Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 51
Tập 51.
Sáng hôm sau, Cao Vân dẫn các tướng tới đền miếu tế tự ở Gia Lâm làm lễ thắp hương, đền miếu tế tự là nơi thờ riêng của các tướng lĩnh đã cùng Cao Vân chinh chiến và đã thiệt mạng kể từ khi Cao Vân khởi nghĩa tới nay, gồm có các tướng của Tế Giang, các tướng giữ ở Gia Lâm và Anh Linh của các đạo sĩ, tướng quân ở Vu Sơn. Các tướng cùng bước vào bên trong, thấy bên trong rặt đầy những bài vị, có tới mấy chục cái, Cao Vân châm cây hương lên, các tướng sĩ đều châm hương lên theo, mỗi người một cây, theo chức sắc mà đứng sắp thành hàng lối đứng sau Cao Vân làm lễ dâng hương.
Chiêu Văn Hầu Trần Văn Lộng nhìn lên các bài vị, thấy ghi tên nhiều vô số, Lộng cũng có biết một số người qua những câu truyện kể, bài vị được xếp thành có tới năm hàng lần lượt từ ngoài vào trong, từ ít tới nhiều. Ở hàng đầu được đặt trang nghiêm nơi chính giữa là ba bài vị lần lượt của những người ghi tên:
Thứ nhất, Thanh Trúc Kinh Tâm
Thứ hai, Viên Đỉnh
Thứ ba, Vu Đạt.
Ngó vào trong ở hàng thứ kế có năm bài vị lần lượt ghi tên:
Thứ nhất, Nguyễn Tử Hậu
Thứ hai, Lưu Ngọc
Thứ ba, Cù Tử Phạm
Thứ tư, Ngô Văn Dũng
Thứ năm, Nguyễn Văn Thảo
Tới hàng thứ ba thì có bảy bài vị, lần lượt ghi tên:
Thứ nhất, Phạm Quang Lĩnh
Thứ hai, Trần Hà Lượng
Thứ ba, Nguyễn Phi
Thứ tư, Ngũ Thu Nguyệt
Thứ năm, Mai Mai
Tới hàng thứ tư vào sâu trong nữa thì lại càng nhiều, lại bị che khuất bởi các hàng trước, lộng không đọc được tên nữa…
Chiêu Văn Hầu nói:
- Chưa thấy nơi nào mà chủ soái lại thờ các tướng lĩnh như ở Gia Lâm.
Cao Vân đáp:
- Họ đều là những người vào sinh ra tử cùng tôi từ ngày tôi chỉ là thằng đan nón ở thôn Mộc, Cao Vân có được ngày hôm nay đều nhờ họ cả, mộ phần của họ và nơi thờ cúng cho họ phần nhiều đều được đặt tại núi Vu Sơn là chính, nhưng Vu Sơn ở xa, nên tôi cũng làm riêng thêm đền tế tự này cho họ ở thành Gia Lâm, để thi thoảng nhớ lại người xưa, thì vào đây thăm viếng cho gần.
Lộng không hỏi gì thêm nữa, đưa hương lên, chắp tay cung kính.
