Viet Writer
Và Mai Có Nắng
-
Chương 52
Tập 52.
Trần Cao Vân nói:
- Binh pháp có dạy trước khi vào trận chiến phải nắm rõ được ưu nhược của địch, biết mình biêt người thì mới có nhiều cơ hội chiến thắng, nay địch tác chiến có phép biến hóa kì dị, tình báo không thể thu thập hết nên không thể phụ thuộc vào việc địch tác chiến, nếu vậy chỉ còn cách biết rõ mình, làm tốt nhất việc chuẩn bị để phát huy ưu thế tối đa của mình, khi địch tới tác chiến thì tùy vào tình hình mà điều chỉnh sau, như thế thì bất kể chúng di chuyển quân ra sao ta cũng có thể ứng biến. Nay địa hình Gia Lâm là nơi thuận lợi cho việc công thủ bởi lẽ có nhiều thành trì và cửa ải có lợi về địa lợi, ta nên bố trí phòng thủ cho chắc các địa lợi đó đã, xét rộng ra thì ở thành Gia Lâm ngay chính giữa, hai bên tả hữu đều có thành giữ, trước mắt tạm chia binh lực ra trấn giữ ở ba nơi chủ chốt đó đã, tùy tình hình rồi điều chỉnh và có tiếp ứng lẫn cho nhau là được.
Mai Huỳnh bước lên nói:
- Ở mặt tây của ta là đất Minh An, giáp nối vùng Thiện Tài và Dạ Liêu, là nơi có thể thủ về miền sông nước, địa hình quanh co, nếu công được vào đây thì đánh hất vào thành Gia Lâm theo mạn đông bắc, đó là một điểm. Ở mặt đông của ta là vùng đất Lĩnh Sơn, có các ải hiểm là Vũ Ninh, Đông Ngàn, đó là nơi các ải trọng yếu, mặt trước có sông hồ che, mặt sau có núi non tựa, là nơi dễ thủ khó công, nếu địch muốn đánh được các nơi này thì quân công phải đông gấp mười quân thủ, dù cho quân Mông Cổ tinh nhuệ gấp đôi quân ta thì cũng cần tới năm, như thế là ta khắc phục được nhược điểm về việc quân số thua và kỹ năng thua, ở đó nếu giữ tốt thì có thể dễ ứng cứu sang vùng Gia Lâm, mạn hữu có thể dễ lui về thủ Vạn Kiếp, đây là nơi trọng yếu thứ hai cần cho tướng ra đóng giữ.
Trần Cao Vân nói:
- Vậy nay phân chia các tướng như sau, ở mạn tây giữ thành Minh An, Dạ Liêu, Thiện Tài thì cho đại tướng Ngô Văn Sĩ chỉ huy, Lôi Đạt, Ngô Văn Phi, Ngô Văn Hồ làm phó tướng, Nguyễn Minh Chiêm làm quân sư, cho tùy chọn hai mươi viên thượng tướng, ba mươi viên mạt tướng đi theo, giữ năm vạn quân, lệnh giữ được mặt này cho chắc. Ở mạn đông bắc giữ các nơi Vũ Ninh, Đông Ngàn, Lĩnh Sơn, Mộc Giang, giao cho đại tướng Trịnh Minh chỉ huy, Trịnh Chiến, Hồ Sĩ Cơ làm phó tướng, Hồ Văn Binh làm quân sư, cho tùy chọn các thượng tướng và mạt tướng đi theo, lại giao cho ba vạn quân giữ, lệnh giữ cho được mặt này. Còn đích thân ta cùng với Chiêu Văn Hầu và Mai Huỳnh sẽ giữ hai vạn quân, ở lại giữ thành chủ Gia Lâm, sẵn sàng ứng cứu cho cả hai mặt kia.
