Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Hồi ký Phạm Duy (Quyển 1 - 2) - Quyển 1 - Chương 11
Chương Mười Một
Dấu tròn đen: Sinh viên Phạm Duy Khiêm,
Ecole Normale Supérieure, 1933
(Người đánh dấu X là Georges Pompidou,
sau này làm Tổng Thống Pháp)
Đời tôi đang êm ả trôi bên mẹ hiền, hằng ngày nhẩy xe điện đi học trường Thăng Long hoặc thơ thẩn đi chơi trong khu Ngũ Xã. Bỗng nhiên một hôm, anh Khiêm phán:
- Không cho thằng này đi học chữ nữa!
Cho tới năm 1974, một năm trước khi anh tôi qua đời, tôi không hiểu vì sao người anh lại ghét mình. Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần. Sau khi bố tôi chết, anh ấy vào sống nội trú trong trường, cuối tuần mới về nhà. Lối đùa chơi với hai em nhỏ của anh rất khác thường. Anh nắm hai tay một thằng em, nhấc bổng lên rồi quật xuống đất như người ta làm xiếc vậy. Hai anh em tôi không bị gẫy tay hay gẫy cẳng cũng là chuyện lạ.
Khi tôi lên bảy thì anh Khiêm được một học bổng đi Tây. Trong bẩy năm, tôi không hề biết gì thêm về người anh lớn. Qua thư từ hiếm hoi gửi về cho mẹ, không thấy anh ấy nhắc nhở gì đến lũ em. Lúc anh Khiêm từ Pháp về, tôi đã thành một đứa em mười bốn tuổi, cái tuổi đang biến hình từ thiếu nhi qua thiếu niên mà nếu người lớn có độ lượng thì sẽ phải nương tay dẫn dắt. Anh Nhượng tính tình yếu mềm lại mắc bệnh thương hàn ngày còn bé, thoát chết nhưng bị méo miệng nên mang nhiều mặc cảm và rất dễ dạy. Tôi được mẹ và vú nuông chiều từ bé nên bướng bỉnh, nhất là trong tuổi dậy thì này. Trước lối đối xử thiếu thân tình của người anh, nhiều khi tôi ỳ ra, không bao giờ tỏ ra mình có lỗi, dù có lỗi hẳn hoi.
Nhưng chưa chắc tôi đã là thằng em hư hỏng và phạm nhiều lầm lỗi. Tôi còn nhớ trong ba năm sống chung với nhau, tối thiểu có hai lần anh tôi phạt tôi một cách vô lí. Tôi khởi sự thích đàn ca từ khi anh tôi đi vắng. Người chị lớn lấy chồng khá giả tặng cho em út một đàn mandoline. Tôi đã vê được những bản nhạc ngắn hay nhất của Ý Đại Lợi như Martha, Back To Sorriento... Bây giờ sống chung với người anh, tôi không được đánh đàn. Muốn đàn ca, phải chờ khi anh ấy vắng nhà. Có lần quá cao hứng nên không đề cao cảnh giác, người anh chợt về, giật cái đàn mandoline vứt xuống đất và thân tặng nhạc sĩ mầm non một trận đòn. Một lần khác, vào mùa hè, tôi đang nằm trên nền nhà đá hoa để hưởng cái mát dịu, anh Khiêm ở đâu về, xồng xộc tới chỗ tôi nằm, nắm cổ lôi dậy, phạt tôi quỳ trước sự ngạc nhiên của mẹ tôi: Ai cho mày nằm dưới đất? Quỳ xuống đó!
Trong mấy chục năm xa nhà, nhiều khi được sống trong khung cảnh gia đình êm ấm của người khác rồi chạnh lòng nhớ tới hoàn cảnh mình, tôi không hiểu tại sao giữa chúng tôi không có tình huynh đệ? Thứ tình anh em mà tôi thấy tuyệt đẹp trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư?
Tôi buồn vô hạn vì cũng như mọi người, tôi vinh dự có người anh học giỏi, người Việt Nam đầu tiên đậu bằng thạc sĩ, nhà văn Việt Nam viết văn Pháp hay hơn người Pháp, người Việt Nam quân tử muốn trả ơn nước Pháp đã đào tạo ra mình nên đầu quân làm binh nhì cho Pháp trong Thế Chiến II, bất chấp lời dị nghị.
Tôi buồn rồi tôi hờn giận, đổ lỗi cho người anh là ích kỉ, khó tính, vụng về trong cách đối xử với mọi người, bắt đầu từ người trong gia đình. Một người tự cao tự đại, rất ít bạn, không có người tình và đang bất mãn vì những chuyện gì đó rồi có bao nhiêu tức giận đổ vào đầu thằng em út. Ít ra tôi cũng có thể chứng minh anh tôi là người rất nghiệt ngã đối với những người đi thi Tú Tài trong thời kì đó. Giám khảo chấm thi khó tính đến đâu cũng chỉ phê điểm zéro là cùng, nhưng anh tôi “giận” thí sinh Việt Nam yếu kém Pháp ngữ đến độ phê điểm... dưới zéro! Một người “khó” đến độ về sau này khi bạn đồng học là Léopold Senghor, Tổng Thống nước Sénégal đồng thời là thi sĩ làm thơ tiếng Pháp nổi danh, gửi tặng một tập thơ thì anh tôi gửi trả lại với những dòng chữ phê bình bằng mực đỏ của một nhà giáo!
Cũng có thể một người cầu toàn trách bị như anh tôi, không bằng lòng với chuyện tôi thi trượt vào trường công và phải đi học trường tư, trước viễn ảnh phải nuôi tôi ăn học cho tới khi cũng giật bằng thạc sĩ - vị chi là mười năm - vì phải trả nợ cho bố nên anh tôi không dư tiền để nuôi các em ăn học thành tài. Điều này đúng vì anh Nhượng cũng không được theo đuổi việc học mà phải thi ngay vào trường Sư Phạm để trở thành một giáo viên vô danh trong khi - theo tôi - anh ta là người học chăm, học giỏi còn hơn cả anh Khiêm nữa! Nếu không soạn ra dăm ba bài hát thì chẳng ai biết Phạm Duy Nhượng là ai. Ở trường Thăng Long, tôi đâu có thua kém ai trong việc học hành? Đứng thứ nhì trong lớp, nếu tôi được tiếp tục đi học, tôi cũng đậu bằng thạc sĩ cho mà coi!
