Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 23
Tập 23.
Bấy giờ hai tướng bước ra, chọn binh khí, cùng cưỡi lên ngựa đứng đối diện nhau, quân phục vụ lui đi cả, chỉ còn lại hai người, Trần Bình Trọng cười nói:
- Hiền đệ có muốn đánh với ta thực chăng?
Trịnh Chiến nói:
- Đệ cũng biết tài đệ chẳng hơn được huynh, như đã đứng với nhau ở đây rồi thì hôm nay hai ta phải quyết phân cao thấp một phen, còn gì mà nói nữa.
Bình Trọng thấy ánh mắt Trịnh Chiến nghiêm nghị khác thường, trông như điều rất quyết tâm, thì trong lòng thầm lấy làm lạ lắm, xưa nay Trịnh Chiến vốn chẳng phải là người vì ham danh lợi tới mức phải như thế…
Đoạn Bình Trọng hỏi:
- Thế đệ muốn thắng vậy thực sao?
Trịnh Chiến nói:
- Lần này đệ nhất định phải thắng cho được, nếu Nghĩa Vương có thể nhường, thì xin hãy nương tay cho.
Trần Bình Trọng nghe thế thì giật mình ngây người ra…Cái gì vậy? Trịnh Chiến đang xin Nghĩa Vương nương tay sao?
Thế nhưng chưa kịp hỏi thêm gì, đã thấy Trịnh Chiến cầm thương dài lao xốc tới đánh, Trịnh Chiến cũng vung kiếm lên chống đỡ kịch liệt, đường thương của Trịnh Chiến có phần hung hăng hiếu chiến hơn thường ngày khi tập luyện, Bình Trọng chống đỡ hết sức vất vả.
Đánh nhau được hơn hai mươi hiệp thì Bình Trọng quay ngựa bỏ chạy, Trịnh Chiến thấy như thế được đà thì liền hung hăng đuổi theo, chợt Bình Trọng quay ngoắt người lại, dùng chiêu “Đà Đao” đánh quật lại vào chân ngựa của Chiến, Chiến vội dùng thương đỡ lấy nhưng bị bất ngờ, Bình Trọng được thế công, thu kiếm về chém thẳng vào Chiến, Chiến lại phải vung thương lên đỡ, loay hoay chống cự rất chật vật, sau không đương đầu nổi, lại đành thu ngựa lùi về. Bình Trọng nói:
- Hiền đệ nóng nảy quá, như thế thì càng bị bất lợi thôi, thắng bại đã rõ ai biết binh pháp cũng đều trông thấy cả, đánh thêm cũng chẳng để làm gì.
Trịnh Chiến vẫn không từ bỏ, xốc lại khí giới, dong ngựa lao vào đánh tiếp, bỏ ngoài tai lời của Bình Trọng, lại quần nhau thêm mười hiệp, Bình Trọng lại thúc ngựa chạy đi, nhưng Chiến không đuổi nữa…
Chiến thầm nghĩ trong lòng, nếu cứ đánh dốc sức liên tục thì vẫn có thể làm Nghĩa Vương thấm mệt, thế nhưng Nghĩa Vương cũng chẳng ngủ mà cứ đối đầu trực diện thế, còn việc Nghĩa Vương lui đi chỉ là để dụ đuổi và dùng chiêu đà đao, nếu đuổi theo lại bị bất lợi, mà không đuổi theo thì lại có khoảng dừng cho Nghĩa Vương nghỉ ngơi hồi sức, từ nãy tới giờ Nghĩa Vương còn chưa thèm chủ động tấn công, nếu cứ quần thế này đến trăm hiệp nữa bấy giờ Nghĩa Vương mới phản công thì khi đó đã mệt, chẳng có cách gì mà đỡ được.
Ngẫm nghĩ trong giây lát hồi lâu, đoạn Chiến quay ngựa lại, thúc ngựa chạy thẳng về phía cột cờ.