Bấy giờ có viên tướng quân phó tướng đứng chầu ở bên cạnh Trần Văn Lộng là Lưu Văn Nghĩa, nói nhỏ vào tai lộng:
- Vương gia hãy xin đi giữ ở một trong hai mặt kia, chớ ở cùng nơi với Trần Cao Vân, thứ nhất, một thành chẳng thể có hai hổ lớn, thứ hai, quân Nguyên chuộng đánh nhanh, lại chuộng đánh dập đầu não, chúng sẽ nhắm thẳng vào chính giữa Gia Lâm, Cao Vân và Mai Huỳnh tuy giỏi nhưng binh lực ít, sẽ bị đánh đầu tiên.
Trần Văn Lộng nghe thế, vội đứng lên nói ngay:
- Thiên tướng dạy rất phải, thế nhưng tôi thân làm hầu chủ nhận lệnh Vua mà tới đây, nay xin được tình nguyện ra nơi biên ải, ở nơi đầu sóng ngọn gió làm gương cho ba quân.
Cao Vân nghe thế thì nhìn Trần Văn Lộng rồi quay sang Mai Huỳnh hỏi ý, Mai Huỳnh cũng liền nói nhỏ vào tai Cao Vân:
- Vậy cũng tốt, cho hắn đi giữ ở hai nơi kia.
Cao Vân hỏi:
- Cho hắn đi giúp ai thì được? Ngô Văn Sĩ hay Trịnh Minh?
Mai Huỳnh nói:
- Tôi thầm quan sát thấy Chiêu Hầu là người hiền hòa khiêm cung, có phần nhu nhược nhút nhát, lại không giỏi nghề võ, Ngô Văn Sĩ là tướng Tế Giang, tính tình cương trực nóng nảy, không thích kẻ hèn mọn nên sẽ lấn át Chiêu Hầu, e là đoạt hết quyền trong quân, Chiêu Hầu bị nhục tất sinh bất bình, nếu Văn Sĩ lỡ chẳng may giết đi thì ta đắc tội với triều đình, hãy cho Chiêu Hầu đi cùng Trịnh Minh, Trịnh Minh là người khiêm hòa và hiểu biết, hai người đó có thể cùng tương trợ được.
Cao Vân gật đầu, nói với Trần Văn Lộng:
- Vậy xin tuân mệnh Chiêu Văn Hầu, chỉ cần để lại Gia Lâm một vạn quân là đủ, còn giao cho quân Hầu điều động một vạn quân tới ải Mạn Đông để cùng hợp lực với Trịnh Minh, hai người đều có quyền quyết, cùng bảo ban nhau mà làm việc.
Các tướng Ngô Văn Sĩ, Trịnh Minh và Trần Văn Lộng cùng bước ra khấu đầu nhận lệnh và nhận ấn tướng soái lĩnh binh mã rồi chuẩn bị để lên đường đi ngay ra các ải.
…
Quân của Trần Văn Lộng và Trịnh Minh tiến phát trước, quân của Ngô Văn Sĩ tiến phát sau, Trần Cao Vân thân chinh tiễn Trần Văn Lộng đi ra hướng đông rất xa, khi đại quân đi qua một con sông lớn ở vùng đất Mộc, Cao Vân nói:
- Đây là sông Mã Thượng, dưới sông có vị Thủy thần rất thiêng, hãy qua sông này mà lễ lạy đã.
Vậy là các tướng cùng xuống, Cao Vân dừng trước sông, khấn vía, niệm chú hồi lâu, chợt thấy mặt sông dậy sóng, rồi nước cuộn lên từ từ thành một con mãng xà lớn rất to, trên mình mãng xà có một vị nữ Thần cưỡi, vị nữ Thần ấy dung nhan tươi sáng, tuổi chạc cỡ hai mươi, tóc búi cong lên, mặc áo đồ đều màu trắng, đội mũ miện trắng, đó là Thần Lưu Ngọc, Thủy thần của sông Mã Thượng, thần vốn có tình kết giao với Trần Cao Vân, nên nhân dịp đi qua đây, Cao Vân tới sông này mà đảnh lễ với thần.