Nhưng đùng một cái, tôi được người anh cho biết: Mày phải học nghề để tự nuôi thân! Anh Khiêm liên lạc với Giám Đốc người Pháp của Trường Bách Nghệ để gửi tôi vào học với tư cách học viên nội trú. Rồi không hiểu vì sao anh còn phạt (?) tôi bằng cách xin với nhà trường không cho tôi về nhà vào những ngày chủ nhật (consigné à la demande de la famille). Tôi không được tiếp tục học chữ, bị bắt buộc phải học nghề rồi còn bị cấm túc trong trường, điều này làm cho mẹ tôi buồn - tôi nhớ mãi tiếng chép miệng thở dài của mẹ - nhưng cũng còn những điều khác làm cho mẹ tôi buồn rồi, chẳng hạn mẹ tôi không được đánh bài hay đi lễ như lúc trước, mẹ tôi muốn có cháu nội nhưng người con cả nhất định không lấy vợ. Mẹ tôi buồn nhưng không nói ra, tôi biết chắc như vậy!
Chỉ tới khi anh Khiêm tự tử chết tại Pháp vào đầu năm 1975 thì tôi mới ngộ ra anh tôi là một người cô đơn tới cùng cực. Suốt đời, đem tính tình vô cùng nghiêm khắc ra để đối xử với tất cả mọi người, không trừ một ai, kể cả với mẹ. Khó khăn ngay với chính mình nữa. Cuối cùng thất vọng, tự sát...
Một năm trước khi anh tôi qua đời, lần đầu tiên sau mấy chục năm cách biệt, chúng tôi trao đổi thư từ với nhau. Trong một bức thư, anh tôi viết rằng đã biết chán đời từ khi còn trẻ. Và đằng sau bộ mặt đóng kịch với đời là một sự chán ngán vô biên. Anh nói anh là một người (nguyên văn) nihilist. Tới khi đó, tôi mới nguôi lòng oán hận người mà tôi cho là ác nghiệt, vô tình vô nghĩa và vô trách nhiệm. Và bắt đầu thương người anh ruột đang sống cô đơn tại một trại nhỏ ở miền quê nước Pháp. Bắt đầu biết ơn người mà tôi luôn luôn tự hứa sẽ phải nổi tiếng hơn, giầu có hơn, thành công hơn trong cả hai địa hạt gia đình và xã hội. Nếu không có người anh nghiêm khắc mà tôi nhìn như đối tượng để vượt qua, chưa chắn tôi đã hoàn thành đời tôi như thế này.
Tôi bỗng nhớ tới sự mê say của anh Khiêm khi anh diễn thuyết nhiều lần về cuốn phim BACK STREET trong đó một sự việc cỏn con (bị kẹt xe gì đó) làm cho một đôi tình nhân bị lỡ hẹn khiến cho cuộc đời của họ đổ vỡ hoàn toàn. Anh Khiêm cũng là người để lỡ một cái hẹn lớn trong khi tôi có may mắn tới đúng giờ hẹn của lịch sử để không phải thắc mắc gì khi cùng toàn dân vùng lên đánh đuổi thực dân. Tôi thấy được thảm kịch của người anh ruột. Vì huyết thống, chắc chắn anh tôi cũng thừa hưởng phần nào sự bất đắc chí của bố. Nhưng từ khi bước vào trường học cho tới khi đỗ đạt, phải nói rõ là chính nước Pháp nuôi anh thành tài. Trở về nước, anh là người thành công trong xã hội, nhưng khi đất nước đi tới chỗ rẽ của lịch sử thì trong anh có một cuộc giằng co dữ tợn. Yêu nước vô cùng nên viết LÉGENDES DES TERRES SEREINES, LA JEUNE FEMME DE NAM XƯƠNG(1). Nhưng liệu có thể dứt được ân tình đối với nước Pháp như đôi tình nhân dị chủng đối với nhau trong cuốn NAM ET SYLVIE(2)? Có thấy Pháp là kẻ thù của dân tộc không? Có thấy được thầm ước của nhân dân không? Sau này, anh nhận chức Cao ủy trong Liên Bang Đông Dương của Pháp nên không cộng tác với một tổ chức yêu nước nào, đó là sự lỡ hẹn chua sót chăng? Không cộng tác với Bảo Đại nhưng làm Đại Sứ cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm (để sẽ bị “cám ơn” một cách tồi tệ) có phải là một sự đúng hẹn bẽ bàng không? Chỉ biết khi tôi còn ở với anh, tôi thấy anh đau đớn lắm. Đau đớn bao nhiêu thì nổi sùng bấy nhiêu. Chỉ tội nghiệp cho thằng em thiếu tình cha đang chờ đợi thứ tình đó nơi người quyền huynh thế phụ nhưng chỉ nhận được giận dữ hơn là yêu thương. Tôi cũng đau đớn lắm, nhưng tôi không thể có một phản ứng nào khác hơn là lẳng lặng xa dần người anh. Cũng như về sau này, khi không chịu nổi sự bó buộc của một thế lực nào đó thì tôi lẳng lặng ra đi. Lúc đó tôi lớn tuổi rồi, tôi không hờn giận, không mặc cảm, tôi chỉ thương thôi... Thương những người làm tôi buồn khổ như đã thương anh mình.
(1) Truyện Trương Chi-Mỵ Nương, Thiếu Phụ Nam Xương v.v... viết bằng Pháp Văn của Phạm Duy Khiêm.
(2) Truyện tình giữa Nam, anh sinh viên người Việt và cô đầm Sylvie
Mùa Thu 1937. Tôi bước vào tuổi mười sáu, cái tuổi nên thơ nhất của một đời. Đang là thư sinh mơ mộng, vì ý muốn tốt đẹp của người anh lớn, tôi được bước ngay vào cuộc đời. Cậu thiếu niên xưa nay chỉ quen sống dưới nách mẹ nay chuẩn bị bước vào tập thể công nhân rồi. Trong buổi nhập học đầu tiên, với bộ quần áo mầu xanh của thợ thuyền còn mới toanh, tôi tung tăng chạy đi chạy lại trong đám đông học sinh vừa Việt, vừa Pháp còn trẻ măng, trong lòng hớn hở hơn bao giờ hết. Số học sinh lên tới 300 người. Sau khi ồn ào đi tìm nơi học của mình ghi trên bảng danh sách treo trên tường, toàn thể học sinh được tập trung tại sân vận động để đứng nghe những lời khuyến dụ của viên Giám Đốc tên là Camboulive. Rồi chia nhau vào các xưởng máy mà mình đã ghi tên học.
Sinh Viên Trường Kĩ Nghệ đi cắm trại ở Chùa Trầm
Người ngồi giữa là Thầy Thăng
Ngôi trường mang tên Kĩ Nghệ Thực Hành, Ecole Pratiques D”Industrie viết tắt là E.P.I. nằm ở góc hai đường Hàng Kèn và Tràng Thi, gần trường Sainte Marie và Tòa Án. Do đó chúng tôi có câu ca dao (!):
Ai đưa ta tới chốn này
Bên kia Tòa Án bên này Săng Tan.
