Viet Writer
Và Mai Có Nắng
Chương 16. PARIS (P10)
***
"Đó là câu hỏi làm khó tôi." Phi đáp, anh biết rằng những gì anh biết về Duy Tân vẫn rất chung chung và đại khái, ngay cả khi tư liệu về Duy Tân vẫn còn tương đối dồi dào. Anh đọc nhiều sách, anh là pho tự điển sống, anh biết, nhưng một câu hỏi quá bao quát thì nhất thời anh không trả lời được. Anh hi vọng câu trả lời từ Vô Thường.
Vô Thường đưa tách trà lên nhấp miệng, đôi mắt tinh anh, "Tôi cũng không nghĩ gì, tôi cũng như anh. Câu trả lời của tôi sẽ làm anh thất vọng, nhưng trừ Vô Danh."
"Vô Danh luôn có góc nhìn đặc biệt."
"Đó là câu hỏi mà Vô Danh từng hỏi tôi."
***
"Tuấn nghĩ gì về Duy Tân?"
"Một nhà vua yêu nước và tù đày."
"Nhiều người đều nghĩ vậy, đó là lý do họ thất bại trong việc nhìn về lịch sử. Họ nghĩ như những sử gia bảo họ nghĩ. Không. Về tinh thần, Duy Tân không chỉ là nhà vua yêu nước; về cuộc đời, không chỉ là cuộc đời tù đày biệt xứ."
"Vậy còn điều gì khiến nhà vua này trở nên đặc biệt?"
"Đó là câu hỏi hay. Nhiều người đã quên mất một yếu tố về tuổi tác của vua Duy Tân. Ông lên ngôi năm mấy tuổi và bị phế năm mấy tuổi?"
"Lên ngôi năm bảy tuổi và phế truất năm mười sáu tuổi. Ngay lúc đó thì bị đày sang đảo La Réunion. Điều này ai cũng biết."
"Đúng. Họ biết nhưng họ không nghĩ xa hơn. Suy nghĩ xem, một cậu bé lên ngôi năm bảy tuổi, vài năm sau thì có thái độ chống Pháp, kế tiếp thì liên hệ với những trí thức hàng đầu quốc gia như Phan Bội Châu, Trần Cao Vân và Thái Phiên; gặp gỡ thành viên Việt Nam Quang Phục Hội, chưa hết, chỉ mới mười ba tuổi mà đọc lại hiệp ước với Pháp và nhận ra Pháp không giữ lời, đòi chính quyền Pháp phải giữ lời trong điều khoản đã ký. Lạ chưa? Còn nữa, khi tại vị, dù không có quyền hành nhiều nhưng đòi đến tận toàn Khâm Sứ để đòi yêu sách với Pháp, khiến cả triều đình phát hoảng can ngăn, sợ Pháp nổi giận. Đó là một đứa trẻ ư? Không. Một người trưởng thành, thông minh, sâu sắc, quyết đoán và mạnh mẽ."
Vô Thường ngạc nhiên trước nhận định của Vô Danh. Vô Danh đi đi lại lại trong phòng, nói tiếp, "Nếu Duy Tân được lòng giới trí thức thời đó như vậy, chắc chắn ông phải rất thông minh và uyên bác. Không, hơn nữa, còn là người ham học hỏi. Bằng chứng là khi bị đày sang đảo Réunion, ông đã tiếp tục học ngành kỹ thuật về điện, học thêm về luật, chơi nhạc và hội hoạ nếu không nói ông là hoạ sĩ có tài, học đua ngựa thì đua đâu thắng đó, làm thơ văn thì đậu giải nhất văn chương của Viện hàn lâm khoa học và văn chương La Réunion. Không ngạc nhiên khi một tài năng như vậy sẽ được vào thẳng Hội Tam Điểm của Pháp. Nhưng, Duy Tân chống Pháp và yêu nước như vậy, tại sao không nghĩ đến việc trốn khỏi đảo La Réunion để về Việt Nam? Trí thông minh của Duy Tân thừa sức làm việc đó."
Vô Danh lại đi thật nhanh trong phòng, miệng lẩm bẩm nói gì đó, trừ khi trừ khi, rồi dừng lại. "Trừ khi là lãnh đạo từ xa."
Đúng rồi, lãnh đạo từ xa. Vô Danh reo lên như tìm được thứ gì đó, anh ôm chầm lấy Vô Thường. Vô Thường không hiểu gì, Vô Danh nhìn anh và đưa ngón trỏ lên miệng, "Hãy im lặng cùng lịch sử." Một nụ cười tinh nghịch.
***
Thoát khỏi ký ức, Vô Thường giật mình khi đã hai giờ sáng. "Phi, anh cần nghỉ ngơi."
Vô Thường khó hiểu như Vô Danh, anh nghĩ vậy.