Trần Bình Trọng thấy thế lấy làm lạ…
Đánh nhau chưa xong đã muốn lấy cung tên để cướp cờ sao? Sao hắn ngu đến như thế?
Nghĩ đoạn thúc ngựa đuổi theo sát phía sau Chiến, khi tới chân cột cờ, Chiến nhoài người định lấy cung tên thì Bình Trọng thét vang, từ đàng sau đâm kiếm tới, Chiến lại phải chống đỡ rồi lùi ra, cứ thế hai ba bận mà không lấy được cung tên.
Trịnh Chiến trong dạ đã sốt ruột, mặt mày đỏ gay bức bối, nói:
- Bảo Nghĩa Vương, huynh còn muốn đánh tới khi nào? Kết thúc trận chiến này cho nhanh đi cho rồi, hãy lại đây đánh một lần cho xong, chớ có chạy nữa!
Nói rồi lại hùng hổ thúc ngựa tới, nhưng đánh được thêm mười hiệp, Bình Trọng lại rong ngựa quay đầu chạy.
Trịnh Chiến tức lắm mà không biết làm sao, nghiến răng ken két, rõ ràng Bảo Nghĩa Vương có chiến thuật chơi tốt hơn, nếu cứ tiếp tục thế này, chẳng chóng thì trầy cũng bị thua Nghĩa Vương.
Bấy giờ Trịnh Chiến nói lớn:
- Hoặc là giết chết đệ, hoặc là nhường đệ một bước!
Nói rồi thúc ngựa quay lại rất nhanh, Bảo Nghĩa Vương cũng quay ngựa lại đuổi theo.
Khi ngựa tới gần chân cột, Trịnh Chiến ghìm cương cho ngựa quay đầu lại trực diện với Bình Trọng, đoạn dùng thương vụt mạnh một phát vào mông ngựa, ngựa chồm lên lao thẳng vào người Bình Trọng, còn Chiến nhảy phóc lên trên cột, sau đó đạp lên các giá kê đỡ chân leo thoăn thoắt lên phía trên, thoáng cái đã lên được tới năm sáu bậc.
Bình Trọng trỏ thẳng kiếm vào ngựa, con ngựa cuống cuồng quay người né dạt sang, thế rồi hý vang, cứ đứng loanh quanh ở đó chẳng biết làm gì.
Bình Trọng rong ngựa đi tới chân cột, đoạn cầm cung tên lên, đặt tên lên dây cung, kéo căng hướng về Trịnh Chiến.
Trịnh Chiến bấy giờ đã leo cao được nửa cột, Bình Trọng hét lên:
- Đệ dùng cách này thì chắc chắn là thua rồi!
Nói rồi vút dây cung, mũi tên ở cự ly gần, Bình Trọng bắn gần như là chuẩn xác, mũi tên ghim vào chóp mũ của Trịnh Chiến, mũ bật ra khỏi đầu ghim luôn lên trên cột ngay trước mũi Trịnh Chiến, cách cỡ chừng ba tấc.
Bình Trọng nói vang lên:
- Thắng bại đã rõ rồi, nếu ở chiến trường, đệ đã chọn lấy cái chết. Nhảy xuống ngay đi thôi, nếu bước lên thêm một bước nữa, đệ sẽ bị bắn hạ!
Trịnh Chiến cũng không ngừng bước chân, vẫn cứ leo lên thoăn thoắt, nói vọng xuống:
- Nhưng đây chẳng phải chiến trường, huynh có giỏi thì bắn chết đệ đi!
Bình Trọng tra tiếp cây cung mũi tên thứ hai ngắm lên.
Bấy giờ tất cả quan khách, hoàng thân, giám khảo và bách dân đều sững sờ cùng nhìn, Trịnh Chiến đã thua rồi, hắn đã chọn con đường chết…
Nhân Tông ngồi nơi bục cao thấy như thế cũng tỏ ra bất bình, quay sang nói với Hưng Đạo Vương:
- Tên kia làm như thế là ý làm sao? Hắn khinh nhờn luật chơi ư?
