Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 4
Tập 4.
Thầy Binh đang định nói thì chợt có gia nhân chạy đến, chào hai người rồi nói:
- Thiếu chủ sao lại ở đây thế? Lão gia cho tìm thiếu chủ từ nãy tới giờ, quan khách đến đông lắm, ai cũng hỏi han cả, thiếu chủ mau ra chào hỏi mọi người đi.
Thầy Binh nói:
- Phải đó, thiếu chủ mau ra đi.
Trịnh Chiến còn tần ngần nhưng nghe thầy nói thế, biết là chẳng tránh việc tiếp khách, đành miễn cưỡng chào thầy rồi đi ra.
Bấy giờ bên ngoài xem chừng náo nhiệt lắm, người đi kẻ lại tấp nập, cùng ăn uống no say vui vẻ, Trịnh Minh thấy con trai ra, vội vẫy tay cho lại, đoạn nói:
- Con trai, mau thi lễ Bảo Nghĩa Vương* đi.
Bấy giờ Trịnh Chiến nhìn lại, thấy ngồi đối diện cùng bàn với cha là một người thanh niên chỉ trẻ tuổi chạc cỡ cùng tuổi mình, hăm ba hăm tư, trông khôi ngô tuấn tú, mặt vuông chữ điền, vầng trán cao đôi mắt rất sáng, trông như mắt hổ mắt rồng.
(*Bảo Nghĩa Vương: Trần Bình Trọng, dòng dõi Vua Chúa Lê Đại Hành, là chồng của công chúa Thụy Bảo, con gái Vua Trần Thái Tông.)
Trịnh Chiến thi lễ nói:
- Bái kiến đại vương.
Vương cười nói:
- Ta là bạn cùng lứa, tuổi cũng như nhau, sao anh khách lễ thế, mời ngồi xuống cùng làm quen.
Bấy giờ người ăn kẻ uống nhộn nhịp tưng bừng, lại tổ chức ngay ngoài trời, ánh sáng nhập nhòe đâm ra có phần suồng sã, nhìn chẳng rõ mặt người cách bàn xa nên chẳng phân biệt sang hèn, cứ thế mà nói cười luyên thuyên.
Trần Bình Trọng nói:
- Tôi ở kinh sư ăn dự yến tiệc đã nhiều mà chưa thấy tiệc nào thế này.
Trịnh Minh cười đáp:
- Đã làm đại vương chê cười rồi, thực tôi xuất thân ở Tế Giang, là vùng quê nghèo, người ở đó quen ăn uống suồng sã, chẳng câu nệ lễ nghi.
Bình Trọng phá cười lên nói:
- Nghe đồn Tế Giang, Gia Lâm là đất toàn tay hảo anh hùng, lại uống bia rượu rất khỏe, có món “Kim tửu” đặc trưng ngon lắm, thế có thử được không?
Trịnh Minh mặt mày hớn hở nói ngay:
- Được chứ! Nói thật trùng hợp chứ kim tửu là thứ báu vật ở đất Dạ Liêu, mà tôi quê ở Dạ Liêu đây, vật dụng thì thiếu cũng được, chứ riêng rượu quê nhà thì tôi bảo gia nhân mang cả xe từ Tế Giang về kinh.
Người trong bàn nghe thế cùng phá cười lên, chẳng là người Tế Giang, đặc biệt là người vùng Dạ Liêu, có thứ rượu nầy làm đặc sản.
Lại nói rượu ấy không phải rượu thường ngày hay uống, mà là loại rượu đặc trưng của dân vùng Dạ Liêu, tên gọi là “Kim tửu”. Cách uống rượu kim tửu cũng không giống như uống rượu thông thường, mà có một bộ nghi thức riêng gọi là “Kim tửu lễ”, kim tửu lễ như sau: khi uống không dùng ly cốc, mà dùng chiếc bát rất to, bên cạnh có một cái tàu hũ cao, trên có cắm ống hút, người uống dùng bát uống, uống một ngụm phải hết rượu trong bát đó rồi mới cùng rót tiếp, nên không có ai nhiều hơn hoặc ít hơn ai, cứ uống đủ ba bát thì sẽ dùng ống hút để hút rượu trong cái tàu hũ qua đường mũi.