Buổi sớm ngày hôm sau, Vô Thường thức dậy đúng giờ và thúc hối Phi ra kịp phi trường, Phi chưa bao giờ trễ, nhưng anh nhận ra một thói quen xấu của Vô Thường là con người nề nếp cao hơn yêu cầu bản thân.
Đủ thời gian để người ta có thể tưởng tượng, cả hai người có mặt tại phi trường Roland Garros Airport, đảo Reunion. Vô Thường gọi ngay chiếc taxi, yêu cầu chạy đến Đại lộ hoàng tử Vĩnh San, Boulevard du prince Vinh-San. Nơi nằm phía Tây phi trường, cách đó không xa lắm. Vô Thường từng đến đảo Réunion nhiều lần sau này, chủ yếu để tìm lại hồi ức Vô Danh, anh cảm giác Vô Danh đã cất giữ gì đó trên hòn đảo này. Nay, anh dường như cảm nhận thứ được cất đi là gì.
Vô Thường biết hòn đảo nhỏ Réunion rất yêu mến hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân. Tình cảm của 35.000 cư dân khi đó chủ yếu vì Vĩnh San là người thuộc tổ chức dân chủ đảo này, với kiến thức về luật pháp, Vĩnh San đã bảo vệ người dân và cùng họ đòi quyền dân chủ, tự do cho họ. Đó là lý do mà một đại lộ lớn men triền núi, gần trung tâm đảo mang tên Vĩnh San. Con đường lớn, hai bên là những hàng cây xanh rì, gió lộng miền nhiệt đới, Phi sản khoái nói, "Giống Nha Trang quá!"
Người tài xế không biết hai người muốn dừng ở đâu, nhưng Vô Thường thì chỉ đến góc đường phía trước, nơi gần con đường lên núi. Cả hai người xuống xe, cơn gió từ biển lùa vào mặt, Phi thấy phấn chấn hẳn lên. Còn Vô Thường thì đăm chiêu, anh mãi suy nghĩ về dòng suy nghĩ đã có từ nhiều năm trước. Nếu Vô Danh cất giấu vật gì trên đảo này, chắc chắn phải liên quan đến Vĩnh San. Cả hai đi bộ không lâu thì thấy một cây cầu cao bắc qua con sông dài, đó là cầu Vĩnh San. Vô Thường thốt lên, "Ôi, tôi phải thông minh hơn nhiều năm trước."
"Anh đã tìm ra?"
"Vô Danh đã dựa vào cây cầu Vĩnh San này, vua Duy Tân là thành viên hội Tam Điểm, cây cầu có ba cột trụ chống cao, anh thấy không. Chiều dài cây cầu 256 mét. Dài 256 mét... hướng cây cầu này là hướng Đông Tây, lệch với phương ngang đường xích đạo là... anh chờ tôi chút."
Vô Thường lấy ra một dụng cụ giống như thứ mà Phong đã sử dụng tại Tây Ninh, vài phút đo đạc và tính toán, Vô Thường kết luận, "Ba mươi ba độ. Đi thôi."
"Đi đâu?"
"Mộ cũ nhà vua Duy Tân, nó nằm trên đảo này trước khi ngài được đưa về Việt Nam."
Vô Thường không giấu được sự vui mừng khi nhìn thấy khu mộ trước mặt, anh nói, "Anh thấy không Phi, ba cây cao ở phía sau ngôi mộ này, nếu anh theo hướng ba mươi ba độ từ ngôi mộ, đi về hàng cây đó, tôi bước một sải chân là 80 phân, chưa đến một mét, nghĩa rằng cần bước 320 bước."
Đến nơi, Vô Danh nhận ra một cái am nhỏ kiểu người Việt Nam, rõ ràng nó được Duy Tân dựng nên, một thứ bàn thiên của người miền Trung. Vô Thường xem xét cẩn thận xung quanh, rồi chỉ cho Phi, "Anh xem, ký hiệu của hội nằm ở đây, chắc chắn Vô Danh đã vẽ nó."
Dùng tay, cả hai người hăng hái đào xuống, chẳng bao lâu thấy một chiếc bọc quen thuộc năm xưa mà Vô Thường đã thấy. Cả hai người mở ra và giật mình, "Đây là..."
Vô Thường nhìn sang Phi nói, anh cầm ngay cái này về Saigon, Vô Danh đang cần đến nó.
Phi run run cầm nó trên tay, anh biết đây là một báu vật của Việt Nam thời trung cổ, không chỉ là báu vật, mà nó còn là linh vật huyền thoại của hội, thứ được xem là quyền lực tối thượng trong hội nếu ai có nó.
"Nhanh! Về Saigon kẻo không kịp, nếu Vô Danh cần đến cái này chắc chắn nó rất quan trọng lúc này."
