Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 5. NGƯỜI THỨ SÁU (P3)
Cánh cửa thang máy mở ra, trong lòng tôi vui mừng vì tìm ra được chìa khóa mà Vô Khuyết gửi cho tôi. Rẽ phải qua phía hành lang để đến căn hộ khuất vào một góc của tôi, khựng người, tôi thấy một chàng trai trẻ ngồi tựa vào vách trước cửa nhà. Chàng trai có nước da trắng trẻo, đôi mắt u buồn và làn môi gợi cảm quen thuộc. Minh Tuấn.
Thấy tôi, Tuấn vội vã đứng dậy, đôi mắt đầy sự khó hiểu nhìn tôi. Tôi cười.
- Em gửi gì cho anh?
- Em... em...
Rồi Tuấn run rẩy đưa bì thư màu trắng cho tôi.
- Em mở ra xem rồi đúng không? Đừng e thẹn, người gửi bì thư này cho anh rất khôn ngoan khi dùng giấy bì thư rất mỏng, nên thủ pháp dùng hơi nước để làm lỏng chất keo nhưng cũng sẽ làm giấy nhăn nhúm lại. Nói anh nghe, em có hiểu được nó không?
- Không có gì qua mắt được anh. - Minh Tuấn nhăn mặt và chẩu môi.
- Anh không trách em, vào nhà với anh. Vì ở tuổi của em và trí tò mò sẽ lấn át mọi hành vi. Hơn nữa, những nguyên tắc lịch sự căn bản không thể đòi hỏi ở em, người vốn rất ít giao tiếp với người lạ.
- Em không hiểu gì trong đó hết.
- Vì em không có chìa khóa, thế thôi. Để xem, chúng ta có gì nào. À há, bài thơ tự do. Đọc xem nào.
Một thời non nước buồn tênh
Một thời non nước nổ cơn tan bành
Một thời áo vải Tây Sơn
Một thời nước mắt Mị Nương theo chồng.
Ôi thôi Bồ Đề giặc đã đến đây.
Giang san gánh vác trên lưng địa đồ.
Nước non rên siết với thù nhà.
Cánh cung đổi vỡ, đổ vỡ, đây đó dãy Hoành Sơn.
Tản đường giáo mác chim bay, non cao vua chết vùi thây đất lành.
Thương thay một kiếp đao binh, dầy non núi vỡ về sau biết chừng.Tôi bật cười sảng khoái. Minh Tuấn nhăn mặt nhìn quanh nhà tôi với sự bền bộn sách vở và nồi niêu xoong chảo chưa rửa trên bếp.
- Tuấn này, em ăn gì chưa?
- Dạ chưa anh.
- Em muốn ăn gì chứ?
- Nhưng bức thư đó nói gì vậy?
- Bức thư này nói anh phải dẫn em đi ăn. À, người đưa bức thư này cho em là Phi hay ai?
- Người của anh Phi anh ạ, cậu thanh niên chừng mười lăm mười sáu tuổi gì đó.
- À há, có phải cậu ta có chiếc răng khểnh, đôi mắt sáng ngời ưa cười, đôi chân mày rậm kéo dài đến đuôi mắt không?
- Sao anh biết?
- Một người quen thôi. Cậu bé đó lớn lên chắc điển trai lắm đây.
- Bạn bè của anh toàn người kỳ lạ.
- À há, câu nói này nên để anh nói thì hợp lý hơn, Minh Tuấn à.
- Nhà cửa anh bề bộn quá. - Minh Tuấn nhìn rồi nhăn mặt.
- Vậy em đòi hỏi căn nhà của một nhà văn, sống độc thân phải như thế nào?
- Em cứ tưởng người có khả năng phán đoán và óc lý luận như anh phải rất ngăn nắp.
- Ôi không, kẻ nào đã tuồn vào đầu em cái hiểu biết gớm ghiếc vậy. Những đầu óc thông minh nhất mà anh từng biết thường lại là những kẻ bừa bộn nhất, nhưng nguyên tắc trật tự trong hỗn độn, hắn ta luôn lấy được những món đồ cần thiết trong mớ đồ tưởng chừng hỗn độn nhưng rất trật tự. Đi xuống chung cư với anh, anh đưa em đi ăn, vừa đi vừa nói chuyện nào.