Hút tới hết cái tàu hũ thì lại tiếp tục uống ba bát rượu khác, và đổ đầy cái tàu hũ mới, trong khi uống thì ăn với thịt trâu, rượu Dạ Liêu được nấu cất rất nặng, lại còn uống theo kiểu kì dị như thế nên người uống rất nhanh say, khi say rồi mà lại uống rượu trong tàu hũ bằng mũi thì mười người sặc tới chín, thế nhưng cũng không cho xin thôi, mà uống cho tới khi nào có người tiểu tiện ngay tại chỗ, hoặc là say mèm không biết gì nữa, thì mới cho người đó dừng, những người khác lại tiếp tục uống, cho tới khi chỉ còn một người trụ vững, hoặc là không còn người nào tỉnh mới thôi.
Bấy giờ Bình Trọng nói:
- Thú thực với tướng quân, tôi cũng là tay bợm rượu đây, hôm nay xin được thỉnh giáo.
Trịnh Chiến nói:
- Tưởng thế nào, nếu anh mà uống thắng được tôi thì Chiến này chui qua háng anh.
Trịnh Minh nghe xong thì mặt tái sắc, đập bàn quát:
- Hỗn láo!
Người trong bàn giật mình rơi cả đũa, lặng ngắt cả người cùng nhìn.
Chợt Bình Trọng phá cười lên nói:
- Tôi đã nói từ đầu rồi, chạc tuổi nhau cả, kết làm anh em là được chứ đừng câu nệ thân phận trong bữa rượu mà kém đi vui, Trịnh tướng quân chớ nên giữ lễ.
Nói đoạn sợ Trịnh Minh trách tội con trai, Bình Trọng kéo ghế lại cạnh, khoác tay lên vai Trịnh Chiến vui vẻ. Minh thấy thế thì mới yên dạ, chẳng lo bị trách phạt.
Bấy giờ gia nhân trong nhà lôi rượu ra,, rượu chưa kịp uống thì chợt có tiếng người vang lên:
- Có rượu ngon sao có thể thiếu ta?
Mọi người cùng nhìn lại thì thấy ngay có một vị công tử mặc áo lụa trắng, ăn mặc khôi ngô đang đi tới.
Trịnh Minh và Trịnh Chiến không biết là ai nhưng thấy Trần Bình Trọng và tất thảy người trong bàn cùng đứng dậy thi lễ, Bình Trọng nói:
- Công tử cũng tới tiệc nhỏ này sao?
Công tử nói:
- Phò mã tới được thì tiệc đâu có gọi là nhỏ?
Nói rồi quay sang chào lễ với Trịnh Minh, nói:
- Nghe nói tướng quân mới về kinh nhậm chức, tuy chẳng được mời nhưng tôi cũng mạn phép tới chung vui.
Bấy giờ những người ngồi các bàn xung quanh đã nhận ra điềm lạ, tất cả đều là hàng quan thần có chức sắc trong triều, cùng lại bàn của gia chủ mà xem, thấy vị công tử kia, ai ấy nếu thất sắc kinh hãi.
Thế rồi Trịnh Chiến điếng người chết lặng…
Vị công tử nọ…Chính là vị công tử lúc chiều chiến đụng độ ở trên phố…
Trời ơi…
Bấy giờ Trịnh Minh hỏi:
- Xin cho biết cao danh quý tính được chăng?
Trần Bình Trọng vội nói:
- Đây là công tử Trần Linh, con trai Chiêu Quốc Vương đó!
Trịnh Minh nghe xong thì rụng rời cả người, vội khấu đầu mà lạy, chiến cũng vội vàng lạy theo, công tử Trần Linh nhìn Trịnh Minh nói:
- Sao ông mời Bình Trọng mà chẳng mời tôi thế?
