Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 17. HÀ NỘI (P2)
***
Bóng Phi khuất khỏi căn nhà, tôi quay lại nhìn Phong.
"Phong nhớ Hà Nội không?"
"Có những nỗi nhớ nên là kỷ niệm."
"Kỷ niệm thì đã trở thành nỗi nhớ, đây là lúc Phong gặp lại kỷ niệm của mình."
"Nơi nào?"
"105 Trần Hưng Đạo."
"Căn biệt thự đó..."
"Xin phiền Phong."
"Kiệt sẽ làm gì?"
"Gặp một người bạn cũ. Sức khoẻ của Kiệt không được tốt."
"Là bác sĩ..."
"Lúc này chỉ có thể tìm đến vị bác sĩ bất thường đó. Phong cần ra sân bay lúc này, càng sớm càng tốt. Phong nhắm mấy ngày thì xong việc?"
"Chỉ hai ngày."
"Nơi đó hiện giờ có nhiều gia đình sinh sống, Phong hãy chú ý cánh cửa gỗ thứ ba từ bên trái."
"Trí nhớ của Phong vẫn tốt."
"Phong. Hãy nhớ: Vua Hàm Nghi!"
"Vua Hàm Nghi?"
"Phòng khi Phong quên những gì cần nhớ."
Phong rời khỏi cửa, tôi lững thững nghĩ về địa danh 105 Trần Hưng Đạo, đó là nơi mà hội Tam Điểm miền Bắc hoạt động năm xưa. Căn biệt thự của những con người không còn nữa.
***
"Ga Hà Nội." Phong nói và đóng cánh cửa taxi, anh cố ngăn không khí vào mùa rét buốt.
"Anh dân Hà Nội à?"
"Không, tôi người Saigon."
"Anh nói giọng Hà Nội mà, điêu thế."
"Giọng nói không làm nên niềm tin, phiền anh lái xe cẩn thận."
Phong nhìn ra những con đường chật hẹp khoá chặt Hà Nội trong vòng xe, anh nhắm mắt, hít thật sâu để dìm tan nỗi nhớ. Khi mở mắt ra đã trước ga Hà Nội.
Bước thẳng vào con đường Trần Hưng Đạo phía trước, căn biệt thự 105-107. Trước mặt anh lúc này là sự xuống cấp và xập xệ của căn biệt thự hơn trăm tuổi, đó là trụ sở đầu tiên và duy nhất của hội Tam Điểm tại Hà Nội, nơi ở của nhiều nhân vật giàu có và lừng danh. Nó nổi tiếng đến mức bất kỳ ai trong hội khi đến Hà Nội đều phải ghé sang nó, nhìn một lần. Nay, nó thuộc sở hữu của công ty đường sắt và nơi ở của nhiều gia đình.
Phong đến và ghé vào cánh cửa bên hông, một cánh cửa gỗ cũ, anh gõ ba tiếng, rồi ba tiếng, như vậy ba lần.
Cánh cửa mở ra, một khuôn mặt già nua xuất hiện.
"Đã lâu rồi không gặp anh."
"Vâng thưa cụ."
"Anh đến đây là vì nó?"
"Hội đang lâm nguy."
"Thời gian đã làm bào mòn nhiều thứ, ta đã không thể giữ cho mọi thứ trọn vẹn. Vào đây."
Dáng vẻ run rẩy lê từng bước chân vào căn phòng khách. "Thầy anh đã yêu cầu ta giữ nguyên mọi thứ, đây là lúc ta có thể chết một cách nhắm mắt."
"Cụ đừng lấy cái chết để tự doạ mình và doạ người khác. Cụ cần hiểu nó là một bổn phận."
"Cả đời ta chưa làm được gì cho mình, ta mãi giữ bổn phận không thuộc về mình, đó có là bất công không?"
"Không."
"Anh còn quá trẻ để hiểu bất công là gì."
"Nhưng đủ trẻ để hiểu những tâm hồn cằn cỗi nghĩ gì thưa cụ. Cụ bị thấp khớp lâu chưa?"
"Cũng lâu rồi. Anh nhìn ra được thông điệp của thầy anh chưa?"