Cạnh Tòa Án là ngôi nhà tù nổi tiếng mang tên Nhà Hỏa Lò hay Nhà Săng Tan (Maison Centrale) dùng để nhốt tù và sau này còn được gọi là Khách Sạn Hanoi Hilton dùng để nhốt lính Mỹ. Nhà trường - đồng thời cũng là nhà hỏa lò của tôi - có hai cổng ra vào, mỗi cổng ở vào một phố kể trên. Trong trường có cái sân rộng, quanh năm có bóng mát vì những cây cao lớn. Bao quanh cái sân là những lớp học, cơ xưởng và những gian phòng nội trú của học sinh. Sân vận động có đầy đủ dụng cụ thể thao. Ngay nơi cổng ra vào có một dẫy nhà là nơi ở của gia đình Thầy Thăng, thầy dậy về điện và là một trong mấy kiểm soát viên mà chúng tôi gọi là sú ba giăng (surveillant). Những ngày bị giam lỏng trong trường, tôi không biết làm gì hơn là vào chơi nhà Thầy Thăng.
Trường Kĩ Nghệ Thực Hành không dạy đủ trăm thứ nghề cho xứng với cái tên bách nghệ nhưng cũng dạy cho học sinh vừa học vừa thực tập một số nghề có trình độ kĩ thuật cao hơn những công nghệ đã có tại Việt Nam. Trở về lập thuyết của Hoàng Văn Chí cho rằng người Việt mình chỉ có ba cấp Sĩ Công Nông mà không có Thương rồi nhìn vào cấp Công thì ta thấy công nghệ nước ta vào đầu thế kỉ cũng chỉ có tính cách thủ công nghiệp. So với những nước Anh, Pháp, Đức đã tiến tới thời đại kĩ nghệ thì công nghệ tại Việt Nam còn quá lạc hậu. Không những không phát triển nghề mình, nhà công nghệ Việt Nam lại còn hay giấu nghề nữa. Một bài học trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị cho ta thấy:
Ở Đông Pháp có nhiều công nghệ. Nghề làm đồ đồng, đồ gỗ, đồ thêu, đồ cẩn, đồ sơn và nghề dệt các thứ tơ lụa (...) Nghề làm nồi, làm bát, làm chiếu, làm mật, làm đường. Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng thì cố giữ không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư là người đã sáng lập ra nghề ấy. Ở chỗ thành thị cũng vậy, ai làm nghề gì và buôn bán thứ gì thường ở chung với nhau một phố như phố hàng sắt, hàng đồng, hàng giấy, hàng lọng...
Trường Kĩ Nghệ Thực Hành Hà Nội chỉ dạy có hai ngành là ngành gỗ và ngành sắt. Học về gỗ thì học liền tù tì trong 4 năm. Học về sắt thì học từ các môn căn bản như thợ nguội (ajusteur), thợ tiện (tourneur), thợ rèn (forgeron). Học sinh chúng tôi ở trường này có thể được coi như một trong những lớp thợ căn bản đầu tiên để thành lập một nền kĩ nghệ quốc gia nếu nước nhà có tự do độc lập, có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có thời gian, có vốn liếng để phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp qua công nghiệp như nước Nhật Bản chẳng hạn.
Tôi là học sinh trong ban sắt. Học xong nghề thợ nguội, thợ tiện, thợ rèn là có thể đi làm tại những công xưởng chuyên môn chế biến máy móc sản xuất kĩ nghệ (machine outils). Ngoài những buổi thực tập tại cơ xưởng chúng tôi phải đem giấy bút vào lớp để học vẽ đồ bản kĩ nghệ (dessin industriel).
So với Giám Đốc Camboulive to cao, đẹp trai và rất mê gái, viên xếp xưởng lớp tôi là Besancon, một người Pháp nhà quê béo lùn, có bộ râu con bọ nằm dưới mũi lõ, rất ác nghiệt và thích bợp tai học sinh. Thầy Ý dạy về xe hơi hiền lành nhưng thầy Vận - một ông surveillant khác - ác không thua gì chef d”atelier Besancon. Trong số các thầy, có một người bị học sinh khinh thầm vì bị mang tiếng là thả cỏ, nghĩa là đem vợ nộp cho Giám Đốc Camboulive.
Trong năm đầu, suốt ngày tôi đứng trước cái kẹp lớn (étau) dùng giũa và đục bằng thép để học cách đẽo sắt, mài sắt. Đồng thời tôi cũng học cách tiện sắt bằng những chiếc máy tối tân, so với máy tiện gỗ đạp bằng chân ở các cửa hàng nơi phố Hàng Hành. Rồi ra lò rèn dùng búa lớn hay búa nhỏ để biến những thỏi sắt nung thành những dụng cụ kĩ nghệ. Trước đây tôi say mê đứng coi người ta đúc đồ đồng ở Ngũ Xã, bây giờ tôi được nhúng tay vào công việc sản xuất đồ sắt. Đang là một cậu bé con không có nhiều đồ chơi như con nhà giầu, bỗng nhiên tôi nhẩy vào một cơ xưởng vĩ đại và có trong tay những thứ đồ chơi khổng lồ. Đây là lúc cơ thể của tôi được cơ hội nở nang, óc sáng tạo trong tôi được dịp nẩy nở. Tôi không còn ngồi tẩn mẩn lắp những thanh sắt của thứ đồ chơi hiệu Meccano theo mẫu tranh vẽ nữa. Tôi đang học cách tạo ra những đồ vật của một thời đại văn minh. Tôi có cảm giác như mình đang từ thời đại đồ đá, đồ tre, đồ đồng tiến qua thời đại đồ sắt.
Học sinh nào cũng có một con số trước tịch (numéro matricule). Tôi mang số 300. Anh bạn có tên vần C và ngồi cạnh tôi là Phó Thịnh Cường mang số 301. Anh này là học sinh giỏi nhất lớp nhưng về sau lại làm nghề khác. Tới khi di cư qua Mỹ cùng với một triệu người Việt Nam, anh lại quay về với cái sở học cũ của mình. Anh đang là một họa viên làm việc cho một xưởng kĩ nghệ nào đó tại vùng Maryland, USA. Có khá nhiều học sinh người Pháp 100% hay Pháp lai, có lẽ là con nhà nghèo (hay vì học chữ dốt) nên bị cha mẹ bắt đi học nghề, như Paul Bonduel, Eugène Dugon, Pierre Phương... Lũ bạn Pháp này hay gọi tôi là grande mère (bà nội) vì tôi thích lên mặt dạy dỗ chúng nó.