Hưng Đạo Vương cười nói:
- Đề bài mà Khắc Chung ra khá là hay đó, tưởng chừng như đơn giản mà chẳng đơn giản đâu, đều có thâm ý ở bên trong, Khắc Chung bày ra luật kì lạ như thế là cốt để thử tài, sau khi thử tài thì thử tới trí và sự can trường, lỳ lợm. Người tài hơn chưa chắc đã thắng được, chúng vốn là huynh đệ với nhau, và chúng cũng biết rõ chỉ là thi đấu, dù có cung tên cũng chẳng nỡ đoạt mạng nhau, chỉ cốt xem kẻ nào nhìn ra điều đó và có bản lĩnh trèo lên lấy cờ trước mà thôi.
Nhân Tông nói:
- Đại vương nói cũng phải, ta không nhìn ra được thâm ý của Khắc Chung, quả nhiên rất hay. Để xem giờ Bình Trọng đối phó ra sao, nếu không nỡ bắn tên cho hắn rơi xuống, thì Nghĩa Vương thua chắc rồi. Bắn thế nào cho hắn không chết mà chỉ rơi xuống xem chừng cũng khó đó.
Đoạn hai người lại cùng quan sát.
Bấy giờ bên kia khán đài, An Tư trống ngực đập thình thịch, lo lắng hỏi Thu Linh đứng bên cạnh:
- Nghĩa Vương đang cầm cung tên, sao chàng lại dám trèo lên như thế kia?
Thu Linh cười nói:
- Tướng quân thực thông minh, Nghĩa Vương đời nào hạ sát, đổi lại nếu Nghĩa Vương lên cột cờ trước thì tướng quân cũng đành bất lực thôi, công chúa cứ xem diễn biến xem sao.
…
Lại nói bấy giờ Bình Trọng giương cung lên, Trịnh Chiến leo thoăn thoắt đã tới sát cờ, chỉ còn cách cờ độ chừng năm thước, Trọng cứ chần chừ hồi lâu, đưa lên lại hạ xuống, chẳng biết làm sao, đoạn hét lên:
- Nếu không dừng lại, ta bắn ngươi đó!
Nói rồi vút cung tên đi, Bình Trọng nhắm ngay vào bắp về sau của chân trái, Trịnh Chiến trúng ngay mũi tên, hét lên một tiếng.
Cả khán trường đều ồ lên, mọi người đứng hình lo lắng cùng nhìn, tướng quân đã bị bắn trúng chân, không thể trèo tiếp được nữa, nếu giờ rớt xuống ở độ cao đó thì cũng thực nguy hiểm lắm.
Bấy giờ Bình Trọng quay người lại định ra hiệu thì đã thấy có một đoàn quân y chạy tới, mang theo cáng và bạt, thì ra Đỗ Khắc Chung đã lệnh cho họ chạy ra ngay khi Bình Trọng giương cung rồi, Đỗ Khắc Chung cũng ra cùng, lo lắng nói:
- Dừng lại! Phần thi xong rồi, Trịnh tướng quân có xuống được không? Nếu không thì cố gắng bám chặt lấy cột để quân y lên đưa xuống!
Bọn Trần Sâm, Địa Lô cũng cùng chạy ra, các quan giám khảo cũng cùng ra đứng dưới gốc cột đầy lo lắng.
Bấy giờ Trịnh Chiến chảy nước mắt ròng ròng vì đau đớn, bắp chân bên trái đã thấm đỏ lừ, Bình Trọng thương xót lắm, nói lớn lên:
- Hiền đệ xuống đi, tôi thua đệ rồi!