Lưu Ngọc nhìn một lượt quanh các tướng, rồi nhìn Trần Cao Vân, nói:
- Ồ, danh hài Trần Cao Vân tới chơi đấy à? Có việc gì thế?
Cao Vân đáp:
- Đã lâu chưa gặp nên dẫn con cháu tới chào hỏi chứ có việc gì đâu.
Đoạn quay lại ra hiệu, Trịnh Minh, Trịnh Chiến và vài vị tướng trẻ, là con cháu của các tướng trong Tế Giang cùng bước lên, đảnh lễ với Lưu Ngọc, Thần khoát tay nói:
- Thôi khỏi, tự nhiên khách sáo thế chắc có việc gì nhờ vả hả, cứ nói nhanh ra ta xem nào.
Cao Vân nói:
- Nay giặc bắc đang đánh vào quê nhà, chẳng biết ngươi biết tin chưa? Ngươi là Thần phương nam thì có trách nhiệm cùng với thủy quân giữ gìn cho sông này, chớ có để giặc qua nhé.
Lưu Ngọc trừng mắt nhìn Cao Vân, cao giọng nói:
- Ủa ủa gì kì vậy? Từ khi nào mà ngươi có quyền sai vặt Thần Linh làm này làm nọ thế?
Cao Vân gãi đầu nói:
- À ờ, thì chẳng phải sai vặt gì cả. Ta chẳng rảnh tới mà cãi lộn với nhà ngươi, thế ngươi có định chống giặc cùng bổn tướng không đấy?
Lưu Ngọc nói:
- Chống thì chống thôi, đó là bổn phận của thần, đâu đến lượt ngươi phải tới đây dạy bảo? Nếu bọn người phương bắc đi qua sông này, bổn cung sẽ cho chúng nó biết thế nào là lễ hội.
Cao Vân nói:
- Ờ nói thế nghe còn tạm được.
Lưu Ngọc nhăn nhó đáp:
- Cái tính tấu hài của người bao nhiêu năm mà chẳng bỏ được, làm tướng mấy chục năm trời, đầu đã hai thứ tóc rồi mà chẳng biết cư xử gì cho phải lễ cả, ăn nói với thần mà trống không thế đó, thật chả ra thể thống gì.
Cao Vân cười nói:
- Mày được phong thần thì chứ có Thành Mẫu thì cũng là đứa trẻ con chẳng bao giờ lớn nổi, đụng tý là cãi lộn, bổn tướng chẳng thèm chấp mày, nhưng có cả hàng con cháu ở đây, ăn nói thì ngang tàng hống hách chẳng sợ con cháu cười cho à?
Các tướng nghe Cao Vân và thủy Thần đối đáp đều bụm miệng mà cười, chẳng khác gì hai đứa con nít cãi lộn với nhau cả.
Bấy giờ Lưu Ngọc nhìn lại quả nhiên thấy các tướng đều cười mình, đâm ra cũng ngại, liền nói lảng đi:
- Thế thằng cháu ta đâu? Sao không tới đây thăm Cô?
Cao Vân nói:
- Trần Khang đi biền biệt từ dạo ấy đến nay không về lại, chỉ nói là đi tìm đạo, chẳng biết là đi đâu nữa. Nay cả nước cùng nhau đánh giặc, bố nó là tướng giữ ải mà nó cũng không thèm về giúp, uổng công ta cho nó học hành binh pháp từ nhỏ.
Lưu Ngọc đáp:
- Ai bảo ngươi cứ ép nó học làm tướng, ta đã bảo thằng bé chỉ hợp đi theo Huyền Môn, tại ngươi mà nó mới phải đi.
Cao Vân chợt nổi giận nói:
- Thôi im miệng đi, cũng tại mày cứ suốt ngày nhồi nhét vào đầu nó những điều mê tín nên nó mới sinh ra suy nghĩ ấy cả, cả một cơ ngơi ta gây dựng bao nhiêu năm trời, em nó chết rồi, còn có mình nó nay lại đi, bỏ mặc ta một mình, sau ta có chết cũng chẳng có người mà hương hỏa.