Các học sinh Việt phần nhiều là từ các tỉnh nhỏ lên Hà Nội để theo học về kĩ nghệ. Một số những nhà lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay là cựu học sinh của hai trường Kĩ Nghệ Hà Nội và Hải Phòng. Trong số đó có Vũ Văn Đôn - em Cục Trưởng Quân Y Vũ Văn Cẩn - đã từng làm Cục Phó của Cục Quân Nhu. Tôi còn biết có hai người cựu học viên trường Kĩ Nghệ đã hoạt động tích cực cho Cách Mạng và Kháng Chiến. Một là Tư Râu, người cầm súng áp đảo mọi người trong ngày biểu tình 17 tháng 8 năm 45 của công chức Hà Nội, bị Pháp cán chết bằng xe hơi trong thời kì tranh tối tranh sáng, khi điệp viên Pháp biết anh này là đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người thứ hai là Vị Hải, biệt danh là Hải Lợn, chỉ huy cán bộ du kích Thủ Đô, trong những năm 1946-1950, đã làm mưa làm gió trong nội thành với những vụ đặt mìn ở Phi Trường Bạch Mai, ám sát người Pháp và “Việt Gian”.
Tập sự làm công nhân, chúng tôi tập sự đấu tranh luôn. Đã xẩy ra vụ phản đối nhà thầu nấu cơm quá tệ. Biểu tình công khai sẽ bị Giám Đốc trừng trị, vì nhà thầu đút lót tiền cho Camboulive rồi. Bèn bảo nhau mỗi bữa, dù đã ăn no, mỗi học sinh ăn thêm 3 bát cơm đầy. Hơn 100 kí túc viên nhân với 3 bát cơm trong một bữa. Nhà thầu phải luôn luôn túc trực để nấu thêm cơm. Cuối cùng thấy sẽ lỗ vốn to nên đầu hàng học sinh. Từ đó, bữa cơm có thức ăn ngon và đầy đủ hơn trước.
Hà Nội lúc đó có hai anh em Marcel ở phố Hàng Bạc nổi tiếng là đại du đãng. Chỉ có học sinh trường Bách Nghệ này mới trị được họ vì chúng tôi vác búa đi đánh nhau với một nhóm anh chị chỉ có “quả đấm sắt” (poing américain) trong tay thì họ thua là cái chắc! Nhóm anh chị này không trọng luật giang hồ tí nào cả, vì họ vác đơn đi kiện chúng tôi.
Cũng xin thưa là dù bị cấm túc nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được về nhà vào một ngày chủ nhật hay trong dịp Tết hoặc trong một cơn hứng của anh tôi. Hoặc có khi tôi liều mạng trèo tường “vượt ngục” về thăm mẹ. Ngoài ra, nhà trường hay tổ chức những buổi đi picnic ở Chùa Hương hay Chùa Trầm và bao giờ tôi cũng vui gấp đôi bè bạn vì tôi là kẻ thiếu tự do hơn mọi người. Hơn nữa, tôi còn được mấy thằng bạn Tây lai hay rủ đi camping ở những nơi thật xa như Lạng Sơn chẳng hạn. Tuy không là hướng đạo sinh tôi cũng được hưởng cái thú cắm trại nơi rừng rú hoang vu tĩnh mịch...
Cắm trại tại Lạng Sơn
Tôi bị trói cẳng trong trường vào những ngày chủ nhật cũng là cái hay. Đó là những chủ nhật buồn giống như trong bài hát Sombre Dimanche mà tôi đã biết. Ngày thường với tiếng máy chạy ồn ào, tiếng học trò cười nói xôn xao, trường tôi vui nhộn bao nhiêu thì vào ngày chủ nhật trường tôi vắng vẻ, trống trải bấy nhiêu. Sân trường có đầy cây sấu, ve sầu thi nhau ca hát trên cây, tiếng ve đâu lấp nổi cõi lòng buồn bã của tôi. Ngồi trong phòng ngủ hoang lạnh, nhìn qua cửa sổ thấy lá me rơi lả tả trên phố vắng, thấy bóng nữ sinh ở hai trường Sainte Marie và Gia Long cưỡi xe đạp vụt qua, tôi buồn quá. Nhưng đó cũng là cái hay! Nỗi sầu mà tôi có được để trong tương lai giãi bày qua những ca khúc có thể do ở những ngày chủ nhật buồn này.
Nỗi sầu trong ngày cấm túc cũng không chỉ do ve sầu hát hay lá me rơi bồi đắp cho tôi. Trong những ngày chủ nhật đó, tôi có nhiều thời giờ để đọc sách. Đây là lúc tôi bị Nàng Thơ xâm chiếm tâm hồn. Dòng thơ mới ra đời trong khoảng 1932-34 với những bài như Tình Già của Phan Khôi:
Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ
Hai cái đầu xanh cùng nhau than thở
Ôi! Đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng.
Hoặc như thơ Bạch Nga của Nguyễn Vỹ:
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu
Nhưng hơi
Gió bấc
Thổi vào...
... đã tới thời kì phát triển.
Những câu thơ của lớp thi sĩ mới:
Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao mà réo rắt
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt...
(Thế Lữ)
Lắng nghe tiếng hát chị đò đưa
Tiếng hát lẳng lơ đưa
Làm xao động những làn da mát rợi
Tiếng hát lẳng lơ
Một đoàn gái tơ
Nằm mơ trên bờ cỏ mởn...
(Lưu Trọng Lư)
Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi
Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng...
(Xuân Diệu)
Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có ai đàn lẻ để tơ chùng
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
(Huy Cận)
... đã đi vào hồn tôi để tôi sẽ viết ra những bài ca nhắc nhở lại những gì mà các vị đàn anh đã nói lên qua những dòng thơ mới. Tôi lại cần phải cám ơn những ngày bị giữ lại trong một nội trú tuyệt vời này.
______________________
Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây...
Đặng Thế Phong
Dấu tròn đen: Sinh viên Phạm Duy Khiêm,
Ecole Normale Supérieure, 1933
(Người đánh dấu X là Georges Pompidou,
sau này làm Tổng Thống Pháp)
Đời tôi đang êm ả trôi bên mẹ hiền, hằng ngày nhẩy xe điện đi học trường Thăng Long hoặc thơ thẩn đi chơi trong khu Ngũ Xã. Bỗng nhiên một hôm, anh Khiêm phán:
- Không cho thằng này đi học chữ nữa!
Cho tới năm 1974, một năm trước khi anh tôi qua đời, tôi không hiểu vì sao người anh lại ghét mình. Lúc còn bé, nếu tôi nhớ không lầm, tôi chỉ được đùa chơi với anh Khiêm có hai lần. Sau khi bố tôi chết, anh ấy vào sống nội trú trong trường, cuối tuần mới về nhà. Lối đùa chơi với hai em nhỏ của anh rất khác thường. Anh nắm hai tay một thằng em, nhấc bổng lên rồi quật xuống đất như người ta làm xiếc vậy. Hai anh em tôi không bị gẫy tay hay gẫy cẳng cũng là chuyện lạ.
Khi tôi lên bảy thì anh Khiêm được một học bổng đi Tây. Trong bẩy năm, tôi không hề biết gì thêm về người anh lớn. Qua thư từ hiếm hoi gửi về cho mẹ, không thấy anh ấy nhắc nhở gì đến lũ em. Lúc anh Khiêm từ Pháp về, tôi đã thành một đứa em mười bốn tuổi, cái tuổi đang biến hình từ thiếu nhi qua thiếu niên mà nếu người lớn có độ lượng thì sẽ phải nương tay dẫn dắt. Anh Nhượng tính tình yếu mềm lại mắc bệnh thương hàn ngày còn bé, thoát chết nhưng bị méo miệng nên mang nhiều mặc cảm và rất dễ dạy. Tôi được mẹ và vú nuông chiều từ bé nên bướng bỉnh, nhất là trong tuổi dậy thì này. Trước lối đối xử thiếu thân tình của người anh, nhiều khi tôi ỳ ra, không bao giờ tỏ ra mình có lỗi, dù có lỗi hẳn hoi.
Nhưng chưa chắc tôi đã là thằng em hư hỏng và phạm nhiều lầm lỗi. Tôi còn nhớ trong ba năm sống chung với nhau, tối thiểu có hai lần anh tôi phạt tôi một cách vô lí. Tôi khởi sự thích đàn ca từ khi anh tôi đi vắng. Người chị lớn lấy chồng khá giả tặng cho em út một đàn mandoline. Tôi đã vê được những bản nhạc ngắn hay nhất của Ý Đại Lợi như Martha, Back To Sorriento... Bây giờ sống chung với người anh, tôi không được đánh đàn. Muốn đàn ca, phải chờ khi anh ấy vắng nhà. Có lần quá cao hứng nên không đề cao cảnh giác, người anh chợt về, giật cái đàn mandoline vứt xuống đất và thân tặng nhạc sĩ mầm non một trận đòn. Một lần khác, vào mùa hè, tôi đang nằm trên nền nhà đá hoa để hưởng cái mát dịu, anh Khiêm ở đâu về, xồng xộc tới chỗ tôi nằm, nắm cổ lôi dậy, phạt tôi quỳ trước sự ngạc nhiên của mẹ tôi: Ai cho mày nằm dưới đất? Quỳ xuống đó!
Trong mấy chục năm xa nhà, nhiều khi được sống trong khung cảnh gia đình êm ấm của người khác rồi chạnh lòng nhớ tới hoàn cảnh mình, tôi không hiểu tại sao giữa chúng tôi không có tình huynh đệ? Thứ tình anh em mà tôi thấy tuyệt đẹp trong cuốn Quốc Văn Giáo Khoa Thư?
Tôi buồn vô hạn vì cũng như mọi người, tôi vinh dự có người anh học giỏi, người Việt Nam đầu tiên đậu bằng thạc sĩ, nhà văn Việt Nam viết văn Pháp hay hơn người Pháp, người Việt Nam quân tử muốn trả ơn nước Pháp đã đào tạo ra mình nên đầu quân làm binh nhì cho Pháp trong Thế Chiến II, bất chấp lời dị nghị.
Tôi buồn rồi tôi hờn giận, đổ lỗi cho người anh là ích kỉ, khó tính, vụng về trong cách đối xử với mọi người, bắt đầu từ người trong gia đình. Một người tự cao tự đại, rất ít bạn, không có người tình và đang bất mãn vì những chuyện gì đó rồi có bao nhiêu tức giận đổ vào đầu thằng em út. Ít ra tôi cũng có thể chứng minh anh tôi là người rất nghiệt ngã đối với những người đi thi Tú Tài trong thời kì đó. Giám khảo chấm thi khó tính đến đâu cũng chỉ phê điểm zéro là cùng, nhưng anh tôi “giận” thí sinh Việt Nam yếu kém Pháp ngữ đến độ phê điểm... dưới zéro! Một người “khó” đến độ về sau này khi bạn đồng học là Léopold Senghor, Tổng Thống nước Sénégal đồng thời là thi sĩ làm thơ tiếng Pháp nổi danh, gửi tặng một tập thơ thì anh tôi gửi trả lại với những dòng chữ phê bình bằng mực đỏ của một nhà giáo!
Cũng có thể một người cầu toàn trách bị như anh tôi, không bằng lòng với chuyện tôi thi trượt vào trường công và phải đi học trường tư, trước viễn ảnh phải nuôi tôi ăn học cho tới khi cũng giật bằng thạc sĩ - vị chi là mười năm - vì phải trả nợ cho bố nên anh tôi không dư tiền để nuôi các em ăn học thành tài. Điều này đúng vì anh Nhượng cũng không được theo đuổi việc học mà phải thi ngay vào trường Sư Phạm để trở thành một giáo viên vô danh trong khi - theo tôi - anh ta là người học chăm, học giỏi còn hơn cả anh Khiêm nữa! Nếu không soạn ra dăm ba bài hát thì chẳng ai biết Phạm Duy Nhượng là ai. Ở trường Thăng Long, tôi đâu có thua kém ai trong việc học hành? Đứng thứ nhì trong lớp, nếu tôi được tiếp tục đi học, tôi cũng đậu bằng thạc sĩ cho mà coi!
Nhưng đùng một cái, tôi được người anh cho biết: Mày phải học nghề để tự nuôi thân! Anh Khiêm liên lạc với Giám Đốc người Pháp của Trường Bách Nghệ để gửi tôi vào học với tư cách học viên nội trú. Rồi không hiểu vì sao anh còn phạt (?) tôi bằng cách xin với nhà trường không cho tôi về nhà vào những ngày chủ nhật (consigné à la demande de la famille). Tôi không được tiếp tục học chữ, bị bắt buộc phải học nghề rồi còn bị cấm túc trong trường, điều này làm cho mẹ tôi buồn - tôi nhớ mãi tiếng chép miệng thở dài của mẹ - nhưng cũng còn những điều khác làm cho mẹ tôi buồn rồi, chẳng hạn mẹ tôi không được đánh bài hay đi lễ như lúc trước, mẹ tôi muốn có cháu nội nhưng người con cả nhất định không lấy vợ. Mẹ tôi buồn nhưng không nói ra, tôi biết chắc như vậy!
