• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Hot Hồ Sơ Bí Ẩn Full Dịch 2023 (3 Viewers)

  • ho-so-bi-an-2107.html

Chương 2107: Tuổi thơ (3)




Tôi thấy căm ghét sự lý trí của mình trong lúc này.



Khi cha mẹ đang đau lòng, thế mà tôi lại đang cào cấu vết thương lòng của họ. Rõ ràng cảm thấy ray rứt, nhưng ngay khi ray rứt tự trách, tôi vẫn quan sát và suy xét theo bản năng mà không thể ngưng lại được.



Quả thật, hai chuyện mà2cha mẹ kể đều rất nghiêm trọng. Cho dù là nói ra nơi ông nội gửi tiền (sửa mộ) mà đúng ra tôi không hề biết trước mặt bạn bè người thân, hay mấy lần gọi cảnh sát, tố cáo tên tội phạm cướp của giết người, đều là vấn đề lớn. Người biết được hai chuyện này đều sẽ nhận ra9sự khác thường của tôi.



Thế nhưng, nếu chỉ có vậy thì vẫn chưa đến mức cha mẹ phải chuyển nhà, cắt đứt quan hệ với người thân.



Những người xung quanh nhận ra sự khác thường, cùng lắm cũng chỉ xem đó là đề tài những khi trà dư tửu hậu. Chỉ cần là người có đầu óc bình thường, dẫu mê tín6cũng không thể suy nghĩ năng lực nào đó của người ở gần mình theo hướng cực đoan được.



Cũng như chuyện nhờ cậy quan hệ thường thấy trong cuộc sống, nếu quen người làm giáo viên, lúc con mình đi học, nhờ người ấp giúp giới thiệu trường cũng là hành động hết sức bình thường. Sẽ chẳng có ai vì chuyện0như thế mà mặt dày quấy rầy người ta mãi, càng sẽ không có ai chỉ vì sự nhờ vả này mà bỏ việc đổi chỗ làm.



Trong kí ức của cha mẹ, luôn nhắc đến người bác cả mà tôi đã chẳng còn nhớ.



Trước đây cha mẹ cũng từng kể những chuyện lặt vặt trong nhà. Trong quá trình anh em tôi7lớn lên, thỉnh thoảng cũng tò mò về gia đình, về thế hệ của cha mẹ, thế hệ của ông bà.



Trong trí nhớ của tôi, tranh chấp di sản sau khi các cụ mất là nguyên nhân gây đổ vỡ mà cha mẹ đã nhắc tới rất nhiều lần. Nhưng họ chưa từng kể rõ diễn biến cụ thể của chuyện này, cũng chưa bao giờ chủ động kể chuyện về cha mẹ và các anh chị em của mình.



Thái độ lẩn tránh này khiến tôi luôn ngỡ rằng đây là chuyện đau lòng của cha mẹ. Thậm chí tôi từng nghĩ, có lẽ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp di sản không phải do các anh chị em của cha mẹ, mà do chính cha mẹ. Dù biểu hiện hằng ngày của cha mẹ và sự dạy dỗ anh em tôi, từ lời nói đến hành động đều rất đàng hoàng tử tế. Nói cách khác, cha mẹ thuộc tuýp người bình dị thành thật, chưa từng so bì từng chút một trong chuyện tiền bạc. Cuối cùng tôi đã quy nạp nguyên nhân của mọi chuyện về tính tình của cha mẹ và chuyện không vui năm xưa.



Mãi cho đến vừa rồi, tôi nghĩ đến nguyên nhân của những vấn đề có lẽ bắt nguồn từ năng lực của tôi. Cũng mới vừa rồi, trong trí nhớ và lời kể của cha mẹ đã chứng thực cho suy đoán của tôi: năng lực của tôi và một người họ hàng bỉ ổi, đã khiến cho cha mẹ và gia đình cắt tuyệt quan hệ với nhau.



Điều khiến tôi nghi ngờ là, tôi chẳng nhớ một chút nào về người họ hàng bỉ ổi ấy và trước giờ cha mẹ cũng chưa từng nhắc tới.



Chuyện này đúng ra cũng đâu cần giấu giếm và lẩn tránh chứ.



Nhưng thái độ của cha mẹ lại rất chân thật.



Sự chân thật này không tương ứng với hai câu chuyện mà họ kể.



Hẳn là vẫn còn một chuyện, đó mới là nguyên nhân thực sự khiến họ cắt đứt quan hệ với gia đình. Không chỉ sự quấy rầy dai dẳng của bác cả, cũng không chỉ vì bác cả đã ăn nói thiếu cẩn trọng trước mặt một đứa trẻ như tôi, hoặc đã có hành vi thô bạo trực tiếp với một đứa trẻ như tôi…



Tôi nhìn cha mẹ, không biết nên nói ra nghi ngờ này của mình như thế nào.



Họ cũng không có ý định sẽ nói thêm.



“Chỉ vậy thôi. Sau khi cha mẹ chuyển nhà, đổi số điện thoại, đổi việc làm thì không nói cho người nhà biết. Cha mẹ làm lại từ đầu… lúc đó mẹ con còn mang thai, sinh ra em gái con. Chuyện này cũng không báo cho gia đình biết. Những đồng nghiệp trong đơn vị mới, những người mới quen, cũng đều không biết hoàn cảnh gia đình mình. Con cũng không còn nói những lời kiểu như thế nữa. Cha mẹ đều đã yên lòng trở lại… cũng không phải yên lòng hoàn toàn… Lớn hơn chút nữa, con có di động và còn ở nhà trong những dịp nghỉ lễ, trong nhà chẳng có ai… cha mẹ vẫn nơm nớp lo sợ một thời gian dài. Kể từ sau chuyện lần đó, con cứ như trưởng thành trong chớp mắt. Sau đó, con không phát bệnh cũ nữa, tựa như đã lớn khôn, hiểu chuyện rồi, rất nhiều khi cứ yên lặng, không giống một đứa bé trai, không giống một đứa trẻ. Sau khi em gái con chào đời, con đã rất ngoan, biết chăm sóc em gái. Em gái con…” Cha chợt ngừng lại.