Trịnh Minh nói:
- Tiệc nhỏ mừng nhà mới của hàng thất phu, nào dám có kinh động tới các công tử bậc vương, chỗ bảo nghĩa vương là chỗ quen biết từ xưa nên mới dám mạn phép. Thực chẳng biết có diễm phúc gì mà công tử ghé thăm.
Trần Linh trỏ thẳng tay vào Trịnh Chiến mà nói:
- Tôi ghé thăm là vì vị công tử nhà ông đó, chiều nay đã có dịp kết giao ngoài phố, chẳng biết tráng sĩ có nhớ chăng? Đã dám xưng tên họ ra, có lẽ nào tôi lại không tìm đến mà thỉnh chào cho có lễ?
Trịnh Chiến thấy Trần Linh trỏ thẳng tay vào mình, kinh hãi rụng rời, đứng chết trân chẳng nói được tiếng gì.
Bọn Dương Hát và Phú Quý cũng đã theo đám đông mà đến cùng xem từ khi nào rồi, thấy thế thì cùng sợ tái xanh tái mét, vội lẩn sau lưng chủ.
Trịnh Chiến còn đang lắp bắp chẳng biết đáp sao, toàn bộ người xung quanh bàn tiệc cũng im lặng theo dõi, Trần Bình Trọng hỏi Trần Linh:
- Thưa công tử, chẳng biết Trịnh Minh đắc tội gì với công tử?
Trần Linh nói:
- Hắn dám giật mĩ nữ của ta ngay giữa phố đông người, còn dám nhận vơ là vợ hắn.
Trịnh Minh nghe xong thì tái sắc mặt, liếc mắt sang nhìn con trai trừng trừng.
Trịnh Chiến thấy công tử nói thẳng việc ra thế thì kinh hãi tới rụng rời, lại gặp ngay ánh mắt phẫn nộ của cha, đoạn quỳ ngay xuống dập đầu lạy mà nói:
- Kẻ hèn chẳng biết danh hùm, mong công tử tha thứ cho.
Bấy giờ Trần Linh phá cười nói:
- Thế vợ ngươi đâu, sao không dẫn ra đây?
Hóa ra ban chiều Trần Linh nhìn qua là thừa biết chẳng phải, nhưng chẳng muốn sinh sự chỗ đông người nên thôi, giờ đây lại mang chuyện đó ra nói khích, Trịnh Chiến đuối thế đuối lực, chẳng nói được gì, chỉ cứ biết cúi gằm mặt xuống đất.
Trần Linh lại nói:
- Hảo anh hùng Tế Giang vang danh khắp thiên hạ là đây sao? Sao chiều hùng hổ thế mà giờ đây như con rùa rút đầu vậy? Ngươi đứng lên nói chuyện với ta xem nào?
Bấy giờ Trịnh Chiến quỳ chẳng dám đứng, Trịnh Minh thở dài chẳng biết nói năng ra sao, chợt trong đám người có một người bước ra quỳ bên cạnh chiến, thì ra là Dương Hát, Hát chắp tay nói:
- Tội bất kính là của tôi, không can gì tới chủ tôi, do tôi hiểu biết nông cạn, chủ tôi lại mới tới kinh chưa được biết tới đại danh của công tử, thấy tôi lên nên phải cùng lên mà can đó thôi, xin công tử chớ trách.
Trần Linh liền nhận ra ngay, đó chính là người gia nhân đã lên mà quát tháo ban chiều.
Trịnh Chiến bấy giờ nói:
- Dạy đầy tớ không nghiêm là lỗi của chủ, xin công tử trách phạt, tôi xin chịu cả, xin chớ làm liên lụy phụ mẫu tôi.
Trịnh Minh thở hắt ra một tiếng, cùng quỳ bên cạnh con, nói:
Trần Linh cười nói:
- Bảo Nghĩa Vương là vương gia, thân phận không giống như họ đâu, những lúc thế này, chớ nên lên tiếng mới là phải lẽ.
Bình Trọng biết Trần Linh là kẻ rất giỏi về đạo cư xử biến hóa, lại túc trí đa mưu, nghe thế biết là Trần Linh dạy phải, im lặng chẳng nói gì.