- Anh nói tiếp cái trật tự trong hỗn độn kia đi.
- À, những người làm việc về sáng tạo, óc sắp xếp của họ không như người thường với những chuẩn mực về ngăn nắp rất chung của nhiều người. Kẻ có óc sáng tạo mạnh, chúng sẽ theo cái trật tự của riêng chúng, mọi món đồ tưởng chừng như vô trật tự kia, nhưng lại có một trật tự mà chỉ có hắn mới hiểu được. Hắn biết rõ quyển sổ tay của hắn nằm ở đâu trong chồng sách trên bàn, cây viết dạ nằm ở chỗ nào trong đống quần áo bẩn, chiếc quần lót hiệu nằm ở đâu trên đống mền gối trên giường. Mục đích của trật tự không phải là nhìn cho bắt mắt, cho thoải mái, mà mục đích của trật tự là có thể lấy được món đồ cần thiết trong thời gian ngắn nhất.
- A!
- Xem ra em đã hiểu một số người bạn của em, cũng là học trò của giáo sư Lâm.
- Anh như đi guốc trong bụng em, chán thật.
- Không. Anh không có cái tham vọng làm chất thải đâu.
- Thảo nào, những người ngăn nắp lại là những người luôn tìm những món đồ khi cần thiết.
- Thật ra điều này không chính xác lắm đâu, cũng có những người thông minh lại ưa trật tự chung của xã hội. Nhưng anh thích thú việc nhìn trật tự của kẻ khác, mọi trật tự dù hỗn độn đến đâu, nó đều có một logic riêng của nó. Nhìn được tính logic đó, sẽ hiểu được chủ nhân của nó. Xuống chung cư rồi, em muốn ăn gì?
- À... Mình ra quận nhất ăn được không anh?
- Đồng ý, em gợi ý cho anh nơi em muốn đến.
- Mc'Donal được không anh? Em chưa vào đó ăn lần nào.
- Anh thoải mái.
- Có chiếc taxi đàng kia kìa, mình đi thôi anh.
- Chiếc taxi này... hì hì.
- Anh sao vậy? Nó có gì đặc biệt?
- Không có gì đặc biệt cả, trừ việc nó quá nổi bật thôi. Cánh cửa xe có cả quảng cáo nước ngọt này. Ha ha.
Bước vào cửa xe, tôi đưa yêu cầu của tôi đến quận nhất. Bác tài im lặng và vâng dạ kiệm lời trong mái tóc phủ ngang đôi mắt, trong chiếc xe một làn hương quen thuộc khiến tôi thu mình lại tận hưởng sự ấm cúng của những ngày vào đông.
- Anh tài xế ơi, anh chạy Nguyễn Hữu Thọ nhé. - Minh Tuấn yêu cầu.
Tôi tựa người vào lưng ghế, đôi mắt nhắm nghiền lại thư giãn. Xe rẽ vào đường Nguyễn Hữu Thọ và lao nhanh đi. Buổi tối, ôi lại buổi tối. Đột ngột, xe dừng lại trên góc đường vắng và tôi nhất Nguyễn Hữu Thọ. Vì phía trước có hai chiếc xe máy chặn trước đầu xe taxi.
- Em có lời xin lỗi nào với anh không, Tuấn? - Đôi mắt tôi vẫn nhắm nghiền thư giãn.
Dù không mở mắt ra, tôi vẫn cảm nhận được nét xấu hổ trên mặt Tuấn. Tuấn, tôi và người tài xế bước ra cửa. Bốn người thanh niên trên hai chiếc mô-tô phân khối lớn bước xuống. Họ tháo mũ bảo hiểm ra, không khó nhận ra một người trong đó là Trần Mạnh Khoa.
Cả bốn tên móc khẩu súng lục ra nhắm thẳng vào tôi, Trần Mạnh Khoa nhìn tôi mỉm cười. Tôi nhìn hắn mỉm cười. Nhận ra điều gì đó bất thường ở nụ cười tôi. Hắn thét lớn. "Chạy!"