Chỉ tới khi anh Khiêm tự tử chết tại Pháp vào đầu năm 1975 thì tôi mới ngộ ra anh tôi là một người cô đơn tới cùng cực. Suốt đời, đem tính tình vô cùng nghiêm khắc ra để đối xử với tất cả mọi người, không trừ một ai, kể cả với mẹ. Khó khăn ngay với chính mình nữa. Cuối cùng thất vọng, tự sát...
Một năm trước khi anh tôi qua đời, lần đầu tiên sau mấy chục năm cách biệt, chúng tôi trao đổi thư từ với nhau. Trong một bức thư, anh tôi viết rằng đã biết chán đời từ khi còn trẻ. Và đằng sau bộ mặt đóng kịch với đời là một sự chán ngán vô biên. Anh nói anh là một người (nguyên văn) nihilist. Tới khi đó, tôi mới nguôi lòng oán hận người mà tôi cho là ác nghiệt, vô tình vô nghĩa và vô trách nhiệm. Và bắt đầu thương người anh ruột đang sống cô đơn tại một trại nhỏ ở miền quê nước Pháp. Bắt đầu biết ơn người mà tôi luôn luôn tự hứa sẽ phải nổi tiếng hơn, giầu có hơn, thành công hơn trong cả hai địa hạt gia đình và xã hội. Nếu không có người anh nghiêm khắc mà tôi nhìn như đối tượng để vượt qua, chưa chắn tôi đã hoàn thành đời tôi như thế này.
Tôi bỗng nhớ tới sự mê say của anh Khiêm khi anh diễn thuyết nhiều lần về cuốn phim BACK STREET trong đó một sự việc cỏn con (bị kẹt xe gì đó) làm cho một đôi tình nhân bị lỡ hẹn khiến cho cuộc đời của họ đổ vỡ hoàn toàn. Anh Khiêm cũng là người để lỡ một cái hẹn lớn trong khi tôi có may mắn tới đúng giờ hẹn của lịch sử để không phải thắc mắc gì khi cùng toàn dân vùng lên đánh đuổi thực dân. Tôi thấy được thảm kịch của người anh ruột. Vì huyết thống, chắc chắn anh tôi cũng thừa hưởng phần nào sự bất đắc chí của bố. Nhưng từ khi bước vào trường học cho tới khi đỗ đạt, phải nói rõ là chính nước Pháp nuôi anh thành tài. Trở về nước, anh là người thành công trong xã hội, nhưng khi đất nước đi tới chỗ rẽ của lịch sử thì trong anh có một cuộc giằng co dữ tợn. Yêu nước vô cùng nên viết LÉGENDES DES TERRES SEREINES, LA JEUNE FEMME DE NAM XƯƠNG(1). Nhưng liệu có thể dứt được ân tình đối với nước Pháp như đôi tình nhân dị chủng đối với nhau trong cuốn NAM ET SYLVIE(2)? Có thấy Pháp là kẻ thù của dân tộc không? Có thấy được thầm ước của nhân dân không? Sau này, anh nhận chức Cao ủy trong Liên Bang Đông Dương của Pháp nên không cộng tác với một tổ chức yêu nước nào, đó là sự lỡ hẹn chua sót chăng? Không cộng tác với Bảo Đại nhưng làm Đại Sứ cho Chính Phủ Ngô Đình Diệm (để sẽ bị “cám ơn” một cách tồi tệ) có phải là một sự đúng hẹn bẽ bàng không? Chỉ biết khi tôi còn ở với anh, tôi thấy anh đau đớn lắm. Đau đớn bao nhiêu thì nổi sùng bấy nhiêu. Chỉ tội nghiệp cho thằng em thiếu tình cha đang chờ đợi thứ tình đó nơi người quyền huynh thế phụ nhưng chỉ nhận được giận dữ hơn là yêu thương. Tôi cũng đau đớn lắm, nhưng tôi không thể có một phản ứng nào khác hơn là lẳng lặng xa dần người anh. Cũng như về sau này, khi không chịu nổi sự bó buộc của một thế lực nào đó thì tôi lẳng lặng ra đi. Lúc đó tôi lớn tuổi rồi, tôi không hờn giận, không mặc cảm, tôi chỉ thương thôi... Thương những người làm tôi buồn khổ như đã thương anh mình.
(1) Truyện Trương Chi-Mỵ Nương, Thiếu Phụ Nam Xương v.v... viết bằng Pháp Văn của Phạm Duy Khiêm.
(2) Truyện tình giữa Nam, anh sinh viên người Việt và cô đầm Sylvie
Mùa Thu 1937. Tôi bước vào tuổi mười sáu, cái tuổi nên thơ nhất của một đời. Đang là thư sinh mơ mộng, vì ý muốn tốt đẹp của người anh lớn, tôi được bước ngay vào cuộc đời. Cậu thiếu niên xưa nay chỉ quen sống dưới nách mẹ nay chuẩn bị bước vào tập thể công nhân rồi. Trong buổi nhập học đầu tiên, với bộ quần áo mầu xanh của thợ thuyền còn mới toanh, tôi tung tăng chạy đi chạy lại trong đám đông học sinh vừa Việt, vừa Pháp còn trẻ măng, trong lòng hớn hở hơn bao giờ hết. Số học sinh lên tới 300 người. Sau khi ồn ào đi tìm nơi học của mình ghi trên bảng danh sách treo trên tường, toàn thể học sinh được tập trung tại sân vận động để đứng nghe những lời khuyến dụ của viên Giám Đốc tên là Camboulive. Rồi chia nhau vào các xưởng máy mà mình đã ghi tên học.
Sinh Viên Trường Kĩ Nghệ đi cắm trại ở Chùa Trầm
Người ngồi giữa là Thầy Thăng
Ngôi trường mang tên Kĩ Nghệ Thực Hành, Ecole Pratiques D”Industrie viết tắt là E.P.I. nằm ở góc hai đường Hàng Kèn và Tràng Thi, gần trường Sainte Marie và Tòa Án. Do đó chúng tôi có câu ca dao (!):
Ai đưa ta tới chốn này
Bên kia Tòa Án bên này Săng Tan.
