• ĐỔI TÊN MIỀN VIETWRITER.PRO SANG 88.198.7.247 TỪ NGÀY 1/6

Full Linh ký - An tư công chúa (3 Viewers)

  • Chương 33

Tập 33.

Lê Như Tiên lại hỏi:

- Thưa vương gia, tôi đã gửi nhiều tấu sớ vào triều rồi, nếu sau này nó đến tay Thánh Thượng thì sao?

Trần Linh ngẫm nghĩ giây lát, hỏi:

- Ông gửi đi theo đường nào thế?

Như Tiên nói:

- Tôi gửi theo đường tín binh thông thường chứ không qua quan địa phương.

Linh nói:

- Vậy tấu sớ đó sẽ đi tới bộ binh, sau đó qua bộ hình, các tấu sớ của tướng quân ở lại một trong hai bộ đó, quan thượng thư hai bộ đó là Nguyễn Thuyên và Trần Hoàng Sinh đều là người quen của tôi, ngày mai tôi sẽ đến cục tấu sớ của họ để xin lại các tấu sớ của tướng quân, việc này tôi lo được.

Lê Như Tiên không biết những toan tính trong đầu của Trần Linh, chỉ biết rằng vương gia đã giúp đỡ hết sức, thế là cảm kích lắm, đoạn nói:

- Vậy đa tạ tướng quân.

Tới hôm sau, Trần Linh tới hai bộ, gọi quan chủ quản ra, tìm lục thu lại hết tấu sớ của Lê Như Tiên, đoạn lại dẫn cho Như Tiên vào chầu, Như Tiên y lời dặn của Trần Linh, tâu bày về việc ở sông Lô cho Vua Nhân Tông nghe, Vua nghe xong nói:

- Trẫm đã biết việc rồi, tướng quân phải thân chinh vào kinh mà báo việc này thực mất công lắm, tướng quân cứ về sông Lô mà chuẩn bị, Trẫm sẽ sai người tới thu xếp cho tướng quân.

Lê Như Tiên nghe Thánh Thượng nói thế, lòng thầm nghĩ Thánh Thượng chẳng để tâm tới chuyện sông Lô, chỉ nói thác cho qua, trong lòng đâm ra buồn, Trần Linh đoán biết được ý của Như Tiên, liền nói:

- Thánh Thượng đã nói thế rồi thì tướng quân cứ về chờ đi rồi việc sẽ được liệu xong, bổn vương đã có cách giúp được cho tướng quân rồi.

Như Tiên đáp:

- Thánh Thượng còn phải lo nhiều công chuyện, xem việc ở sông Lô là việc nhỏ, như tôi thấy thì Thánh Thượng có ý không màng tới, nếu vậy thì không luyện tập tiếp được nữa, có lẽ phải chuyển quân tới nơi khác, nhưng làm như thế thì thiệt trong việc binh, bởi lẽ sông Lô là nơi tốt cho quân sĩ tập trận, khi có tình hình thì đó cũng là nơi có địa thế để gìn giữ được, bỏ đi thật chẳng đành.

Trần Linh vỗ vai Như Tiên cười nói:

- Tướng quân thật là người lo nghĩ cho việc lớn của xã tắc, tới lời của Thánh Thượng và bổn vương mà tướng quân cũng còn hoài nghi không tin.

Như Tiên buồn bã thở dài nói:

- Tôi nào dám như thế đâu…

Trần Linh lại an ủi:

- Tướng quân cứ về đi, nếu không lo được việc cho tướng quân, Trần Linh này không tự xưng ngồi ở ngôi vương, còn nếu lo được việc của tướng quân, Linh chỉ xin tướng quân thỏa cho một điều.

Lê Như Tiên hỏi:

- Vương gia nào có thiếu thứ gì trên đời, cần gì ở tôi?

Trần Linh ngửa mặt lên trời cười nói:

- Lúc đó chỉ xin Lê tướng quân chuẩn bị cho ly rượu nhạt và ít thịt nai rừng để huynh đệ cùng thưởng thức.

Như Tiên nghe vương gia nói thế, cũng yên dạ, đoạn phá lên cười nói:

- Tôi tưởng là việc thế nào, việc uống rượu thì cho vương gia say ba ngày không tỉnh cũng được.

Thế là huynh đệ nắm tay nhau chia biệt, Như Tiên về lại đất Lô chờ tin.

Lê Như Tiên đi khỏi, Trần Linh lập tức vào lại cung tâu bày với Nhân Tông, Trần Linh bấy giờ mới nói phao lên việc ở sông Lô cho ra điều nghiêm trọng lắm, đoạn nói:

- Từ ngày được phong vương thần chưa lập được công trạng gì, nay xin nhận việc ấy, và nay xin bệ hạ cho hai người cùng tới sông Lô thì việc này lo xong.