Thế nhưng Trịnh Chiến lại nghiến chặt răng, đoạn nhoài người xuống, dùng tay giật mạnh cung tên ra, mũi cung tên có hai đầu khứa ngược, khi giật ra làm bay cả tảng thịt to ra, lòi cả xương trắng. Đoạn Chiến ném cung tên xuống, máu từ vết thương phun ra rớt chảy xuống gốc cột đỏ ướt cả đất, chân trái đã không cử động được nữa, Chiến nghiến răng gồng mình, lấy hai tay gồng giữ chặt lấy cột, chân phải đạp lên bệ đứng lại nhích lên tiếp.
Cả thao trường đều kinh hãi hết sức, Trịnh tướng quân vẫn cứ muốn đoạt lấy cờ cho bằng được…
Bấy giờ Đỗ Khắc Chung nói:
- Bảo Nghĩa Vương, lá cờ kia còn chưa rơi xuống thì Trịnh tướng quân còn chưa từ bỏ đâu! Ông hãy bắn rơi nó đi.
Nghĩa Vương nhìn lại thì thoáng phân vân, nói bắn trúng cột thì còn bắn được, bắn trúng cờ cũng chẳng khó gì, nhưng trúng cũng chẳng làm nó rơi được, phải bắn trúng dây neo giữ cờ, mà dây đó thực sự mỏng nhỏ, cờ lại ở cao lắm…
Bấy giờ có người bước ra, là Nguyễn Địa Lô, nói:
- Nghĩa Vương cho tôi mượn cung.
Nghĩa Vương trong lòng phân vân nhưng cũng trao cung và mũi tên cuối cùng cho Địa Lô, nói:
- Cờ ở cao lắm, dây cờ lại nhỏ, tướng quân có bắn được nổi không?
- Ta đã nói ta thua rồi, sao lại phải khổ sở thế này…
Trịnh Chiến gượng dậy, mỉm cười giơ tay phải lên, trên tay còn nguyên lá cờ đỏ thêu hai chữ vàng “Đại Việt”, cười giơ lên trước Đỗ Khắc Chung, nói:
- Tôi lấy được cờ rồi đây!
Bấy giờ hai tướng bước ra, chọn binh khí, cùng cưỡi lên ngựa đứng đối diện nhau, quân phục vụ lui đi cả, chỉ còn lại hai người, Trần Bình Trọng cười nói:
- Hiền đệ có muốn đánh với ta thực chăng?
Trịnh Chiến nói:
- Đệ cũng biết tài đệ chẳng hơn được huynh, như đã đứng với nhau ở đây rồi thì hôm nay hai ta phải quyết phân cao thấp một phen, còn gì mà nói nữa.
Bình Trọng thấy ánh mắt Trịnh Chiến nghiêm nghị khác thường, trông như điều rất quyết tâm, thì trong lòng thầm lấy làm lạ lắm, xưa nay Trịnh Chiến vốn chẳng phải là người vì ham danh lợi tới mức phải như thế…
Đoạn Bình Trọng hỏi:
- Thế đệ muốn thắng vậy thực sao?
Trịnh Chiến nói:
- Lần này đệ nhất định phải thắng cho được, nếu Nghĩa Vương có thể nhường, thì xin hãy nương tay cho.
Trần Bình Trọng nghe thế thì giật mình ngây người ra…Cái gì vậy? Trịnh Chiến đang xin Nghĩa Vương nương tay sao?
Thế nhưng chưa kịp hỏi thêm gì, đã thấy Trịnh Chiến cầm thương dài lao xốc tới đánh, Trịnh Chiến cũng vung kiếm lên chống đỡ kịch liệt, đường thương của Trịnh Chiến có phần hung hăng hiếu chiến hơn thường ngày khi tập luyện, Bình Trọng chống đỡ hết sức vất vả.
Đánh nhau được hơn hai mươi hiệp thì Bình Trọng quay ngựa bỏ chạy, Trịnh Chiến thấy như thế được đà thì liền hung hăng đuổi theo, chợt Bình Trọng quay ngoắt người lại, dùng chiêu “Đà Đao” đánh quật lại vào chân ngựa của Chiến, Chiến vội dùng thương đỡ lấy nhưng bị bất ngờ, Bình Trọng được thế công, thu kiếm về chém thẳng vào Chiến, Chiến lại phải vung thương lên đỡ, loay hoay chống cự rất chật vật, sau không đương đầu nổi, lại đành thu ngựa lùi về. Bình Trọng nói:
- Hiền đệ nóng nảy quá, như thế thì càng bị bất lợi thôi, thắng bại đã rõ ai biết binh pháp cũng đều trông thấy cả, đánh thêm cũng chẳng để làm gì.
Trịnh Chiến vẫn không từ bỏ, xốc lại khí giới, dong ngựa lao vào đánh tiếp, bỏ ngoài tai lời của Bình Trọng, lại quần nhau thêm mười hiệp, Bình Trọng lại thúc ngựa chạy đi, nhưng Chiến không đuổi nữa…
Chiến thầm nghĩ trong lòng, nếu cứ đánh dốc sức liên tục thì vẫn có thể làm Nghĩa Vương thấm mệt, thế nhưng Nghĩa Vương cũng chẳng ngủ mà cứ đối đầu trực diện thế, còn việc Nghĩa Vương lui đi chỉ là để dụ đuổi và dùng chiêu đà đao, nếu đuổi theo lại bị bất lợi, mà không đuổi theo thì lại có khoảng dừng cho Nghĩa Vương nghỉ ngơi hồi sức, từ nãy tới giờ Nghĩa Vương còn chưa thèm chủ động tấn công, nếu cứ quần thế này đến trăm hiệp nữa bấy giờ Nghĩa Vương mới phản công thì khi đó đã mệt, chẳng có cách gì mà đỡ được.
Ngẫm nghĩ trong giây lát hồi lâu, đoạn Chiến quay ngựa lại, thúc ngựa chạy thẳng về phía cột cờ.
Trần Bình Trọng thấy thế lấy làm lạ…
Đánh nhau chưa xong đã muốn lấy cung tên để cướp cờ sao? Sao hắn ngu đến như thế?
Nghĩ đoạn thúc ngựa đuổi theo sát phía sau Chiến, khi tới chân cột cờ, Chiến nhoài người định lấy cung tên thì Bình Trọng thét vang, từ đàng sau đâm kiếm tới, Chiến lại phải chống đỡ rồi lùi ra, cứ thế hai ba bận mà không lấy được cung tên.
Trịnh Chiến trong dạ đã sốt ruột, mặt mày đỏ gay bức bối, nói:
- Bảo Nghĩa Vương, huynh còn muốn đánh tới khi nào? Kết thúc trận chiến này cho nhanh đi cho rồi, hãy lại đây đánh một lần cho xong, chớ có chạy nữa!
Nói rồi lại hùng hổ thúc ngựa tới, nhưng đánh được thêm mười hiệp, Bình Trọng lại rong ngựa quay đầu chạy.
Trịnh Chiến tức lắm mà không biết làm sao, nghiến răng ken két, rõ ràng Bảo Nghĩa Vương có chiến thuật chơi tốt hơn, nếu cứ tiếp tục thế này, chẳng chóng thì trầy cũng bị thua Nghĩa Vương.
Bấy giờ Trịnh Chiến nói lớn:
- Hoặc là giết chết đệ, hoặc là nhường đệ một bước!
Nói rồi thúc ngựa quay lại rất nhanh, Bảo Nghĩa Vương cũng quay ngựa lại đuổi theo.
Khi ngựa tới gần chân cột, Trịnh Chiến ghìm cương cho ngựa quay đầu lại trực diện với Bình Trọng, đoạn dùng thương vụt mạnh một phát vào mông ngựa, ngựa chồm lên lao thẳng vào người Bình Trọng, còn Chiến nhảy phóc lên trên cột, sau đó đạp lên các giá kê đỡ chân leo thoăn thoắt lên phía trên, thoáng cái đã lên được tới năm sáu bậc.
Bình Trọng trỏ thẳng kiếm vào ngựa, con ngựa cuống cuồng quay người né dạt sang, thế rồi hý vang, cứ đứng loanh quanh ở đó chẳng biết làm gì.
Bình Trọng rong ngựa đi tới chân cột, đoạn cầm cung tên lên, đặt tên lên dây cung, kéo căng hướng về Trịnh Chiến.
Trịnh Chiến bấy giờ đã leo cao được nửa cột, Bình Trọng hét lên:
- Đệ dùng cách này thì chắc chắn là thua rồi!
Nói rồi vút dây cung, mũi tên ở cự ly gần, Bình Trọng bắn gần như là chuẩn xác, mũi tên ghim vào chóp mũ của Trịnh Chiến, mũ bật ra khỏi đầu ghim luôn lên trên cột ngay trước mũi Trịnh Chiến, cách cỡ chừng ba tấc.
Bình Trọng nói vang lên:
- Thắng bại đã rõ rồi, nếu ở chiến trường, đệ đã chọn lấy cái chết. Nhảy xuống ngay đi thôi, nếu bước lên thêm một bước nữa, đệ sẽ bị bắn hạ!
Trịnh Chiến cũng không ngừng bước chân, vẫn cứ leo lên thoăn thoắt, nói vọng xuống:
- Nhưng đây chẳng phải chiến trường, huynh có giỏi thì bắn chết đệ đi!
Bình Trọng tra tiếp cây cung mũi tên thứ hai ngắm lên.
Bấy giờ tất cả quan khách, hoàng thân, giám khảo và bách dân đều sững sờ cùng nhìn, Trịnh Chiến đã thua rồi, hắn đã chọn con đường chết…
Nhân Tông ngồi nơi bục cao thấy như thế cũng tỏ ra bất bình, quay sang nói với Hưng Đạo Vương:
- Tên kia làm như thế là ý làm sao? Hắn khinh nhờn luật chơi ư?
Hưng Đạo Vương cười nói:
- Đề bài mà Khắc Chung ra khá là hay đó, tưởng chừng như đơn giản mà chẳng đơn giản đâu, đều có thâm ý ở bên trong, Khắc Chung bày ra luật kì lạ như thế là cốt để thử tài, sau khi thử tài thì thử tới trí và sự can trường, lỳ lợm. Người tài hơn chưa chắc đã thắng được, chúng vốn là huynh đệ với nhau, và chúng cũng biết rõ chỉ là thi đấu, dù có cung tên cũng chẳng nỡ đoạt mạng nhau, chỉ cốt xem kẻ nào nhìn ra điều đó và có bản lĩnh trèo lên lấy cờ trước mà thôi.
Nhân Tông nói:
- Đại vương nói cũng phải, ta không nhìn ra được thâm ý của Khắc Chung, quả nhiên rất hay. Để xem giờ Bình Trọng đối phó ra sao, nếu không nỡ bắn tên cho hắn rơi xuống, thì Nghĩa Vương thua chắc rồi. Bắn thế nào cho hắn không chết mà chỉ rơi xuống xem chừng cũng khó đó.
Đoạn hai người lại cùng quan sát.
Bấy giờ bên kia khán đài, An Tư trống ngực đập thình thịch, lo lắng hỏi Thu Linh đứng bên cạnh:
- Nghĩa Vương đang cầm cung tên, sao chàng lại dám trèo lên như thế kia?
Thu Linh cười nói:
- Tướng quân thực thông minh, Nghĩa Vương đời nào hạ sát, đổi lại nếu Nghĩa Vương lên cột cờ trước thì tướng quân cũng đành bất lực thôi, công chúa cứ xem diễn biến xem sao.
…
Lại nói bấy giờ Bình Trọng giương cung lên, Trịnh Chiến leo thoăn thoắt đã tới sát cờ, chỉ còn cách cờ độ chừng năm thước, Trọng cứ chần chừ hồi lâu, đưa lên lại hạ xuống, chẳng biết làm sao, đoạn hét lên:
- Nếu không dừng lại, ta bắn ngươi đó!
Nói rồi vút cung tên đi, Bình Trọng nhắm ngay vào bắp về sau của chân trái, Trịnh Chiến trúng ngay mũi tên, hét lên một tiếng.
Cả khán trường đều ồ lên, mọi người đứng hình lo lắng cùng nhìn, tướng quân đã bị bắn trúng chân, không thể trèo tiếp được nữa, nếu giờ rớt xuống ở độ cao đó thì cũng thực nguy hiểm lắm.
Bấy giờ Bình Trọng quay người lại định ra hiệu thì đã thấy có một đoàn quân y chạy tới, mang theo cáng và bạt, thì ra Đỗ Khắc Chung đã lệnh cho họ chạy ra ngay khi Bình Trọng giương cung rồi, Đỗ Khắc Chung cũng ra cùng, lo lắng nói:
- Dừng lại! Phần thi xong rồi, Trịnh tướng quân có xuống được không? Nếu không thì cố gắng bám chặt lấy cột để quân y lên đưa xuống!
Bọn Trần Sâm, Địa Lô cũng cùng chạy ra, các quan giám khảo cũng cùng ra đứng dưới gốc cột đầy lo lắng.
Bấy giờ Trịnh Chiến chảy nước mắt ròng ròng vì đau đớn, bắp chân bên trái đã thấm đỏ lừ, Bình Trọng thương xót lắm, nói lớn lên:
- Hiền đệ xuống đi, tôi thua đệ rồi!
Thế nhưng Trịnh Chiến lại nghiến chặt răng, đoạn nhoài người xuống, dùng tay giật mạnh cung tên ra, mũi cung tên có hai đầu khứa ngược, khi giật ra làm bay cả tảng thịt to ra, lòi cả xương trắng. Đoạn Chiến ném cung tên xuống, máu từ vết thương phun ra rớt chảy xuống gốc cột đỏ ướt cả đất, chân trái đã không cử động được nữa, Chiến nghiến răng gồng mình, lấy hai tay gồng giữ chặt lấy cột, chân phải đạp lên bệ đứng lại nhích lên tiếp.
Cả thao trường đều kinh hãi hết sức, Trịnh tướng quân vẫn cứ muốn đoạt lấy cờ cho bằng được…
Bấy giờ Đỗ Khắc Chung nói:
- Bảo Nghĩa Vương, lá cờ kia còn chưa rơi xuống thì Trịnh tướng quân còn chưa từ bỏ đâu! Ông hãy bắn rơi nó đi.
Nghĩa Vương nhìn lại thì thoáng phân vân, nói bắn trúng cột thì còn bắn được, bắn trúng cờ cũng chẳng khó gì, nhưng trúng cũng chẳng làm nó rơi được, phải bắn trúng dây neo giữ cờ, mà dây đó thực sự mỏng nhỏ, cờ lại ở cao lắm…
Bấy giờ có người bước ra, là Nguyễn Địa Lô, nói:
- Nghĩa Vương cho tôi mượn cung.
Nghĩa Vương trong lòng phân vân nhưng cũng trao cung và mũi tên cuối cùng cho Địa Lô, nói:
- Cờ ở cao lắm, dây cờ lại nhỏ, tướng quân có bắn được nổi không?
- Ta đã nói ta thua rồi, sao lại phải khổ sở thế này…
Trịnh Chiến gượng dậy, mỉm cười giơ tay phải lên, trên tay còn nguyên lá cờ đỏ thêu hai chữ vàng “Đại Việt”, cười giơ lên trước Đỗ Khắc Chung, nói:
- Tôi lấy được cờ rồi đây!
Bình luận facebook