Cạnh Tòa Án là ngôi nhà tù nổi tiếng mang tên Nhà Hỏa Lò hay Nhà Săng Tan (Maison Centrale) dùng để nhốt tù và sau này còn được gọi là Khách Sạn Hanoi Hilton dùng để nhốt lính Mỹ. Nhà trường - đồng thời cũng là nhà hỏa lò của tôi - có hai cổng ra vào, mỗi cổng ở vào một phố kể trên. Trong trường có cái sân rộng, quanh năm có bóng mát vì những cây cao lớn. Bao quanh cái sân là những lớp học, cơ xưởng và những gian phòng nội trú của học sinh. Sân vận động có đầy đủ dụng cụ thể thao. Ngay nơi cổng ra vào có một dẫy nhà là nơi ở của gia đình Thầy Thăng, thầy dậy về điện và là một trong mấy kiểm soát viên mà chúng tôi gọi là sú ba giăng (surveillant). Những ngày bị giam lỏng trong trường, tôi không biết làm gì hơn là vào chơi nhà Thầy Thăng.
Trường Kĩ Nghệ Thực Hành không dạy đủ trăm thứ nghề cho xứng với cái tên bách nghệ nhưng cũng dạy cho học sinh vừa học vừa thực tập một số nghề có trình độ kĩ thuật cao hơn những công nghệ đã có tại Việt Nam. Trở về lập thuyết của Hoàng Văn Chí cho rằng người Việt mình chỉ có ba cấp Sĩ Công Nông mà không có Thương rồi nhìn vào cấp Công thì ta thấy công nghệ nước ta vào đầu thế kỉ cũng chỉ có tính cách thủ công nghiệp. So với những nước Anh, Pháp, Đức đã tiến tới thời đại kĩ nghệ thì công nghệ tại Việt Nam còn quá lạc hậu. Không những không phát triển nghề mình, nhà công nghệ Việt Nam lại còn hay giấu nghề nữa. Một bài học trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư lớp Dự Bị cho ta thấy:
Ở Đông Pháp có nhiều công nghệ. Nghề làm đồ đồng, đồ gỗ, đồ thêu, đồ cẩn, đồ sơn và nghề dệt các thứ tơ lụa (...) Nghề làm nồi, làm bát, làm chiếu, làm mật, làm đường. Nhưng xưa nay, các công nghệ của ta có thói lạ, là nhiều nơi có nghề gì riêng thì cố giữ không cho nghề ấy lọt ra ngoài. Mỗi nghề lại thờ một ông thánh sư là người đã sáng lập ra nghề ấy. Ở chỗ thành thị cũng vậy, ai làm nghề gì và buôn bán thứ gì thường ở chung với nhau một phố như phố hàng sắt, hàng đồng, hàng giấy, hàng lọng...
Trường Kĩ Nghệ Thực Hành Hà Nội chỉ dạy có hai ngành là ngành gỗ và ngành sắt. Học về gỗ thì học liền tù tì trong 4 năm. Học về sắt thì học từ các môn căn bản như thợ nguội (ajusteur), thợ tiện (tourneur), thợ rèn (forgeron). Học sinh chúng tôi ở trường này có thể được coi như một trong những lớp thợ căn bản đầu tiên để thành lập một nền kĩ nghệ quốc gia nếu nước nhà có tự do độc lập, có những nhà lãnh đạo tài giỏi, có thời gian, có vốn liếng để phát triển nền kinh tế từ nông nghiệp qua công nghiệp như nước Nhật Bản chẳng hạn.
Tôi là học sinh trong ban sắt. Học xong nghề thợ nguội, thợ tiện, thợ rèn là có thể đi làm tại những công xưởng chuyên môn chế biến máy móc sản xuất kĩ nghệ (machine outils). Ngoài những buổi thực tập tại cơ xưởng chúng tôi phải đem giấy bút vào lớp để học vẽ đồ bản kĩ nghệ (dessin industriel).
So với Giám Đốc Camboulive to cao, đẹp trai và rất mê gái, viên xếp xưởng lớp tôi là Besancon, một người Pháp nhà quê béo lùn, có bộ râu con bọ nằm dưới mũi lõ, rất ác nghiệt và thích bợp tai học sinh. Thầy Ý dạy về xe hơi hiền lành nhưng thầy Vận - một ông surveillant khác - ác không thua gì chef d”atelier Besancon. Trong số các thầy, có một người bị học sinh khinh thầm vì bị mang tiếng là thả cỏ, nghĩa là đem vợ nộp cho Giám Đốc Camboulive.
Trong năm đầu, suốt ngày tôi đứng trước cái kẹp lớn (étau) dùng giũa và đục bằng thép để học cách đẽo sắt, mài sắt. Đồng thời tôi cũng học cách tiện sắt bằng những chiếc máy tối tân, so với máy tiện gỗ đạp bằng chân ở các cửa hàng nơi phố Hàng Hành. Rồi ra lò rèn dùng búa lớn hay búa nhỏ để biến những thỏi sắt nung thành những dụng cụ kĩ nghệ. Trước đây tôi say mê đứng coi người ta đúc đồ đồng ở Ngũ Xã, bây giờ tôi được nhúng tay vào công việc sản xuất đồ sắt. Đang là một cậu bé con không có nhiều đồ chơi như con nhà giầu, bỗng nhiên tôi nhẩy vào một cơ xưởng vĩ đại và có trong tay những thứ đồ chơi khổng lồ. Đây là lúc cơ thể của tôi được cơ hội nở nang, óc sáng tạo trong tôi được dịp nẩy nở. Tôi không còn ngồi tẩn mẩn lắp những thanh sắt của thứ đồ chơi hiệu Meccano theo mẫu tranh vẽ nữa. Tôi đang học cách tạo ra những đồ vật của một thời đại văn minh. Tôi có cảm giác như mình đang từ thời đại đồ đá, đồ tre, đồ đồng tiến qua thời đại đồ sắt.
Học sinh nào cũng có một con số trước tịch (numéro matricule). Tôi mang số 300. Anh bạn có tên vần C và ngồi cạnh tôi là Phó Thịnh Cường mang số 301. Anh này là học sinh giỏi nhất lớp nhưng về sau lại làm nghề khác. Tới khi di cư qua Mỹ cùng với một triệu người Việt Nam, anh lại quay về với cái sở học cũ của mình. Anh đang là một họa viên làm việc cho một xưởng kĩ nghệ nào đó tại vùng Maryland, USA. Có khá nhiều học sinh người Pháp 100% hay Pháp lai, có lẽ là con nhà nghèo (hay vì học chữ dốt) nên bị cha mẹ bắt đi học nghề, như Paul Bonduel, Eugène Dugon, Pierre Phương... Lũ bạn Pháp này hay gọi tôi là grande mère (bà nội) vì tôi thích lên mặt dạy dỗ chúng nó.