Nhân Tông hỏi:

- Vương gia cần ai đi cùng?

Trần Linh nói:

- Người thứ nhất là hình bộ thượng thư Nguyễn Thuyên, người thứ hai, ấy cũng chính là người mà Bệ Hạ cần thử tài, đó là Trịnh tướng quân Trịnh Chiến.

Vua thấy việc cũng không có gì to tát, liền ưng cho ngay.

Thế là hôm sau Trịnh Chiến vào kinh, Trần Linh nêu ra, Vua liền giao việc đó cho Trịnh Chiến.



Lại nói kể xong câu chuyện, Trần Linh nói với Chiến:

- Ngươi thấy đó, ngươi là tướng Vu Sơn, cha anh ngươi cũng đời đời làm tướng nơi ấy, nay ngươi hãy về hỏi cha ngươi sẽ được tỏ tường mọi việc, rồi xem ý Trịnh đại nhân ra sao, ngày mai ngươi báo lại cho ta hay mọi việc.

Trịnh Chiến nghe xong, biết Trần Linh giúp mình như thế, lòng cảm kích lắm, vội vàng quỳ lạy, thế rồi vội vã trở về nhà, kể lại hết chuyện với cha và thầy Huyền Thiên.

Trịnh Minh nghe Chiến nói xong câu chuyện thì nhìn sang thầy Huyền Thiên đầy vẻ hồ nghi, chẳng hiểu vì sao Quỷ Thần lại gọi đích tên Vu Sơn như vậy, cũng chẳng biết việc này là họa hay phúc nữa.

Huyền Thiên chợt phá lên cười lớn, nói:

- Xem chừng tôi thấy việc này là phúc chứ chẳng phải họa đâu, nếu đúng thực là bọn cá sấu ở đầm Dạ Liêu năm xưa thì thực là trời người đều tác hợp cho thiếu chủ được nên nhân duyên với bậc quyền quý, phen nay thiếu chủ đi sông Lô ắt là được việc.

Trịnh Minh nghe xong thì đôi mắt giãn ra, còn Trịnh Chiến thì ngồi ngây ra chẳng hiểu gì.

Trịnh Minh nói:

- Việc này chưa rõ thực hư, vậy nay cứ để cho nó đi, nếu thường thì tôi cũng muốn đi cùng nhưng nay nó đã là tướng quân rồi, việc này lại là việc Bệ Hạ muốn thử tài nó, nếu tôi cùng đi thì trong mắt Bệ Hạ mãi nó cũng chẳng có chỗ đứng, vậy thầy Binh thay tôi đi theo bảo vệ cho nó nhé, còn nếu đó là việc lành, thì thầy cũng là người của Vu Sơn, đi lại càng thích hợp.

Thầy Binh liền y theo mệnh, thế là hai thầy trò chuẩn bị hành trang lên đường.



Lại nói tới Trần Linh, tối hôm đó mát trời, liền đi tới một phủ đệ, đó chính là phủ đệ của Nguyễn Thuyên, thượng thư bộ hình, Nguyễn Thuyên từ lâu đã nổi tiếng khắp kinh thành về tài thơ phú đệ nhất trong thiên hạ ít người có thể sánh bằng được, vốn trong hội văn chương do Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc lập ra, cùng với Bùi Phóng, Mạc Đĩnh Chi, đều là danh sĩ ở đời, chính vì lẽ đó, nên Trần Linh chẳng còn lạ gì hội văn chương ấy cả, có việc cần tới văn tế, liền biết ngay phải tìm Nguyễn Thuyên.

Tối ấy Nguyễn Thuyên đang ngồi thưởng trà ngắm trăng sáng, chợt thấy gia nhân báo rằng có khách tới chơi, tự xưng là Bạch vương gia Trần Linh, đoạn hớt hơ hớt hải đứng dậy chạy ra tận cửa nghênh tiếp.

Trần Linh vào trong nhà, Nguyễn Thuyên cũng lấy làm lo lắm, Thuyên còn lạ gì cậu công tử ngang tàng phủ Chiêu Quốc nữa, Trần Linh đi tới đâu là có thị phi đến đó, không có việc ăn chơi đàn đúm thì cũng là những việc khuất tất, ám sát, giết người… Chẳng hiểu có việc gì mà hôm nay đích thân Bạch vương lại tới phủ của ông.

Nguyễn Thuyên thấy Trần Linh tới thì tay bắt mặt mừng hớn hở, chắp tay hành lễ, nói:

- Không biết vương gia ghé thăm nên chẳng thể nghênh đón từ xa, chẳng hay vương gia tới đây có gì chỉ bảo cho hạ quan thế?