Lưu Ngọc cũng nổi giận chửi lại:
- Anh mới phải im đi đó! Nói ra nghe phát bực, anh chẳng hiểu con trai anh gì cả.
Cả hai người đều nóng nảy, lại đang toan chửi nhau thì chợt con trăn thần mà Lưu Ngọc đang cưỡi nói:
- Thưa thủy Thần, sao lần nào gặp Trần Cao Vân cũng cãi lộn hết vậy?
Trịnh Minh cũng thấy hai người ngày càng nặng lời với nhau, liền bước lên, quỳ lạy mà nói:
- Thưa thủy Thần, thần nhận ra tôi chứ?
Lưu Ngọc nhìn lại, cười nói:
- Trịnh Công đấy à? Tôi quên sao được, thấy ông nãy giờ rồi mà chưa tiện hỏi chuyện, nghe nói ông vào kinh sư nhậm chức, nay sao lại quay lại Gia Lâm thế?
Trịnh Minh đáp:
- Nay giặc vào đường Gia Lâm nên bệ hạ sai tôi về lại để cùng với đại ca trấn giữ, nay có con trai tôi ở đây, xin yết kiến với Thần.
- Đừng có sợ việc không môn đăng hộ đối, công chúa là người của hoàng tộc, ngươi là người của Huyền Môn, gia đình của ngươi ở đây có tướng soái và Thần Linh, các ngươi có thiên duyên từ kiếp trước, kiếp trước An Tư cũng là tiên nữ hầu phủ Thoải, nếu triều đình không muốn gả, thì sau này ta tới hỏi cưới giùm cho, tất phải nể mặt, thế nhưng…
Đoạt chợt ngần ngừ, nhìn chăm chú một lượt rất kĩ các tướng rồi đăm chiêu nói:
- Nhưng xem chừng số ngươi cũng chẳng thọ lâu.
Trần Cao Vân nói:
- Binh pháp có dạy trước khi vào trận chiến phải nắm rõ được ưu nhược của địch, biết mình biêt người thì mới có nhiều cơ hội chiến thắng, nay địch tác chiến có phép biến hóa kì dị, tình báo không thể thu thập hết nên không thể phụ thuộc vào việc địch tác chiến, nếu vậy chỉ còn cách biết rõ mình, làm tốt nhất việc chuẩn bị để phát huy ưu thế tối đa của mình, khi địch tới tác chiến thì tùy vào tình hình mà điều chỉnh sau, như thế thì bất kể chúng di chuyển quân ra sao ta cũng có thể ứng biến. Nay địa hình Gia Lâm là nơi thuận lợi cho việc công thủ bởi lẽ có nhiều thành trì và cửa ải có lợi về địa lợi, ta nên bố trí phòng thủ cho chắc các địa lợi đó đã, xét rộng ra thì ở thành Gia Lâm ngay chính giữa, hai bên tả hữu đều có thành giữ, trước mắt tạm chia binh lực ra trấn giữ ở ba nơi chủ chốt đó đã, tùy tình hình rồi điều chỉnh và có tiếp ứng lẫn cho nhau là được.
Mai Huỳnh bước lên nói:
- Ở mặt tây của ta là đất Minh An, giáp nối vùng Thiện Tài và Dạ Liêu, là nơi có thể thủ về miền sông nước, địa hình quanh co, nếu công được vào đây thì đánh hất vào thành Gia Lâm theo mạn đông bắc, đó là một điểm. Ở mặt đông của ta là vùng đất Lĩnh Sơn, có các ải hiểm là Vũ Ninh, Đông Ngàn, đó là nơi các ải trọng yếu, mặt trước có sông hồ che, mặt sau có núi non tựa, là nơi dễ thủ khó công, nếu địch muốn đánh được các nơi này thì quân công phải đông gấp mười quân thủ, dù cho quân Mông Cổ tinh nhuệ gấp đôi quân ta thì cũng cần tới năm, như thế là ta khắc phục được nhược điểm về việc quân số thua và kỹ năng thua, ở đó nếu giữ tốt thì có thể dễ ứng cứu sang vùng Gia Lâm, mạn hữu có thể dễ lui về thủ Vạn Kiếp, đây là nơi trọng yếu thứ hai cần cho tướng ra đóng giữ.