Cao Vân chắp tay kính cẩn, khấn:
- Đại Việt, Thiệu Bảo năm thứ bảy, Thiên gia tướng Trần Cao Vân, Thần Thú Gia Lâm, hôm nay xin tới dâng lên vong hồn của các tướng lĩnh trên trời, nén hương thanh, ly nước bạc, mong cho chứng tấm lòng thành. Nước Việt vốn nước yên bình hòa hiếu, không thích tranh đấu, chỉ thích thuận theo lẽ tự nhiên, làm theo mệnh trời, ấy thế mà nay phải gánh chịu cái họa xâm lăng, thì người nam tử phải ra chiến trường mà bảo vệ cho sơn hà xã tắc, lần này cường địch hung ác, quân binh tinh nhuệ, người ngựa khí giới, quân lương đều nhiều, nay chúng xâm lăng, phạm vào Gia Lâm là nơi ta điều phối, chỉ trong nay mai, đại quân giặc sẽ tới đây, biết việc chống giặc lần này là gian khó, vậy nên Vân này cầu xin người ở trên cung trời, người ở dưới Huỳnh Tuyền, cầu xin Thần Linh, trời người Quỷ Thần, Vong Linh Anh Linh trên đất Gia Lâm, Tế Giang cùng hợp lực với ta mà chống giặc, bảo vệ non sông mãi mãi trường tồn…
Đoạn Vân cúi đầu lạy ba lạy, rồi cắm cây nhang vào lư đồng lớn đặt ngay giữa ban thờ, các tướng sĩ dưới quyền cũng lần lượt làm theo Cao Vân, bước lên cung kính lạy ba lạy rồi cùng cắm nhang vào lư đồng, xong xuôi đâu đó, Vân mời tất cả tới nơi nghị bàn trong phủ thành để nghị sự việc đánh giặc.
…
Bấy giờ Cao Vân cùng các tướng nghị sự trong thành, Cao Vân nắm tay Trần Văn Lộng, nói:
- Chiêu Văn Hầu là người chức cao nhất và quyền uy nhất ở đây, xin kính mời quân hầu ngồi lên hàng chủ soái, toàn quyền điều động, quân đội Gia Lâm đều nhất nhất nghe lời.
Đoạn sai Mai Huỳnh đi lấy ấn tướng, Trần Văn Lộng vội gạt đi ngay, nói:
- Tôi là quân hầu, thế nhưng tới đây do lệnh Vua ban, đó là muốn có người trong hoàng tộc tới làm chủ trì trong quân để khích lệ lòng binh sĩ, có vậy thôi chứ không có ý gì khác, còn xét về việc binh, mọi việc xin nhờ Thiên tướng lo liệu cho cả.
Cao Vân nói:
- Vậy được, cung kính chẳng bằng tuân mệnh, mời quân hầu lên đây.
Nói đoạn nắm tay Trần Văn Lộng đưa lên ghế ngang hàng với mình, Trần Văn Lộng miễn cưỡng ngồi lên, nói:
- Xin mời tướng quân làm chủ tọa.
Bấy giờ Trần Cao Vân nhìn xuống các tướng dưới trướng, nói:
- Ta theo sự ủy thác của quân hầu, bàn với các ngươi về việc chiến sự.
Các tướng đều hướng lên cùng nhìn Cao Vân, mọi người im lặng chẳng ai nói gì, bấy giờ Vân nói:
- Giặc phương bắc đánh xuống là cái họa của nước nhà, điều ấy chẳng cần bàn cãi gì, trước khi lâm vào chiến trận, ta muốn nói điều này với các ngươi, nay quân giặc hùng cường, các tướng đi nam chinh lần này đều là những tướng đứng đầu của nhà Nguyên cử sang đây, các ngươi nên biết như thế, do đó các ngươi hãy sẵn sàng tâm lý có thể hy sinh bất kì khi nào, cũng hãy nói cho vợ con các ngươi chuẩn bị sẵn tinh thần cho những việc đó.