Ba tên đồng bọn của hắn vẫn không hiểu kịp thì đoàng đoàng đoàng, ba phát súng vang lên từ hai bờ lau sậy ven đường. Trần Mạnh Khoa do biết sớm, nên cúi người thấp xuống rồi nhanh chóng nương theo chiếc mô-tô kéo tay ra phóng thẳng qua phía đường Nguyễn Hữu Thọ chiều đi ngược lại. Một loạt, chừng mười người hai bên bên đường, nấp trong bụi lau, đứng dậy lao theo Trần Mạnh Khoa. Còn ba kẻ còn lại ôm chân rên rỉ. Vết súng bách phát bách trúng.
Diễn biến xảy ra quá nhanh, đến mức Minh Tuấn không kịp hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi vỗ vai người tài xế.
- Cảm ơn Phi, tôi biết anh luôn ở cạnh tôi.
Người tài xế cởi mái tóc giả ra, và cả vết râu mép, anh nhìn tôi mỉm cười.
- Thành thật xin lỗi vì kéo anh vào vòng nguy hiểm này.
- Tôi phải cảm ơn anh vì anh đã thông báo cho tôi.
Minh Tuấn nhìn tôi và Phi tròn mắt. Từ xa, một cậu bé chạy lao đến chỗ tôi và Phi cười tươi, khóe miệng lóe lên chiếc răng khểnh. Kỳ Nam.
- Anh! Anh Kiệt ký tên vào cuốn này đi.
Tôi và Phi nhìn thấy màu sắc bìa quen thuộc của cuốn Nghị luận chọn lọc thì phá lên cười ha hả.
***
Cùng ngồi ở căn phòng khách quen thuộc của Phi. Kỳ Nam thì cứ bám mãi bên tôi, Minh Tuấn vẫn bần thần chưa hiểu gì cả. Để phá tan bầu không khí u ám đeo bên người Minh Tuấn, tôi liền nói.
- Tuấn này, anh chưa bao giờ trách em đã đặt anh vào vòng nguy hiểm. Em có biết vì sao anh biết sự kiện tối nay không? Kỳ Nam, em thích giải mật thư chứ?
Cậu bé gật đầu lia lịa, miệng vẫn cười tươi roi rói. Tôi nhìn Phi.
- Anh còn nhớ sáu con số mà Vô Khuyết để lại cho tôi không?
- Tôi nhớ chứ: 5-6-7-8-9-12, thú thật, tôi cũng không hiểu nó là gì. Dường như chỉ có anh và Vô Khuyết mới hiểu.
- Đúng vậy, vì Vô Khuyết hiểu rằng tôi hiểu những con số đó hơn. Cùng là học trò của giáo sư Chúng, nên chắc chắn những gì tôi được học thì Vô Khuyết cũng học nó.
- Anh làm tôi rất hào hứng và ngưỡng mộ.
- Khi nhận ra việc lặp lại 3 lần số 12, và nhấn mạnh việc loại trừ số 2. Thì tôi biết chìa khóa quan trọng để tìm ra chìa khóa lớn là số 34.
- Tôi chưa hiểu con số đó có ý nghĩa gì.
- Kỳ Nam! Em biết đồ hình bậc bốn chứ? Rất tốt, bảng đàng kia, anh nói đến đâu em viết đến đó. Và giờ, nếu như ma trận bậc ba là bài toán xếp chín con số thành ba hàng và ba cột, sao cho tổng ngang dọc chéo đều là 15, thì ma trận bậc bốn là xếp mười sáu con số từ một đến mười sáu thành bốn hàng và bốn cột để tổng ngang dọc chéo là...
- Ba mươi bốn! - Phi vừa nói vừa tấm tắc khen.
- Đúng vậy, khi nhận ra con số 34, tôi biết ngay là Vô Khuyết muốn đề cập đến ma trận bậc bốn. Chúng tôi đều được đào tạo môn Toán rất chuyên sâu, và óc toán học trong người chúng tôi luôn thôi thúc mình trước những con số. Đó là lí do anh hiểu vì sao tôi rất thích dạy toán là như vậy. Rồi, Kỳ Nam, em kẻ dùm anh hình vuông bốn ô ngang dọc chéo.
---*---*---*---
---*---*---*---
---*---*---*---
---*---*---*---
- Tốt, rất tốt. - Tôi tiếp tục nói như một giáo sư toán học đang dạy học trò. - Giờ đây, muốn giải đồ hình này chỉ cần viết liên tục từ một đến mười sáu vào mười sáu ô.