"Rồi. Cảm ơn cụ. Từ đây về sau cụ có thể xoá dấu vết nó."
"Nó là gì?" Ông ta hỏi dồn.
"Cụ đã dành cả thời để tìm hiểu nó, cụ có nhiều tham vọng hơn tôi nghĩ."
Ngã vật xuống ghế, ông ta thở phì phò mệt mỏi.
"Thầy tôi đã khôn ngoan khi nhờ cụ canh giữ nơi này, một người giàu tham vọng nhưng thừa sự tăm tối, cụ đã không dám thay đổi nó cho đến khi tìm ra được nó. Suốt chừng ấy năm hẳn cụ khổ sở lắm."
"Thầy anh đã đánh vào lòng tham của ta và giam hãm ta với nơi này."
"Không, lòng tham đã giam hãm cụ. Thầy tôi không làm gì là sử dụng lòng tham đó đúng mục đích."
"Ôi... ôi..." Ông ta rên lên và tay ôm lấy ngực.
Phong bước đến gần và đặt tay lên ngực ông ta, mắt nhìn vào con ngươi đã gần trắng dã. "Cụ muốn tôi báo tin vui hay buồn?"
"Hãy cho ta chút niềm tin."
"Cụ còn sống ít nhất vài ngày nữa."
"Vậy còn tin buồn?"
"Cụ sẽ mang niềm u uẩn đó đến gặp diêm vương."
"Ôi... ôi..." Tiếp lục rên lên từng hồi.
"Tạm biệt cụ, hãy sống cởi mở hơn cho đến ngày về nơi cần thiết."
"Lạy anh, hãy cho tôi biết, tôi sẽ không thể nhắm mắt nếu không biết nó là gì và ở đâu."
"Trước khi cụ lìa đời, trong phút giây ngắn ngủi, hãy nhìn vào bất kỳ nơi nào trên vách tường này cụ sẽ thấy. Tạm biệt cụ."
Cánh cửa gỗ đóng lại, màn đêm và hơi lại toả ra, cả thành phố Hà Nội chìm trong vắng lặng. Phong biết đó là thời điểm của mình.
***
Bóng Phi khuất khỏi căn nhà, tôi quay lại nhìn Phong.
"Phong nhớ Hà Nội không?"
"Có những nỗi nhớ nên là kỷ niệm."
"Kỷ niệm thì đã trở thành nỗi nhớ, đây là lúc Phong gặp lại kỷ niệm của mình."
"Nơi nào?"
"105 Trần Hưng Đạo."
"Căn biệt thự đó..."
"Xin phiền Phong."
"Kiệt sẽ làm gì?"
"Gặp một người bạn cũ. Sức khoẻ của Kiệt không được tốt."
"Là bác sĩ..."
"Lúc này chỉ có thể tìm đến vị bác sĩ bất thường đó. Phong cần ra sân bay lúc này, càng sớm càng tốt. Phong nhắm mấy ngày thì xong việc?"
"Chỉ hai ngày."
"Nơi đó hiện giờ có nhiều gia đình sinh sống, Phong hãy chú ý cánh cửa gỗ thứ ba từ bên trái."
"Trí nhớ của Phong vẫn tốt."
"Phong. Hãy nhớ: Vua Hàm Nghi!"
"Vua Hàm Nghi?"
"Phòng khi Phong quên những gì cần nhớ."
Phong rời khỏi cửa, tôi lững thững nghĩ về địa danh 105 Trần Hưng Đạo, đó là nơi mà hội Tam Điểm miền Bắc hoạt động năm xưa. Căn biệt thự của những con người không còn nữa.
***
"Ga Hà Nội." Phong nói và đóng cánh cửa taxi, anh cố ngăn không khí vào mùa rét buốt.
"Anh dân Hà Nội à?"
"Không, tôi người Saigon."
"Anh nói giọng Hà Nội mà, điêu thế."
"Giọng nói không làm nên niềm tin, phiền anh lái xe cẩn thận."
Phong nhìn ra những con đường chật hẹp khoá chặt Hà Nội trong vòng xe, anh nhắm mắt, hít thật sâu để dìm tan nỗi nhớ. Khi mở mắt ra đã trước ga Hà Nội.