Trần Cao Vân nói:
- Vậy nay phân chia các tướng như sau, ở mạn tây giữ thành Minh An, Dạ Liêu, Thiện Tài thì cho đại tướng Ngô Văn Sĩ chỉ huy, Lôi Đạt, Ngô Văn Phi, Ngô Văn Hồ làm phó tướng, Nguyễn Minh Chiêm làm quân sư, cho tùy chọn hai mươi viên thượng tướng, ba mươi viên mạt tướng đi theo, giữ năm vạn quân, lệnh giữ được mặt này cho chắc. Ở mạn đông bắc giữ các nơi Vũ Ninh, Đông Ngàn, Lĩnh Sơn, Mộc Giang, giao cho đại tướng Trịnh Minh chỉ huy, Trịnh Chiến, Hồ Sĩ Cơ làm phó tướng, Hồ Văn Binh làm quân sư, cho tùy chọn các thượng tướng và mạt tướng đi theo, lại giao cho ba vạn quân giữ, lệnh giữ cho được mặt này. Còn đích thân ta cùng với Chiêu Văn Hầu và Mai Huỳnh sẽ giữ hai vạn quân, ở lại giữ thành chủ Gia Lâm, sẵn sàng ứng cứu cho cả hai mặt kia.
Bấy giờ có viên tướng quân phó tướng đứng chầu ở bên cạnh Trần Văn Lộng là Lưu Văn Nghĩa, nói nhỏ vào tai lộng:
- Vương gia hãy xin đi giữ ở một trong hai mặt kia, chớ ở cùng nơi với Trần Cao Vân, thứ nhất, một thành chẳng thể có hai hổ lớn, thứ hai, quân Nguyên chuộng đánh nhanh, lại chuộng đánh dập đầu não, chúng sẽ nhắm thẳng vào chính giữa Gia Lâm, Cao Vân và Mai Huỳnh tuy giỏi nhưng binh lực ít, sẽ bị đánh đầu tiên.
Trần Văn Lộng nghe thế, vội đứng lên nói ngay:
- Thiên tướng dạy rất phải, thế nhưng tôi thân làm hầu chủ nhận lệnh Vua mà tới đây, nay xin được tình nguyện ra nơi biên ải, ở nơi đầu sóng ngọn gió làm gương cho ba quân.
Cao Vân nghe thế thì nhìn Trần Văn Lộng rồi quay sang Mai Huỳnh hỏi ý, Mai Huỳnh cũng liền nói nhỏ vào tai Cao Vân:
- Vậy cũng tốt, cho hắn đi giữ ở hai nơi kia.
Cao Vân hỏi:
- Cho hắn đi giúp ai thì được? Ngô Văn Sĩ hay Trịnh Minh?
Mai Huỳnh nói:
- Tôi thầm quan sát thấy Chiêu Hầu là người hiền hòa khiêm cung, có phần nhu nhược nhút nhát, lại không giỏi nghề võ, Ngô Văn Sĩ là tướng Tế Giang, tính tình cương trực nóng nảy, không thích kẻ hèn mọn nên sẽ lấn át Chiêu Hầu, e là đoạt hết quyền trong quân, Chiêu Hầu bị nhục tất sinh bất bình, nếu Văn Sĩ lỡ chẳng may giết đi thì ta đắc tội với triều đình, hãy cho Chiêu Hầu đi cùng Trịnh Minh, Trịnh Minh là người khiêm hòa và hiểu biết, hai người đó có thể cùng tương trợ được.