Thầy Binh đang định nói thì chợt có gia nhân chạy đến, chào hai người rồi nói:
- Thiếu chủ sao lại ở đây thế? Lão gia cho tìm thiếu chủ từ nãy tới giờ, quan khách đến đông lắm, ai cũng hỏi han cả, thiếu chủ mau ra chào hỏi mọi người đi.
Thầy Binh nói:
- Phải đó, thiếu chủ mau ra đi.
Trịnh Chiến còn tần ngần nhưng nghe thầy nói thế, biết là chẳng tránh việc tiếp khách, đành miễn cưỡng chào thầy rồi đi ra.
Bấy giờ bên ngoài xem chừng náo nhiệt lắm, người đi kẻ lại tấp nập, cùng ăn uống no say vui vẻ, Trịnh Minh thấy con trai ra, vội vẫy tay cho lại, đoạn nói:
- Con trai, mau thi lễ Bảo Nghĩa Vương* đi.
Bấy giờ Trịnh Chiến nhìn lại, thấy ngồi đối diện cùng bàn với cha là một người thanh niên chỉ trẻ tuổi chạc cỡ cùng tuổi mình, hăm ba hăm tư, trông khôi ngô tuấn tú, mặt vuông chữ điền, vầng trán cao đôi mắt rất sáng, trông như mắt hổ mắt rồng.
(*Bảo Nghĩa Vương: Trần Bình Trọng, dòng dõi Vua Chúa Lê Đại Hành, là chồng của công chúa Thụy Bảo, con gái Vua Trần Thái Tông.)
Trịnh Chiến thi lễ nói:
- Bái kiến đại vương.
Vương cười nói:
- Ta là bạn cùng lứa, tuổi cũng như nhau, sao anh khách lễ thế, mời ngồi xuống cùng làm quen.
Bấy giờ người ăn kẻ uống nhộn nhịp tưng bừng, lại tổ chức ngay ngoài trời, ánh sáng nhập nhòe đâm ra có phần suồng sã, nhìn chẳng rõ mặt người cách bàn xa nên chẳng phân biệt sang hèn, cứ thế mà nói cười luyên thuyên.
Trần Bình Trọng nói:
- Tôi ở kinh sư ăn dự yến tiệc đã nhiều mà chưa thấy tiệc nào thế này.
Trịnh Minh cười đáp:
- Đã làm đại vương chê cười rồi, thực tôi xuất thân ở Tế Giang, là vùng quê nghèo, người ở đó quen ăn uống suồng sã, chẳng câu nệ lễ nghi.
Bình Trọng phá cười lên nói:
- Nghe đồn Tế Giang, Gia Lâm là đất toàn tay hảo anh hùng, lại uống bia rượu rất khỏe, có món “Kim tửu” đặc trưng ngon lắm, thế có thử được không?
Trịnh Minh mặt mày hớn hở nói ngay:
- Được chứ! Nói thật trùng hợp chứ kim tửu là thứ báu vật ở đất Dạ Liêu, mà tôi quê ở Dạ Liêu đây, vật dụng thì thiếu cũng được, chứ riêng rượu quê nhà thì tôi bảo gia nhân mang cả xe từ Tế Giang về kinh.
Người trong bàn nghe thế cùng phá cười lên, chẳng là người Tế Giang, đặc biệt là người vùng Dạ Liêu, có thứ rượu nầy làm đặc sản.
Lại nói rượu ấy không phải rượu thường ngày hay uống, mà là loại rượu đặc trưng của dân vùng Dạ Liêu, tên gọi là “Kim tửu”. Cách uống rượu kim tửu cũng không giống như uống rượu thông thường, mà có một bộ nghi thức riêng gọi là “Kim tửu lễ”, kim tửu lễ như sau: khi uống không dùng ly cốc, mà dùng chiếc bát rất to, bên cạnh có một cái tàu hũ cao, trên có cắm ống hút, người uống dùng bát uống, uống một ngụm phải hết rượu trong bát đó rồi mới cùng rót tiếp, nên không có ai nhiều hơn hoặc ít hơn ai, cứ uống đủ ba bát thì sẽ dùng ống hút để hút rượu trong cái tàu hũ qua đường mũi.