-01-*-02-*-03-*-04-
-05-*-06-*-07-*-08-
-09-*-10-*-11-*-12-
-13-*-14-*-15-*-16-
Và giữ nguyên hai đường chéo, mà ngày xưa thời tiểu học chúng tôi nhớ nó bằng thơ "Một đối mười sáu, bốn đối mười ba, sáu đối mười một, bảy đối mười."
-01-*----*----*-04-
----*-06-*-07-*----
----*-10-*-11-*----
-13-*----*----*-16-
Những con số còn lại tôi sẽ đặt nó lên đầu và bên dưới, bên trái và phải, nhưng không để can thiệp vào ô số.
-------02---03------
-01-*----*----*-04-
5 ----*-06-*-07-*----8
9 ----*-10-*-11-*----12
-13-*----*----*-16-
-------14---15-------
Sau đó đập chéo các con số vào vị trí đối lẫn nhau, 2 thay cho 15, 3 thay cho 14, 5 thay cho 12, và 9 thay cho 8. Và đồ hình được giải.
-01-*-15-*-14-*-04-
-12-*-06-*-07-*-09-
-08-*-10-*-11-*-05-
-13-*-03-*-02-*-16-
Và Phi, anh chú ý dùm hàng số hai, có chuỗi số cần thiết 12-6-7-9, nếu tính luôn hai con số nằm ngoài rìa trước khi đập chéo sẽ là 5-12-6-7-9-8. Đó chí là chuỗi sáu con số mà Vô Khuyết để lại cho tôi. Và, nó chính là chìa khóa quan trọng để giải mật thư này. Tôi xin phép viết lên trên bảng. Và chú ý câu thứ năm chữ thứ năm, câu sáu chữ thứ sáu, câu bảy chữ thứ bảy, câu tám chữ thứ tám, câu chín chữ thứ chín, câu mười chữ thứ mười hai. Tại sao khổ thơ đầu lại hoàn toàn không có gì cả? Vô Khuyết rất thông minh vì đoán trước Minh Tuấn sẽ mở bức mật thư này, nên việc viết cách đoạn khổ thơ đầu nhằm chú ý cho tôi biết: Khổ thơ đầu không quan trọng, nhất mạnh tính không quan trọng bằng cách lặp lại liên tục chữ "một thời", khiến cho bài thơ trở nên rất dở hơi. Đáng bỏ đi.
Một thời non nước buồn tênh
Một thời non nước nổ cơn tan bành
Một thời áo vải Tây Sơn
Một thời nước mắt Mị Nương theo chồng.
Ôi thôi Bồ Đề giặc đã đến đây.
Giang san gánh vác trên lưng địa đồ.
Nước non rên siết với thù nhà.
Cánh cung đổi vỡ, đổ vỡ, đây đó dãy Hoành Sơn.
Tản đường giáo mác chim bay, non cao vua chết vùi thây đất lành.
Thương thay một kiếp đao binh, dầy non núi vỡ về sau biết chừng.Vậy ta có tổng cộng tám chữ: giặc-lưng-đó-vua-sau-nhà. Nếu xếp các chữ dựa trên số vào vị trí: 5-12-6-7-9-8 sẽ là...
Phi reo lên, "Giặc sau lưng nhà vua đó!"
Tôi nghiêng vai đón những tiếng vỗ tay của Phi. "Đúng vậy, câu nói của thần Kim Quy. Nên tôi hiểu điều gì đang xảy ra cho Minh Tuấn. Anh chàng bán đứng anh lần thứ nhất, thì sẽ bán đứng tôi lần thứ hai. Việc Tuấn chê căn hộ tôi bề bộn, tôi hiểu anh chàng muốn tôi ra ngoài, nên tôi chỉ tương kế tựu kế hỏi Tuấn có đói bụng không để ra ngoài. Và khi nhìn thấy chiếc taxi Mai Linh có màu sắc bất thường của anh, tôi biết nó gây ra ấn tượng để bất kỳ ai muốn gọi taxi sẽ nhìn thấy nó trước. Khi lên xe, Phi à, mùi nước hoa của anh rất quen thuộc và dáng vẻ lịch lãm của anh không che dấu được anh. Đến khi tôi nghe Minh Tuấn yêu cầu đi ra quận nhất bằng đường Nguyễn Hữu Thọ vốn rất vắng thì tôi hiểu điều gì sẽ xảy ra. Đúng không Minh Tuấn?
Thấy tôi, Tuấn vội vã đứng dậy, đôi mắt đầy sự khó hiểu nhìn tôi. Tôi cười.
- Em gửi gì cho anh?
- Em... em...
Rồi Tuấn run rẩy đưa bì thư màu trắng cho tôi.
- Em mở ra xem rồi đúng không? Đừng e thẹn, người gửi bì thư này cho anh rất khôn ngoan khi dùng giấy bì thư rất mỏng, nên thủ pháp dùng hơi nước để làm lỏng chất keo nhưng cũng sẽ làm giấy nhăn nhúm lại. Nói anh nghe, em có hiểu được nó không?
- Không có gì qua mắt được anh. - Minh Tuấn nhăn mặt và chẩu môi.
- Anh không trách em, vào nhà với anh. Vì ở tuổi của em và trí tò mò sẽ lấn át mọi hành vi. Hơn nữa, những nguyên tắc lịch sự căn bản không thể đòi hỏi ở em, người vốn rất ít giao tiếp với người lạ.
- Em không hiểu gì trong đó hết.
- Vì em không có chìa khóa, thế thôi. Để xem, chúng ta có gì nào. À há, bài thơ tự do. Đọc xem nào.
Một thời non nước buồn tênh
Một thời non nước nổ cơn tan bành
Một thời áo vải Tây Sơn
Một thời nước mắt Mị Nương theo chồng.
Ôi thôi Bồ Đề giặc đã đến đây.
Giang san gánh vác trên lưng địa đồ.
Nước non rên siết với thù nhà.
Cánh cung đổi vỡ, đổ vỡ, đây đó dãy Hoành Sơn.
Tản đường giáo mác chim bay, non cao vua chết vùi thây đất lành.
Thương thay một kiếp đao binh, dầy non núi vỡ về sau biết chừng.Tôi bật cười sảng khoái. Minh Tuấn nhăn mặt nhìn quanh nhà tôi với sự bền bộn sách vở và nồi niêu xoong chảo chưa rửa trên bếp.
- Tuấn này, em ăn gì chưa?
- Dạ chưa anh.
- Em muốn ăn gì chứ?
- Nhưng bức thư đó nói gì vậy?
- Bức thư này nói anh phải dẫn em đi ăn. À, người đưa bức thư này cho em là Phi hay ai?
- Người của anh Phi anh ạ, cậu thanh niên chừng mười lăm mười sáu tuổi gì đó.
- À há, có phải cậu ta có chiếc răng khểnh, đôi mắt sáng ngời ưa cười, đôi chân mày rậm kéo dài đến đuôi mắt không?
- Sao anh biết?
- Một người quen thôi. Cậu bé đó lớn lên chắc điển trai lắm đây.
- Bạn bè của anh toàn người kỳ lạ.
- À há, câu nói này nên để anh nói thì hợp lý hơn, Minh Tuấn à.
- Nhà cửa anh bề bộn quá. - Minh Tuấn nhìn rồi nhăn mặt.
- Vậy em đòi hỏi căn nhà của một nhà văn, sống độc thân phải như thế nào?
- Em cứ tưởng người có khả năng phán đoán và óc lý luận như anh phải rất ngăn nắp.
- Ôi không, kẻ nào đã tuồn vào đầu em cái hiểu biết gớm ghiếc vậy. Những đầu óc thông minh nhất mà anh từng biết thường lại là những kẻ bừa bộn nhất, nhưng nguyên tắc trật tự trong hỗn độn, hắn ta luôn lấy được những món đồ cần thiết trong mớ đồ tưởng chừng hỗn độn nhưng rất trật tự. Đi xuống chung cư với anh, anh đưa em đi ăn, vừa đi vừa nói chuyện nào.
- Anh nói tiếp cái trật tự trong hỗn độn kia đi.
- À, những người làm việc về sáng tạo, óc sắp xếp của họ không như người thường với những chuẩn mực về ngăn nắp rất chung của nhiều người. Kẻ có óc sáng tạo mạnh, chúng sẽ theo cái trật tự của riêng chúng, mọi món đồ tưởng chừng như vô trật tự kia, nhưng lại có một trật tự mà chỉ có hắn mới hiểu được. Hắn biết rõ quyển sổ tay của hắn nằm ở đâu trong chồng sách trên bàn, cây viết dạ nằm ở chỗ nào trong đống quần áo bẩn, chiếc quần lót hiệu nằm ở đâu trên đống mền gối trên giường. Mục đích của trật tự không phải là nhìn cho bắt mắt, cho thoải mái, mà mục đích của trật tự là có thể lấy được món đồ cần thiết trong thời gian ngắn nhất.
- A!
- Xem ra em đã hiểu một số người bạn của em, cũng là học trò của giáo sư Lâm.
- Anh như đi guốc trong bụng em, chán thật.
- Không. Anh không có cái tham vọng làm chất thải đâu.
- Thảo nào, những người ngăn nắp lại là những người luôn tìm những món đồ khi cần thiết.
- Thật ra điều này không chính xác lắm đâu, cũng có những người thông minh lại ưa trật tự chung của xã hội. Nhưng anh thích thú việc nhìn trật tự của kẻ khác, mọi trật tự dù hỗn độn đến đâu, nó đều có một logic riêng của nó. Nhìn được tính logic đó, sẽ hiểu được chủ nhân của nó. Xuống chung cư rồi, em muốn ăn gì?
- À... Mình ra quận nhất ăn được không anh?
- Đồng ý, em gợi ý cho anh nơi em muốn đến.
- Mc'Donal được không anh? Em chưa vào đó ăn lần nào.
- Anh thoải mái.
- Có chiếc taxi đàng kia kìa, mình đi thôi anh.
- Chiếc taxi này... hì hì.
- Anh sao vậy? Nó có gì đặc biệt?
- Không có gì đặc biệt cả, trừ việc nó quá nổi bật thôi. Cánh cửa xe có cả quảng cáo nước ngọt này. Ha ha.
Bước vào cửa xe, tôi đưa yêu cầu của tôi đến quận nhất. Bác tài im lặng và vâng dạ kiệm lời trong mái tóc phủ ngang đôi mắt, trong chiếc xe một làn hương quen thuộc khiến tôi thu mình lại tận hưởng sự ấm cúng của những ngày vào đông.
- Anh tài xế ơi, anh chạy Nguyễn Hữu Thọ nhé. - Minh Tuấn yêu cầu.
Tôi tựa người vào lưng ghế, đôi mắt nhắm nghiền lại thư giãn. Xe rẽ vào đường Nguyễn Hữu Thọ và lao nhanh đi. Buổi tối, ôi lại buổi tối. Đột ngột, xe dừng lại trên góc đường vắng và tôi nhất Nguyễn Hữu Thọ. Vì phía trước có hai chiếc xe máy chặn trước đầu xe taxi.
- Em có lời xin lỗi nào với anh không, Tuấn? - Đôi mắt tôi vẫn nhắm nghiền thư giãn.
Dù không mở mắt ra, tôi vẫn cảm nhận được nét xấu hổ trên mặt Tuấn. Tuấn, tôi và người tài xế bước ra cửa. Bốn người thanh niên trên hai chiếc mô-tô phân khối lớn bước xuống. Họ tháo mũ bảo hiểm ra, không khó nhận ra một người trong đó là Trần Mạnh Khoa.
Cả bốn tên móc khẩu súng lục ra nhắm thẳng vào tôi, Trần Mạnh Khoa nhìn tôi mỉm cười. Tôi nhìn hắn mỉm cười. Nhận ra điều gì đó bất thường ở nụ cười tôi. Hắn thét lớn. "Chạy!"
Ba tên đồng bọn của hắn vẫn không hiểu kịp thì đoàng đoàng đoàng, ba phát súng vang lên từ hai bờ lau sậy ven đường. Trần Mạnh Khoa do biết sớm, nên cúi người thấp xuống rồi nhanh chóng nương theo chiếc mô-tô kéo tay ra phóng thẳng qua phía đường Nguyễn Hữu Thọ chiều đi ngược lại. Một loạt, chừng mười người hai bên bên đường, nấp trong bụi lau, đứng dậy lao theo Trần Mạnh Khoa. Còn ba kẻ còn lại ôm chân rên rỉ. Vết súng bách phát bách trúng.