***
"Đó là câu hỏi làm khó tôi." Phi đáp, anh biết rằng những gì anh biết về Duy Tân vẫn rất chung chung và đại khái, ngay cả khi tư liệu về Duy Tân vẫn còn tương đối dồi dào. Anh đọc nhiều sách, anh là pho tự điển sống, anh biết, nhưng một câu hỏi quá bao quát thì nhất thời anh không trả lời được. Anh hi vọng câu trả lời từ Vô Thường.
Vô Thường đưa tách trà lên nhấp miệng, đôi mắt tinh anh, "Tôi cũng không nghĩ gì, tôi cũng như anh. Câu trả lời của tôi sẽ làm anh thất vọng, nhưng trừ Vô Danh."
"Vô Danh luôn có góc nhìn đặc biệt."
"Đó là câu hỏi mà Vô Danh từng hỏi tôi."
***
"Tuấn nghĩ gì về Duy Tân?"
"Một nhà vua yêu nước và tù đày."
"Nhiều người đều nghĩ vậy, đó là lý do họ thất bại trong việc nhìn về lịch sử. Họ nghĩ như những sử gia bảo họ nghĩ. Không. Về tinh thần, Duy Tân không chỉ là nhà vua yêu nước; về cuộc đời, không chỉ là cuộc đời tù đày biệt xứ."
"Vậy còn điều gì khiến nhà vua này trở nên đặc biệt?"
"Đó là câu hỏi hay. Nhiều người đã quên mất một yếu tố về tuổi tác của vua Duy Tân. Ông lên ngôi năm mấy tuổi và bị phế năm mấy tuổi?"
"Lên ngôi năm bảy tuổi và phế truất năm mười sáu tuổi. Ngay lúc đó thì bị đày sang đảo La Réunion. Điều này ai cũng biết."
"Đúng. Họ biết nhưng họ không nghĩ xa hơn. Suy nghĩ xem, một cậu bé lên ngôi năm bảy tuổi, vài năm sau thì có thái độ chống Pháp, kế tiếp thì liên hệ với những trí thức hàng đầu quốc gia như Phan Bội Châu, Trần Cao Vân và Thái Phiên; gặp gỡ thành viên Việt Nam Quang Phục Hội, chưa hết, chỉ mới mười ba tuổi mà đọc lại hiệp ước với Pháp và nhận ra Pháp không giữ lời, đòi chính quyền Pháp phải giữ lời trong điều khoản đã ký. Lạ chưa? Còn nữa, khi tại vị, dù không có quyền hành nhiều nhưng đòi đến tận toàn Khâm Sứ để đòi yêu sách với Pháp, khiến cả triều đình phát hoảng can ngăn, sợ Pháp nổi giận. Đó là một đứa trẻ ư? Không. Một người trưởng thành, thông minh, sâu sắc, quyết đoán và mạnh mẽ."
Vô Thường ngạc nhiên trước nhận định của Vô Danh. Vô Danh đi đi lại lại trong phòng, nói tiếp, "Nếu Duy Tân được lòng giới trí thức thời đó như vậy, chắc chắn ông phải rất thông minh và uyên bác. Không, hơn nữa, còn là người ham học hỏi. Bằng chứng là khi bị đày sang đảo Réunion, ông đã tiếp tục học ngành kỹ thuật về điện, học thêm về luật, chơi nhạc và hội hoạ nếu không nói ông là hoạ sĩ có tài, học đua ngựa thì đua đâu thắng đó, làm thơ văn thì đậu giải nhất văn chương của Viện hàn lâm khoa học và văn chương La Réunion. Không ngạc nhiên khi một tài năng như vậy sẽ được vào thẳng Hội Tam Điểm của Pháp. Nhưng, Duy Tân chống Pháp và yêu nước như vậy, tại sao không nghĩ đến việc trốn khỏi đảo La Réunion để về Việt Nam? Trí thông minh của Duy Tân thừa sức làm việc đó."
Vô Danh lại đi thật nhanh trong phòng, miệng lẩm bẩm nói gì đó, trừ khi trừ khi, rồi dừng lại. "Trừ khi là lãnh đạo từ xa."
Đúng rồi, lãnh đạo từ xa. Vô Danh reo lên như tìm được thứ gì đó, anh ôm chầm lấy Vô Thường. Vô Thường không hiểu gì, Vô Danh nhìn anh và đưa ngón trỏ lên miệng, "Hãy im lặng cùng lịch sử." Một nụ cười tinh nghịch.
***
Thoát khỏi ký ức, Vô Thường giật mình khi đã hai giờ sáng. "Phi, anh cần nghỉ ngơi."
Vô Thường khó hiểu như Vô Danh, anh nghĩ vậy.