Hút tới hết cái tàu hũ thì lại tiếp tục uống ba bát rượu khác, và đổ đầy cái tàu hũ mới, trong khi uống thì ăn với thịt trâu, rượu Dạ Liêu được nấu cất rất nặng, lại còn uống theo kiểu kì dị như thế nên người uống rất nhanh say, khi say rồi mà lại uống rượu trong tàu hũ bằng mũi thì mười người sặc tới chín, thế nhưng cũng không cho xin thôi, mà uống cho tới khi nào có người tiểu tiện ngay tại chỗ, hoặc là say mèm không biết gì nữa, thì mới cho người đó dừng, những người khác lại tiếp tục uống, cho tới khi chỉ còn một người trụ vững, hoặc là không còn người nào tỉnh mới thôi.
Bấy giờ Bình Trọng nói:
- Thú thực với tướng quân, tôi cũng là tay bợm rượu đây, hôm nay xin được thỉnh giáo.
Trịnh Chiến nói:
- Tưởng thế nào, nếu anh mà uống thắng được tôi thì Chiến này chui qua háng anh.
Trịnh Minh nghe xong thì mặt tái sắc, đập bàn quát:
- Hỗn láo!
Người trong bàn giật mình rơi cả đũa, lặng ngắt cả người cùng nhìn.
Chợt Bình Trọng phá cười lên nói:
- Tôi đã nói từ đầu rồi, chạc tuổi nhau cả, kết làm anh em là được chứ đừng câu nệ thân phận trong bữa rượu mà kém đi vui, Trịnh tướng quân chớ nên giữ lễ.
Nói đoạn sợ Trịnh Minh trách tội con trai, Bình Trọng kéo ghế lại cạnh, khoác tay lên vai Trịnh Chiến vui vẻ. Minh thấy thế thì mới yên dạ, chẳng lo bị trách phạt.
Bấy giờ gia nhân trong nhà lôi rượu ra,, rượu chưa kịp uống thì chợt có tiếng người vang lên:
- Có rượu ngon sao có thể thiếu ta?
Mọi người cùng nhìn lại thì thấy ngay có một vị công tử mặc áo lụa trắng, ăn mặc khôi ngô đang đi tới.
Trịnh Minh và Trịnh Chiến không biết là ai nhưng thấy Trần Bình Trọng và tất thảy người trong bàn cùng đứng dậy thi lễ, Bình Trọng nói:
- Công tử cũng tới tiệc nhỏ này sao?
Công tử nói:
- Phò mã tới được thì tiệc đâu có gọi là nhỏ?
Nói rồi quay sang chào lễ với Trịnh Minh, nói:
- Nghe nói tướng quân mới về kinh nhậm chức, tuy chẳng được mời nhưng tôi cũng mạn phép tới chung vui.
Bấy giờ những người ngồi các bàn xung quanh đã nhận ra điềm lạ, tất cả đều là hàng quan thần có chức sắc trong triều, cùng lại bàn của gia chủ mà xem, thấy vị công tử kia, ai ấy nếu thất sắc kinh hãi.
Thế rồi Trịnh Chiến điếng người chết lặng…
Vị công tử nọ…Chính là vị công tử lúc chiều chiến đụng độ ở trên phố…
Trời ơi…
Bấy giờ Trịnh Minh hỏi:
- Xin cho biết cao danh quý tính được chăng?
Trần Bình Trọng vội nói:
- Đây là công tử Trần Linh, con trai Chiêu Quốc Vương đó!
Trịnh Minh nghe xong thì rụng rời cả người, vội khấu đầu mà lạy, chiến cũng vội vàng lạy theo, công tử Trần Linh nhìn Trịnh Minh nói:
- Sao ông mời Bình Trọng mà chẳng mời tôi thế?
