Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 49
Tập 49.
Ngày hôm sau thì Bình Trọng tìm về tới đại doanh Vạn Kiếp, Quốc Tuấn thấy Bình Trọng về thì mừng lắm, ra tới tận cổng quân doanh mà đưa vào, các tướng thấy thân thể Bình Trọng đầy những vết thương, lại nghe tin Đoàn Thai và các tướng cận vệ của Bình Trọng đều tử trận, ai nấy đều đau xót thương cảm.
Bấy giờ Trần Quốc Tuấn phát hịch đi các nơi để điều động binh mã từ các nơi về cùng trấn giữ Vạn Kiếp, điều dân quân và lính tráng tinh nhuệ ở các lộ Hải Đông, Vân Trà, ba điểm (vùng Kim Thành, Hải Dương ngày nay.), Trần Nhân Tông từ kinh sư cũng viết hai câu thơ truyền tới để khích lệ ba quân:
“Cối Kê* việc cũ người nên nhớ
Hoan Diễn* còn đó chục vạn quân.”
(*Cối Kê: tích cũ Vua nước Việt là Câu Tiễn chống với quân Ngô là Phù Sai, toàn quân tan vỡ, chỉ còn hơn một ngàn quân về đóng ở Cối Kê, vậy mà sau gây dựng dần lên, chiếm lại được nước Ngô. *Hoan Diễn: châu Hoan, châu Diễn, nay là Thanh Hóa, Nghệ An.)
Thế quân lớn mạnh dần lên, các tướng lĩnh nghe hiệu triệu của Hưng Đạo Vương và Vua Nhân Tông, không đạo quân nào mà không đưa quân tới. Hưng Vũ Vương, Hưng Nhượng Vương, Minh Hiến Vương, Hưng Trí Vương cùng đốc xuất quân mã ở các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn về hội quân ở Vạn Kiếp, tổng quân số có tới hơn hai mươi vạn chỉ sau vài ngày ngắn ngủi, Hưng Đạo Vương phân cho các tướng đốc xuất binh mã, chia quân trấn giữ ở Vạn Kiếp, Chí Linh, Bình Than, xong xuôi đâu đó thì báo tin về triều đình xin lệnh.
…
Lại nói mấy ngày trước đó, đại quân thua to ở Nội Bàng, quan quân vỡ chạy, Hưng Đạo Vương cũng suýt bị nguy tới tính mạng, tin truyền về kinh thành, Nhân Tông lo lắng lắm, bàn ngay với Thánh Thượng Hoàng Thánh Tông:
- Nội Bàng mất rồi, giờ phải làm sao đây?
Thượng Hoàng nói:
- Chớ có lo tới thế, vẫn còn Vạn Kiếp và Gia Lâm, Gia Lâm như tấm khiên chắn chở che cho Thăng Long, Vạn Kiếp như cánh cung giương lên để ngắm bắn vào sơ hở của giặc, hai nơi đó còn thì Thăng Long vẫn còn an toàn, nay nhà Vua hãy đi tới Hải Đông mà tạo khí thế cho quân sĩ ở Vạn Kiếp, đồng thời điều quân tới giữ Gia Lâm, tăng cường viện trợ cho Trần Cao Vân đi.
Nhân Tông cho làm phải, chiều đó cho nghị triều phân việc ngay, giao cho Chương Hoài Thượng Hầu Trần Văn Lộng mang theo hai vạn quân từ kinh thành tới tiếp viện cho Gia Lâm, hẹn cùng hội quân với tướng giữ Gia Lâm là Trần Cao Vân, với mật lệnh bằng mọi giá không được để mất Gia Lâm, khi ra tới Gia Lâm, mọi nhất cử nhất động đều phải theo lệnh của Thần Thú Đại Soái Trần Cao Vân, tướng Trịnh Minh cùng con trai là Trịnh Chiến đi theo làm phó tướng cho Trần Lộng, thêm hai mươi tướng làm tướng trong quân trấn thủ Gia Lâm, quân nhận lệnh thì chuẩn bị trong hai canh giờ rồi lập tức lên đường ngay, nhà Vua cũng ngay trong ngày, chuẩn bị gấp rút lên đường đi Hải Đông, mang theo một vạn quân sẵn sàng tiếp ứng cho Hưng Đạo Vương ở Vạn Kiếp.
