng lạ đời như vậy? Không phải tiếng Pháp, không phải tiếng Tây Ban Nha, một ngôn ngữ rất hiếm, ít người biết, nhất là người khu vực Đông Nam Á, đó là tiếng Catalan, một thứ thổ ngữ của Tây Ban Nha vùng Tarragona, anh ta phát âm rất chuẩn, mà chỉ có người vùng này mới làm được, không lẽ người Tây Ban Nha?"

"người này ắt hẳn rất am hiểu về hội họa, vì câu nói trên là của Elies Rogent, thầy giáo dạy cho Antoni Gaudi, khi ông ấy phát bằng tốt nghiệp kiến trúc sư cho Gaudi đã nói"

"Đó là ai? lượng thông tin của tôi bị mâu thuẫn."

"Mề đay màu xanh, ngực trái, chếch lên phía trên ngực, người nay theo đạo Hồi, nhưng Tây Ban Nha theo đạo hồi truyền thống, không thể mặc lối áo Âu phục 2 nút áo này"

"Đây là ai? Gốc Á, nói tiếng địa phương Tây Ban Nha, theo Hồi Giáo, người cách tân" "Quá mâu thuẫn"

"Tôi chợt nghĩ... có khi nào?"

Tôi lên tiếng "Hallo, nach Nizza mit dir reden" (tiếng Đức)

Người kia nhìn tôi mỉm cười "سلام Tuan ، او بود هوشمند"

Tôi giật mình, người này biết tôi, anh nói tiếng Ba Tư rất chuẩn.

Tôi chợt phá cười, thì ra bạn bè cả, người này thông thạo khá nhiều ngôn ngữ, rất thông minh.

- Anh người Việt Nam?

- Chào anh, đồng hương.

- Đồng đạo nữa chứ, anh thuộc nhóm Hà Nội? Anh hình như trạc tuổi tôi?

- Không, thua anh 1 tuổi, tôi sinh năm 85.

- Tôi bất ngờ, anh có lẽ không thích nổi tiếng?

- Có lẻ giống anh, tôi chỉ yêu nghệ thuật, và sống cho tự do. Anh thật đẹp trai, đúng như nhiều người nói về anh.

- Cám ơn, lời nói dối thật dễ thương.

- Anh quyết định không về Việt Nam?

- Riêng tư, xin lỗi anh.

- Oh, không, tôi phải là người xin lỗi. Tôi xin giới thiệu, tôi là ..

- Thanh Phi!

- Anh biết nhiều hơn tôi tưởng.

- Tác giả của quyển sách "Ελληνικού πολιτισμού - του κοινωνικού" anh viết và suy luận bằng 5 ngôn ngữ, trong có cổ ngữ, anh là một thiên tài.

- Cám ơn anh.

- Đáng lý ra tôi phải nghĩ đến anh ngay từ đầu.

- Tôi thì nhận ra anh ngay, trong hội, anh là người nổi tiếng.

- Uhm, có lẻ tôi phải về, hân hạnh được tiếp chuyện với anh.

Phi bắt tay tôi nồng nhiệt. Tôi quay người bình thản bước đi, đâu đấy vang phí sau một giọng nói "Qualsiasi prodotto d'arte che è calcolato a portare il fascino, con il suo significato ampio, perché tutto è gente interessante"

Tôi mỉm cười, thiết nghĩ, nghệ thuật chưa hẳn là quyến rũ tất cả mọi người, nếu như người ta không thể hiểu được nó...

Mặt trời khuất dần sau hướng Tây, nhưng tôi hiểu, hướng Đông, mặt trời đang mọc. Tôi biết một thứ nghệ thuật còn ẩn sau tấm màng cổ kính Á Đông. Hi vọng, khi bức màn thép được tháo xuống, một Việt Nam sẽ vươn ra biển Đông.

Viễn Đông, bất chợt lòng tôi se lại, có lẻ tình cảm của tôi luôn hướng về miền Đông xa xôi ấy."

Phi mỉm cười, anh sắp gặp lại con người từng được xem là huyền thoại của hội, người lớn lên cùng Vô Danh và thông minh hơn Vô Danh rất nhiều lần. Một người được xem như Trương Vĩnh Ký thứ hai, thông thạo hơn hai mươi ngôn ngữ ở tuổi đời còn rất trẻ. Vô Thường, Phùng Anh Tuấn.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom