Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 11. TRẬN CHIẾN GIỮA SÀIGÒN (P1)
Phi nhìn vào mật thư, LIBRA IN SAIGON, rồi hỏi.
- Điều này là sao anh Kiệt?
- Anh sẽ không biết được nó, vì thành viên Hội Tam Điểm năm xưa đặt chân đến Saigon đã có ý định chọn nó làm miền đất hứa cho những người bảo vệ tri thức. Đó chính là lí do họ gọi Saigon là hòn ngọc Viễn Đông, phương Đông và ánh sáng là biểu tượng của hội Tam Điểm. Nên tôi nghĩ rằng, ngay từ lúc xây dựng Saigon, những thành viên của hội chúng ta đã thiết kế những ẩn mã quan trọng để lại cho Saigon. Và thầy của tôi biết điều đó, nên ông sớm dựa trên những biểu tượng đó để cất giấu những thứ cần thiết.
- Kiệt, hiểu ý Phong chứ?
- Được, Phong đi đi, nhớ cẩn thận. Phi, tôi cần anh đi với tôi lúc này để giải mã ra Libra của Saigon là gì.
- Nhưng Phong đi đâu?
- Cho phép tôi giữ bí mật này giữ tôi và Phong.
Nói rồi tôi nhìn Phong, đôi mắt không dấu được nỗi u buồn, tôi hi vọng Phong đã đoán sai. Nếu anh đoán đúng, có khả năng một cuộc nội chiến giữa hội sẽ xảy ra. Điều này đã từng xảy ra ở thế kỷ trước, khi những con người thông minh nhất hội đã có ý định tách rời khỏi hội để lập ra một tổ chức tấn công vào chính trị làm sụp đổ hệ thống chính quyền miền Nam lẫn chính quyền Cộng sản sau đó, nhằm tạo lập một quốc gia của thời chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng nguyên tắc căn bản của hội là không cho phép can thiệp vào chính trị, bởi lẽ khi đó là cuộc chiến quyền lực, mà quyền lực rất dễ làm say mê những người sáng suốt nhất. Lịch sử cho thấy, quyền lực khiến người ta mất đi tính người, quên đi nhiệm vụ bản thân, bỏ mặc sự an nguy của anh em, đồng đội lẫn quốc gia để chạy đua vào sự cai trị độc tôn. Quyền lực rất dễ làm người ta điên loạn và mù quáng, thoáng chốc một vài kỷ niệm hiện ra như nhắc nhở về những bi kịch từ quyền lực.
Tôi xoay người nhìn Phi, trông anh vẫn còn lấn cấn điều gì đó, tôi phần nào hiểu cảm giác của anh lúc này, vì anh nhận ra xung quanh mình có nhiều thứ không được biết. Bản thân tôi cũng vậy, những điều thầy tôi dạy riêng cho tôi thì những người còn lại không được phép biết. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà tôi được học là giữ gìn bí mật và không xâm phạm những bí mật của người khác, trừ khi được sự đồng ý của đối phương. Do đó, đến giờ tôi vẫn không biết thầy tôi từng dạy Phong thế nào, rèn luyện năng lực của anh bằng cách nào, tôi mù tịt. Có những thứ người ta có thể học bằng sách vở nhưng có những điều muốn hoàn thiện phải thông qua quá trình đào tạo.
Có lẽ vì tôi là thành viên của một hội kín lâu đời, hơn nữa còn là hội kín giữa chế độ toàn trị tại Việt Nam có tham vọng kiểm soát cả tư tưởng con người, thì việc bảo mật phải đặt lên hàng đầu. Muốn bảo mật được thì phải có sự độc lập, cá nhân này độc lập với cá nhân khác. Và hội cũng hình thành một cách thức để kiểm tra người nào không kín miệng, bằng cách chỉ để lộ một số thông tin cho một cá nhân biết, nếu thông tin đó lọt đến tai người khác thì người đó hoặc bị hủy tư cách thành viên và không thể thi lên cấp cao hơn để có được những hiểu biết đặc thù hơn. Từ đó, tri thức của hội như một quyển sách mà mỗi thành viên chỉ biết được một trang trong đó, họa hoằn lắm khi ở cấp cao hơn thì hiểu biết được nhiều hơn người khác một chút. Tôi quen thuộc với điều này như một bản năng, thói quen ít nói và cũng ít tò mò chuyện người khác. Nhưng lúc này đây, điều đó lại làm tổn thương Phi. Anh là con người chân thật và có đời sống ngay thẳng, một người như vậy sẽ không quen với việc xung quanh mình toàn những điều bí ẩn. Anh lớn lên ở Hà Nội và sang Mỹ học thời trung cấp, mà Hà Nội không được hội chọn làm đầu não, bởi lẽ đó là kinh đô về chính trị với những tai mắt của bọn mật vụ nhà nước luôn canh cánh bên lòng một nỗi lo hão huyền là địch luôn ở quanh ta. Chúng nhìn đâu cũng ra kẻ thù, và nhất cử nhất động nào của dân chúng cũng là dấu hiệu cho thấy người dân đang có mưu đồ lật đổ chế độ. Sự buồn cười của chế độ toàn trị như một kẻ mắc chứng tâm thần với sự hoang tưởng rằng ai cũng có ý định ám sát chúng, và vì vậy điều chúng suy tư nhất chính là loại bỏ kẻ thù quanh mình. Do đó chế độ toàn trị Cộng sản là chế độ nghi ngờ lẫn nhau, chúng không chỉ nghi ngờ người dân, trí thức, nghệ sĩ mà nghi ngờ cả bạn bè và đồng chí của chúng; hơn nữa, nực cười là chúng nghi ngờ cả chính mình. Hơn ai hết, những người theo chế độ Cộng sản chưa bao giờ có niềm tin rằng chế độ của chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn, ngay cả khi chúng rêu rao bằng những băng rôn khắp phố phường như Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, Đảng Cộng Sản dẫn đầu mọi chiến thắng, Đảng Cộng Sản dẫn dắt đất nước tiến đến những thành tựu vẻ vang v.v. thì bản thân chúng cố gắng tích lũy tiền bạc để chuyển vào tài khoản nước ngoài, con cái du học ở nước ngoài và nếu được thì nhập tịch, phòng khi có biến sẽ có đường rút lui với đời sống dư dật thoải mái về sau. Điều này cho thấy, ngay bản thân những người lãnh đạo Cộng sản ngày nay chưa hề tin tưởng về sự ổn định của chế độ.
Vì cái không gian ngờ vực đó của Hà Nội, cái không gian mà ký ức con người bị giày xéo bởi sự đấu tố lẫn nhau, con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, anh em đấu tố lẫn nhau, chẳng ai còn muốn tin nhau nữa từ những năm 1954 đến giờ. Thì dễ hiểu, nếu hội chọn Hà Nội làm nơi bảo vệ tri thức cổ xưa và truyền bá tri thức của mình rất dễ bị bại lộ. Hội lại là nơi tập trung những đầu óc thông minh và uyên bác nhất thời đại, nếu để chính phủ để mắt đến, rất có khả năng bi kịch về sự trù diệt trí thức những năm 1954 và 1975 sẽ bị tái diễn. Để nuôi nấng một con người đến trưởng thành, cung cấp cho chúng những kỹ năng và sự nhận biết lẽ phải là một hành trình khó khăn; vậy mà muốn giết chúng chỉ cần một chỉ thị, một lệnh miệng. Huống chi thành viên trong hội được chọn lựa rất kỹ càng bằng một phương pháp bí mật, ngay cả tôi cũng chưa hề được biết, để tìm ra những người có năng lực và đào tạo ngay từ nhỏ. Nếu để những con người như vậy bị trù diệt, thì công sức cả trăm năm nay của hội có thể hóa thành tro bụi.
Ở Hà Nội rất ít bí mật là vậy, những chuyện thâm cung bí sử trong đảng mà người dân hầu như biết gần hết, thì chẳng còn gì là bí mật.
Phi lớn lên trong môi trường như vậy, khó trách anh không thoải mái khi tôi từ chối nói những gì tôi đang biết. Dẫu sao Phi vẫn là một người tính tình dễ mến, anh nhanh chóng bỏ qua sự bực dọc cỏn con kia. Anh nhướn mày rồi phì cười với tôi.
- Bây giờ chúng ta làm gì?
- Khai quật lại Saigon.
- Khai quật lại Saigon?
- Đúng vậy. Tôi cần hiểu ý nghĩa chon chòm sao Thiên Bình kia là gì, và nó đang nằm ở đâu tại Saigon.
- Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
- Nhà thờ đức bà.
***
Vào nửa đêm, trời Saigon bắt đầu đón những cơn gió lạnh, tuần sau là đến Noel. Tôi không chuẩn bị áo khoác, và thân thể tôi đã bạc nhược khá nhiều vì viết văn, thức đêm để viết và sáng để ngủ, ăn uống lệch bữa, thì tôi hiểu rằng cơ thể tôi đang bị hủy hoại dần bởi chính nếp sống của mình. Phi cởi chiếc áo vest khoác lên người tôi, “Anh không cần cố gắng chống cự, sức khỏe của anh là quan trọng. Tôi thì quen với mùa Đông Hà Nội rồi, chút khí lạnh này không là gì với tôi,”
Ánh đèn đường heo hắt vàng vọt, quanh khu vực nhà thờ Đức Bà là những con người tìm quên cuộc sống. Xã hội nào cũng có những người thao thức và hoài cổ, nên dễ hiểu ngắm nhìn cuộc sống về đêm là một cái thú của những người xem rằng mình sâu sắc. Những người càng thức khuya nhiều, càng ưa suy nghĩ, dễ hiểu càng cho rằng mình là người sâu sắc. Họ ưa những giọng nói dạy đời về nhân tình thế thái, về cách đối nhân xử thế và thậm chí còn là cả cách tiêu tiền thế nào. Người tự tin như vậy thường ngộ nhận về bản thân, ở nước nào cũng vậy, đó là câu chuyện muôn thuở của cuộc đời.
Tôi ngắm nhìn tượng đức mẹ, đây là bức tượng lạ lùng nhất ở Saigon. Nơi duy nhất mà người ta nhìn thấy bức tượng đức mẹ đồng trinh Maria hướng mắt nhìn lên chứ không nhìn xuống một cách chan hòa và cũng là bức tượng đá duy nhất xuất phát từ Roma.
- Bức tượng đá này có gì sao anh? – Phi hỏi.
- Có nhiều hơn anh và tôi tưởng tượng. Anh biết hội Tam Điểm ở Châu Âu có truyền thống đưa biểu tượng của mình vào đời sống. Như thế kỷ 14 ở Anh thì liên kết với biểu tượng hình học của hai nhà hình học thời Hi Lạp cổ Euclid và Pythagoras, thời Trung Cổ thì biểu tượng hội Tam Điểm đã tràn vào nhà thờ, những thế kỷ sau đó đến 18 thì gắn liền với Hiệp sĩ đền Thánh và những cuộc Thập Tự Chinh, dẫn đến kiến tạo quốc gia như Hội Tam Điểm ở Mỹ. Cho nên bức tượng được làm ở Vatican này cũng không khác gì, nó có biểu tượng của hội chúng ta.
- Tôi chưa từng được biết đến.
- Vì ít người để ý đến nó thôi. Đầu tiên, anh thấy tượng đức mẹ hướng mắt nhìn lên chứ không phải nhìn xuống như những bức tượng khác. Anh nghĩ với người Công Giáo, Do Thái giáo và Tin Lành thì khi nào mới nhìn lên?
- Cầu nguyện.
- Đúng vậy, bức tượng này thể hiện đức mẹ đang cầu nguyện, nhưng tay không hề chắp lại mà tay cầm quả địa cầu có thánh giá, anh hiểu biểu tượng địa cầu có thánh giá là gì?
- Thể hiện sự lan tỏa của Công Giáo ra khắp địa cầu.
- Tôi thì nhìn thấy nó chính là con mắt, vì thánh giá còn biểu trưng cho ánh sáng. Con mắt tỏa ánh sáng. Rất tốt, anh đứng đây cùng tôi phía trước bức tượng, anh nhìn từ đỉnh đầu bức tượng đến hai khủyu tay bức tượng, thấy gì không?
- Hình tam giác đều! Và quả cầu ở trung tâm hình tam giác. Biểu tượng Hội Tam Điểm! Con mắt ánh sáng và hình kim tự tháp.
- Rất hay, anh có thấy người nào cầu nguyện mà chân bước đi như bức tượng này không? Chân phải đưa ra trước và chân trái khuỵu vào trong, cho thấy đang bước đi. Hình ảnh này tương tự như một buổi lễ trong nhà thờ và cha sứ tay cầm thánh kinh đi một vòng trong nhà thờ trước khi giảng đạo.
- Nghĩa rằng mang nghĩa khởi đầu mới, tương tự như cuộc hành hương hay những người Do Thái rời bỏ Ai Cập để tìm vùng đất hứa.
- Đúng vậy, chân phải tượng đức mẹ đạp lên con rắn, vốn là biểu tượng chiến thắng cái ác. Bức tượng này nguyên thủy có tên là Nữ Vương Hòa Bình, nó được đặt ở đây năm 1959, khi bắt đầu phân chia Việt Nam từ vĩ tuyến mười bảy, những người trong hội chúng ta đã biết rằng cuộc chiến sắp xảy ra, biểu tượng hòa bình được dựng lên phía trước một con đường hướng thẳng ra bến Bạch Đằng. Đường Tự Do nổi tiếng. Anh thấy gì chứ? Biểu tượng tam giác và con mắt ở giữa hướng thẳng ra đường Tự Do, đây chính là ẩn ngữ của hội chúng ta. Chưa hết, đường Tự Do dốc xuống, ánh mắt đức mẹ hướng lên, cả hai tầm nhìn đó đều hợp lại thành một góc 33 độ, con số đặc trưng của hội chúng ta, chúng ta có 33 cấp. Và góc đó hội tụ vào đúng ngay cánh cửa bước vào nhà thờ đức bà, như việc lên đến cấp cao nhất trong 33 cấp sẽ bước vào ngôi nhà của Chúa.
- Tôi chưa hề nghĩ đến điều này dù đi qua đây đã hàng ngàn lần.
- Chưa hết đâu, bên dưới bức tượng còn một cái hòm bằng bạc chứa những lời cầu nguyện của mọi người từ Bắc xuống Nam, riêng tôi thì từ bé đã biết nó còn có một bí mật tri thức cổ xưa nằm bên dưới bức tượng và bên trong cái hòm đó. Một trong những tri thức cổ xưa mà những người chúng ta phải bảo vệ, do đó, thường hội chúng ta sẽ chọn những nơi đặc thù để đưa nó vào như một thánh thể cần được bảo tồn và không một ai dám đụng đến.
- Ái chà, anh làm tôi ái ngại vì hiểu biết của mình.
- Anh nhìn hàng chữ bên dưới bệ đá kìa.
- REGINA PACIS - ORA PRO NOBIS, Nữ vương Hòa Bình – Xin cầu nguyện cho chúng tôi. Một câu La Tinh bình thường thôi mà.
- Anh từng nghe đến EDLS chưa?
- Ẩn mã kinh thánh?
Phi nhìn vào mật thư, LIBRA IN SAIGON, rồi hỏi.
- Điều này là sao anh Kiệt?
- Anh sẽ không biết được nó, vì thành viên Hội Tam Điểm năm xưa đặt chân đến Saigon đã có ý định chọn nó làm miền đất hứa cho những người bảo vệ tri thức. Đó chính là lí do họ gọi Saigon là hòn ngọc Viễn Đông, phương Đông và ánh sáng là biểu tượng của hội Tam Điểm. Nên tôi nghĩ rằng, ngay từ lúc xây dựng Saigon, những thành viên của hội chúng ta đã thiết kế những ẩn mã quan trọng để lại cho Saigon. Và thầy của tôi biết điều đó, nên ông sớm dựa trên những biểu tượng đó để cất giấu những thứ cần thiết.
- Kiệt, hiểu ý Phong chứ?
- Được, Phong đi đi, nhớ cẩn thận. Phi, tôi cần anh đi với tôi lúc này để giải mã ra Libra của Saigon là gì.
- Nhưng Phong đi đâu?
- Cho phép tôi giữ bí mật này giữ tôi và Phong.
Nói rồi tôi nhìn Phong, đôi mắt không dấu được nỗi u buồn, tôi hi vọng Phong đã đoán sai. Nếu anh đoán đúng, có khả năng một cuộc nội chiến giữa hội sẽ xảy ra. Điều này đã từng xảy ra ở thế kỷ trước, khi những con người thông minh nhất hội đã có ý định tách rời khỏi hội để lập ra một tổ chức tấn công vào chính trị làm sụp đổ hệ thống chính quyền miền Nam lẫn chính quyền Cộng sản sau đó, nhằm tạo lập một quốc gia của thời chính phủ Trần Trọng Kim. Nhưng nguyên tắc căn bản của hội là không cho phép can thiệp vào chính trị, bởi lẽ khi đó là cuộc chiến quyền lực, mà quyền lực rất dễ làm say mê những người sáng suốt nhất. Lịch sử cho thấy, quyền lực khiến người ta mất đi tính người, quên đi nhiệm vụ bản thân, bỏ mặc sự an nguy của anh em, đồng đội lẫn quốc gia để chạy đua vào sự cai trị độc tôn. Quyền lực rất dễ làm người ta điên loạn và mù quáng, thoáng chốc một vài kỷ niệm hiện ra như nhắc nhở về những bi kịch từ quyền lực.
Tôi xoay người nhìn Phi, trông anh vẫn còn lấn cấn điều gì đó, tôi phần nào hiểu cảm giác của anh lúc này, vì anh nhận ra xung quanh mình có nhiều thứ không được biết. Bản thân tôi cũng vậy, những điều thầy tôi dạy riêng cho tôi thì những người còn lại không được phép biết. Một trong những nguyên tắc đầu tiên mà tôi được học là giữ gìn bí mật và không xâm phạm những bí mật của người khác, trừ khi được sự đồng ý của đối phương. Do đó, đến giờ tôi vẫn không biết thầy tôi từng dạy Phong thế nào, rèn luyện năng lực của anh bằng cách nào, tôi mù tịt. Có những thứ người ta có thể học bằng sách vở nhưng có những điều muốn hoàn thiện phải thông qua quá trình đào tạo.
Có lẽ vì tôi là thành viên của một hội kín lâu đời, hơn nữa còn là hội kín giữa chế độ toàn trị tại Việt Nam có tham vọng kiểm soát cả tư tưởng con người, thì việc bảo mật phải đặt lên hàng đầu. Muốn bảo mật được thì phải có sự độc lập, cá nhân này độc lập với cá nhân khác. Và hội cũng hình thành một cách thức để kiểm tra người nào không kín miệng, bằng cách chỉ để lộ một số thông tin cho một cá nhân biết, nếu thông tin đó lọt đến tai người khác thì người đó hoặc bị hủy tư cách thành viên và không thể thi lên cấp cao hơn để có được những hiểu biết đặc thù hơn. Từ đó, tri thức của hội như một quyển sách mà mỗi thành viên chỉ biết được một trang trong đó, họa hoằn lắm khi ở cấp cao hơn thì hiểu biết được nhiều hơn người khác một chút. Tôi quen thuộc với điều này như một bản năng, thói quen ít nói và cũng ít tò mò chuyện người khác. Nhưng lúc này đây, điều đó lại làm tổn thương Phi. Anh là con người chân thật và có đời sống ngay thẳng, một người như vậy sẽ không quen với việc xung quanh mình toàn những điều bí ẩn. Anh lớn lên ở Hà Nội và sang Mỹ học thời trung cấp, mà Hà Nội không được hội chọn làm đầu não, bởi lẽ đó là kinh đô về chính trị với những tai mắt của bọn mật vụ nhà nước luôn canh cánh bên lòng một nỗi lo hão huyền là địch luôn ở quanh ta. Chúng nhìn đâu cũng ra kẻ thù, và nhất cử nhất động nào của dân chúng cũng là dấu hiệu cho thấy người dân đang có mưu đồ lật đổ chế độ. Sự buồn cười của chế độ toàn trị như một kẻ mắc chứng tâm thần với sự hoang tưởng rằng ai cũng có ý định ám sát chúng, và vì vậy điều chúng suy tư nhất chính là loại bỏ kẻ thù quanh mình. Do đó chế độ toàn trị Cộng sản là chế độ nghi ngờ lẫn nhau, chúng không chỉ nghi ngờ người dân, trí thức, nghệ sĩ mà nghi ngờ cả bạn bè và đồng chí của chúng; hơn nữa, nực cười là chúng nghi ngờ cả chính mình. Hơn ai hết, những người theo chế độ Cộng sản chưa bao giờ có niềm tin rằng chế độ của chúng sẽ tồn tại vĩnh viễn, ngay cả khi chúng rêu rao bằng những băng rôn khắp phố phường như Đảng Cộng Sản Việt Nam quang vinh, Đảng Cộng Sản dẫn đầu mọi chiến thắng, Đảng Cộng Sản dẫn dắt đất nước tiến đến những thành tựu vẻ vang v.v. thì bản thân chúng cố gắng tích lũy tiền bạc để chuyển vào tài khoản nước ngoài, con cái du học ở nước ngoài và nếu được thì nhập tịch, phòng khi có biến sẽ có đường rút lui với đời sống dư dật thoải mái về sau. Điều này cho thấy, ngay bản thân những người lãnh đạo Cộng sản ngày nay chưa hề tin tưởng về sự ổn định của chế độ.
Vì cái không gian ngờ vực đó của Hà Nội, cái không gian mà ký ức con người bị giày xéo bởi sự đấu tố lẫn nhau, con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng, anh em đấu tố lẫn nhau, chẳng ai còn muốn tin nhau nữa từ những năm 1954 đến giờ. Thì dễ hiểu, nếu hội chọn Hà Nội làm nơi bảo vệ tri thức cổ xưa và truyền bá tri thức của mình rất dễ bị bại lộ. Hội lại là nơi tập trung những đầu óc thông minh và uyên bác nhất thời đại, nếu để chính phủ để mắt đến, rất có khả năng bi kịch về sự trù diệt trí thức những năm 1954 và 1975 sẽ bị tái diễn. Để nuôi nấng một con người đến trưởng thành, cung cấp cho chúng những kỹ năng và sự nhận biết lẽ phải là một hành trình khó khăn; vậy mà muốn giết chúng chỉ cần một chỉ thị, một lệnh miệng. Huống chi thành viên trong hội được chọn lựa rất kỹ càng bằng một phương pháp bí mật, ngay cả tôi cũng chưa hề được biết, để tìm ra những người có năng lực và đào tạo ngay từ nhỏ. Nếu để những con người như vậy bị trù diệt, thì công sức cả trăm năm nay của hội có thể hóa thành tro bụi.
Ở Hà Nội rất ít bí mật là vậy, những chuyện thâm cung bí sử trong đảng mà người dân hầu như biết gần hết, thì chẳng còn gì là bí mật.
Phi lớn lên trong môi trường như vậy, khó trách anh không thoải mái khi tôi từ chối nói những gì tôi đang biết. Dẫu sao Phi vẫn là một người tính tình dễ mến, anh nhanh chóng bỏ qua sự bực dọc cỏn con kia. Anh nhướn mày rồi phì cười với tôi.
- Bây giờ chúng ta làm gì?
- Khai quật lại Saigon.
- Khai quật lại Saigon?
- Đúng vậy. Tôi cần hiểu ý nghĩa chon chòm sao Thiên Bình kia là gì, và nó đang nằm ở đâu tại Saigon.
- Vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ đâu?
- Nhà thờ đức bà.
***
Vào nửa đêm, trời Saigon bắt đầu đón những cơn gió lạnh, tuần sau là đến Noel. Tôi không chuẩn bị áo khoác, và thân thể tôi đã bạc nhược khá nhiều vì viết văn, thức đêm để viết và sáng để ngủ, ăn uống lệch bữa, thì tôi hiểu rằng cơ thể tôi đang bị hủy hoại dần bởi chính nếp sống của mình. Phi cởi chiếc áo vest khoác lên người tôi, “Anh không cần cố gắng chống cự, sức khỏe của anh là quan trọng. Tôi thì quen với mùa Đông Hà Nội rồi, chút khí lạnh này không là gì với tôi,”
Ánh đèn đường heo hắt vàng vọt, quanh khu vực nhà thờ Đức Bà là những con người tìm quên cuộc sống. Xã hội nào cũng có những người thao thức và hoài cổ, nên dễ hiểu ngắm nhìn cuộc sống về đêm là một cái thú của những người xem rằng mình sâu sắc. Những người càng thức khuya nhiều, càng ưa suy nghĩ, dễ hiểu càng cho rằng mình là người sâu sắc. Họ ưa những giọng nói dạy đời về nhân tình thế thái, về cách đối nhân xử thế và thậm chí còn là cả cách tiêu tiền thế nào. Người tự tin như vậy thường ngộ nhận về bản thân, ở nước nào cũng vậy, đó là câu chuyện muôn thuở của cuộc đời.
Tôi ngắm nhìn tượng đức mẹ, đây là bức tượng lạ lùng nhất ở Saigon. Nơi duy nhất mà người ta nhìn thấy bức tượng đức mẹ đồng trinh Maria hướng mắt nhìn lên chứ không nhìn xuống một cách chan hòa và cũng là bức tượng đá duy nhất xuất phát từ Roma.
- Bức tượng đá này có gì sao anh? – Phi hỏi.
- Có nhiều hơn anh và tôi tưởng tượng. Anh biết hội Tam Điểm ở Châu Âu có truyền thống đưa biểu tượng của mình vào đời sống. Như thế kỷ 14 ở Anh thì liên kết với biểu tượng hình học của hai nhà hình học thời Hi Lạp cổ Euclid và Pythagoras, thời Trung Cổ thì biểu tượng hội Tam Điểm đã tràn vào nhà thờ, những thế kỷ sau đó đến 18 thì gắn liền với Hiệp sĩ đền Thánh và những cuộc Thập Tự Chinh, dẫn đến kiến tạo quốc gia như Hội Tam Điểm ở Mỹ. Cho nên bức tượng được làm ở Vatican này cũng không khác gì, nó có biểu tượng của hội chúng ta.
- Tôi chưa từng được biết đến.
- Vì ít người để ý đến nó thôi. Đầu tiên, anh thấy tượng đức mẹ hướng mắt nhìn lên chứ không phải nhìn xuống như những bức tượng khác. Anh nghĩ với người Công Giáo, Do Thái giáo và Tin Lành thì khi nào mới nhìn lên?