Diễn biến xảy ra quá nhanh, đến mức Minh Tuấn không kịp hiểu điều gì đang xảy ra. Tôi vỗ vai người tài xế.
- Cảm ơn Phi, tôi biết anh luôn ở cạnh tôi.
Người tài xế cởi mái tóc giả ra, và cả vết râu mép, anh nhìn tôi mỉm cười.
- Thành thật xin lỗi vì kéo anh vào vòng nguy hiểm này.
- Tôi phải cảm ơn anh vì anh đã thông báo cho tôi.
Minh Tuấn nhìn tôi và Phi tròn mắt. Từ xa, một cậu bé chạy lao đến chỗ tôi và Phi cười tươi, khóe miệng lóe lên chiếc răng khểnh. Kỳ Nam.
- Anh! Anh Kiệt ký tên vào cuốn này đi.
Tôi và Phi nhìn thấy màu sắc bìa quen thuộc của cuốn Nghị luận chọn lọc thì phá lên cười ha hả.
***
Cùng ngồi ở căn phòng khách quen thuộc của Phi. Kỳ Nam thì cứ bám mãi bên tôi, Minh Tuấn vẫn bần thần chưa hiểu gì cả. Để phá tan bầu không khí u ám đeo bên người Minh Tuấn, tôi liền nói.
- Tuấn này, anh chưa bao giờ trách em đã đặt anh vào vòng nguy hiểm. Em có biết vì sao anh biết sự kiện tối nay không? Kỳ Nam, em thích giải mật thư chứ?
Cậu bé gật đầu lia lịa, miệng vẫn cười tươi roi rói. Tôi nhìn Phi.
- Anh còn nhớ sáu con số mà Vô Khuyết để lại cho tôi không?
- Tôi nhớ chứ: 5-6-7-8-9-12, thú thật, tôi cũng không hiểu nó là gì. Dường như chỉ có anh và Vô Khuyết mới hiểu.
- Đúng vậy, vì Vô Khuyết hiểu rằng tôi hiểu những con số đó hơn. Cùng là học trò của giáo sư Chúng, nên chắc chắn những gì tôi được học thì Vô Khuyết cũng học nó.
- Anh làm tôi rất hào hứng và ngưỡng mộ.
- Khi nhận ra việc lặp lại 3 lần số 12, và nhấn mạnh việc loại trừ số 2. Thì tôi biết chìa khóa quan trọng để tìm ra chìa khóa lớn là số 34.
- Tôi chưa hiểu con số đó có ý nghĩa gì.
- Kỳ Nam! Em biết đồ hình bậc bốn chứ? Rất tốt, bảng đàng kia, anh nói đến đâu em viết đến đó. Và giờ, nếu như ma trận bậc ba là bài toán xếp chín con số thành ba hàng và ba cột, sao cho tổng ngang dọc chéo đều là 15, thì ma trận bậc bốn là xếp mười sáu con số từ một đến mười sáu thành bốn hàng và bốn cột để tổng ngang dọc chéo là...
- Ba mươi bốn! - Phi vừa nói vừa tấm tắc khen.
- Đúng vậy, khi nhận ra con số 34, tôi biết ngay là Vô Khuyết muốn đề cập đến ma trận bậc bốn. Chúng tôi đều được đào tạo môn Toán rất chuyên sâu, và óc toán học trong người chúng tôi luôn thôi thúc mình trước những con số. Đó là lí do anh hiểu vì sao tôi rất thích dạy toán là như vậy. Rồi, Kỳ Nam, em kẻ dùm anh hình vuông bốn ô ngang dọc chéo.
---*---*---*---
---*---*---*---
---*---*---*---
---*---*---*---
- Tốt, rất tốt. - Tôi tiếp tục nói như một giáo sư toán học đang dạy học trò. - Giờ đây, muốn giải đồ hình này chỉ cần viết liên tục từ một đến mười sáu vào mười sáu ô.
-01-*-02-*-03-*-04-
-05-*-06-*-07-*-08-
-09-*-10-*-11-*-12-
-13-*-14-*-15-*-16-
Và giữ nguyên hai đường chéo, mà ngày xưa thời tiểu học chúng tôi nhớ nó bằng thơ "Một đối mười sáu, bốn đối mười ba, sáu đối mười một, bảy đối mười."