Các học sinh Việt phần nhiều là từ các tỉnh nhỏ lên Hà Nội để theo học về kĩ nghệ. Một số những nhà lãnh đạo ở Việt Nam hiện nay là cựu học sinh của hai trường Kĩ Nghệ Hà Nội và Hải Phòng. Trong số đó có Vũ Văn Đôn - em Cục Trưởng Quân Y Vũ Văn Cẩn - đã từng làm Cục Phó của Cục Quân Nhu. Tôi còn biết có hai người cựu học viên trường Kĩ Nghệ đã hoạt động tích cực cho Cách Mạng và Kháng Chiến. Một là Tư Râu, người cầm súng áp đảo mọi người trong ngày biểu tình 17 tháng 8 năm 45 của công chức Hà Nội, bị Pháp cán chết bằng xe hơi trong thời kì tranh tối tranh sáng, khi điệp viên Pháp biết anh này là đảng viên gộc của Đảng Cộng Sản. Người thứ hai là Vị Hải, biệt danh là Hải Lợn, chỉ huy cán bộ du kích Thủ Đô, trong những năm 1946-1950, đã làm mưa làm gió trong nội thành với những vụ đặt mìn ở Phi Trường Bạch Mai, ám sát người Pháp và “Việt Gian”.
Tập sự làm công nhân, chúng tôi tập sự đấu tranh luôn. Đã xẩy ra vụ phản đối nhà thầu nấu cơm quá tệ. Biểu tình công khai sẽ bị Giám Đốc trừng trị, vì nhà thầu đút lót tiền cho Camboulive rồi. Bèn bảo nhau mỗi bữa, dù đã ăn no, mỗi học sinh ăn thêm 3 bát cơm đầy. Hơn 100 kí túc viên nhân với 3 bát cơm trong một bữa. Nhà thầu phải luôn luôn túc trực để nấu thêm cơm. Cuối cùng thấy sẽ lỗ vốn to nên đầu hàng học sinh. Từ đó, bữa cơm có thức ăn ngon và đầy đủ hơn trước.
Hà Nội lúc đó có hai anh em Marcel ở phố Hàng Bạc nổi tiếng là đại du đãng. Chỉ có học sinh trường Bách Nghệ này mới trị được họ vì chúng tôi vác búa đi đánh nhau với một nhóm anh chị chỉ có “quả đấm sắt” (poing américain) trong tay thì họ thua là cái chắc! Nhóm anh chị này không trọng luật giang hồ tí nào cả, vì họ vác đơn đi kiện chúng tôi.
Cũng xin thưa là dù bị cấm túc nhưng thỉnh thoảng tôi cũng được về nhà vào một ngày chủ nhật hay trong dịp Tết hoặc trong một cơn hứng của anh tôi. Hoặc có khi tôi liều mạng trèo tường “vượt ngục” về thăm mẹ. Ngoài ra, nhà trường hay tổ chức những buổi đi picnic ở Chùa Hương hay Chùa Trầm và bao giờ tôi cũng vui gấp đôi bè bạn vì tôi là kẻ thiếu tự do hơn mọi người. Hơn nữa, tôi còn được mấy thằng bạn Tây lai hay rủ đi camping ở những nơi thật xa như Lạng Sơn chẳng hạn. Tuy không là hướng đạo sinh tôi cũng được hưởng cái thú cắm trại nơi rừng rú hoang vu tĩnh mịch...
Cắm trại tại Lạng Sơn
Tôi bị trói cẳng trong trường vào những ngày chủ nhật cũng là cái hay. Đó là những chủ nhật buồn giống như trong bài hát Sombre Dimanche mà tôi đã biết. Ngày thường với tiếng máy chạy ồn ào, tiếng học trò cười nói xôn xao, trường tôi vui nhộn bao nhiêu thì vào ngày chủ nhật trường tôi vắng vẻ, trống trải bấy nhiêu. Sân trường có đầy cây sấu, ve sầu thi nhau ca hát trên cây, tiếng ve đâu lấp nổi cõi lòng buồn bã của tôi. Ngồi trong phòng ngủ hoang lạnh, nhìn qua cửa sổ thấy lá me rơi lả tả trên phố vắng, thấy bóng nữ sinh ở hai trường Sainte Marie và Gia Long cưỡi xe đạp vụt qua, tôi buồn quá. Nhưng đó cũng là cái hay! Nỗi sầu mà tôi có được để trong tương lai giãi bày qua những ca khúc có thể do ở những ngày chủ nhật buồn này.
Nỗi sầu trong ngày cấm túc cũng không chỉ do ve sầu hát hay lá me rơi bồi đắp cho tôi. Trong những ngày chủ nhật đó, tôi có nhiều thời giờ để đọc sách. Đây là lúc tôi bị Nàng Thơ xâm chiếm tâm hồn. Dòng thơ mới ra đời trong khoảng 1932-34 với những bài như Tình Già của Phan Khôi:
Hai mươi bốn năm xưa
Một đêm vừa gió lại vừa mưa
Dưới ngọn đèn mờ
Hai cái đầu xanh cùng nhau than thở
Ôi! Đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng
Mà lấy nhau hẳn là không đặng.
Hoặc như thơ Bạch Nga của Nguyễn Vỹ:
Sương rơi
Nặng trĩu
Trên cành
Dương liễu
Nhưng hơi
Gió bấc
Thổi vào...
... đã tới thời kì phát triển.
Những câu thơ của lớp thi sĩ mới:
Tiếng địch thổi đâu đây
Cớ sao mà réo rắt
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt...
(Thế Lữ)
Lắng nghe tiếng hát chị đò đưa
Tiếng hát lẳng lơ đưa
Làm xao động những làn da mát rợi
Tiếng hát lẳng lơ
Một đoàn gái tơ
Nằm mơ trên bờ cỏ mởn...
(Lưu Trọng Lư)
Tôi đã yêu từ khi chưa có tuổi
Lúc chưa sinh vơ vẩn giữa luân hồi
Tôi sẽ yêu khi đã hết tuổi rồi
Không xương vóc chỉ huyền hồ bóng dáng...
(Xuân Diệu)
Ôi nắng vàng sao mà nhớ nhung
Có ai đàn lẻ để tơ chùng
Có ai tiễn biệt nơi xa ấy
Xui bước chân đây cũng ngại ngùng...
(Huy Cận)
... đã đi vào hồn tôi để tôi sẽ viết ra những bài ca nhắc nhở lại những gì mà các vị đàn anh đã nói lên qua những dòng thơ mới. Tôi lại cần phải cám ơn những ngày bị giữ lại trong một nội trú tuyệt vời này.
______________________
Đêm nay Thu sang cùng heo may
Đêm nay sương lam mờ chân mây...
Đặng Thế Phong
Bình luận facebook