- Cầu nguyện.
- Đúng vậy, bức tượng này thể hiện đức mẹ đang cầu nguyện, nhưng tay không hề chắp lại mà tay cầm quả địa cầu có thánh giá, anh hiểu biểu tượng địa cầu có thánh giá là gì?
- Thể hiện sự lan tỏa của Công Giáo ra khắp địa cầu.
- Tôi thì nhìn thấy nó chính là con mắt, vì thánh giá còn biểu trưng cho ánh sáng. Con mắt tỏa ánh sáng. Rất tốt, anh đứng đây cùng tôi phía trước bức tượng, anh nhìn từ đỉnh đầu bức tượng đến hai khủyu tay bức tượng, thấy gì không?
- Hình tam giác đều! Và quả cầu ở trung tâm hình tam giác. Biểu tượng Hội Tam Điểm! Con mắt ánh sáng và hình kim tự tháp.
- Rất hay, anh có thấy người nào cầu nguyện mà chân bước đi như bức tượng này không? Chân phải đưa ra trước và chân trái khuỵu vào trong, cho thấy đang bước đi. Hình ảnh này tương tự như một buổi lễ trong nhà thờ và cha sứ tay cầm thánh kinh đi một vòng trong nhà thờ trước khi giảng đạo.
- Nghĩa rằng mang nghĩa khởi đầu mới, tương tự như cuộc hành hương hay những người Do Thái rời bỏ Ai Cập để tìm vùng đất hứa.
- Đúng vậy, chân phải tượng đức mẹ đạp lên con rắn, vốn là biểu tượng chiến thắng cái ác. Bức tượng này nguyên thủy có tên là Nữ Vương Hòa Bình, nó được đặt ở đây năm 1959, khi bắt đầu phân chia Việt Nam từ vĩ tuyến mười bảy, những người trong hội chúng ta đã biết rằng cuộc chiến sắp xảy ra, biểu tượng hòa bình được dựng lên phía trước một con đường hướng thẳng ra bến Bạch Đằng. Đường Tự Do nổi tiếng. Anh thấy gì chứ? Biểu tượng tam giác và con mắt ở giữa hướng thẳng ra đường Tự Do, đây chính là ẩn ngữ của hội chúng ta. Chưa hết, đường Tự Do dốc xuống, ánh mắt đức mẹ hướng lên, cả hai tầm nhìn đó đều hợp lại thành một góc 33 độ, con số đặc trưng của hội chúng ta, chúng ta có 33 cấp. Và góc đó hội tụ vào đúng ngay cánh cửa bước vào nhà thờ đức bà, như việc lên đến cấp cao nhất trong 33 cấp sẽ bước vào ngôi nhà của Chúa.
- Tôi chưa hề nghĩ đến điều này dù đi qua đây đã hàng ngàn lần.
- Chưa hết đâu, bên dưới bức tượng còn một cái hòm bằng bạc chứa những lời cầu nguyện của mọi người từ Bắc xuống Nam, riêng tôi thì từ bé đã biết nó còn có một bí mật tri thức cổ xưa nằm bên dưới bức tượng và bên trong cái hòm đó. Một trong những tri thức cổ xưa mà những người chúng ta phải bảo vệ, do đó, thường hội chúng ta sẽ chọn những nơi đặc thù để đưa nó vào như một thánh thể cần được bảo tồn và không một ai dám đụng đến.
- Ái chà, anh làm tôi ái ngại vì hiểu biết của mình.
- Anh nhìn hàng chữ bên dưới bệ đá kìa.
- REGINA PACIS - ORA PRO NOBIS, Nữ vương Hòa Bình – Xin cầu nguyện cho chúng tôi. Một câu La Tinh bình thường thôi mà.
- Anh từng nghe đến EDLS chưa?
- Ẩn mã kinh thánh?
Bình luận facebook