-01-*----*----*-04-
----*-06-*-07-*----
----*-10-*-11-*----
-13-*----*----*-16-
Những con số còn lại tôi sẽ đặt nó lên đầu và bên dưới, bên trái và phải, nhưng không để can thiệp vào ô số.
-------02---03------
-01-*----*----*-04-
5 ----*-06-*-07-*----8
9 ----*-10-*-11-*----12
-13-*----*----*-16-
-------14---15-------
Sau đó đập chéo các con số vào vị trí đối lẫn nhau, 2 thay cho 15, 3 thay cho 14, 5 thay cho 12, và 9 thay cho 8. Và đồ hình được giải.
-01-*-15-*-14-*-04-
-12-*-06-*-07-*-09-
-08-*-10-*-11-*-05-
-13-*-03-*-02-*-16-
Và Phi, anh chú ý dùm hàng số hai, có chuỗi số cần thiết 12-6-7-9, nếu tính luôn hai con số nằm ngoài rìa trước khi đập chéo sẽ là 5-12-6-7-9-8. Đó chí là chuỗi sáu con số mà Vô Khuyết để lại cho tôi. Và, nó chính là chìa khóa quan trọng để giải mật thư này. Tôi xin phép viết lên trên bảng. Và chú ý câu thứ năm chữ thứ năm, câu sáu chữ thứ sáu, câu bảy chữ thứ bảy, câu tám chữ thứ tám, câu chín chữ thứ chín, câu mười chữ thứ mười hai. Tại sao khổ thơ đầu lại hoàn toàn không có gì cả? Vô Khuyết rất thông minh vì đoán trước Minh Tuấn sẽ mở bức mật thư này, nên việc viết cách đoạn khổ thơ đầu nhằm chú ý cho tôi biết: Khổ thơ đầu không quan trọng, nhất mạnh tính không quan trọng bằng cách lặp lại liên tục chữ "một thời", khiến cho bài thơ trở nên rất dở hơi. Đáng bỏ đi.
Một thời non nước buồn tênh
Một thời non nước nổ cơn tan bành
Một thời áo vải Tây Sơn
Một thời nước mắt Mị Nương theo chồng.
Ôi thôi Bồ Đề giặc đã đến đây.
Giang san gánh vác trên lưng địa đồ.
Nước non rên siết với thù nhà.
Cánh cung đổi vỡ, đổ vỡ, đây đó dãy Hoành Sơn.
Tản đường giáo mác chim bay, non cao vua chết vùi thây đất lành.
Thương thay một kiếp đao binh, dầy non núi vỡ về sau biết chừng.Vậy ta có tổng cộng tám chữ: giặc-lưng-đó-vua-sau-nhà. Nếu xếp các chữ dựa trên số vào vị trí: 5-12-6-7-9-8 sẽ là...
Phi reo lên, "Giặc sau lưng nhà vua đó!"
Tôi nghiêng vai đón những tiếng vỗ tay của Phi. "Đúng vậy, câu nói của thần Kim Quy. Nên tôi hiểu điều gì đang xảy ra cho Minh Tuấn. Anh chàng bán đứng anh lần thứ nhất, thì sẽ bán đứng tôi lần thứ hai. Việc Tuấn chê căn hộ tôi bề bộn, tôi hiểu anh chàng muốn tôi ra ngoài, nên tôi chỉ tương kế tựu kế hỏi Tuấn có đói bụng không để ra ngoài. Và khi nhìn thấy chiếc taxi Mai Linh có màu sắc bất thường của anh, tôi biết nó gây ra ấn tượng để bất kỳ ai muốn gọi taxi sẽ nhìn thấy nó trước. Khi lên xe, Phi à, mùi nước hoa của anh rất quen thuộc và dáng vẻ lịch lãm của anh không che dấu được anh. Đến khi tôi nghe Minh Tuấn yêu cầu đi ra quận nhất bằng đường Nguyễn Hữu Thọ vốn rất vắng thì tôi hiểu điều gì sẽ xảy ra. Đúng không Minh Tuấn?
Last edited by a moderator:
Bình luận facebook