Trần Linh cười tươi như hoa, chẳng chào đáp lễ mà tiến lại thẳng, quàng vai Nguyễn Thuyên như thể bạn thân lâu năm, vừa đi vừa cười mà nói:

- Chỗ tôi với chỗ thượng thư đại nhân mà cứ phải có việc gì chỉ bảo mới gặp được sao? Trời đêm gió mát lồng lộng, trăng đẹp sáng cả trời, vốn biết thượng thư đại nhân là người danh sĩ có tâm hồn thơ mộng, chắc chẳng thể bỏ qua cảnh đẹp thế này được, nên mạo muội tới xin ly trà thơm cùng đàm đạo dưới vầng trăng sáng.

Nguyễn Thuyên nghe thế lại càng thấy lo lắng hơn, Nguyễn Thuyên vẫn còn nhớ việc quan thượng thư đại nhân chủ khảo kì thi tuyển quân vì đắc tội với Bạch vương gia mà chết cả nhà…

Nguyễn Thuyên nghe Trần Linh nói thế nhưng biết chẳng phải chỉ đơn giản thế, nhưng vương gia đã nói vậy, có lo cũng chẳng biết sao, dù gì cả đời ta thanh bạch, nửa đêm quỷ có tới gõ cửa cũng chẳng sợ gì, nếu hắn có đề nghị việc gì xấu xa, ta cũng cứ chối đi là được, hắn muốn làm gì ta thì làm…

Thế rồi lòng chợt bình an lại, thật hay cho cái câu của một vị quan thanh liêm…

“Cả đời ta sống thanh bạch thì nào có sợ gì nửa đêm ác quỷ tới gõ cửa?”

Bấy giờ Nguyễn Thuyên sai người pha trà, đoạn cùng bước ra căn lầu lục giác ở trong khuôn viên phủ, chia ngôi chủ khách mà ngồi, hai người nói chuyện qua loa, Nguyễn Thuyên không biết ý Trần Linh, bối rối hồi lâu chẳng biết nói gì.

Chợt Trần Linh ngửa mặt lên nhìn trăng xuyên qua ô lục giác, đoạn nói:

- Trăng thanh gió mát, có trà ngon, có tri kỉ, nếu có chút âm nhạc thì hay lắm chăng?

Nguyễn Thuyên được gợi ý, cũng muốn thoát khỏi cảnh bối rối chẳng biết nói gì, liền nói:

- Lão phu có chút nghề đàn hát, hầu vương gia được chăng?

Trần Linh nói:

- Nếu được thế thì hay quá, Xin thượng thư đại nhân cho hậu bối được ở rộng tầm mắt.

Vậy là Nguyễn Thuyên sai người mang cây Đàn Cầm* ra.

(*Đàn Cầm: đàn cầm ở đây là cổ cầm, nhạc cụ được ưa dùng thời bấy giờ. Mặt trên đàn có 7 dây và 13 huy, nên còn gọi là thất huyền cầm, đây là kết cấu của đàn tính từ thời Tam Quốc. Giống như con người, cổ cầm cũng có các bộ phận đầu, trán, cổ, vai, lưng. Mặt dưới của đàn có Long Trì, Phượng Chiểu (hay cách gọi trong dân gian là ao rồng, rãnh phượng), nơi âm thanh phát ra, và các bộ phận khác.)

Đoạn gẩy lên khúc ca “Nhất quân tử”, tiếng đàn nghe ru dương réo rắt trong đêm vắng tịch liêu, gia nhân hầu ở dưới thềm của lục giác lầu dâng đàn và dâng trà lên nhưng cũng chưa tản đi mà nán lại xem, quan thượng thư Nguyễn Thuyên thường ngày bận rộn công chuyện trong bộ hình, thường chẳng mấy khi có dịp mà thấy ngài chơi đàn.

Lời cầm ngân lên nghe thật xao xuyến, cho người ta thấy khí thế hừng hực trong lòng…

“Người quân tử ở trên đời…

Đầu thì đội trời xanh…dưới chân cưỡi con bạch mã…

Người lãng tử tiêu dao…khi cầm kiếm thì thành anh hùng…

Cầm cung tên lên…và đi vào rừng thẳm…

Chim muông thú dữ…thấy người như thế…thì cùng lùi ra xa…

Người quân tử thánh nhân…khi cầm bút lên, liền thành thi sĩ…

Văn phú nhất đời…là đồ dùng binh khí…vạn uy quyền thất kinh…




…khúc thanh cầm réo rắt, khúc cổ cầm bi ai…



Người đàn bài ca này…trong lòng chẳng vết nhơ…



Người nghe bài ca này…thực phải người xứng đáng…”

Phí vô gr vẫn 100k cho full 88 tập nha cả nhà.
 
Advertisement

Bình luận facebook

Bạn đã đọc chưa

Users who are viewing this thread

Back
Top Bottom