Cao Vân gật đầu, nói với Trần Văn Lộng:
- Vậy xin tuân mệnh Chiêu Văn Hầu, chỉ cần để lại Gia Lâm một vạn quân là đủ, còn giao cho quân Hầu điều động một vạn quân tới ải Mạn Đông để cùng hợp lực với Trịnh Minh, hai người đều có quyền quyết, cùng bảo ban nhau mà làm việc.
Các tướng Ngô Văn Sĩ, Trịnh Minh và Trần Văn Lộng cùng bước ra khấu đầu nhận lệnh và nhận ấn tướng soái lĩnh binh mã rồi chuẩn bị để lên đường đi ngay ra các ải.
…
Quân của Trần Văn Lộng và Trịnh Minh tiến phát trước, quân của Ngô Văn Sĩ tiến phát sau, Trần Cao Vân thân chinh tiễn Trần Văn Lộng đi ra hướng đông rất xa, khi đại quân đi qua một con sông lớn ở vùng đất Mộc, Cao Vân nói:
- Đây là sông Mã Thượng, dưới sông có vị Thủy thần rất thiêng, hãy qua sông này mà lễ lạy đã.
Vậy là các tướng cùng xuống, Cao Vân dừng trước sông, khấn vía, niệm chú hồi lâu, chợt thấy mặt sông dậy sóng, rồi nước cuộn lên từ từ thành một con mãng xà lớn rất to, trên mình mãng xà có một vị nữ Thần cưỡi, vị nữ Thần ấy dung nhan tươi sáng, tuổi chạc cỡ hai mươi, tóc búi cong lên, mặc áo đồ đều màu trắng, đội mũ miện trắng, đó là Thần Lưu Ngọc, Thủy thần của sông Mã Thượng, thần vốn có tình kết giao với Trần Cao Vân, nên nhân dịp đi qua đây, Cao Vân tới sông này mà đảnh lễ với thần.
Lưu Ngọc nhìn một lượt quanh các tướng, rồi nhìn Trần Cao Vân, nói:
- Ồ, danh hài Trần Cao Vân tới chơi đấy à? Có việc gì thế?
Cao Vân đáp:
- Đã lâu chưa gặp nên dẫn con cháu tới chào hỏi chứ có việc gì đâu.
Đoạn quay lại ra hiệu, Trịnh Minh, Trịnh Chiến và vài vị tướng trẻ, là con cháu của các tướng trong Tế Giang cùng bước lên, đảnh lễ với Lưu Ngọc, Thần khoát tay nói:
- Thôi khỏi, tự nhiên khách sáo thế chắc có việc gì nhờ vả hả, cứ nói nhanh ra ta xem nào.
Cao Vân nói:
- Nay giặc bắc đang đánh vào quê nhà, chẳng biết ngươi biết tin chưa? Ngươi là Thần phương nam thì có trách nhiệm cùng với thủy quân giữ gìn cho sông này, chớ có để giặc qua nhé.
Lưu Ngọc trừng mắt nhìn Cao Vân, cao giọng nói:
- Ủa ủa gì kì vậy? Từ khi nào mà ngươi có quyền sai vặt Thần Linh làm này làm nọ thế?
Cao Vân gãi đầu nói:
- À ờ, thì chẳng phải sai vặt gì cả. Ta chẳng rảnh tới mà cãi lộn với nhà ngươi, thế ngươi có định chống giặc cùng bổn tướng không đấy?
Lưu Ngọc nói:
- Chống thì chống thôi, đó là bổn phận của thần, đâu đến lượt ngươi phải tới đây dạy bảo? Nếu bọn người phương bắc đi qua sông này, bổn cung sẽ cho chúng nó biết thế nào là lễ hội.
Cao Vân nói:
- Ờ nói thế nghe còn tạm được.