Buổi sớm ngày hôm sau, Vô Thường thức dậy đúng giờ và thúc hối Phi ra kịp phi trường, Phi chưa bao giờ trễ, nhưng anh nhận ra một thói quen xấu của Vô Thường là con người nề nếp cao hơn yêu cầu bản thân.
Đủ thời gian để người ta có thể tưởng tượng, cả hai người có mặt tại phi trường Roland Garros Airport, đảo Reunion. Vô Thường gọi ngay chiếc taxi, yêu cầu chạy đến Đại lộ hoàng tử Vĩnh San, Boulevard du prince Vinh-San. Nơi nằm phía Tây phi trường, cách đó không xa lắm. Vô Thường từng đến đảo Réunion nhiều lần sau này, chủ yếu để tìm lại hồi ức Vô Danh, anh cảm giác Vô Danh đã cất giữ gì đó trên hòn đảo này. Nay, anh dường như cảm nhận thứ được cất đi là gì.
Vô Thường biết hòn đảo nhỏ Réunion rất yêu mến hoàng tử Vĩnh San, tức vua Duy Tân. Tình cảm của 35.000 cư dân khi đó chủ yếu vì Vĩnh San là người thuộc tổ chức dân chủ đảo này, với kiến thức về luật pháp, Vĩnh San đã bảo vệ người dân và cùng họ đòi quyền dân chủ, tự do cho họ. Đó là lý do mà một đại lộ lớn men triền núi, gần trung tâm đảo mang tên Vĩnh San. Con đường lớn, hai bên là những hàng cây xanh rì, gió lộng miền nhiệt đới, Phi sản khoái nói, "Giống Nha Trang quá!"
Người tài xế không biết hai người muốn dừng ở đâu, nhưng Vô Thường thì chỉ đến góc đường phía trước, nơi gần con đường lên núi. Cả hai người xuống xe, cơn gió từ biển lùa vào mặt, Phi thấy phấn chấn hẳn lên. Còn Vô Thường thì đăm chiêu, anh mãi suy nghĩ về dòng suy nghĩ đã có từ nhiều năm trước. Nếu Vô Danh cất giấu vật gì trên đảo này, chắc chắn phải liên quan đến Vĩnh San. Cả hai đi bộ không lâu thì thấy một cây cầu cao bắc qua con sông dài, đó là cầu Vĩnh San. Vô Thường thốt lên, "Ôi, tôi phải thông minh hơn nhiều năm trước."
"Anh đã tìm ra?"
"Vô Danh đã dựa vào cây cầu Vĩnh San này, vua Duy Tân là thành viên hội Tam Điểm, cây cầu có ba cột trụ chống cao, anh thấy không. Chiều dài cây cầu 256 mét. Dài 256 mét... hướng cây cầu này là hướng Đông Tây, lệch với phương ngang đường xích đạo là... anh chờ tôi chút."
Vô Thường lấy ra một dụng cụ giống như thứ mà Phong đã sử dụng tại Tây Ninh, vài phút đo đạc và tính toán, Vô Thường kết luận, "Ba mươi ba độ. Đi thôi."
"Đi đâu?"
"Mộ cũ nhà vua Duy Tân, nó nằm trên đảo này trước khi ngài được đưa về Việt Nam."
Vô Thường không giấu được sự vui mừng khi nhìn thấy khu mộ trước mặt, anh nói, "Anh thấy không Phi, ba cây cao ở phía sau ngôi mộ này, nếu anh theo hướng ba mươi ba độ từ ngôi mộ, đi về hàng cây đó, tôi bước một sải chân là 80 phân, chưa đến một mét, nghĩa rằng cần bước 320 bước."
Đến nơi, Vô Danh nhận ra một cái am nhỏ kiểu người Việt Nam, rõ ràng nó được Duy Tân dựng nên, một thứ bàn thiên của người miền Trung. Vô Thường xem xét cẩn thận xung quanh, rồi chỉ cho Phi, "Anh xem, ký hiệu của hội nằm ở đây, chắc chắn Vô Danh đã vẽ nó."
Dùng tay, cả hai người hăng hái đào xuống, chẳng bao lâu thấy một chiếc bọc quen thuộc năm xưa mà Vô Thường đã thấy. Cả hai người mở ra và giật mình, "Đây là..."
Vô Thường nhìn sang Phi nói, anh cầm ngay cái này về Saigon, Vô Danh đang cần đến nó.
Phi run run cầm nó trên tay, anh biết đây là một báu vật của Việt Nam thời trung cổ, không chỉ là báu vật, mà nó còn là linh vật huyền thoại của hội, thứ được xem là quyền lực tối thượng trong hội nếu ai có nó.
"Nhanh! Về Saigon kẻo không kịp, nếu Vô Danh cần đến cái này chắc chắn nó rất quan trọng lúc này."
Bình luận facebook