Bước thẳng vào con đường Trần Hưng Đạo phía trước, căn biệt thự 105-107. Trước mặt anh lúc này là sự xuống cấp và xập xệ của căn biệt thự hơn trăm tuổi, đó là trụ sở đầu tiên và duy nhất của hội Tam Điểm tại Hà Nội, nơi ở của nhiều nhân vật giàu có và lừng danh. Nó nổi tiếng đến mức bất kỳ ai trong hội khi đến Hà Nội đều phải ghé sang nó, nhìn một lần. Nay, nó thuộc sở hữu của công ty đường sắt và nơi ở của nhiều gia đình.
Phong đến và ghé vào cánh cửa bên hông, một cánh cửa gỗ cũ, anh gõ ba tiếng, rồi ba tiếng, như vậy ba lần.
Cánh cửa mở ra, một khuôn mặt già nua xuất hiện.
"Đã lâu rồi không gặp anh."
"Vâng thưa cụ."
"Anh đến đây là vì nó?"
"Hội đang lâm nguy."
"Thời gian đã làm bào mòn nhiều thứ, ta đã không thể giữ cho mọi thứ trọn vẹn. Vào đây."
Dáng vẻ run rẩy lê từng bước chân vào căn phòng khách. "Thầy anh đã yêu cầu ta giữ nguyên mọi thứ, đây là lúc ta có thể chết một cách nhắm mắt."
"Cụ đừng lấy cái chết để tự doạ mình và doạ người khác. Cụ cần hiểu nó là một bổn phận."
"Cả đời ta chưa làm được gì cho mình, ta mãi giữ bổn phận không thuộc về mình, đó có là bất công không?"
"Không."
"Anh còn quá trẻ để hiểu bất công là gì."
"Nhưng đủ trẻ để hiểu những tâm hồn cằn cỗi nghĩ gì thưa cụ. Cụ bị thấp khớp lâu chưa?"
"Cũng lâu rồi. Anh nhìn ra được thông điệp của thầy anh chưa?"
"Rồi. Cảm ơn cụ. Từ đây về sau cụ có thể xoá dấu vết nó."
"Nó là gì?" Ông ta hỏi dồn.
"Cụ đã dành cả thời để tìm hiểu nó, cụ có nhiều tham vọng hơn tôi nghĩ."
Ngã vật xuống ghế, ông ta thở phì phò mệt mỏi.
"Thầy tôi đã khôn ngoan khi nhờ cụ canh giữ nơi này, một người giàu tham vọng nhưng thừa sự tăm tối, cụ đã không dám thay đổi nó cho đến khi tìm ra được nó. Suốt chừng ấy năm hẳn cụ khổ sở lắm."
"Thầy anh đã đánh vào lòng tham của ta và giam hãm ta với nơi này."
"Không, lòng tham đã giam hãm cụ. Thầy tôi không làm gì là sử dụng lòng tham đó đúng mục đích."
"Ôi... ôi..." Ông ta rên lên và tay ôm lấy ngực.
Phong bước đến gần và đặt tay lên ngực ông ta, mắt nhìn vào con ngươi đã gần trắng dã. "Cụ muốn tôi báo tin vui hay buồn?"
"Hãy cho ta chút niềm tin."
"Cụ còn sống ít nhất vài ngày nữa."
"Vậy còn tin buồn?"
"Cụ sẽ mang niềm u uẩn đó đến gặp diêm vương."
"Ôi... ôi..." Tiếp lục rên lên từng hồi.
"Tạm biệt cụ, hãy sống cởi mở hơn cho đến ngày về nơi cần thiết."
"Lạy anh, hãy cho tôi biết, tôi sẽ không thể nhắm mắt nếu không biết nó là gì và ở đâu."
"Trước khi cụ lìa đời, trong phút giây ngắn ngủi, hãy nhìn vào bất kỳ nơi nào trên vách tường này cụ sẽ thấy. Tạm biệt cụ."
Cánh cửa gỗ đóng lại, màn đêm và hơi lại toả ra, cả thành phố Hà Nội chìm trong vắng lặng. Phong biết đó là thời điểm của mình.
Bình luận facebook