Lưu Ngọc nhăn nhó đáp:
- Cái tính tấu hài của người bao nhiêu năm mà chẳng bỏ được, làm tướng mấy chục năm trời, đầu đã hai thứ tóc rồi mà chẳng biết cư xử gì cho phải lễ cả, ăn nói với thần mà trống không thế đó, thật chả ra thể thống gì.
Cao Vân cười nói:
- Mày được phong thần thì chứ có Thành Mẫu thì cũng là đứa trẻ con chẳng bao giờ lớn nổi, đụng tý là cãi lộn, bổn tướng chẳng thèm chấp mày, nhưng có cả hàng con cháu ở đây, ăn nói thì ngang tàng hống hách chẳng sợ con cháu cười cho à?
Các tướng nghe Cao Vân và thủy Thần đối đáp đều bụm miệng mà cười, chẳng khác gì hai đứa con nít cãi lộn với nhau cả.
Bấy giờ Lưu Ngọc nhìn lại quả nhiên thấy các tướng đều cười mình, đâm ra cũng ngại, liền nói lảng đi:
- Thế thằng cháu ta đâu? Sao không tới đây thăm Cô?
Cao Vân nói:
- Trần Khang đi biền biệt từ dạo ấy đến nay không về lại, chỉ nói là đi tìm đạo, chẳng biết là đi đâu nữa. Nay cả nước cùng nhau đánh giặc, bố nó là tướng giữ ải mà nó cũng không thèm về giúp, uổng công ta cho nó học hành binh pháp từ nhỏ.
Lưu Ngọc đáp:
- Ai bảo ngươi cứ ép nó học làm tướng, ta đã bảo thằng bé chỉ hợp đi theo Huyền Môn, tại ngươi mà nó mới phải đi.
Cao Vân chợt nổi giận nói:
- Thôi im miệng đi, cũng tại mày cứ suốt ngày nhồi nhét vào đầu nó những điều mê tín nên nó mới sinh ra suy nghĩ ấy cả, cả một cơ ngơi ta gây dựng bao nhiêu năm trời, em nó chết rồi, còn có mình nó nay lại đi, bỏ mặc ta một mình, sau ta có chết cũng chẳng có người mà hương hỏa.
Lưu Ngọc cũng nổi giận chửi lại:
- Anh mới phải im đi đó! Nói ra nghe phát bực, anh chẳng hiểu con trai anh gì cả.
Cả hai người đều nóng nảy, lại đang toan chửi nhau thì chợt con trăn thần mà Lưu Ngọc đang cưỡi nói:
- Thưa thủy Thần, sao lần nào gặp Trần Cao Vân cũng cãi lộn hết vậy?
Trịnh Minh cũng thấy hai người ngày càng nặng lời với nhau, liền bước lên, quỳ lạy mà nói:
- Thưa thủy Thần, thần nhận ra tôi chứ?
Lưu Ngọc nhìn lại, cười nói:
- Trịnh Công đấy à? Tôi quên sao được, thấy ông nãy giờ rồi mà chưa tiện hỏi chuyện, nghe nói ông vào kinh sư nhậm chức, nay sao lại quay lại Gia Lâm thế?
Trịnh Minh đáp:
- Nay giặc vào đường Gia Lâm nên bệ hạ sai tôi về lại để cùng với đại ca trấn giữ, nay có con trai tôi ở đây, xin yết kiến với Thần.
- Đừng có sợ việc không môn đăng hộ đối, công chúa là người của hoàng tộc, ngươi là người của Huyền Môn, gia đình của ngươi ở đây có tướng soái và Thần Linh, các ngươi có thiên duyên từ kiếp trước, kiếp trước An Tư cũng là tiên nữ hầu phủ Thoải, nếu triều đình không muốn gả, thì sau này ta tới hỏi cưới giùm cho, tất phải nể mặt, thế nhưng…
Đoạt chợt ngần ngừ, nhìn chăm chú một lượt rất kĩ các tướng rồi đăm chiêu nói:
- Nhưng xem chừng số ngươi cũng chẳng thọ lâu.
Bình luận facebook