Các tướng đều đồng thanh nói: “Dạ”. Bấy giờ Cao Vân mới nói về việc chính sự:
- Hôm qua thám tử đã về báo tin, sau khi đánh được ải Nội Bàng, quân Nguyên chia làm hai đạo, tiến theo hướng Thăng Long mà vào, một đạo quân đi theo hướng đông nam về ải Vạn Kiếp đánh, đạo quân còn lại đi theo hướng tây nam đánh vào Gia Lâm, Hưng Đạo Vương đã chiêu tập quân đội về cố thủ ở Vạn Kiếp, binh lực có tới gần hai mươi vạn, hùng hậu vô cùng, người sẽ trấn giữ ở đó, còn ở Gia Lâm, người tin tưởng giao cho ta trông coi, Thánh Thượng ở kinh thành cũng tín nhiệm mà điều quân tới trợ lực, lại sai Văn Chiêu Hầu cùng tới trợ chiến, vậy cũng đủ biết Thánh Thượng coi trọng Gia Lâm đến thế nào. Vì sao Gia Lâm lại được coi trọng đến như thế? Bởi lẽ Gia Lâm như con hổ ngồi án ngữ một phương, lại chồm lên như con rồng có hai chiếc đầu, một chiếc đầu hướng về Thăng Long canh chừng, một chiếc đầu lại hướng về phương bắc mà trấn giữ, nơi đây mặt tây có núi non hiểm trở làm thế dựa, mặt nam nhìn ra Vạn Kiếp, có thể tiếp ứng, ở đây đường thủy và đường lợi lại đều thuận lợi cho việc tiến phát và rút quân, do đó ta và các ngươi ở đây cùng hết sức gìn giữ, dù có chết cũng quyết không bỏ thành trì, quyết đem thân này vì non sông mà dâng hiến, các ngươi có cùng ta được không?
Chư tướng cùng nói:
- Hết lòng theo lệnh đại tướng quân chống giặc.
Cao Vân cười hài lòng, đoạn nói:
Các tướng nghe Cao Vân nói xong đều thấy lo lắng, chúng đều được nghe biết về sức mạnh của quân Mông Cổ rồi nhưng không hình dung được cặn kẽ, tỉ mỉ như thế, việc này có lẽ chỉ các đại tướng quan trọng làm việc bí mật với Trần Cao Vân và các vị tướng trong quân tình báo của Cao Vân mới biết được.
Trần Văn Lộng nghe xong cũng lo lắng lắm, hỏi:
- Tướng quân nói rằng dù có biết rõ chúng chia đội hình tiến phát thế nào thì cũng không làm gì được, nói chi tới việc ta còn chẳng biết chúng chia quân ra sao, như thế thì ta phải làm gì?
Sáng hôm sau, Cao Vân dẫn các tướng tới đền miếu tế tự ở Gia Lâm làm lễ thắp hương, đền miếu tế tự là nơi thờ riêng của các tướng lĩnh đã cùng Cao Vân chinh chiến và đã thiệt mạng kể từ khi Cao Vân khởi nghĩa tới nay, gồm có các tướng của Tế Giang, các tướng giữ ở Gia Lâm và Anh Linh của các đạo sĩ, tướng quân ở Vu Sơn. Các tướng cùng bước vào bên trong, thấy bên trong rặt đầy những bài vị, có tới mấy chục cái, Cao Vân châm cây hương lên, các tướng sĩ đều châm hương lên theo, mỗi người một cây, theo chức sắc mà đứng sắp thành hàng lối đứng sau Cao Vân làm lễ dâng hương.
Chiêu Văn Hầu Trần Văn Lộng nhìn lên các bài vị, thấy ghi tên nhiều vô số, Lộng cũng có biết một số người qua những câu truyện kể, bài vị được xếp thành có tới năm hàng lần lượt từ ngoài vào trong, từ ít tới nhiều. Ở hàng đầu được đặt trang nghiêm nơi chính giữa là ba bài vị lần lượt của những người ghi tên:
Thứ nhất, Thanh Trúc Kinh Tâm
Thứ hai, Viên Đỉnh
Thứ ba, Vu Đạt.
Ngó vào trong ở hàng thứ kế có năm bài vị lần lượt ghi tên:
Thứ nhất, Nguyễn Tử Hậu
Thứ hai, Lưu Ngọc
Thứ ba, Cù Tử Phạm
Thứ tư, Ngô Văn Dũng
Thứ năm, Nguyễn Văn Thảo
Tới hàng thứ ba thì có bảy bài vị, lần lượt ghi tên:
Thứ nhất, Phạm Quang Lĩnh
Thứ hai, Trần Hà Lượng
Thứ ba, Nguyễn Phi
Thứ tư, Ngũ Thu Nguyệt
Thứ năm, Mai Mai
Tới hàng thứ tư vào sâu trong nữa thì lại càng nhiều, lại bị che khuất bởi các hàng trước, lộng không đọc được tên nữa…
Chiêu Văn Hầu nói:
- Chưa thấy nơi nào mà chủ soái lại thờ các tướng lĩnh như ở Gia Lâm.