Trịnh Minh nói:
- Tiệc nhỏ mừng nhà mới của hàng thất phu, nào dám có kinh động tới các công tử bậc vương, chỗ bảo nghĩa vương là chỗ quen biết từ xưa nên mới dám mạn phép. Thực chẳng biết có diễm phúc gì mà công tử ghé thăm.
Trần Linh trỏ thẳng tay vào Trịnh Chiến mà nói:
- Tôi ghé thăm là vì vị công tử nhà ông đó, chiều nay đã có dịp kết giao ngoài phố, chẳng biết tráng sĩ có nhớ chăng? Đã dám xưng tên họ ra, có lẽ nào tôi lại không tìm đến mà thỉnh chào cho có lễ?
Trịnh Chiến thấy Trần Linh trỏ thẳng tay vào mình, kinh hãi rụng rời, đứng chết trân chẳng nói được tiếng gì.
Bọn Dương Hát và Phú Quý cũng đã theo đám đông mà đến cùng xem từ khi nào rồi, thấy thế thì cùng sợ tái xanh tái mét, vội lẩn sau lưng chủ.
Trịnh Chiến còn đang lắp bắp chẳng biết đáp sao, toàn bộ người xung quanh bàn tiệc cũng im lặng theo dõi, Trần Bình Trọng hỏi Trần Linh:
- Thưa công tử, chẳng biết Trịnh Minh đắc tội gì với công tử?
Trần Linh nói:
- Hắn dám giật mĩ nữ của ta ngay giữa phố đông người, còn dám nhận vơ là vợ hắn.
Trịnh Minh nghe xong thì tái sắc mặt, liếc mắt sang nhìn con trai trừng trừng.
Trịnh Chiến thấy công tử nói thẳng việc ra thế thì kinh hãi tới rụng rời, lại gặp ngay ánh mắt phẫn nộ của cha, đoạn quỳ ngay xuống dập đầu lạy mà nói:
- Kẻ hèn chẳng biết danh hùm, mong công tử tha thứ cho.
Bấy giờ Trần Linh phá cười nói:
- Thế vợ ngươi đâu, sao không dẫn ra đây?
Hóa ra ban chiều Trần Linh nhìn qua là thừa biết chẳng phải, nhưng chẳng muốn sinh sự chỗ đông người nên thôi, giờ đây lại mang chuyện đó ra nói khích, Trịnh Chiến đuối thế đuối lực, chẳng nói được gì, chỉ cứ biết cúi gằm mặt xuống đất.
Trần Linh lại nói:
- Hảo anh hùng Tế Giang vang danh khắp thiên hạ là đây sao? Sao chiều hùng hổ thế mà giờ đây như con rùa rút đầu vậy? Ngươi đứng lên nói chuyện với ta xem nào?
Bấy giờ Trịnh Chiến quỳ chẳng dám đứng, Trịnh Minh thở dài chẳng biết nói năng ra sao, chợt trong đám người có một người bước ra quỳ bên cạnh chiến, thì ra là Dương Hát, Hát chắp tay nói:
- Tội bất kính là của tôi, không can gì tới chủ tôi, do tôi hiểu biết nông cạn, chủ tôi lại mới tới kinh chưa được biết tới đại danh của công tử, thấy tôi lên nên phải cùng lên mà can đó thôi, xin công tử chớ trách.
Trần Linh liền nhận ra ngay, đó chính là người gia nhân đã lên mà quát tháo ban chiều.
Trịnh Chiến bấy giờ nói:
- Dạy đầy tớ không nghiêm là lỗi của chủ, xin công tử trách phạt, tôi xin chịu cả, xin chớ làm liên lụy phụ mẫu tôi.
Trịnh Minh thở hắt ra một tiếng, cùng quỳ bên cạnh con, nói:
Trần Linh cười nói:
- Bảo Nghĩa Vương là vương gia, thân phận không giống như họ đâu, những lúc thế này, chớ nên lên tiếng mới là phải lẽ.
Bình Trọng biết Trần Linh là kẻ rất giỏi về đạo cư xử biến hóa, lại túc trí đa mưu, nghe thế biết là Trần Linh dạy phải, im lặng chẳng nói gì.
Bình luận facebook