Các tướng nhận lệnh, cùng lên đường chuẩn bị ngay, bấy giờ rút đi cả, trong mật cung chỉ còn lại Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, Bạch Linh Vương Trần Linh, Thánh Tông nói:
- Trong kinh thành vẫn còn vài vạn quân canh giữ, nếu hai nơi Vạn Kiếp và Gia Lâm cùng mất, có lẽ sẽ phải tử chiến thôi.
Trần Linh nói:
- Nay tình thế đã thay đổi, khi xưa điều Trịnh Chiến ra giữ Gia Lâm bởi lẽ nơi đó vẫn còn an toàn, nay nơi đó bỗng chốc biến thành nơi hầm lửa, là nơi công kích của giặc mất rồi. Nếu Trịnh Chiến có bề gì thì An Tư công chúa cũng chẳng sống được mất.
Thánh Tông nói:
- Làm tướng thì dù có đi tới nơi chết cũng phải đi, cớ sao lại vì một công chúa mà có thể thay đổi, chiếu lệnh đã ban ra rồi sao lại chỉ vì như thế mà thu lại tướng? Cứ để hắn tới đó thi thố tài năng.
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc nói:
- Như hạ thần thấy thì Gia Lâm và Vạn Kiếp đều sẽ không giữ được đâu, quân Nguyên còn đông gấp đôi quân ta, các đại tướng của chúng đi tới nước ta tới giờ phút này còn chưa thiệt hại mất ai, mà quân ta đã chết tới vài chục tướng giữ thành rồi, nước Nguyên lần này sang là có ý định thôn tính triệt để nước ta chứ không phải có ý truy cùng giết tận, giờ nhân lúc thế trận còn giằng co nếu xin cầu hòa có lẽ sẽ được ưng thuận, nếu để chúng chiếm hai nơi đó rồi ập vào kinh thành, khi đó xin cầu hòa cũng chẳng xong, chỉ thương cho bách dân bách tính chịu nạn binh đao mà bỏ mạng.
Thánh Tông và Trần Quang Khải cùng trầm tư suy nghĩ, cả hai đều biết Trần Ích Tắc nói chẳng sai, nếu như giặc vào tới kinh, khi đó đừng có mong xin hòa nữa…Tuy không nghi ngờ gì tài dùng binh của Quốc Tuấn và Trần Cao Vân, nhưng nay tương quan lực lượng lớn đến như thế, dù có hai mươi vạn quân của Quốc Tuấn và mười vạn quân của Cao Vân cùng hợp lực lại đánh thì cũng chẳng phải đối thủ của năm mươi vạn quân Nguyên tinh nhuệ, nếu lỡ trường hợp xấu xảy ra thì…
Bấy giờ Trần Linh lại nói:
- Phụ thân nói chẳng sai, thế nhưng lệnh đã xuất ra, quân sĩ cũng đã lên đường cả rồi, nay không thể thu lệnh mà xin hàng được, nếu thế thì còn gì là uy nghiêm của Thiên tử nữa? Hơn thế nữa tuy từ ngày đầu ra quân, quân ta chỉ toàn thua nhưng cái thua đó là cái thua đã được dự liệu trước, Hưng Đạo Vương cũng đã có định sách sẽ thắng theo kiểu tằm ăn rễ, đánh rúc rỉa từ từ, cớ sao chỉ vì cái thua đó mà vội hàng? Nay ta ở trong kinh thành mà bàn tới chuyện hàng, thì ba mươi vạn quân cùng hàng trăm chiến tướng đang giữ ngoài các ải, đang giáp mặt với kẻ thù kia biết tính ra sao?
Trần Ích Tắc nói:
- Ta đẻ ra mày lẽ nào điều mày nghĩ ta lại không nghĩ được? Nhưng nay hãy nhìn cục diện xem thế nào? Hướng tây bắc xuống, Nạp Tốc Lạt Đinh công kích sông Chảy, Nhật Duật có tài thật đấy nhưng giữ có một ngàn quân, chỉ trong vài ngày nữa cũng lại phải rút về thôi, còn ở hướng nam, Trần Kiện giữ ba vạn quân, Toa Đô từ miền nam lên mới đánh Chiêm Thành, nay mang vào nước ta không dưới mười vạn, dù cho có giữ được cả Gia Lâm và Vạn Kiếp thì khi Toa Đô và Nạp Tốc Lạt Đinh áp sát vào kinh thành, ta giữ được đông bắc, còn tây bắc và phương nam lấy ai chống giữ? Mày học binh pháp hai chục năm trời lẽ nào lại không thấy?
Trần Linh bị Trần Ích Tắc nói thì cứng lưỡi không biết đối đáp sao, Thánh Tông cắt ngang lời nói:
- Ý các ngươi ta hiểu cả rồi, nhưng cứ chờ thêm ít ngày nữa, xem tình hình chiến sự ở Vạn Kiếp và Gia Lâm ra sao rồi ta sẽ liệu.
Nói đoạn cho bãi triều, bấy giờ cùng bước ra ngoài, Trần Linh tới sát bên Thánh Tông, nói nhỏ:
- Tâu Thượng Hoàng, vậy quân chuẩn bị khởi hành, nên tới cho công chúa hay một tiếng chứ…
Thánh Tông gật đầu, đoạn sai Tinh Phong tới phủ An Tư báo tin trước, sai Thiều Kỷ đi theo sau, tới nơi thì hộ tống An Tư đi tới phủ Trịnh chia tay với Trịnh Chiến.
…
Lại nói trời đã sang tối, An Tư nhận được tin báo trong đêm nay quân đội sẽ hành quân ra chiến trường, vội vội vàng vàng vào thay ngay y phục, trang điểm cho thật lộng lẫy cầu kì bước ra, Ngũ Thu Linh thấy công chúa hôm nay xinh đẹp tới lạ lùng, không kìm được phải thốt lên:
- Cô hôm nay đẹp quá!
An Tư cười nói:
- Nay chàng đi rồi, tôi phải để chàng ghi nhớ mãi hình ảnh xinh đẹp này của tôi mới được.
Đoạn hai người cùng vội vàng đi ra ngoài cổng cung, ra đến nơi đã thấy quân cấm vệ vẫn đứng đầy, chặn lại nói:
- Công chúa đi đâu tối muộn thế?
Tinh Phong nói:
- Nhận lệnh của Thánh Thượng, cho công chúa tới phủ Trịnh, các ông tránh ra đi.
Cấm quân nói:
- Chúng tôi chưa nhận được lệnh gì, phải chờ thôi.
Vậy là miễn cưỡng cùng chờ, được một lát thì thấy quân mã kéo tới, người đi đầu là Thiều Kỷ, An Tư vội nói ngay:
- Thiều tướng quân xin giúp cho tôi với, để tôi đến phủ Trịnh.
Thiều Kỷ nhảy xuống ngựa, vái chào công chúa rồi nói:
- Tôi tới để đưa người đi đây, mời đi ngay cho kịp.
Đoạn quay sang nói với cấm quân:
- Có lệnh của Thánh Thượng, không cần giam lỏng công chúa nữa, để công chúa đi.
Cấm quân thấy Thiều Kỷ nói thế, liền vội lui ra nhường đường, vậy là Thiều Kỷ và Tinh Phong cùng quân mật tá vụ đưa An Tư và Ngũ Thu Linh tới phủ Trịnh, khi tới gần nơi đã thấy đèn đuốc sáng rực, người dân đứng quanh phủ rất đông, quân sĩ lại hỏi, người dân đáp:
- Đêm nay Trịnh tướng quân đi đánh giặc, chúng tôi ra tiễn đấy.
An Tư hỏi Thiều Kỷ:
- Ngoài chiến trường có việc gì nguy hiểm lắm hay sao mà chẳng để tới sáng mai được ư?
Thiều Kỷ đáp:
- Giặc đã đánh tới các ải sát kinh thành rồi nên cho quan binh đi ngay.
Mọi người nhìn thấy công chúa cả, có người biết mặt người không biết, Trịnh Minh vội đứng dậy cúi chào, các tướng thấy thế cũng cùng chào.
Công chúa đứng ngay giữa phòng chẳng biết nói gì, mắt nhìn Trịnh Chiến trân chối, Trịnh Chiến cũng lặng người nhìn lại, khuôn mặt đầy vẻ bối rối hoang mang, hồi lâu sau, công chúa mới ngập ngừng nói:
- Cho tôi ít phút…Được chăng?
Trịnh Chiến nhìn cha dò ý, Trịnh Minh gật đầu nói:
- Con ra gặp công chúa, nhớ chóng về sớm để lên đường cho kịp giờ đẹp.
Trịnh Chiến nghe thế, vội vàng rời khỏi chỗ, bước lại nắm lấy tay An Tư kéo ra ngoài…
Ngày hôm sau thì Bình Trọng tìm về tới đại doanh Vạn Kiếp, Quốc Tuấn thấy Bình Trọng về thì mừng lắm, ra tới tận cổng quân doanh mà đưa vào, các tướng thấy thân thể Bình Trọng đầy những vết thương, lại nghe tin Đoàn Thai và các tướng cận vệ của Bình Trọng đều tử trận, ai nấy đều đau xót thương cảm.
Bấy giờ Trần Quốc Tuấn phát hịch đi các nơi để điều động binh mã từ các nơi về cùng trấn giữ Vạn Kiếp, điều dân quân và lính tráng tinh nhuệ ở các lộ Hải Đông, Vân Trà, ba điểm (vùng Kim Thành, Hải Dương ngày nay.), Trần Nhân Tông từ kinh sư cũng viết hai câu thơ truyền tới để khích lệ ba quân:
“Cối Kê* việc cũ người nên nhớ
Hoan Diễn* còn đó chục vạn quân.”
(*Cối Kê: tích cũ Vua nước Việt là Câu Tiễn chống với quân Ngô là Phù Sai, toàn quân tan vỡ, chỉ còn hơn một ngàn quân về đóng ở Cối Kê, vậy mà sau gây dựng dần lên, chiếm lại được nước Ngô. *Hoan Diễn: châu Hoan, châu Diễn, nay là Thanh Hóa, Nghệ An.)
Thế quân lớn mạnh dần lên, các tướng lĩnh nghe hiệu triệu của Hưng Đạo Vương và Vua Nhân Tông, không đạo quân nào mà không đưa quân tới. Hưng Vũ Vương, Hưng Nhượng Vương, Minh Hiến Vương, Hưng Trí Vương cùng đốc xuất quân mã ở các xứ Bàng Hà, Na Sầm, Trà Hương, Yên Sinh, Long Nhãn về hội quân ở Vạn Kiếp, tổng quân số có tới hơn hai mươi vạn chỉ sau vài ngày ngắn ngủi, Hưng Đạo Vương phân cho các tướng đốc xuất binh mã, chia quân trấn giữ ở Vạn Kiếp, Chí Linh, Bình Than, xong xuôi đâu đó thì báo tin về triều đình xin lệnh.
…
Lại nói mấy ngày trước đó, đại quân thua to ở Nội Bàng, quan quân vỡ chạy, Hưng Đạo Vương cũng suýt bị nguy tới tính mạng, tin truyền về kinh thành, Nhân Tông lo lắng lắm, bàn ngay với Thánh Thượng Hoàng Thánh Tông:
- Nội Bàng mất rồi, giờ phải làm sao đây?
Thượng Hoàng nói:
- Chớ có lo tới thế, vẫn còn Vạn Kiếp và Gia Lâm, Gia Lâm như tấm khiên chắn chở che cho Thăng Long, Vạn Kiếp như cánh cung giương lên để ngắm bắn vào sơ hở của giặc, hai nơi đó còn thì Thăng Long vẫn còn an toàn, nay nhà Vua hãy đi tới Hải Đông mà tạo khí thế cho quân sĩ ở Vạn Kiếp, đồng thời điều quân tới giữ Gia Lâm, tăng cường viện trợ cho Trần Cao Vân đi.
Nhân Tông cho làm phải, chiều đó cho nghị triều phân việc ngay, giao cho Chương Hoài Thượng Hầu Trần Văn Lộng mang theo hai vạn quân từ kinh thành tới tiếp viện cho Gia Lâm, hẹn cùng hội quân với tướng giữ Gia Lâm là Trần Cao Vân, với mật lệnh bằng mọi giá không được để mất Gia Lâm, khi ra tới Gia Lâm, mọi nhất cử nhất động đều phải theo lệnh của Thần Thú Đại Soái Trần Cao Vân, tướng Trịnh Minh cùng con trai là Trịnh Chiến đi theo làm phó tướng cho Trần Lộng, thêm hai mươi tướng làm tướng trong quân trấn thủ Gia Lâm, quân nhận lệnh thì chuẩn bị trong hai canh giờ rồi lập tức lên đường ngay, nhà Vua cũng ngay trong ngày, chuẩn bị gấp rút lên đường đi Hải Đông, mang theo một vạn quân sẵn sàng tiếp ứng cho Hưng Đạo Vương ở Vạn Kiếp.
Các tướng nhận lệnh, cùng lên đường chuẩn bị ngay, bấy giờ rút đi cả, trong mật cung chỉ còn lại Chiêu Minh Vương Trần Quang Khải, Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc, Bạch Linh Vương Trần Linh, Thánh Tông nói:
- Trong kinh thành vẫn còn vài vạn quân canh giữ, nếu hai nơi Vạn Kiếp và Gia Lâm cùng mất, có lẽ sẽ phải tử chiến thôi.
Trần Linh nói:
- Nay tình thế đã thay đổi, khi xưa điều Trịnh Chiến ra giữ Gia Lâm bởi lẽ nơi đó vẫn còn an toàn, nay nơi đó bỗng chốc biến thành nơi hầm lửa, là nơi công kích của giặc mất rồi. Nếu Trịnh Chiến có bề gì thì An Tư công chúa cũng chẳng sống được mất.
Thánh Tông nói:
- Làm tướng thì dù có đi tới nơi chết cũng phải đi, cớ sao lại vì một công chúa mà có thể thay đổi, chiếu lệnh đã ban ra rồi sao lại chỉ vì như thế mà thu lại tướng? Cứ để hắn tới đó thi thố tài năng.
Chiêu Quốc Vương Trần Ích Tắc nói:
- Như hạ thần thấy thì Gia Lâm và Vạn Kiếp đều sẽ không giữ được đâu, quân Nguyên còn đông gấp đôi quân ta, các đại tướng của chúng đi tới nước ta tới giờ phút này còn chưa thiệt hại mất ai, mà quân ta đã chết tới vài chục tướng giữ thành rồi, nước Nguyên lần này sang là có ý định thôn tính triệt để nước ta chứ không phải có ý truy cùng giết tận, giờ nhân lúc thế trận còn giằng co nếu xin cầu hòa có lẽ sẽ được ưng thuận, nếu để chúng chiếm hai nơi đó rồi ập vào kinh thành, khi đó xin cầu hòa cũng chẳng xong, chỉ thương cho bách dân bách tính chịu nạn binh đao mà bỏ mạng.
Thánh Tông và Trần Quang Khải cùng trầm tư suy nghĩ, cả hai đều biết Trần Ích Tắc nói chẳng sai, nếu như giặc vào tới kinh, khi đó đừng có mong xin hòa nữa…Tuy không nghi ngờ gì tài dùng binh của Quốc Tuấn và Trần Cao Vân, nhưng nay tương quan lực lượng lớn đến như thế, dù có hai mươi vạn quân của Quốc Tuấn và mười vạn quân của Cao Vân cùng hợp lực lại đánh thì cũng chẳng phải đối thủ của năm mươi vạn quân Nguyên tinh nhuệ, nếu lỡ trường hợp xấu xảy ra thì…
Bấy giờ Trần Linh lại nói:
- Phụ thân nói chẳng sai, thế nhưng lệnh đã xuất ra, quân sĩ cũng đã lên đường cả rồi, nay không thể thu lệnh mà xin hàng được, nếu thế thì còn gì là uy nghiêm của Thiên tử nữa? Hơn thế nữa tuy từ ngày đầu ra quân, quân ta chỉ toàn thua nhưng cái thua đó là cái thua đã được dự liệu trước, Hưng Đạo Vương cũng đã có định sách sẽ thắng theo kiểu tằm ăn rễ, đánh rúc rỉa từ từ, cớ sao chỉ vì cái thua đó mà vội hàng? Nay ta ở trong kinh thành mà bàn tới chuyện hàng, thì ba mươi vạn quân cùng hàng trăm chiến tướng đang giữ ngoài các ải, đang giáp mặt với kẻ thù kia biết tính ra sao?
Trần Ích Tắc nói:
- Ta đẻ ra mày lẽ nào điều mày nghĩ ta lại không nghĩ được? Nhưng nay hãy nhìn cục diện xem thế nào? Hướng tây bắc xuống, Nạp Tốc Lạt Đinh công kích sông Chảy, Nhật Duật có tài thật đấy nhưng giữ có một ngàn quân, chỉ trong vài ngày nữa cũng lại phải rút về thôi, còn ở hướng nam, Trần Kiện giữ ba vạn quân, Toa Đô từ miền nam lên mới đánh Chiêm Thành, nay mang vào nước ta không dưới mười vạn, dù cho có giữ được cả Gia Lâm và Vạn Kiếp thì khi Toa Đô và Nạp Tốc Lạt Đinh áp sát vào kinh thành, ta giữ được đông bắc, còn tây bắc và phương nam lấy ai chống giữ? Mày học binh pháp hai chục năm trời lẽ nào lại không thấy?
Trần Linh bị Trần Ích Tắc nói thì cứng lưỡi không biết đối đáp sao, Thánh Tông cắt ngang lời nói:
- Ý các ngươi ta hiểu cả rồi, nhưng cứ chờ thêm ít ngày nữa, xem tình hình chiến sự ở Vạn Kiếp và Gia Lâm ra sao rồi ta sẽ liệu.
Nói đoạn cho bãi triều, bấy giờ cùng bước ra ngoài, Trần Linh tới sát bên Thánh Tông, nói nhỏ:
- Tâu Thượng Hoàng, vậy quân chuẩn bị khởi hành, nên tới cho công chúa hay một tiếng chứ…
Thánh Tông gật đầu, đoạn sai Tinh Phong tới phủ An Tư báo tin trước, sai Thiều Kỷ đi theo sau, tới nơi thì hộ tống An Tư đi tới phủ Trịnh chia tay với Trịnh Chiến.
…
Lại nói trời đã sang tối, An Tư nhận được tin báo trong đêm nay quân đội sẽ hành quân ra chiến trường, vội vội vàng vàng vào thay ngay y phục, trang điểm cho thật lộng lẫy cầu kì bước ra, Ngũ Thu Linh thấy công chúa hôm nay xinh đẹp tới lạ lùng, không kìm được phải thốt lên:
- Cô hôm nay đẹp quá!
An Tư cười nói:
- Nay chàng đi rồi, tôi phải để chàng ghi nhớ mãi hình ảnh xinh đẹp này của tôi mới được.
Đoạn hai người cùng vội vàng đi ra ngoài cổng cung, ra đến nơi đã thấy quân cấm vệ vẫn đứng đầy, chặn lại nói:
- Công chúa đi đâu tối muộn thế?
Tinh Phong nói:
- Nhận lệnh của Thánh Thượng, cho công chúa tới phủ Trịnh, các ông tránh ra đi.
Cấm quân nói:
- Chúng tôi chưa nhận được lệnh gì, phải chờ thôi.
Vậy là miễn cưỡng cùng chờ, được một lát thì thấy quân mã kéo tới, người đi đầu là Thiều Kỷ, An Tư vội nói ngay:
- Thiều tướng quân xin giúp cho tôi với, để tôi đến phủ Trịnh.
Thiều Kỷ nhảy xuống ngựa, vái chào công chúa rồi nói:
- Tôi tới để đưa người đi đây, mời đi ngay cho kịp.
Đoạn quay sang nói với cấm quân:
- Có lệnh của Thánh Thượng, không cần giam lỏng công chúa nữa, để công chúa đi.
Cấm quân thấy Thiều Kỷ nói thế, liền vội lui ra nhường đường, vậy là Thiều Kỷ và Tinh Phong cùng quân mật tá vụ đưa An Tư và Ngũ Thu Linh tới phủ Trịnh, khi tới gần nơi đã thấy đèn đuốc sáng rực, người dân đứng quanh phủ rất đông, quân sĩ lại hỏi, người dân đáp:
- Đêm nay Trịnh tướng quân đi đánh giặc, chúng tôi ra tiễn đấy.
An Tư hỏi Thiều Kỷ:
- Ngoài chiến trường có việc gì nguy hiểm lắm hay sao mà chẳng để tới sáng mai được ư?
Thiều Kỷ đáp:
- Giặc đã đánh tới các ải sát kinh thành rồi nên cho quan binh đi ngay.
Mọi người nhìn thấy công chúa cả, có người biết mặt người không biết, Trịnh Minh vội đứng dậy cúi chào, các tướng thấy thế cũng cùng chào.
Công chúa đứng ngay giữa phòng chẳng biết nói gì, mắt nhìn Trịnh Chiến trân chối, Trịnh Chiến cũng lặng người nhìn lại, khuôn mặt đầy vẻ bối rối hoang mang, hồi lâu sau, công chúa mới ngập ngừng nói:
- Cho tôi ít phút…Được chăng?
Trịnh Chiến nhìn cha dò ý, Trịnh Minh gật đầu nói:
- Con ra gặp công chúa, nhớ chóng về sớm để lên đường cho kịp giờ đẹp.
Trịnh Chiến nghe thế, vội vàng rời khỏi chỗ, bước lại nắm lấy tay An Tư kéo ra ngoài…
Bình luận facebook