Cao Vân đáp:
- Họ đều là những người vào sinh ra tử cùng tôi từ ngày tôi chỉ là thằng đan nón ở thôn Mộc, Cao Vân có được ngày hôm nay đều nhờ họ cả, mộ phần của họ và nơi thờ cúng cho họ phần nhiều đều được đặt tại núi Vu Sơn là chính, nhưng Vu Sơn ở xa, nên tôi cũng làm riêng thêm đền tế tự này cho họ ở thành Gia Lâm, để thi thoảng nhớ lại người xưa, thì vào đây thăm viếng cho gần.
Lộng không hỏi gì thêm nữa, đưa hương lên, chắp tay cung kính.
Cao Vân chắp tay kính cẩn, khấn:
- Đại Việt, Thiệu Bảo năm thứ bảy, Thiên gia tướng Trần Cao Vân, Thần Thú Gia Lâm, hôm nay xin tới dâng lên vong hồn của các tướng lĩnh trên trời, nén hương thanh, ly nước bạc, mong cho chứng tấm lòng thành. Nước Việt vốn nước yên bình hòa hiếu, không thích tranh đấu, chỉ thích thuận theo lẽ tự nhiên, làm theo mệnh trời, ấy thế mà nay phải gánh chịu cái họa xâm lăng, thì người nam tử phải ra chiến trường mà bảo vệ cho sơn hà xã tắc, lần này cường địch hung ác, quân binh tinh nhuệ, người ngựa khí giới, quân lương đều nhiều, nay chúng xâm lăng, phạm vào Gia Lâm là nơi ta điều phối, chỉ trong nay mai, đại quân giặc sẽ tới đây, biết việc chống giặc lần này là gian khó, vậy nên Vân này cầu xin người ở trên cung trời, người ở dưới Huỳnh Tuyền, cầu xin Thần Linh, trời người Quỷ Thần, Vong Linh Anh Linh trên đất Gia Lâm, Tế Giang cùng hợp lực với ta mà chống giặc, bảo vệ non sông mãi mãi trường tồn…
Đoạn Vân cúi đầu lạy ba lạy, rồi cắm cây nhang vào lư đồng lớn đặt ngay giữa ban thờ, các tướng sĩ dưới quyền cũng lần lượt làm theo Cao Vân, bước lên cung kính lạy ba lạy rồi cùng cắm nhang vào lư đồng, xong xuôi đâu đó, Vân mời tất cả tới nơi nghị bàn trong phủ thành để nghị sự việc đánh giặc.
…
Bấy giờ Cao Vân cùng các tướng nghị sự trong thành, Cao Vân nắm tay Trần Văn Lộng, nói:
- Chiêu Văn Hầu là người chức cao nhất và quyền uy nhất ở đây, xin kính mời quân hầu ngồi lên hàng chủ soái, toàn quyền điều động, quân đội Gia Lâm đều nhất nhất nghe lời.
Đoạn sai Mai Huỳnh đi lấy ấn tướng, Trần Văn Lộng vội gạt đi ngay, nói:
- Tôi là quân hầu, thế nhưng tới đây do lệnh Vua ban, đó là muốn có người trong hoàng tộc tới làm chủ trì trong quân để khích lệ lòng binh sĩ, có vậy thôi chứ không có ý gì khác, còn xét về việc binh, mọi việc xin nhờ Thiên tướng lo liệu cho cả.
Cao Vân nói:
- Vậy được, cung kính chẳng bằng tuân mệnh, mời quân hầu lên đây.
Nói đoạn nắm tay Trần Văn Lộng đưa lên ghế ngang hàng với mình, Trần Văn Lộng miễn cưỡng ngồi lên, nói:
- Xin mời tướng quân làm chủ tọa.
Bấy giờ Trần Cao Vân nhìn xuống các tướng dưới trướng, nói:
- Ta theo sự ủy thác của quân hầu, bàn với các ngươi về việc chiến sự.
Các tướng đều hướng lên cùng nhìn Cao Vân, mọi người im lặng chẳng ai nói gì, bấy giờ Vân nói:
- Giặc phương bắc đánh xuống là cái họa của nước nhà, điều ấy chẳng cần bàn cãi gì, trước khi lâm vào chiến trận, ta muốn nói điều này với các ngươi, nay quân giặc hùng cường, các tướng đi nam chinh lần này đều là những tướng đứng đầu của nhà Nguyên cử sang đây, các ngươi nên biết như thế, do đó các ngươi hãy sẵn sàng tâm lý có thể hy sinh bất kì khi nào, cũng hãy nói cho vợ con các ngươi chuẩn bị sẵn tinh thần cho những việc đó.
Các tướng đều đồng thanh nói: “Dạ”. Bấy giờ Cao Vân mới nói về việc chính sự:
- Hôm qua thám tử đã về báo tin, sau khi đánh được ải Nội Bàng, quân Nguyên chia làm hai đạo, tiến theo hướng Thăng Long mà vào, một đạo quân đi theo hướng đông nam về ải Vạn Kiếp đánh, đạo quân còn lại đi theo hướng tây nam đánh vào Gia Lâm, Hưng Đạo Vương đã chiêu tập quân đội về cố thủ ở Vạn Kiếp, binh lực có tới gần hai mươi vạn, hùng hậu vô cùng, người sẽ trấn giữ ở đó, còn ở Gia Lâm, người tin tưởng giao cho ta trông coi, Thánh Thượng ở kinh thành cũng tín nhiệm mà điều quân tới trợ lực, lại sai Văn Chiêu Hầu cùng tới trợ chiến, vậy cũng đủ biết Thánh Thượng coi trọng Gia Lâm đến thế nào. Vì sao Gia Lâm lại được coi trọng đến như thế? Bởi lẽ Gia Lâm như con hổ ngồi án ngữ một phương, lại chồm lên như con rồng có hai chiếc đầu, một chiếc đầu hướng về Thăng Long canh chừng, một chiếc đầu lại hướng về phương bắc mà trấn giữ, nơi đây mặt tây có núi non hiểm trở làm thế dựa, mặt nam nhìn ra Vạn Kiếp, có thể tiếp ứng, ở đây đường thủy và đường lợi lại đều thuận lợi cho việc tiến phát và rút quân, do đó ta và các ngươi ở đây cùng hết sức gìn giữ, dù có chết cũng quyết không bỏ thành trì, quyết đem thân này vì non sông mà dâng hiến, các ngươi có cùng ta được không?
Chư tướng cùng nói:
- Hết lòng theo lệnh đại tướng quân chống giặc.
Cao Vân cười hài lòng, đoạn nói:
Các tướng nghe Cao Vân nói xong đều thấy lo lắng, chúng đều được nghe biết về sức mạnh của quân Mông Cổ rồi nhưng không hình dung được cặn kẽ, tỉ mỉ như thế, việc này có lẽ chỉ các đại tướng quan trọng làm việc bí mật với Trần Cao Vân và các vị tướng trong quân tình báo của Cao Vân mới biết được.
Trần Văn Lộng nghe xong cũng lo lắng lắm, hỏi:
- Tướng quân nói rằng dù có biết rõ chúng chia đội hình tiến phát thế nào thì cũng không làm gì được, nói chi tới việc ta còn chẳng biết chúng chia quân ra sao, như thế thì ta phải làm gì?
Bình luận facebook