Mẹ nhìn tôi một cái, rồi nói: “Thực ra, cha mẹ vốn không định sinh thêm đứa nữa. Con nói… một hôm nọ con chợt nói, con muốn có em gái. Lúc đó cha mẹ đều thấy sợ. Sợ lời này không phải con nói, mà là người khác… con… con chỉ nói một lần, cha mẹ không đồng ý, không trả lời, con đã không nhắc tới nữa. Cha mẹ nhìn con cả ngày chơi một mình, cũng chẳng chơi với trẻ con ở bên ngoài… Lúc đó cha mẹ trông coi con chặt lắm, cả tivi cũng không cho con coi, cũng ít khi cho con ra ngoài chơi, vì sợ con lại nghe thấy gì đó, nhìn thấy gì đó hay quen ai đó… nhìn bộ dạng ấy của con, rồi con lại bảo con muốn có em…”



“Cô con có một con trai, trước đây con với nó và con gái út của cậu con, thường chơi chung với nhau.” Cha bổ sung.



Tôi không ngờ lại nghe được đoạn kí ức này.



Em gái ra đời thế mà lại là do tôi đưa ra yêu cầu.



“Cha mẹ mua chó cho con, muốn con vui hơn một chút. Sau đó thì em gái con chào đời… Lúc mẹ mang thai em gái, con đã đến sờ bụng mẹ, còn biết sờ bụng con chó, áp tai vào bụng nghe ngóng, còn nghĩ nhịp đập của tim con chó là tiếng của chó con.”



Cha mẹ đang hồi tưởng, nở nụ cười hạnh phúc và trìu mến.



Nhưng tôi thì chẳng tài nào yên lòng được.



Họ kể như vậy đã khiến những lời nghi ngờ của tôi hoàn toàn kẹt cứng trong họng.



“Lúc em gái con nằm trong nôi, con đã ngồi xổm ở bên cạnh, kéo tay nó. Lúc nó lớn hơn một chút, con đã làm ngựa con cho nó cưỡi. Cha con thì đỡ tụi con ở phía sau. Lúc ra ngoài chơi, con thường đòi trông chừng em gái. Chơi cầu trượt trong công viên, với cả nhà bóng thời trước. Mẹ bế em gái ngồi ở bên cạnh, con chơi một lát lại quay đầu nhìn mẹ với em.”



Dòng hồi tưởng ấm áp này kéo dài được một lúc.



Cha mẹ hình như nói mệt rồi nên mới chịu dừng lại.



Cha nhìn ra cửa sổ: “Trời tối rồi. Con đói chưa? Mình ra ngoài ăn cơm nhé.”



Mẹ đứng dậy, hỏi: “Ăn gì đây nhỉ?”



“Kiếm đại một tiệm cơm nào đó ăn đi. Bà muốn ăn gì?”



“Không biết nữa. Giờ này tiệm nào cũng có người hết.”



Cha mẹ nhìn sang tôi, giống như đang chờ tôi trả lời.



Từ đầu đến cuối, họ không hề hỏi một năm nay tôi đã trải qua những gì.



Tôi ngẩng lên nhìn họ, không nhúc nhích.



Bầu không khí nhẹ nhàng đã dần trở nên nặng nề.



“Lâm Kỳ à, con đã không còn là trẻ con nữa. Chớ nặng lòng làm gì. Lúc đó cha mẹ làm thế, bảo là vì con, nhưng thực ra cũng là vì chính mình nữa.” Cha vỗ vỗ vai tôi, trịnh trọng nói: “Giờ con đã lớn, trưởng thành rồi, còn đi làm nữa, đến lượt con chăm sóc cha mẹ, chăm sóc em gái. Nhưng con muốn làm gì thì cứ làm đi, không cần phải lo lắng nhiều như thế. Cha mẹ đều về hưu rồi, nhưng vẫn chưa đến mức không tự đi lại được, con cũng không cần gánh vác nhiều. Một năm nay…”



Ông dừng lại, nhìn chăm chú tôi một lát, rồi rũ mắt xuống, hình như đang suy xét, hồi lâu sau mới nói tiếp: “Cha mẹ đã nghĩ đến từ lâu. Một năm nay có lẽ con đã… lại gặp phải những chuyện như thế. Có lẽ lúc con còn học đại học… khi ấy con ở ký túc xá, có một số chuyện cha mẹ cũng không rõ. Cha mẹ tin con sẽ xử lý tốt. Chuyện con làm… bao gồm hai chuyện lúc con còn nhỏ, không phải là xấu. Chỉ là lúc đó con còn nhỏ quá. Giờ thì đã lớn rồi mà.”



Cha lại vỗ vỗ vai tôi lần nữa: “Được rồi, đừng suy nghĩ nhiều như thế, vẫn phải ăn cơm chứ. Cứ đi ăn cái đã.”



“Cha.” Tôi gọi cha mẹ đứng lại: “Mẹ… con còn một câu hỏi cuối cùng.”



“Con hỏi đi.” Cha thoải mái đáp.



“Vậy sau đó, có còn tìm đến tận nhà không?” Tôi hỏi: “Có còn ai tìm đến tận nhà, nói những chuyện như thế với cha mẹ không?”
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom